Chức năng nhà nước

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của quan điểm ph ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Trang 25 - 29)

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của mâu thuẫn không thể điều hòa được của các giai cấp đối kháng. Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị mang nội dung giai cấp rất hẹp, quyền lực đó chỉ thuộc về giai cấp thống trị buộc người khác phải phục tùng ý chí của mình.

Chính nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp bởi nó có một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý. Nhà nước là ý chí của tất cả các thành viên thuộc giai cấp thống trị được hợp thành ý chí nhà nước. Nhà nước tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị, mặc dù trên phương diện chính thức nó là đại diện cho toàn xã hội.

Vì thế nhà nước có chức năng là công cụ thống trị chính trị của giai cấp và thực hiện chức năng xã hội mà giai cấp thống trị buộc phải làm. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất kỳ nhà nước nào cũng

là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể có (kể cả tổ chức, xây dựng lẫn trấn áp) để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó. Trong bất kỳ xã hội bóc lột nào thì chuyên chính đều thể hiện ở sự trấn áp của một số giai cấp đối với số đông quần chúng nhân dân. Chẳng hạn: nhà nước chủ nô là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của địa chủ phong kiến, nhà nước tư sản là công cụ chuyên chính của giai cấp tư sản. Khi thiết lập tổ chức chính trị đặc biệt – nhà nước để trấn áp các giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị đã thực hiện một nền chuyên chính của mình đối với giai cấp khác, dùng ý chí của mình trói buộc các giai cấp khác. Quyền lực ấy gọi là quyền lực chính trị.

Như vậy, nhà nước có chức năng chính trị của giai cấp, chức năng giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn xã hội. Chức năng này bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước. Ph.Ăngghen đã viết: “Vì nhà nước nãy sinh từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập giai cấp; vì nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của giai cấp ấy, cho nên theo lệ thường nhà nước là nhà nước của giai cấp có quyền lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị”.[15;255]

Khi trong xã hội có sự phân chia giai cấp, để giữ nhà nước trong tay giai cấp của mình, giai cấp thống trị đã phải quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo ra điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức điều kiện để nhà nước đó thực hiện vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều này đã được Ph.Ăngghen giải thích rõ ràng “Nhà nước là đại biểu chính thức của toàn thể xã hội chỉ trong chừng mực đó nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện

cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng. Vậy, chức năng thống trị giai cấp giữ vị trí chi phối phương hướng và mức độ thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. Khi đề cập mối quan hệ chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện chức năng xã hội đó của nó”.[15;253]

Như vậy, nhà nước là một bộ máy đặc biệt để đảm bảo sự thống trị về mặt kinh tế để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng với các quần chúng. Nhà nước có chức năng mà tất cả các nhà nước đều phải có “Cái lực lượng cấu kết xã hội văn minh là nhà nước. Nhà nước này, trong tất cả các thời kỳ điển hình vẫn chỉ là nhà nước của giai cấp thống trị… Thời đại văn minh còn có những đặc trưng khác nữa là: Một mặt là việc cũng cố sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, coi đó là cơ sở của toàn bộ sự phân chia xã hội”.[15;261 – 262]

Ngoài thực hiện chức năng chính trị của giai cấp và chức năng xã hội thì nhà nước còn phải giải quyết tất cả các vấn đề nãy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện các chức năng xã hội. Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng của nó vừa mang bản chất giai cấp vừa mang tính xã hội. Vì vậy, ngoài tư cách là công cụ duy trì, bảo vệ thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn bào gồm mọi công dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc là phương diện tổ chức đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ổn định và phát triển, thực hiện hoạt động này hay họat động khác phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội. Sự thống trị chính trị và thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại. Nhà nước thực hiện chức năng đối nội nhằm duy trì trật tự kinh tế - xã hội và trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước thực hiện chức năng đối ngoại nhằm đảm bảo lãnh thổ, trong một số trường hợp nhằm mở mang lãnh thổ và quan hệ với nước khác vì lợi ích. Sự thống trị và thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại. Nhà

nước thực hiện chức năng đối nội nhằn duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị, kinh tế và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp cầm quyền – dù lợi ích đó luật hóa hay chưa. Về bản chất giai cấp, pháp luật như C.Mác đã chỉ - chẳng qua là ý chí đưa lên thành luật và thực hiện nhờ sự cưỡng bức của nhà nước. Ngoài ra, để củng cố địa vị thống trị của giai cấp thống trị, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác như cơ quan thông tin… để xác lập và củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành tư tưởng chính thống trong xã hội.

Nhà nước thực hiện chức năng đối ngoại nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, trong một số trường hợp, nhằm “mở mang” lãnh thổ và quan hệ các nước vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như quốc gia.

Chức năng đối nội cũng như chức năng đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chức năng đối nội cũng như chức năng đối ngoại là hai mặt của một thể thống nhất. Chức năng đối nội là chủ yếu, bởi vì nhà nước ra đời tồn tại do cơ cấu giai cấp bên trong của mỗi quốc gia quy định; sự thống trị của mỗi giai cấp được thực hiện trước hết trên địa bàn quốc gia, dân tộc. Lợi ích của giai cấp thống trị trước hết và chủ yếu là duy trì địa vị cai trị nhân dân trong nước. Tính chất chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngược lại tính chất và nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội của nhà nước.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Thực chất và ý nghĩa của quan điểm ph ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w