Trong máy nén hệ thống làm mát rất quan trọng, nó đảm bảo dữ cho nhiệt độ khí nén và dầu bôi trơn được ổn định.. Như vậy hệ thống điều chỉnh lưu lượng của máy nén khí dùng để thay đổi lư
Trang 1Piston bắt đầu chuyển động tịnh tiến từ điểm chết dưới đi lên, khí trong xylanh bắt đầu bị nén lại, áp lực khí nén bắt đầu tăng lên Khi áp lực này vượt quá áp lực khí khu vực van thoát khí và lực ép lò xo van thoát khí thì van thoát khí mở ra, khí ép trong xylanh sẽ thoát ra Khi piston lên đến điểm chết trên thì việc thoát khí sẽ kết thúc, van thoát khí với áp lực lò xo lớn hơn áp lực khí nén bên trong xylanh sẽ đóng lại Kết thúc quá trình nén khí
Hình 3-2 Kết cấu bên trong đầu máy nén piston TA80 1-Ống giải nhiệt; 2-Van hút; 3-Nắp xi lanh; 4-Piston; 5-Trục khuỷu;
6-Xecmăng; 7-Tay biên; 8-Bạc đạn ;9-Lọc khí;10-Bộ ngắt tự động;
Trang 211-Puly đầu máy; 12-Hộp trục khuỷu 3.1.3 Thông số kỹ thuật của máy nén FUSHENG TA80
- Loại máy nén : TA 80
- Chất liệu nén : Không khí
- Số đầu nén: 3
- Lưu lượng : 767 [lít/phút]
- Dung tích bình chứa : 155 [lít]
- Áp lực hút khí : Thường áp
- Áp lực làm việc: 7 [kg/cm2G]
- Áp lực lớn nhất của bình chứa: 10 [kg/cm2G]
- Tốc độ đầu nén : 850
- Hành trình piston : 0,06 [m]
- Đường kính xylanh : 0,08 [m]
- Nhiệt độ dầu bôi trơn trong thân máy : ≤500C
- Trọng lượng chính của máy nén : 180 [kg]
3.2 Các chi tiết thuộc máy nén TA80
3.2.1 Thân máy
Thân máy là giá đỡ các bộ phận khác của máy, là sự liên kết tương đồng giữa xi lanh và ống nối trung gian Do vậy thân máy phải có độ ổn định lớn, đủ nặng và bền Trong không gian của thân máy đủ để bố trí trục khuỷu chuyển động quay tròn và chứa dầu bôi trơn Hai thành bên có các cửa có nắp đậy, kích thước đủ lớn để có thể tháo, lắp các bộ phận bên trong Trên mặt vách có kính thăm dầu và lỗ đổ dầu Kết cấu thân máy
có dạng hình hộp kiểu nằm được cấu thành bởi bề mặt thân máy, nắp ổ đỡ trục trước và sau, trước thân máy có lắp kết cấu quay xe và bộ đo vị trí dầu, đầu dẫn dầu bôi trơn Vật liệu chế tạo thân máy là gang xám, thân máy được đúc sẵn
3.2.2.Trục khuỷu
Trang 33 1
53 R8,5
213
14
74 R21
Trục khuỷu là bộ phận nhận chuyển động quay tròn từ động cơ, rồi cung với tay biên tạo ra chuyển động tịnh tiến của piston Trục khuỷu chịu chuyển động uốn và xoắn Trong máy nén khí này thì trục khuỷu có số khuỷu là 3 Bên trong trục khuỷu được khoan tạo đường dẫn dầu bôi trơn cho thanh truyền, ổ đỡ, hộp đệm kín, ổ đỡ trục khuỷu là ổ lăn Trên má khuỷu có gắn bộ phận cân bằng động, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng tính chuyển động quay cân bằng cho trục khuỷu
Các yêu cầu kỹ thuật của trục khuỷu :
- Độ đảo của bề mặt ngõng trục so với đường tâm trục tương ứng không quá 0,5 sai số cho phép ghi trên bản vẽ
- Độ không song song của đường tâm ngõng trục lắp biên với đường trục chính không quá 0,02 (mm) trên 100 (mm) chiều dài
- Độ đảo đường tâm ngõng trục phía lắp với động cơ không vượt quá 0,03 mm
- Độ bóng bề mặt các ngõng trục lắp biên, ổ đỡ phải đạt cấp 9, các ngõng trục để lắp hộp đệm, lắp bánh răng, ro to động cơ có độ bóng bề mặt cấp 7
- Các phần không lắp ráp của trục chỉ cần đúng kích thước và tiện sạch
3.2.3 Thanh truyền
Hình 3-3 Thanh truyền 1- Đầu nhỏ thanh truyền ; 2- Đầu to thanh truyền ; 3- Bulông đầu to thanh truyền
Trang 480
Bộ phận thanh truyền kết nối trục khuỷu và piston Thanh truyền có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston, trong thân thanh truyền có lỗ dầu thông suốt, đầu to thanh truyền liên kết với trục khuỷu, đầu nhỏ liên kết với piston thông qua chôt piston Đầu to thanh truyền chia thành hai nửa và ghép bằng bu lông đai ốc kép, bên trong có lắp bạc hợp
kim babit, khi lắp mới hay thay bạc biên thì dung căn
thép lá dày 0,25 mm đệm giữa hai bích của biên Các lá căn giúp ta chỉnh được khe hở cần thiết Sau một thời gian làm việc bạc bị mòn thì bỏ bớt căn đi để điều chỉnh
3.2.4 Xylanh
Xylanh có nhiệm vụ tạo ra không gian hút và nén khí Cùng với xylanh, van khí và khoang làm việc với khí nén, do bề mặt xylanh, nắp
xylanh và nắp van áp lực tạo thành Van khí được lắp
trên thân xylanh, các chi tiết cùng với xylanh và piston
phải lắp đảm bảo độ đồng trục, đảm bảo chính xác
điểm chết trên và điểm chết dưới Xylanh làm việc với
nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi theo chu kỳ hút và
nén Vật liệu chế tạo xylanh là gang xám đúc và gia
công nguội Độ cứng của xylanh khoảng 170- 240 HB Bề mặt làm việc có độ cứng khoảng 320-380 HB được tôi bằng điện cao tần Xylanh của máy nén được sử dụng nguyên liệu nhôm đúc chống gỉ, giải nhiệt tốt Độ bền cao
Trang 5Hình 3-4 Piston
3.2.5 Van nạp và van xả (van khí)
Van khí có nhiệm vụ đóng mở để cho dòng khí vào và ra khỏi xylanh Đây là bộ
phận quan trọng nhất của máy nén Nó ảnh hưởng rất lớn đến hệ số cấp của máy nén khí,
cho nên yêu cầu van khí phải đóng mở thời điểm, khi đóng phải kín khi mở phải ít gây
tổn thất trở lực, đảm bảo tuổi thọ cao, dễ chế tạo và không tạo ra không gian chết Các bộ
phận của van khí do bệ van, bộ hạn chế hành trình nâng, tấm van, lò xo và các bu lông
liên kết cấu thành.Tấm van được lò xo ép kẹp phân bố đồng đều trên mặt kín bệ van, lợi
dụng áp lực khí trong và ngoài van khí công tác sẽ tự động đóng mở Trong quá trình làm
việc các tấm van có thể gãy do đó các van khí thường bố trí sao cho dễ tháo lắp
3.2.6 Hệ thống làm mát
Trong máy nén hệ thống làm mát rất quan trọng, nó đảm bảo dữ cho nhiệt độ khí
nén và dầu bôi trơn được ổn định Hệ thống làm mát của máy nén piston TA80 là hệ
thống làm mát bằng gió Gió được tạo ra bởi các cánh quạt trên puli máy nén Khi máy
nén làm việc, puli quay thổi gió qua làm mát các xylanh của máy nén Do đó bề mặt bên
ngoài của xylanh được cấu tạo đặc biệt với các đường gân tản nhiệt, giúp tản nhiệt nhanh
Hình 3-5 Các chi tiết của van nạp, van xã a-Các lá van; b-Bệ van; c-Bộ phận hạn chế hành trình nâng
Trang 6chóng Khi máy nén làm việc với tải lớn thì số vòng quay của puli càng lớn, lượng gió làm mát càng lớn, giúp làm mát các xylanh của máy nén
3.2.7 Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn của máy nén khí piston TA80 là kiểu bôi trơn tự nhiên Dầu bôi trơn được chứa trong cacte Khi máy làm việc, trục khuỷu quay, các khuỷu và đầu to thanh truyền quay ngập trong dầu, dầu vung té lên bôi trơn piston và thành xylanh, đường dầu trong trục khuỷu dùng bôi trơn cổ khuỷu, và các bộ phận ma sát khác ở các cơ cấu truyền động Dầu bôi trơn được đổ vào đúng mức quy định Duy trì mức dầu luôn nằm ở mức giới hạn trên và giới hạn dưới của kính thăm dầu Máy nén khí TA80 sử dụng nhớt SAE 20 vào mùa đông, SAE 30 vào mùa hè Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới hạn
3.2.8 Hệ thống điều chỉnh lưu lượng
Các máy nén đều gắn liền với hệ thống mà nó phục vụ Khi máy nén dùng để tạo
ra dòng khí có áp suất phục vụ cho nguồn tiêu thụ của công nghệ nào đó, thì áp suất hút của nó luôn là pa (áp suất khí quyển nơi đặt máy ), còn áp suất đẩy (áp suất cửa đẩy của cấp cao nhất ) luôn phụ thuộc vào nguồn tiêu thụ nhiều hay ít hơn năng suất của máy Trong hệ thống lạnh thì lưu lượng của máy nén gắn liền với năng suất lạnh của hệ thống Năng suất nhiệt của các thiết bị bay hơi lớn hay nhỏ hơn năng suất của máy nén sẽ dẫn tới áp suất hút của nó sẽ cao hay thấp Như vậy hệ thống điều chỉnh lưu lượng của máy nén khí dùng để thay đổi lượng khí nén cho phù hợp với mức tiêu thụ của thiết bị, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ sử dụng khí nén, sao cho năng suất, chất lượng tốt nhất, giá thành hạ, tuổi thọ máy được lâu dài an toàn
Việc điều chỉnh lưu lượng của máy nén có thể tiến hành thủ công hay tự động Điều chỉnh thủ công thì đơn giản độ chính xác và an toàn kém Điều chỉnh tự động thì chính xác an toàn cao nhưng giá thành cao
Các phương pháp điều chỉnh lưu lượng:
- Điều chỉnh thông qua số vòng quay n của trục máy là tốt nhất, nhưng cần có được động cơ thay đổi được số vòng quay đối với động cơ đốt trong, hay tuabin dùng kéo máy nén thì dễ dàng thay đổi số vòng quay hơn động cơ điện
Trang 7- Điều chỉnh thông qua hệ số không gian vô ích bằng cách tăng hay giảm dung tích không gian vô ích Cách điều chỉnh này áp dụng cho máy nén có một cụm xylanh và piston Dùng piston có cơ cấu dịch chỉnh lắp ở đầu xylanh đối đỉnh với piston làm việc Khi cần giảm lưu lượng của máy thì dich xa piston phụ để tăng không gian chết và ngược lại Phương pháp này có thể giảm tối đa 50% lưu lượng và thường áp dụng cỡ vừa và cỡ lớn nhưng phương pháp này không kinh tế
- Điều chỉnh bằng cách dùng van và đường vòng để xả khí từ cửa đẩy về cửa hút của máy nén Cách này đơn giản nhưng không kinh tế đồng thời làm tăng cao nhiệt độ khí nén
- Điều chỉnh bằng cách dùng van chặn giảm bớt khí hút về máy nén
- Điều chỉnh bằng cách kênh van hút làm cho các van hút của máy nén luôn ở trạng thái mở Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong các loại máy nén piston một cấp và nhiều cấp có các cụm pittông- xilanh Cứ cụm piston- xylanh nào bị kênh lá van hút là năng suất của nó bằng không vì khí được hút vào xylanh bao nhiêu thì sẽ lại quay ra khỏi xylanh trở về khoang hút bấy nhiêu Cách này khi muốn giảm bao nhiêu lưu lượng thì làm kênh bấy nhiêu cụm van hút
3.2.9 Hệ thống điều chỉnh áp suất
Máy nén khí piston TA80 là loại máy nén có hệ thống
điều chỉnh áp suất tự động điều khiển bằng rơle áp suất Là
sử dụng đóng ngắt tiếp điểm điện của rơ le áp suất để điều
khiển tình trạng dừng và vận hành của máy nén khí Khi áp
lực trong hệ thống đạt đến áp lực cài đặt trên (7kg/cm2) tiếp
điểm của rơle mở, máy ngừng hoạt động Khi áp lực trong hệ
thống giảm thấp hơn áp lực cài đặt dưới (5kg/cm2) thì tiếp điểm điện của rơle đóng lại, máy hoạt động có tải bình thường
4 Tính toán các thông số kỹ thuật của máy nén TA80
4.1 Các quá trình cơ bản của máy nén TA80
4.1.1 Quá trình lý thuyết
Trang 8Máy nén piston làm việc theo nguyên lý nén cưỡng bức, với các quá trình tiến hành tuần tự như sau: hút, nén, đẩy khí Toàn bộ các quá trình này được lặp lại trong mỗi vòng quay của trục máy nén và được gọi là chu trình lý thuyết của máy nén
v
1'
dV
p 1p1v1
2p2v2
v2
2' vl
4' 4 3
v p
Hình 4-1 Đồ thị biểu diễn chu trình nén lý thuyết
Các quá trình lý thuyết của máy nén TA80 biểu diễn trên đồ thị P-V (hình 4-1): Đường 4-1 là đường hút khí khi áp suất không đổi; Đường 1-2 là nén khí từ Ph đến Pd; Đường 2-3 là đẩy khí khi áp suất không đổi
Quá trình hút và đẩy không phải là quá trình nhiệt động, vì trong quá trình này khí trong xylanh chỉ biến đổi về lượng chứ không biến đổi trạng thái
Ở chu trình lý thuyết, quá trình hút chỉ xảy ra trong cả khoảng chạy của piston Ở thời điểm thay đổi hướng chạy (điểm 1), xupap hút đóng lại và quá trình nén bắt đầu Quá trình này kéo dài đến khi áp suất trong xylanh đạt tới áp suất đẩy P2 , xylanh đẩy mở ra và quá trình đẩy khí ra khỏi xylanh bắt đầu Khi piston thay đổi hướng chạy lần thứ 2 (điểm 3) thì xupap đẩy đóng lại và xupap hút bắt đầu mở ra
Chu trình lý thuyết chỉ đúng khi: trở lực của xupáp hút và đẩy bằng không, áp suất trong ống hút và đẩy không đổi, nhiệt độ khí trong giai đoạn hút và đẩy không đổi; cuối quá trình nén, tất cả khí trong xilanh phải được đẩy vào đường đẩy (thể tích không gian
vô ích bằng 0); không có tổn hao khí trong qua khe xupáp và xécmăng Các máy nén thực hiện được chu trình lý thuyết gọi là máy nén lý tưởng
Trang 9M 2
C 3 P
4
2 1
a 1
M d
2 p c
b
4.1.2 Quá trình thực
Các máy nén thực tế đều thực hiện chu trình thực Chu trình thực của máy nén thể hiện bằng đồ thị chỉ thị (hình 4-2) Đồ thị chỉ thị biểu diễn sự biến đổi áp suất khí trong xylanh theo khoảng rời của piston hay theo sự thay đổi của không gian làm việc Các ký hiệu trên đồ thị:
Vh ,VH , Vx - thể tích không gian có hại của xylanh, thể tích quét được của piston
và thể tích xylanh
V’H - thể tích của khí được hút vào xylanh ở điều kiện áp suất Pa và nhiệt độ Ta
VH - thể tích khí hút được ở điều kiện áp suất của khí trên đường hút P1 và nhiệt
độ T1
V4 - khoảng không gian do khí giãn nở từ khoảng hại chiếm mất
a, c – các điểm ứng với lúc xupáp hút và đẩy đóng
b,d – các điểm ứng với lúc xupáp hút và đẩy mở
Đường ad - ứng với quá trình hút
Đường ab - ứng với quá trình nén
Đường bc - ứng với quá trình đẩy
Đường cd - ứng với quá trình giãn nở của khí
Trang 10Hình 4-2 Đồ thị chỉ thị thực của máy nén TA80 Qua đồ thị (Hình.4-2) cho thấy chu trình thực của máy nén khác chu trình lý thuyết ở các điểm sau: khi piston đổi chiều, quá trình hút không xảy ra ngay mà còn có quá trình giãn, đường hút và đường đẩy là những đường cong
Có sự khác nhau như vậy giữa chu trình thực và lý thuyết của máy nén là:
1 Xylanh có khoảng hại Vh: vì có khoảng hại nên khi kết thúc quá trình đẩy không phải tất cả khí được đẩy khỏi xylanh , mà còn lại một phần khí trong khoảng hại, gồm phần thể tích giữa piston và xylanh, ở trong hộp xupap và các rãnh xupap Do có khoảng hại, nên việc hút khí vào xilanh chỉ bắt đầu khi áp suất của khí còn lại trong khoảng hại giảm xuống bằng áp suất hút Do sự có mặt của khoảng hại đã làm xuất hiện các đường cong giãn cd, làm giảm thể tích có ích của xylanh trong quá trình hút
2 Xupáp hút và đẩy có trở lực nên quá trình hút và đẩy chỉ xảy ra khi áp suất khí trong xylanh thấp hơn áp suất khí trong đường hút và cao hơn áp suất khí trên đường đẩy Trở lực xupáp biến đổi trong cả khoảng dời của piston vì vận tốc của khí biến đổi và giá trị lớn nhất của trở lực xuất hiện khi xupáp bắt đầu mở cho nên đường hút và đường đẩy luôn là đường cong Còn có ảnh hưởng của sự rò rỉ khí, sự trao đổi nhiệt giữa khí và xylanh cùng piston làm cho sự khác nhau giữa chu trình thực và chu trình lý thuyết
3 Áp suất trong ống hút và ống đẩy thay đổi (hoặc dao động) tuỳ theo vị trí của piston: sự thay đổi áp suất gây ra do chuyển động không ổn định của dòng khí
4 Có sự trao đổi nhiệt giữa khí và xylanh cùng piston: do lần lượt bị đốt nóng và làm lạnh nên nhiệt độ của thành xylanh và piston có giá trị trung gian giữa nhiệt độ khí hút và khí đẩy
Trang 115 Có sự rò khí qua xupap, xecmăng và hộp đệm: nếu khí rò qua xupap hút, xecmăng, hộp đệm thì đường cong nén sẽ thoải hơn và đường cong dãn sẽ dốc hơn Như vậy chỉ số đa biến biểu kiến của đường cong nén sẽ thấp hơn và của đường cong dãn sẽ cao hơn chỉ số đa biến thực khi không có sự rò khí
4.2 Lưu lượng của máy nén TA80
Lưu lượng khối lượng quá trình hút của máy nén tại xylanh I được tính ở điều kiện
áp suất vào là áp suất khí trời và khối lượng riêng của không khí là ρ = 1,2 kg/m1 3
lt h lt
trong đó : G h1lt [kg/s]- Lưu lượng khối lượng lý thuyết của quá trình hút
ρ - Khối lượng riêng của không khí 1 ρ = 1,2 kg/m1 3
Q h1lt [m3/s]- lưu lượng thể tích lý thuyết của quá trình hút
1
Q được tính ở quá trình hút và bỏ qua tổn thất và bằng thể tích hút của xilanh I
60 1
FSn
Q h lt = (m3/s) (4.2) Trong đó: F - Diện tích của piston (m2)
F=
4
2
d
⋅ π
=
4
) 10 80 ( 1416 ,
= 0,005 (m2) S- Hành trình của piston (m)
d- Đường kính của xylanh, d= 0,08 (m)
n - Số vòng quay của trục trong một phút (vòng/phút)
n = 850 (vòng/ phút)
Thay các giá trị của các đại lượng trên vào phương trình (4.2) ta được
00425 , 0 60
850 10
60 005 ,
1lt = ⋅ ⋅ − ⋅ ⋅=
h
Hay :