Tác động của tỷ giá lên sức khoẻ tài chính của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tác động của tỷ giá VNDUSD tới thị trường chứng khoán việt nam trong giai đoạn 2015 2017 (Trang 26 - 29)

d. Kết luận

3.2.2. Tác động của tỷ giá lên sức khoẻ tài chính của các doanh nghiệp

niêm yết

Đà tăng của tỷ giá VND/USD sẽ có tác động tiêu cực đến những doanh nghiệp đang có nhiều nợ vay bằng đồng USD cũng như những doanh nghiệp nhập khẩu ròng tuy nhiên sẽ có lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu ròng và không có hoặc có ít nợ vay bằng đồng USD.

Những doanh nghiệp xuất khẩu ròng đồng thời không có hoặc có ít nợ vay bằng đồng USD sẽ được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá VND/USD, ví dụ như những doanh nghiệp trong ngành thủy sản, dệt may và cao su.

Ngành Tương quan giữa giá trị nhập khẩu với phần xuất khẩu Tác động

MPC Thủy sản Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực IDI Thủy sản Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực TCM Dệt may Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực FMC Thủy sản Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực GIL Dệt may Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực PAN Thực phẩm Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực PHR Cao su tự nhiên Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực TRC Cao su tự nhiên Chiếm tỷ trọng thấp Trung tính NAF Nông nghiệp Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực GDT Đồ gỗ nội thất Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực VGG Dệt may Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực SGC Thực phẩm Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực GTN Thực phẩm Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực

AAA Nhựa Nguyên liệu chủ yếu từ nhập khẩu, tuy nhiên phần nhập khẩu vẫn ít hơn giá trị xuất khẩu

Mua phần lớn thức ăn thủy sản từ nhà cung cấp VHC Thủy sản Philippines, tuy nhiên phần nhập khẩu vẫn ít

hơn giá trị xuất khẩu

Tích cực

Tích cực GMC Dệt may Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực FPT IT Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực DPR Cao su tự nhiên Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực KBC BĐS khu công nghiệp Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực LHG BĐS khu công nghiệp Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực NTC BĐS khu công nghiệp Chiếm tỷ trọng thấp Tích cực PVS Dầu khí PVS phải mua USD để thanh toán cho nhà thầuphụ và mua máy móc thiết bị Tích cực

Bảng 3: Tác động của tỷ giá tăng đến các doanh nghiệp xuất khẩu ròng

Thủy sản: (VHC, IDI, FMC, MPC) Những doanh nghiệp này có doanh thu về xuất khẩu lớn do đó sẽ được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá

VND/USD bất chấp một số doanh nghiệp cũng có nợ vay ngoại tệ tương đối lớn như MPC, IDI và FMC.

Dệt may: (TCM, TNG, VGG, GMC, GIL) Đối với các doanh nghiệp dệt may, đà tăng của tỷ giá sẽ có tác động 2 chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dệt may phần lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về để gia công, do đó tỷ giá VND/USD tăng sẽ làm đội giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp dệt may cũng là những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có nguồn thu ngoại tệ ổn định. Do đó tựu chung lại sự biến động của tỷ giá sẽ ít làm thay đổi đến KQKD của các doanh nghiệp dệt may, một số doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu lớn và ít nợ vay USD sẽ vẫn được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá VND/USD mà tiêu biểu là VGG và GMC.

Công nghệ thông tin: (FPT, CMG) Gia công và xuất khẩu phần mềm là một mảng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp IT tại Việt Nam tiêu biểu là FPT, CMG. Các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm cũng sẽ được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá VND/USD.

Cao su: (DPR, PHR, TRC) Các công ty cao su thiên nhiên sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc đồng Việt Nam giảm giá. Xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của những công ty này, trong khi hầu hết chi phí sản xuất được cung cấp trong nước. Bên cạnh đó, dư nợ vay của những công ty này, đặc biệt dư nợ bằng USD nhỏ, do đó việc VND giảm giá không ảnh hưởng đáng kể lên dư nợ vay. CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) và CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) là hai ví dụ điển hình trong trường hợp này.

Bất động sản khu công nghiệp: (KBC, NTC, LHG) Nhóm bất động sản khu cong nghiệp cũng được hưởng lợi tỷ giá tăng bởi những doanh nghiệp này có lượng khách hàng nước ngoài lớn (chiếm từ 50-80% tổng số khách hàng) và có giá cho thuê đất được tính trên USD.

Doanh nghiệp khác: (SGC - thực phẩm, NAF - nông nghiệp, GDT - đồ gỗ nội thất) Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu ròng và cũng sẽ được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá VND/USD.

Ngược lại, việc tăng tỷ giá cũng khiến những doanh nghiệp nhập khẩu ròng sẽ phải đối mặt với đà tăng của nguyên liệu đầu vào và kéo theo sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận khi tỷ giá VND/USD biến động tăng.

Việc giảm giá của VND có thể tác động đến các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu, điển hình là các doanh nghiệp dược phẩm như Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC) và Traphaco (TRA).

VND giảm giá thêm 1% có thể chưa đủ sức để tác động tiêu cực đến các công ty này, nhưng nếu VND bị giảm giá nhiều hơn có thể sẽ tác động đến biên lợi nhuận. Những tác động này có thể được nhận thấy tại thời điểm năm 2016 do các công ty này thường mua trước nguyên liệu từ 6 - 12 tháng.

Các công ty sản xuất thép cũng chịu ảnh hưởng một phần từ việc giảm giá VND do họ cần USD để nhập khẩu nguyên liệu, nhưng không có nhiều nguồn thu ngoại tệ tương ứng vì hầu hết các sản phẩm thép phục vụ cho thị trường nội địa. Trong khi đó, các công ty cũng có các khoản nợ vay ngắn hạn bằng USD.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp như VNM, BMP, NTP, CSV có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Những doanh nghiệp trên có đặc điểm chung là phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: VNM nhập khẩu sữa bột nguyên liệu, BMP và NTP nhập khẩu hạt nhựa (PE, PB, HDPE) và CSV nhập khẩu hóa chất (muối natri sunfat và lưu huỳnh).

Ngành Doanh thu xuất khẩu Tương quan giữa giá trị nhập khẩu với phần xuất khẩu

VNM Sữa Chiếm tỷ trọng thấp VNM nhập khẩu phần lớn sữa bột BMP Nhựa Chiếm tỷ trọng thấp Phần lớn nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu NTP Nhựa Chiếm tỷ trọng thấp Phần lớn nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu

CSV Hóa chất Chiếm tỷ trọng thấp Nhập khẩu một số hóa chất đầu vào như muối natri sunfat và lưu huỳnh

Bảng 4: Tác động của tỷ giá tăng đến các doanh nghiệp nhập khẩu ròng

Ngoài ra, những doanh nghiệp có nợ vay bằng đồng USD lớn trong khi không có hoặc có ít nguồn thu ổn định bằng USD sẽ gặp rủi ro khi tỷ giá VND/USD biến động tăng làm tăng chi phí tài chính như PGV, HVN, HPG, GAS, HSG, PVD…

Ngành Nhập khẩu Ảnh hưởng

PGV Điện Chiếm tỷ trọng thấp Tiêu cực

HVN Hàng Giá nhiên liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá Tiêu cực không

GAS Dầu khí GAS phải mua USD để nhập khẩu LPG và máy móc thiết bị Trung tính DCM Phân bón Chiếm tỷ trọng thấp Tiêu cực HSG Thép HSG nhập khẩu phần lớn thép cán nóng (HRC) Tiêu cực

PVD Dầu khí PVD phải mua USD để thanh toán cho nhà thầu phụ và máy Tiêu cực móc thiết bị

NKG Thép NKG nhập khẩu phần lớn thép cán nóng (HRC) và thép nguội Trung tính (CRC)

VJC Hàngkhông Giá nhiên liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá Tiêu cực HPG Thép HPG nhập khẩu một số nguyên liệu như quặng sắt, than cốc Tiêu cực

NT2 Điện Chiếm tỷ trọng thấp Tiêu cực

PVT Vận tải Giá nhiên liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá Trung tính biển

VOS Vận tảibiển Giá nhiên liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá Tiêu cực VNA Vận tảibiển Giá nhiên liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá Tiêu cực

VSH Điện Chiếm tỷ trọng thấp Tiêu cực

CSM Săm lốp Giá nguyên liệu chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá Tiêu cực

Bảng 5: Tác động của tỷ giá tăng đến các doanh nghiệp có nợ vay USD lớn

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế tác động của tỷ giá VNDUSD tới thị trường chứng khoán việt nam trong giai đoạn 2015 2017 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w