Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
106,5 KB
Nội dung
I. TÊN ĐỀ TÀI MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TỦ SÁCH DÙNG CHUNG MÔN TIẾNG ANH NHẰM HỖ TRỢ CHO VIỆC HỌC TẬP CỦA HS CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Đồng tác giả : Lê Văn Sơn – Đỗ Thị Xuyến Ban giám hiệu Trường Tiểu học số 1 Duy Hoà Năm học : 2009 - 2010 II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lí do chọn đề tài : Để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh cũng như để tiếp cận tốt chương trình giáo dục mới, các trường tiểu học đã đẩy mạnh phong trào dạy và học các môn tự chọn trong nhà trường. Hơn nữa, việc bố trí sắp xếp cho học sinh được học tăng buổi cũng là điều kiện tốt để thực hiện dạy thêm các môn tự chọn. Từ những năm học gần đây, nhà trường đã tổ chức cho học sinh khối 3, 4, 5 được học thêm môn Tiếng Anh và trong năm học này, năm học 2009 – 2010, các em được học thêm môn Tin học dành cho học sinh tiểu học. Cơ sở pháp lí để mở các lớp này là thể theo nguyện vọng của đại đa số cha mẹ học sinh trong trường. Thế nhưng để tồn tại một lớp học cho tốt thì cần hội đủ rất nhiều yếu tố, trong đó phải tính đến nhu cầu học tập của người học. Đi vào thực tế giảng dạy chúng tôi thấy hàng năm luôn có một số học sinh không tham gia học thêm các môn học này vì có thu kinh phí, mặc dầu em rất thích theo học. Trong số đó hầu hết là con gia đình thuộc diện nhà nghèo, khó khăn thường xuyên hoặc khó khăn đột xuất trong cuộc sống. Có khi các em đã đăng kí theo học nhưng sau đó một vài tuần lại bỏ dở Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi thấy có nhiều lí do như sau : + Thu nhập của gia đình thấp, con cái đông, không có tiền để đóng học phí hàng tháng. + Sách để học các bộ môn này không mượn được còn mua mới thì quá đắt, giá tiền một quyển sách Tin học là 25000đ còn một quyển sách Tiếng Anh theo chương trình Let'sgo là 37000đ, chi phí mua 2 quyển sách đắt bằng mua mới một bộ sách giáo khoa cho các em Đi tìm lời giải cho những lí do trên đồng thời giúp cho các em trong diện con gia đình nghèo, con gia đình khó khăn được tham gia học tập các môn này như bao em học sinh khác, trong năm học này chúng tôi đã thống nhất giảm tiền đóng học phí hàng tháng cho các em trong diện này. Ngoài ra chúng tôi nghĩ 1 gánh nặng mua sắm tài liệu cũng cần phải được tháo gỡ cho các em. Đó chính là lí do, là động lực giúp chúng tôi mạnh dạn áp dụng đề tài " Một vài hoạt động xây dựng tủ sách dùng chung môn Tiếng Anh nhằm hỗ trợ cho việc học tập của học sinh có hoàn cảnh khó khăn". Với mong mõi thành công của đề tài sẽ là một điểm sáng về việc xây dựng tủ sách dùng chung các môn học đúng theo chỉ đạo của lãnh đạo ngành đã phản ảnh trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm. 2/ Phạm vi nghiên cứu và đối tượng thực nghiệm : a)Phạm vi nghiên cứu : Đi sâu vào diễn giải một số hoạt động trong việc xây dựng tủ sách môn Tiếng Anh để hỗ trợ cho việc học tập của HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn. b) Đối tượng thực nghiệm : Học sinh học trường Tiểu học số 1 Duy Hoà, năm học : 2009 – 2010 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN Để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, những năm gần đây, theo chỉ đạo chung của Ngành, nhiều nhà trường đã tiến hành dạy học các môn tự chọn cho học sinh ngay từ cấp Tiểu học. Trường Tiểu học Số 1 Duy Hoà chúng tôi, tuy cơ sở vật chất chưa đảm bảo để dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả các lớp nhưng cũng đã tổ chức cho các em từ lớp 3 đến lớp 5 được học môn Tiếng Anh từ những năm học 2004 – 2005 và đặc biệt trong năm học 2009 – 2010, nhà trường đã tổ chức dạy thêm môn Tin học cho các em. - Học tốt các môn học tự chọn sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách và vốn kiến thức cho các em. Nó còn là động lực giúp các em học tốt các môn học khác trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất là trong quá trình học lên các lớp trên. - Trên thực tế, môn Tiếng Anh là một môn ngoại ngữ thông dụng nhất. Các em học tốt môn này sẽ rất có ích cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình sau này. 2 - Thấy được tác dụng của môn học, nhiều phụ huynh đã chú trọng đến việc cho con em mình học thêm môn Tiếng Anh và môn Tin học ngay từ tiểu học. Có người còn mời gia sư môn Tiếng Anh về dạy cho con em ngay tại nhà với học phí cao hơn rất nhiều lần học ở trường. - Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "thụ đắc ngôn ngữ" nên việc tổ chức cho các em tham gia học tập bộ môn này là hoàn toàn phù hợp. Phủ định một số ý kiến của một số ít cha mẹ học sinh cho rằng : trẻ em bây giờ học Tiếng Việt còn chưa được huống chi là Tiếng nước ngoài. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Việc tổ chức cho học sinh học thêm các môn học tự chọn trong nhà trường đều xuất phát từ ý muốn đề xuất của đại đa số cha mẹ học sinh thông qua lần họp đầu năm. Nhưng để tổ chức một lớp học thêm trong nhà trường đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ cơ sở vật chất đến cả yếu tố con người. Trong điều kiện hiện nay của nhà trường, nhà trưòng chỉ dàn xếp được cơ sở vật chất và trang thiết bị bên trong cũng nhe việc lựa chọn hợp đồng thầy cô giáo còn lại là do cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm. Thực tế những năm gần đây cho thấy : Kinh phí chi trả cho giáo viên dạy học các môn tự chọn này hoàn toàn do cha mẹ tự nguyện đóng góp, mức đóng hàng tháng cũng rất khiêm tốn, trước đây là 3000đ/tháng/ môn và hiện nay là 7500đ/tháng/ môn. Với mức đóng đó, nhà trường chủ yếu dùng chi cho việc trả tiền lương thỉnh giảng hàng tháng cho các giáo viên đảm nhận 2 bộ môn. Do thực tế đời sống của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn sống bằng nghề thuần nông nên thu nhập rất thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, chật vật. nên việc đảm nhận các khoản đóng góp hàng tháng cho con em đã là một cố gắng lớn của các bậc làm cha, làm mẹ. Song bên cạnh đó, để học tốt 2 bộ môn này yêu cầu các em phải mua sách và vở bài tập để học. Chi phí cho mỗi bộ khoảng từ 35 000 đồng đến 40000đồng/1môn; nhưng chỉ sử dụng trong vòng có một năm học. Sang năm mới các em lại phải mua lại bộ mới khác. Đối với con em các gia đình khá giả thì không sao, nhưng với con em các hộ gia đình nghèo đói, khó khăn thì đây quả là một gánh nặng cho mỗi phụ huynh học sinh. Cũng vì lí do này mà hàng năm, tại trường luôn có nhiều em không đăng kí theo học các môn học tự chọn do trường tổ chức. Xuất phát từ lí do trên, trên phương diện lãnh đạo nhà trường, chúng tôi thấy cần phải có hướng tháo gỡ giúp cho các em diện gia đình nghèo, khó khăn được tham gia học thêm 2 môn Tiếng Anh và Tin học ngoài việc giảm khoản đóng góp kinh phí học hàng tháng còn phải giảm bớt chi phí mua sách 3 cho các em hàng năm. Gia đình sẽ dành khoản kinh phí này để mua sắm thêm vở, dụng cụ học tập, cặp sách cho các em V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực nghiệm đề tài, chúng tôi đã tiến hành các bước như sau I/ Bước 1: NGHIÊN CỨU ĐỂ NẮM BẮT THỰC TẾ. Từ năm học 2005 – 2006, đa số các trường tiểu học tổ chức dạy thêm môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3, 4, 5 theo chương trình Let' go. Sách học thêm môn học này do phụ huynh tự đặt mua cho học sinh. Sách có tính thẩm mĩ cao. kích cỡ rộng, chữ viết cộng với kênh hình rõ ràng, sáng sủa, trực quan tốt, phù hợp với đặc trưng của môn học. Mỗi tập sách bao gồm cả phần lí thuyết và phần bài tập thực hành. Cứ sau mỗi bài học đều có phần bài tập tương ứng. Những trang ghi phần bài học thì được in màu rất đẹp và rõ. Những trang ghi phần bài tập thì in trắng đen. Giá cả mỗi quyển sách từ 35 000đ của các năm học trước đến nay đã lên 37000đ. So với các quyển sách trong bộ sách giáo khoa hiện hành thì giá cả quyển sách này cao hơn từ 4-10 lần. Giá cả thì cao nhưng thời gian sử dụng lại ngắn, chỉ sử dụng trong một năm học thôi vì phần bài tập học sinh đã làm trong sách ! Lợi thế của chúng tôi khi làm đề tài này là dựa vào đặc điểm biên soạn của sách. Cụ thể là phần bài tập in trắng đen dễ dàng cho chúng ta tách riêng phần giáo khoa và phần bài tập bằng cách poto riêng vở bài tập để học sinh mua dùng hàng năm; còn sách Tiếng Anh vận động được chúng tôi cải tiến thành quyển sách giáo khoa môn Tiếng Anh để học sinh sử dụng sách được nhiều năm, tăng số lần sử dụng sách từ 1 năm lên 2, 3, 4 năm, hoặc nhiều hơn. Đồng thời giảm bớt chi phí mua sách cho mỗi học sinh theo học phân môn này trên 30 000đ/em vì mỗi vở bài tập poto chỉ có 7000đồng. 4 II/ Bước 2 : TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHÁT ĐỘNG QUYÊN SÁCH TRONG HS Công tác này chúng tôi đã tổ chức từ cuối năm học 2008 – 2009. Số sách thu được qua quyên góp gồm 46 bản, trong đó có 28 bản sách 1A và 18 bản sách 1B. Năm học này chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động cho học sinh lớp 3, 4, 5 tiếp tục ủng hộ sách cho tủ sách của nhà trường. Đặc biệt là học sinh lớp Năm ủng hộ sách Tiếng Anh quyển 2A đã học xong. Dự kiến số sách quyên góp được khoảng từ 100 – 120 bản. III. Bước 3 : TỔ CHỨC CẢI TIẾN SÁCH CŨ QUA QUYÊN GÓP ĐỂ TÁI SỬ DỤNG 1/ Cấu trúc chung của các bản sách Let'sgo(1A, 1B hoặc 2A) Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các quyển 1A, 1B hay 2A đều có chung một cấu trúc : mỗi quyển gồm 8 trang ghi lời giới thiệu + mục lục sử dụng sách; 36 trang in màu (ghi bài học) và 36 trang in trắng đen (ghi bài tập). Trong đó các trang sách được bố trí xen kĩ nhau theo mô hình cài răng lược. Tức là cứ một hoặc vài trang in màu ghi bài học thì có một vài trang ghi bài tập tương ứng. 2/ Cách cải tiến các quyển sách Tiếng Anh quyên góp được (đã qua sử dụng) a) Phần sách giáo khoa: Đặc điểm của sách này là bìa rất cứng, trang trí màu sắc đẹp, kích cỡ lớn, bìa được tráng nhựa cứng và láng nên học sinh không cần bao bọc. Dù qua một năm sử dụng nhưng sách vẫn còn rất tốt về hình thức. Chúng tôi sử dụng lại bìa cũ để đóng lại. Chúng tôi tập hợp tất cả các bản sách quyên được về Thư viện và tháo rời từng quyển. Quyển nào chúng tôi kẹp theo quyển ấy. Sau đó chúng tôi sắp xếp lại như sau : các trang sách in trắng đen là phần bài tập học sinh đã dùng bút làm 5 bài và có một số bài làm đã có ghi điểm, chúng tôi xếp cho nó ẩn vào trong. Làm sao cho sau khi hoàn chỉnh sách chỉ gồm các trang sách màu ghi bài học mà thôi. Bên cạnh đó, do lợi thế là sách này không đánh số thứ tự các trang mà ghi thứ tự theo bài học và bài tập của từng bài nên rất thuận lợi cho việc bố trí sách "tái chế" ; vì vậy dù trong mỗi lớp học, dù sách không giống nhau (do có em mua mới, có em mượn) nhưng các em đều sử dụng rất đồng bộ và thuận lợi khi mở sách chọn bài học. Cùng một kí hiệu nên các em mở sách đều nhanh như nhau. Mỗi bản sách sau khi "tái chế" xong trở thành một bản sách giáo khoa Tiếng Anh 1A,1B hoặc 2A với số trang chỉ còn 44 trang so với 80 trang của bản sách gốc. Như vậy sau khi hoàn chỉnh quyển sách "tái chế" này có hình thức hoàn toàn giống quyển sách ban đầu nhưng số trang đã gọn hơn vì đã tách riêng phần bài tập sang một quyển khác. Tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn cũng như phần lớp học sinh sử dụng sách "tái chế" đều cho rằng chất lượng của sách rất tốt và thuận lợi khi sử dụng trên lớp cũng như trong quá trình tra bài. b) Phần vở bài tập : Chúng tôi dùng sách mẫu của giáo viên bộ môn để poto giúp phần vở bài tập cho các em. Một quyển vở bài tập Tiếng Anh mới gồm 36 trang ruột ghép thành 18 tờ 2 mặt và một cặp bìa. Giá thành một vở bài tập là 7000 đồng. Các em tự đóng tiền để mua vở. Học xong phần bài học, các em mở vở bài tập ra làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em có kĩ năng trong quá trình sử dụng vở bài tập của các môn học trong chương trình nên việc sử dụng vở bài tập Tiếng Anh rất thuần thục. Bên cạnh đó, do tiện ích của vở bài tập mỏng, nhẹ nhàng nên giáo viên bộ môn có thể thu vở bài tập của học sinh để về nhà chấm như bao môn học khác, 6 không còn lo sợ học sinh về nhà không có sách học bài như trước đây nữa. Giáo viên mang đi mang về lại gọn, vì mỗi quyển vở bài tập chỉ có 36 trang. IV/ Bước 4 : TUYÊN TRUYỀN HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SÁCH Chúng tôi hướng dẫn thông qua giáo viên bộ môn và cán bộ Thư viện nhà trường để tuyên truyền hướng dẫn các em ý thức khi sử dụng sách. Phân tích lợi ích của bản sách "tái chế" để các em có ý thức giữ gìn, bảo quản sách cho tốt. Chỉ dùng bút chì để đánh dấu những nội dung giáo viên cho về nhà học hoặc luyện tập, không được ghi bút mực vào sách. Tuyệt đối không được bôi bẩn và xé rách sách. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua một năm thực nghiệm đề tài cộng với sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm khối 3, 4, 5 đến nay tủ sách hỗ trợ của chúng tôi đã tăng lên rất nhiều. Từ 46 bản sách ban đầu đến nay chúng tôi đã quyên góp được trên 100 bản sách đủ các loại 1A, 1B, 2A. Tuy là sách cũ cải tiến nhưng chúng tôi tin chắc rằng năm học đến, không những học sinh trong diện con gia đình nghèo, gia đình khó khăn của trường sẽ được mượn sách giáo khoa môn Tiếng Anh mà cả học sinh đại trà nếu em nào có nhu cầu mượn để sử dụng học thêm Tiếng Anh. Góp phần động viên cho các em tích cực hơn trong quá trình học tập trên lớp. Số tiền trang bị ban đầu của cha mẹ cho con em về khoản mua sách học bộ môn sẽ được giảm đáng kể (giảm chi phí mỗi em từ 37000đ/em xuống còn 7000đ/em); giảm bớt gánh nặng về tài chính cho một số cha mẹ học sinh trong nhà trường. VII. KẾT LUẬN : Với các hoạt động chúng tôi đã thực hiện trong năm học, mặc dù thời gian chưa đủ dài nhưng qua kết quả đạt đựơc chúng tôi có thể nói rằng đề tài đã thực 7 sự thành công. Thành công của đề tài cũng là một mảng hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực" của nhà trường chúng tôi trong năm học này. Đó chính sự quan tâm của tập thể nhà trường đối với các học sinh là con gia đình nghèo, gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống, động viên các em vượt khó để học tập ngày càng tốt hơn. Điều mong mõi lớn nhất của chúng tôi khi thực nghiệm đề tài này là giúp cho một số bậc cha mẹ học sinh giảm bớt gánh nặng về chi phí sách vở khi theo học các môn học tự chọn vì vừa phải đóng góp tiền để chi trả cho giáo viên vừa chi tiền mua sách học cho con em mình hàng năm. Kế thừa thành công của đề tài này, tham vọng của chúng tôi là sang năm học đến chúng tôi sẽ tiếp tục vận dụng xây dựng thêm mảng sách học môn Tin học cho các em. Và sẽ nhân rộng diện cho mượn đến tất cả học sinh đại trà 3,4,5 trong toàn trường. VIII. ĐỀ NGHỊ : Để thực hiện tốt đề tài này, chúng ta cần phải : - Thật sự tâm huyết và cảm thông để chia sẻ những khó khăn thiếu thốn mà con em gia đình nghèo, gia đình khó khăn cần phải khắc phục để vươn lên trong học tập. - Để vận động các em trong diện này đến với các lớp học môn tự chọn được thường xuyên thì ngoài việc giảm đóng tiền học thêm hàng tháng thôi là chưa đủ mà còn phải giúp đỡ thêm về mặt tài liệu, sách vở. - Học tốt các môn học tự chọn sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách và vốn kiến thức cho các em. Nó còn là động lực giúp các em học tốt các môn học khác trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất là trong quá trình học lên các lớp trên. - Nếu số bản sách của tủ sách hỗ trợ có nhiều thì nên nhân rộng cho cả diện học sinh đại trà được mượn thì lại càng tốt hơn. 8 - Nhân rộng số sách của nhiều môn học học khác để tủ sách hỗ trợ ngày càng phong phú hơn, góp phần giúp cho các em yêu trường yêu lớp hơn. - Trong quá trình cho các em mượn sách để sử dụng, một vấn đề không thể thiếu và vô cùng quan trọng là việc hướng dẫn các em cách sử dụng, bảo quản sách để sách sử dụng được nhiều năm hơn. - Hàng năm, nên làm tốt công tác vận động quyên góp để tủ sách ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ tốt hơn cho các em. IX. PHỤ LỤC : PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH GHI LẠI BUỔI PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO QUYÊN GÓP SÁCH CŨ CỦA NHÀ TRƯỜNG ( LỒNG GHÉP VÀO BUỔI SINH HOẠT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN TẠI CÁC ĐIỂM TRƯỜNG) PHỤ LỤC 2 CÁC EM HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TỰ GIÁC GÓP SÁCH CŨ CHO TỦ SÁCH HỖ TRỢ CỦA TRƯỜNG PHỤ LỤC 3 TỔ CÔNG TÁC THƯ VIỆN CỦA TRƯỜNG ĐANG CẢI TIẾN LẠI SÁCH CŨ PHỤ LỤC 4 BẢN SÁCH TIẾNG ANH TÁI CHẾ ĐÃ HOÀN CHỈNH (QUYỂN 1A) 9 PHỤ LỤC 5 BẢN SÁCH BÀI TẬP TIẾNG ANH POTO (QUYỂN 1A) X. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách Tiếng Anh chương trình Let's go quyển 1A. - Sách Tiếng Anh chương trình Let's go quyển 1B - Sách Tiếng Anh chương trình Let's go quyển 2A - Danh sách học sinh con gia đình nghèo, gia đình gặp khó khăn kể cả khó khăn đột xuất trong cuộc sống. Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện trong năm học đạt kết quả tốt. Kính đề nghị Hội đồng thi đua, nghiên cứu khoa học các cấp xem xét và góp ý để chúng tôi vận dụng tốt hơn trong những năm học kế tiếp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Đồng tác giả LÊ VĂN SƠN – ĐỖ THỊ XUYẾN 10 . các môn học tự chọn trong nhà trường đều xuất phát từ ý muốn đề xuất của đại đa số cha mẹ học sinh thông qua lần họp đầu năm. Nhưng để tổ chức một lớp học thêm trong nhà trường đòi hỏi rất nhiều. mức đóng hàng tháng cũng rất khiêm tốn, trước đây là 3000đ/tháng/ môn và hiện nay là 7500đ/tháng/ môn. Với mức đóng đó, nhà trường chủ yếu dùng chi cho việc trả tiền lương thỉnh giảng hàng tháng. tiện ích của vở bài tập mỏng, nhẹ nhàng nên giáo viên bộ môn có thể thu vở bài tập của học sinh để về nhà chấm như bao môn học khác, 6 không còn lo sợ học sinh về nhà không có sách học bài như trước