Nghĩa lý luận

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của quan điểm ph ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Trang 29 - 50)

Sự hình thành và phát triển của triết học Mác – Lênin được phân chia thành hai giai đoạn cở bản: giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen và giai đoạn VI.Lênin. Đó là quá trình từng bước hình thành và hoàn chỉnh chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Giai đoạn 1842 – 1843 đến những năm 1847 – 1848. Đây là thời kỳ chuyển biến từ lập trường chủ nghĩa duy tâm dân chủ sang lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội khoa học. Năm 1848 với tác phẩm “Tuyên ngôn đảng cộng sản” đã đánh dấu sự hình thành những tư tưởng cở bản nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra tính quy luật của sự phát triển xã hội. Hai ông đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị tiêu diệt và chủ nghĩa cộng sản là quy luật tất yếu và thông qua trình đấu tranh của loài người mà đội quân thể hiện sức mạnh đó là giai cấp vô sản. Giai đoạn 1849 - 1895, đây là giai đoạn trưởng thành và phát triển chủa chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác đã trở thành một hệ thống tư tưởng khoa học được thừa nhận và sử dụng trong một số phong trào đấu tranh ở châu Âu. Với các tác phẩm nổi tiếng như: Góp phần phê phán kinh tế chính trị học (1895); Tư bản quyển 1 (1867); Nội chiến ở Pháp (1871); Phê phán cương lĩnh Gôta (1875); Chống Đuyrinh (1878); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884).

Tác phẩm của Ph.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” là một trong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác, ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở trình độ cao và đang

chuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đồng thời cũng là thời kỳ giai cấp vô sản tập trung lực lượng để chuẩn bị cho những cuộc cách mạng mới.

Đây là một trong những tác phẩm lớn của Ph.Ăngghen. Tác phẩm đó sau này đã được V.I.Lênin nhận xét đó là một trong những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm là thực hiện “Một di chúc” bởi sau khi Mác mất Ph.Ăngghen đã phát hiện ra tập bút ký của Mác về tác phẩm xã hội cổ đại của Moocgan. Ph.Ăngghen đã viết trong lời tựa cho lần xuất bản lần thứ nhất “Những chương sách sau đây, trên một mức độ nào đó, là thực hiện một di chúc”.[15; 43]

Trên cơ sở những bài viết của Moocgan, Ph.Ăngghen đã trình bày một cách có hệ thống và phát triển một cách sáng tạo những vấn đề mà Moocgan đã đề cập đến trong tác phẩm của mình. Ph.Ăngghen đã xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã uốn nắn và bổ sung nhiều quan điểm của Moocgan và đề xuất những quan điểm mới có tính khoa học và cách mạng nên có một ý nghĩa hết sức lớn lao. Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà

nước” của Ph.Ăngghen có một ý nghĩa lý luận chính trị to lớn. Tác phẩm đã

trình bày một cách có hệ thống về xã hội công xã nguyên thủy của loài người, là một sự bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác. Tác phẩm đã cụ thể hóa giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại mà ông và Mác đã nghiên cứu trước đó.

Tác phẩm đã đề cập nhiều nội dung hết sức quan trọng như gia đình và chế độ tư hữu…trong đó một vấn đề phức tạp và quan trọng nhất đã được Ph.Ăngghen đề cập tới. Như đã trình bày ở chương một về vấn đề nhà nước. Nhà nước ra đời trên cơ sở tan rã của công xã thị tộc khi xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp thành đối kháng giai cấp, giai cấp thống trị đã ra đời. Giai cấp đó cần có một bộ máy nhà nước thay cho cơ chế thị tộc. Như vậy, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ về vấn đề xuất hiện nhà nước dựa trên quan điểm chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Điều đó đã được Ph.Ăngghen chứng minh một cách khoa học. Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến càng không phải là lực lượng siêu nhiên, nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển, tiêu vong. Nó là một lực lượng nảy sinh từ chính đời sống xã hội, khi mà xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi khi những điều kiện khách quan tồn tại của nó mất đi.

Với tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã trả lời một cách khoa học câu hỏi nhà nước là gì, nó xuất hiện thế nào và trên cơ sở nào, và tại sao trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhà nước lại có những hình thức và vai trò khác nhau. Chỉ ở đâu có giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp thì mới có nhà nước. Nhà nước xuất hiện là do những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa. Nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, nhà nước có bản chất giai cấp của nó. Từ việc chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất giai cấp của nhà nước và tính chất bóc lột, áp bức giai cấp của các nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản. Ph.Ăngghen nêu lên một quan điểm về nhà nước kiểu mới - nhà nước của giai cấp vô sản khác về chất so với các kiểu nhà nước áp bức bóc lột và bác bỏ những quan điểm phản khoa học về vấn đề nhà nước.

Từ những luận giải của Ph.Ăngghen về nguồn gốc xuất hiện nhà nước do những nguyên nhân kinh tế đó là sự phát triển của sản xuất đã dẫn tới sự dư thừa tương đối của cải trong xã hội. Đây là cơ sở khách quan làm nảy sinh khát vọng muốn chiếm đoạt. Và cũng là nguyên nhân xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và chế độ người bóc lột người, sự phân hóa giai cấp, sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc. Trong xã hội lúc bấy giờ xuất hiện chiến tranh giữa các thị tộc. Những nguyên nhân ấy đã làm tăng thêm những mâu thuẫn trong xã hội. Để tránh những giai cấp tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội. Một tổ chức nhà nước ra đời. Như vậy, theo Ph.Ăngghen sự xuất hiện nhà nước không để giải quyết các mâu thuẫn

giai cấp trong xã hội, cũng không phải để điều hòa mâu thuẫn giai cấp mà để duy trì mâu thuẫn giai cấp trong một giới hạn trật tự nhằm thực hiện được sự bóc lột của giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất đối với người lao động.

Từ những luận điểm của Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm này thể hiện sự phát triển và hoàn chỉnh về cơ bản và có hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước. Dựa trên những quan diiểm duy vật về lịch sử, Ph.Ăngghen đã chứng minh các hình thức quan hệ gia đình và quan hệ sở hữu, các hình thức giai cấp và nhà nước là do lịch sử quy định và thay đổi theo lịch sử. Những luận điểm này trở thành cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến nay.

Chính những luận điểm này đã đập tan những luận điểm sai lầm về nhà nước. Họ xem nhà nước là một cái gì thần bí siêu tự nhiên, bởi các luận điểm ấy gắn liền mật thiết với lợi ích của giai cấp, nó bào chữa cho sự bóc lột của giai cấp thống trị, bào chữa cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Đa số họ khi xem xét sự ra đời của nhà nước đều tách khỏi những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế và chứng minh rằng nhà nước là một thiết chế tồn tại trong xã hội, một lực lượng đứng trên xã hội, đứng ngoài xã hội để giải quyết tranh chấp, điều hòa mâu thuẫn xã hội, nhằm đảm bảo sự ổn định và phồn vinh xã hội.

Như vậy, qua tác phẩm với vấn đề nhà nước, Ph.Ăngghen đã bác bỏ những luận điểm sai lầm của các học giả tư sản về sự tồn tại ngay từ đầu của các gia đình phụ hệ, của chế độ tư hữu và của chính quyền nhà nước. Những tư tưởng đó nhằm đi đến kết luận sự bất bình đẳng, bóc lột trong xã hội loài người là hiện tượng vĩnh hằng, không thể thay đổi được. Bởi đã có quan niệm cho rằng, nhà nước xuất hiện như là kết quả của sự phát triển của gia đình. Quyền lực của nhà nước là sự chuyển hóa quyền lực của người cha - gia trưởng. Do vậy nhà nước không có tính giai cấp. Hoặc chủ nghĩa Tômát

mới quan niệm nhà nước có nguồn gốc thiêng liêng từ Chúa, do vậy nhà nước có thần tính. Từ cách lý giải nguồn gốc nhà nước kể trên, họ cho rằng nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mọi thành viên trong xã hội, do vậy nhà nước không mang tính giai cấp.

Một số nhà xã hội học đã tìm cách gắn liền việc xuất hiện nhà nước với tâm lý con người. Theo họ những nhóm ý chí mạnh sẽ giữ vai trò thống trị, nắm quyền lực xây dựng bộ máy nhà nước để cai trị nhóm ý chí yếu.

Lý thuyết tư sản với những đại biểu điển hình như Tômát, Hôpxo (1588 – 1671), Giôn Loccơ (1632 – 1704) và nhất là Gianggiắc Rutxô (1712 – 1778) đều đề cập nhà nước như là một khế ước xã hội, Hôpxơ coi nhà nước là một sự thỏa thuận của mọi người, một sự thỏa thuận trên cơ sở ý chí (khế ước) để nhằm chống lại sự chuyên chế, tạo ra một trật tự xã hội mới, ở đó có các quyền tự nhiên của con người được tôn trọng. Rutxô phát triển quan điểm về khế ước xã hội, trên cơ sở phân chia các giai đoạn của quá trình phát triển lịch sử, ông cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công nhân, gắn liền với chế độ sở hữu tư nhân. Ông coi việc xuất hiện chế độ tư hữu đã làm biến dạng các quan hệ tự nhiên của con người, đẩy xã hội vào tình trạng bất công áp bức. Trong giai đoạn này, nhà nước xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội do nhân dân lập ra để bảo vệ quyền bình đẳng giữa họ. Như vậy, theo Rutxô, nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do nhân dân kiểm soát. Nhà nước cũng không phải là một bộ máy quyền lực tách rời nhân dân, đàn áp nhân dân. Nhà nước theo ông là người được nhân dân ủy quyền xã hội. Mọi hoạt động của nhà nước do vậy phải phù hợp với nguyện vọng nhà nước. Mặc dù trong quan niệm của có điểm tiến bộ là chống nhà nước phong kiến hà khắc, tuy nhiên chưa tìm ra được nguồn gốc và bản chất thực sự đúng đắn của nhà nước.

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph.Ăngghen đã trình bày một luận cứ có sức thuyết phục về nguồn gốc và bản chất nhà nước. “Nhà nước xuất hiện và tồn tại không phải do ý

muốn chủ quan của một ai hay giai cấp nào đó. Bản chất của nhà nước do cơ sở kinh tế trên đó nhà nước tồn tại quy định. Giai cấp nắm chính quyền nhà nước trong một thời đại phải là giai cấp thống trị về kinh tế do đó cũng là giai cấp được coi là thừa nhận, là đại biểu chung của xã hội”.[14;385] Trong thời cổ đại đó là giai cấp chủ nô, ở trung cổ là giai cấp quý tộc phong kiến, bước vào thời kỳ hiện đại là giai cấp tư sản, ngay nay là giai cấp vô sản. Tương ứng với các yếu tố đó, trong lịch sử đã xuất hiện các kiểu nhà nước khác nhau, nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước vô sản.

Ph.Ăngghen chứng minh nhà nước không phải là một thế lực bên ngoài gán ghép vào xã hội nó là một sản phẩm của một xã hội phát triển tới một giai đoạn nhất định. Nó là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị kìm hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó không sao giải quyết được, rằng xã hội đó bị phân thành những cực đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó không đủ sức giải thoát ra được nhưng muốn cho những đối tượng đó, những giai cấp có quyền lợi mâu thuẫn nhau đó không đi đến chổ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội thì cần có một lực lượng tựa hồ đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu sự xung đột đó. Vậy, Ph.Ăngghen chứng minh nhà nước từ nguyên nhân kinh tế, nó là sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa trong một xã hội có giai cấp đối kháng.

Ph.Ăngghen cũng đã chỉ rõ nhà nước không phải là một cơ quan có tính chất trọng tài, điều hòa các xung đột giai cấp. Nói chính xác hơn, nhà nước “điều hòa” xung đột giai cấp, song là điều hòa trong khuôn khổ lợi ích và phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Do vậy, trong xã hội tồn tại những giai cấp có lợi ích đối kháng, thì không thể có một nhà nước phi giai cấp, siêu giai cấp như các nhà lý luận phương Tây quan niệm. Nhà nước cũng không mang thần tính, nó là sản phẩm của trần thế, là kết quả của những xung đột quyền lợi giữa người và người trong quá trình phát triển lịch sử. Chính điều này đã làm cho C.Mác và Ph.Ăngghen tin rằng đến một lúc

nào đấy khi cơ sở xã hội của sự xuất hiện nhà nước - đối kháng giai cấp - không còn, thì nhà nước với ý nghĩa là công cụ thống trị xã hội sẽ tự tiêu vong. Như vậy, với quan điểm về vấn đề nhà nước, Ph.Ăngghen đã đập tan những luận điểm của các nhà tư sản nhằm che đậy bản chất bóc lột và áp bức của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. Đồng thời, những luận điểm về nhà nước của Ph.Ăngghen nó còn góp phần to lớn vào việc giáo dục và trang bị cho giai cấp công nhân trên toàn thế giới vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản và các trào lưu phi macxít, hướng giai cấp công nhân đoàn kết lại trong một khối thống nhất, có tổ chức, đấu tranh vì một xã hội tương lai – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” là bằng chứng chứng tỏ mối quan tâm của Ph.Ăngghen không chỉ tới việc hoàn thành những tác phẩm của Mác chưa viết xong mà ông còn cố gắng để thực hiện những dự định về lý luận của Mác. Tác phẩm này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc tiếp tục phát triển và luận chứng cho chủ nghĩa Mác. Việc khái quát và giải thích có phê phán các công trình nghiên cứu dân tộc học mới nhất vào thời đó về xã hội nguyên thủy, trước hết là công trình của Moocgan, đã cho phép người bạn chiến đấu của Mác rút ra từ tư liệu đó những kết luận quan trọng về lý luận và chính trị. Trong cuốn sách của mình Ph.Ăngghen đã cụ thể hóa một cách căn bản khái niệm lịch sử thế giới do ông cùng Mác nghiên cứu trước đó. Ông cũng bác bỏ với sức thuyết phục cao hơn trước nhiều học thuyết giáo điều của khoa học tư sản, chẳng hạn các quan niệm ngay từ đầu của các gia đình phụ hệ, chế độ tư hữu, chính quyền nhà nước, của sự bất bình đẳng xã hội, của sự bóc lột, áp bức, …

Cuốn sách của Ph.Ăngghen mang nội dung giải thích có căn cứ trên

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của quan điểm ph ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Trang 29 - 50)