Nội dung Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn chủ sở hữu là các loại nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh, hoặc các cổ đông trong công
Trang 1II KIỂM TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1 Nội dung và đặc điểm các khoản mục
1.1 Nội dung
Vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) là các loại nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh, hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần Vốn này được hình thành từ việc góp vốn hoặc kết quả kinh doanh và bao gồm :
_ Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hay mở rộng doanh nghiệp Chủ sở hữu có thể là Nhà Nước, các cá nhân hoặc tổ chức tham gia liên doanh, các cổ đông
_ Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, như từ lợi nhuận chưa phân phối
_ Thặng dư vốn cổ phần, đó là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành
_ Các chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý…
Vốn chủ sở hữu được trình bay trên Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần : Vốn chủ sở hữu, Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.2 Đặc điểm
Nói chung, các tài khoản VCSH có số lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất ít, tuy nhiên chúng rất quan trọng vì:
_ Giá trị của mỗi nghiệp vụ thường lớn
_ Tầm quan trọng của các nghiệp vụ liên quan đến vốn chủ sở hữu, vì rằng việc tăng giảm vốn có thể liên quan đến lợi nhuận, hoặc phải tuân thủ những yêu cầu về mặt pháp lý
Vì vậy, khi kiểm toán vốn chủ sở hữu, kiểm toán viên chủ yếu thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với từng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để đảm bảo sự chính xác và hợp lệ của các nghiệp vụ này
1.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục
_ Các nghiệp vụ liên quan đến VCSH thật sự xảy ra (phát sinh)
_ Mọi nghiệp vụ liên quan đến VCSH đều được ghi chép (Đầy đủ)
_ Các số dư về VCSH được tính toán chính xác và hệ thống nhất với sổ cái (Ghi chép chính xác) _ Các loại VCSH được trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ (Trình bày và công bố)
2 Kiểm toán vốn chủ sở hữu
2.1 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Khi kiểm toán VCSH, tuy chủ yếu là áp dụng các thử nghiệm cơ bản, nhưng kiểm toán viên cũng cần tìm hiểu những nét cơ bản về kiểm soát nội bộ đối với vốn này, như là:
_Sự xét diệt đối với việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến VCSH
2.2 Kiểm toán vốn chủ sở hữu
a Lập bảng kê chi tiết các tài khoản Vốn chủ sở hữu
Kiểm toán viên lập bảng kê chi tiết cho từng loai: Nguồn vốn kinh doanh – Chênh lệch đánh giá tài sản – Chênh lệch đánh giá tài sản…
Bảng kê chi tiết bao gồm những nội dung là số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ phát sinh tăng trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ Căn cứ vào bảng này, kiểm toán viên kiểm tra việc tính toán và đối chiếu tổng số với sổ cái
b Kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ tăng, giảm vốn chủ sở hữu trong kỳ
Việc kiểm tra chứng từ này nhằm mục đích xem xét:
_ Tính hợp lệ của các nghiệp vụ
_ Các nghiệp vụ có được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền trong đơn vị hay không
_ Các nghiệp vụ có được ghi chép theo đung chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không
_ Kiểm tra các nghiệp vụ chi quỹ xem có thực sự xảy ra không
c Kiểm tra chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá
Đối với chênh lệch đánh giá lại tài sản: thường sảy ra các trường hợp:
_ Chênh lệch giữa giá trị sổ sách với giá trị được đánh giá lại
_ Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của Nhà nước
Đối với chênh lệch tỷ giá
_ Trước hết, kiểm toán viên cần tìn hiểu về phương pháp hoạch toán chênh lệch tỷ giá của đơn
vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và áp dụng một cách nhất quán hay không
_ Sau đó, kiểm toán viên chọn mẫu một sồ nghiệp vụ phát sinh chênh lệch tỷ giá trong kỳ và cuối kỳ để kiểm tra viecj tính toán và ghi chép đơn vị Để xem xét tính hợp lý chung của chênh
Trang 2lệch tỷ giá trong niên độ, kiểm toán có thể so sánh chênh lệch tỷ giá phát sinh trong niên độ trước , và giải thích những khác biệt trọng yếu
_ Cuối cùng, kiểm toán viên cũng kiểm tra các nghiệp vụ xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản
và chênh lệch tỷ giá có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiên hành hay không
d Kiểm tra việc trình bày và công bố vốn chủ sở hữu
Kiểm toán viên cần chú ý những vấn đề sau:
_ Các khoản mục VCSH phải được trình bày riêng biệt theo từng loại trên Bảng cân đối kế toán
_ Đơn vị phải công bố về tình hình biến động của VCSH trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính
3 Một số vấn đề về kiểm toán vốn cổ phần của công ty cổ phần
3.1 Kiểm soát nội bộ vốn cổ phần
Kiểm soát nội bộ vốn cổ phần của công ty bao gồm ba nội dung chính:
+ Sự phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ của hội đồng quản trị
+ Sự phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện các nghiệp vụ
+ Duy trì một hệ thống sổ sách đầy đủ
a Kiểm toán của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đối với các nghiệp vụ về vốn
cổ phần
Mọi sự thay đổi về vốn cổ phần đều phải phù hợp với pháp luật, đúng với điều lệ công ty và được
sự phê chuẩn chính thức của Đai hội cổ đông, trong đó phải shi nhận những quyết định về: _ Loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại
_ Mức cổ tức hàng năm của từng cổ phần
_ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của từng loại
Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị có thể dược ủy nhiệm giải quyết một số trường hợp về vốn cổ phần, như:
_ Bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
_ Quyết định huy động vốn theo hình thức khác
_ Giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty
_ Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại
Khi đánh giá kiểm soát nội bộ về vốn cổ phần, kiểm toán viên cần tìm hiểu xem là công ty tự quản
lý theo dõi cổ phần, hay họ sử dụng các dịch vụ lưu ký và chuyển nhượng cổ phần
Riêng tai những đơn vị tự quản lý và giữ sổ sách theo dõi cổ phần, Hội đồng quản trị phải thông qua quyết định về phân công
b Sử dụng dịch vụ lưu ký và chuyển nhượng cổ phần
Khi công ty sử dụng các dịch vụ đôc lập trên thì kiểm soát nội bộ được đánh giá là hữu hiệu do những lý do sau:
_ Các tổ chức được ủy thác để cung cấp các dịch vụ lưu ký và chuyển nhượng cổ phần là đơn vị
có nhiều kinh nghiệm, có các phương tiện chuyên dùng, có đội ngũ nhân viên thành thạo … để tiến hành công việc một cách chuyên nghiệp
_ Sự tách rời các chức năng thực hiện có liên quan đến cổ phiếu (giữ, ghi chép, chuyển đổi…)để giao cho một tổ chức ủy thác độc lập sẽ tăng cường tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
c Sổ cổ phiếu
Sổ cổ phiếu được thực hiện như sổ séc, nghĩa là được in sẳn, được đánh số liên tục, có phần cuống lưu lại sau khi phát hành Trên cổ phiếu bao gồm những thông tin cần thiết
Cần chú ý là ở những đơn vị không sử dụng các dịch vụ lưu ký và chuyển nhượng cổ phần, sổ cổ phiếu phải được lưu trữ bởi một nhân viên trong công ty được Hội đồng quản trị ủy nhiệm chính thức
d Sổ đăng ký cổ đông
_ Sổ cổ đông được mở để theo dõi cho từng cổ đông, và nó có thể giúp xác định được số lượng cổ phiếu và cổ phần mà từng cổ đông đang nắm giữ
_ Sổ đăng ký cổ đông bao gồm nội dung cần thiết về công ty
_ Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký,
bù trừ và thanh toán chứng khoán
e Sử dụng dịch vụ thanh toán cổ tức độc lập
Câc công ty cổ phần cố thể sử dụng dịch vụ này để giảm bớt khả năng sai phạm khi phân phối cổ tức
Trang 33.2 Kiểm toán vốn cổ phần
a Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với vốn cổ phần
b Xem xét giấy phép, điều lệ công ty và các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị có liên quan đến vốn cổ phần
c Phân tích các nghiệp vụ tăng giảm vốn cổ phần
d Kiểm tra các khoản thu được từ phát hành cổ phiếu
e Gửi thư đề nghị xác nhận đến các đơn vị được ủy thác làm dịch vụ lưu ký và chuyển nhượng cổ phần
f Kiểm tra đối chiếu giữa sổ sách kế toán và các sổ theo dõi vốn cổ phần.