Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tác động của tỷ giá VNDUSD tới thị trường chứng khoán việt nam trong giai đoạn 2015 2017 (Trang 36 - 44)

4. GIẢI PHÁP

4.2. Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán

Quản lý TTCK có thể được hiểu là việc ban hành và sử dụng các văn bản pháp quy, các quy định chung trong lĩnh vực chứng khoán và các lĩnh vực khác có liên quan nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đối với TTCK.

Quản lý TTCK là nhằm để đảm bảo 3 mục tiêu sau:

• Đảm bảo tính trung thực, minh bạch của thị trường: Thông qua việc ban hành các quy định pháp lý mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia thị trường để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường…

• Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường: Hiệu quả hoạt động của TTCK được đánh giá thông qua khả năng huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, nói cụ thể hơn hiệu quả hoạt động chính là sự an toàn, ổn định và sự phát triển của thị trường.

• Đảm bảo tính công bằng: Công bằng và bình đẳng trên TTCK bao gồm: công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường với nhau; công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường với chủ thể quản lý nhà nước. Tính công bằng được thể hiện thông qua việc dễ dàng trong việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường, hoặc sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường không phân biệt quy mô lớn, nhỏ, chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Những bất ổn của thị trường trong thời gian qua, một mặt phát sinh từ chính những yếu tố nội tại của thị trường như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của thị trường (thị trường sơ cấp, thị trường UPCoM, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu), giữa TTCK với thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng ngân hàng, mặt khác còn thể hiện sự thiếu quyết liệt của một số Bộ/ngành trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến đến TTCK.

Thị trường tài chính bị phân khúc, thiếu sự minh bạch trong quản trị điều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát ở tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường chưa được truyền thông một cách chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ đến các nhà đầu tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn...

Từ đó, chúng em đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện thể chế TTCK Việt Nam như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy TTCK phát triển một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ, đảm bảo 38

quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi trên cơ sở đồng bộ và thống nhất với các Luật liên quan nhằm phát triển bền vững TTCK. Đồng thời ban hành đồng bộ các quy định mới về giao dịch, công bố thông tin, quản trị công ty, niêm yết và đăng ký giao dịch. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách (bao gồm cả chính sách tài chính, chính sách thuế) theo hướng hỗ trợ các thị trường bộ phận phát triển hiệu quả (thị trường TPDN, TTCKPS) mà không vi phạm các cam kết hội nhập.

Cần nâng cao vị thế của SSC trong việc quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và TTCK. SSC phải có đủ thẩm quyền để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về TTCK và xử lý những vấn đề có liên quan đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán.

Hai là, các thành viên tham gia thị trường cần có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với các CTCK, CTQLQ… tiếp tục tái cơ cấu theo hướng nâng cao yêu cầu về năng lực tài chính, yêu cầu về cơ sở vật chất, về quản trị công ty và yêu cầu về nguồn nhân lực, cần giảm bớt số lượng CTCK thông qua việc sáp nhập, mua lại, giải thể, hướng một số CTCK lớn là những nhà tạo lập thị trường hiệu quả.

Hiện nay, tuy số lượng CTCK đã giảm, nhưng so với quy mô TTCK một số quốc gia trong khu vực, thì số lượng CTCK ở Việt Nam vẫn quá lớn (79 CTCK), trong khi giá trị vốn hóa còn rất nhỏ.

Cần phát triển một số tổ chức tạo lập thị trường là các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí. Đây là những tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên nghiệp, có khả năng liên kết cao. Thực tế đã chứng minh, sự năng động, tính hiệu quả và minh bạch của thị trường phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động của các nhà tạo lập thị trường.

Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp trong việc điều hành các chính sách có liên quan đến TTCK. Một số chính sách tác động mạnh đến TTCK là chính sách

tài chính và CSTT. Trong thời gian qua, việc điều hành CSTT của NHNN theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động rất mạnh đến tính thanh khoản của TTCK. TTCK cũng rất nhạy cảm theo sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng của NHTM.

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Biến động tỉ giá giai đoạn 11/2009 – 12/2010 ... 17

Hình 2: VN-Index giảm mạnh trong những phiên cuối tháng 11/2009 ... 17

Hình 3: Biểu đồ phân tích kĩ thuật VN-Index cập nhật ngày 16/3/2011 ... 18

Hình 4: Diễn biến lãi suất FED trong những năm qua ... 20

Hình 5: Diễn biến tỉ giá trên thị trường giai đoạn 2014-2018 ... 20

Hình 6: Diễn biến chỉ số VN-Index trong giai đoạn 2015-2017 ... 32

Hình 7: Dòng vốn FDI vào Việt Nam thống kê theo quý trong giai đoạn 2013- 2017...33

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả số liệu mô tả thống kê các biến ... 23

Bảng 2: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS ... 24

Bảng 3: Tác động của tỷ giá tăng đến các doanh nghiệp xuất khẩu ròng ... 27

Bảng 4: Tác động của tỷ giá tăng đến các doanh nghiệp nhập khẩu ròng ... 29

Bảng 5: Tác động của tỷ giá tăng đến các doanh nghiệp có nợ vay USD lớn 30 Bảng 6: Thống kê quy mô giao dịch của khối ngoại trong giai đoạn 2015- 2017... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdalla, I.S.A. and Murinde, V. (1997), “Exchange Rate and Stock Price Interactions in Emerging Financial Markets: Evidence on India, Korea, Pakistan, and the Philippines”, Applied Financial Economics, Vol.7, pp.25-35. 2. Ajayi, R.A. and Mougoue, M. (1996), “On the Dynamic Relation between Stock Prices and Exchange Rates”, The Journal of Financial Research, No.19, pp.193-207.

3. An Hạ (2016), “NHNN: Cân nhắc có các biện pháp hạn chế huy động ngoại tệ”, 10/02, truy cập 19/09/2018, <https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhnn-can-

nhac-co-cac-bien-phap-han-che-huy-dong-ngoai-te- 20160210172028699.htm>.

4. Branson, W.H. (1983), Macroeconomic Determinants of Real Exchange Risk. In R.J Herring (ed) Managening Foreign Exchange Risk. Chapter 1. Cambridge. Cambridge University Press.

5. Daniels, J. P., & VanHoose, D. (2005), “International Monetary and Financial Economics” (3rd ed.), Mason, Ohio, USA: Thomson South - Western, p.71. 6. Dornbusch, R. and Fischer, S. (1980), “Exchange Rates and the Current

Account”, The American Economic Review, Vol. 70, No. 5, pp.960-971, <http://www.jstor.org/stable/1805775>.

7. Đinh Thị Thanh Long, Nguyễn Thị Thu Trang (2009), “Tác động của tỷ giá, bất động sản, giá vàng lên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua”. 8. Gan, C., Lee, M., Young, H.W.A. and Zhang, J. (2006), “Macroeconomic

Variables and Stock Market Interactions: New Zealand Evidence”, Investment Management and Financial Innovations, Vol.3, Issue 4, pp.89-101.

9. Gavin, M. (1988), “The Stock Market and Exchange rate Dynamic”, Journal of International Money and Finance, Vol.8 (2), pp.181-200.

10.International Monetary Fund - Monetary and Capital Markets Department (2014), “Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions 2014”, International Monetary Fund, pp.1-7.

11. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Chương I, Điều 6.

12.Narayan, K.P. and Narayan, S. (2010), “Modelling the impact of oil prices on Vietnam's stock prices”, Applied energy, Vol.87, No.1, pp.356-361.

13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên năm 2009, truy cập ngày 09/09/2018, < https://www.sbv.gov.vn/webcenter/ShowProperty? nodeId=/UCMServer/CNT

HWEBAP01162524457//idcPrimaryFile&revision=latestreleased >.

14.Nguyễn Hồng Nga, Nhật Trung (2011), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011”, Tạp chí ngân hàng, số 4/2011.

15.Phan Thị Bích Nguyệt, Phạm Dương Phương Thảo (2013), “Phân tích tác

động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam”,

Phát triển & Hội nhập, Số8 (18), pp.34-41.

16.Seri Suriani, M. Dileep Kumar, Farhan Jamil, Saqib Muneer (2015), “Impact of Exchange Rate on Stock Market”, International Journal of Economics and Financial Issues, pp.385-388.

17.Solnik, B. (1987), “Using Financial Prices to Test Exchange Rate Models: A Note”, The Journal of Finance, Vol.42, pp.141-149.

18.Thủ tướng chính phủ, Quyết định số: 1191/QĐ-TTg ngày 14/08/2017, “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Thư viện Pháp luật, truy cập 19/09/2018,

<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Quyet-dinh-1191-QD- TTg-2017-Lo-trinh-phat-trien-thi-truong-trai-phieu-giai-doan-2017-2020- 2030-358943.aspx>.

19.“Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Chứng khoán, Số 03/2017.

20.Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Thống kê thị trường chứng khoán, truy cập 19.09.2018,

<http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vithongtinthitruong/th ongkettck?_adf.ctrl-state=162ywjgmyy_4&_afrLoop=58258583215000>.

21.Vũ Xuân Thanh (2015), “Những kết quả nổi bật về điều hành tỷ giá giai đoạn 2011-2015”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập ngày 09/09/2018, <

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chiti et?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=S BVWEBAPP01SBV077719&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afr Loop=255812633149312#%40%3F_afrLoop%3D255812633149312%26cent erWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBVWEBAPP01SBV077719%26 leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfals e%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Davwj2qk1m_9>. 22. www.fpts.com.vn 23. www.investing.com 24. www.hsx.vn 25. www.vndirect.com.vn 26. www.ceicdata.com/en/indicator/vietnam/foreign-direct-investment

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tác động của tỷ giá VNDUSD tới thị trường chứng khoán việt nam trong giai đoạn 2015 2017 (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w