Tổ chức phụ đạo để hạn chế học sinh yếu, kém

2 295 0
Tổ chức phụ đạo để hạn chế học sinh yếu, kém

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂN THẠCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Thạch, ngày 24 tháng 02 năm 2010. THAM LUẬN Tổ chức phụ đạo để hạn chế học sinh yếu, kém. 1. Thuận lợi: - Đa số giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục. - Giáo viên chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo nhà trường, thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. - Tập thể Sư phạm có tinh thần đồng thuận cao trong việc thảo luận đề ra và thực hiện kế hoạch của nhà trường. - Lãnh đạo trường có nhiều năm giảng dạy nên có kinh nghiệm và mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. - Học sinh có truyền thống ham học, phong trào thi đua trong học tập mạnh mẽ. - Đa số phụ huynh hợp tác tốt với nhà trường trong việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chống ngồi nhầm lớp, thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành. - Mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương có nhiều thuận lợi. 2. Khó khăn: - Một bộ phận học sinh chưa ngoan (3%) (điều này tồn tại tất yếu trong bất kì nhà trường loại hình công lập nào) do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh sống của gia đình (đây là nguyên nhân khó làm chuyển biến nhận thức của học sinh nhất). - Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập, giáo dục con em mình không đúng cách (gương mẫu trong sinh hoạt, nhìn nhận kết quả học tập, động viên, tạo điều kiện trong sinh hoạt và học tập của học sinh,…) - Học sinh thiếu tinh thần học tập, động cơ học tập không rõ ràng, thái độ học tập không tốt. (xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên) - Ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh kinh niên “thành tích” không thể trong một vài niên học có thể khắc phục hoàn toàn được. - Do tác động bởi nền kinh tế thị trường nên tinh thần trách nhiệm không được coi trọng so với thu nhập của giáo viên (thực tế tác động vào nhận thức của phụ huynh và học sinh nên ngộ nhận thấy việc phấn đấu trong học tập không cần thiết) - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ không đồng đều nên việc thực hiện các yêu cầu chuyên môn còn hạn chế, hiệu quả không cao. - Yêu cầu, nội dung, kiểm tra đánh giá của chương trình nặng nề làm mất hứng thú người học dẫn đến mất căn bản bộ môn. - Cơ sở vật chất nhìn chung chưa đáp ứng cho việc giảng dạy đáp ứng theo đối tượng. - Giáo viên giảng dạy thực hiện quá nhiều nhiệm vụ ngoài công tác giảng dạy (công việc gia đình, soạn giảng, công tác ngoại khoá, công tác kiêm nhiệm …) 3. Những nội dung công việc giải pháp đã thực hiện: 3.1. Công việc đã thực hiện: - Tổ chức giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 1 - Giảng dạy đáp ứng theo đối tượng (làm giảm áp lực nội dung chương trình, toạ tinh thần tự tin, hứng thú trong học tập,…) - Xác định các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu, kém nhiều ở bộ môn (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan). - Giáo dục làm chuyển biến nhận thức (học để có nghề nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình, giúp ích cho cộng đồng xã hội) thông qua các hoạt động ngoại khoá. 3.2. Các giải pháp đã thực hiện: - Tổ chức phụ đạo đúng đối tượng; - Chia lớp theo xếp loại học lực để thực hiện giảng dạy đáp ứng theo đối tượng; - Đánh giá đúng thực chất năng lực, kỹ năng của học sinh; - Trong giảng dạy coi trọng phương pháp động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh; - Biểu dương trước tập thể cá nhân học sinh có thành tích, phấn đấu trong học tập; - Yêu cầu vừa sức đối với học sinh yếu kém giúp các em từng bước tự tin cố gắng trong học tập. 4. Đề xuất kiến nghị : 4.1. Đề xuất: Tổ chức thảo luận nâng cao chất lượng công tác quản lí và giáo dục riêng cho từng cấp học (ở các thời điểm khác nhau) để nội dung thảo luận được tập trung và sát hợp hơn. 4.2. Kiến nghị: Hiệu trưởng phân công giáo viên dạy phụ đạo. Do đó, được phép tính giờ giảng dạy phụ đạo vào tiết chuẩn của giáo viên ( theo TT 35/TTLT-BGD-BTC) và được duyệt tính làm thêm giờ (nếu giáo viên dạy vượt giờ chuẩn) theo TT 28 của Bộ Giáo dục. HIỆU TRƯỞNG Lê Văn Tường 2 . NAM TRƯỜNG THCS TÂN THẠCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Thạch, ngày 24 tháng 02 năm 2010. THAM LUẬN Tổ chức phụ đạo để hạn chế học sinh yếu, kém. 1. Thuận lợi: - Đa số giáo viên nhiệt tình,. của học sinh nhất). - Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập, giáo dục con em mình không đúng cách (gương mẫu trong sinh hoạt, nhìn nhận kết quả học tập, động viên, tạo điều kiện trong sinh. viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh; - Biểu dương trước tập thể cá nhân học sinh có thành tích, phấn đấu trong học tập; - Yêu cầu vừa sức đối với học sinh yếu kém giúp các em từng bước

Ngày đăng: 05/07/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan