nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chínhnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cácnước này.Măc dù có nhiều ý kiến khá
Trang 1Tiểu luận Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay và một số
kiến nghị
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Vai trò của ODA 3
I Khái niệm và các hình thức của ODA 3
II Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam5 Chương II: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ 1992 đến nay 8
I Tình hình tiếp nhận và giải ngana ODA ở Việt Nam 8
II Viện trợ ODA Nhật Bản cho Việt Nam - những kết quả đạt được những khó khăn tồn tại 10
III Ý thức, trách nhiệm của Việt Nam trong quản lý, sử dụng và hoàn trả vốn vay ODA 16
Chương III: Triển vọng và một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA của Nhật Bản 18
I Triển vọng 18
II Một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA 21
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến vững chắctrên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cho nên cần rấtnhiều nguồn vốn Trong đó viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, có vaitrò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ODAcủa Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thểlà: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo cáccông trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng
cơ sở nông thôn; phát triển giáo dục và đào tạo y tế; bảo vệ môi trường và đãđạt được rất nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên nguồn vốn ODA của Nhật Bảnhiện nay ở Việt Nam còn nhiều khó khăn trong sử dụng
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng nêu trên, em đã lựa
chọn đề tài: "Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm
1992 đến nay và một số kiến nghị" làm đề tài tiểu luận thực tập tốt nghiệp.
Mục đích của đề tài là tập trung phân tích vai trò của nguồn viện trợ ODA đốivới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và tình hình quản lý, sử dụngnguồn viện trợ ODA của Nhật Bản Từ đó đưa ra một số kiến nghị để tăngcường thu hút nguồn vốn viện trợ này
Nội dung tiểu luận: bao gồm 3 chương được trình bày theo bố cục
sau:
CHƯƠNG I: Vai trò của ODA.
CHƯƠNG II: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay.
CHƯƠNG III: Triển vọng và một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA của Nhật Bản.
Cuối cùng em xin bầy tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo Khoa Quan hệQuốc tế đã giảng dậy, dìu dắt em trong quá trình học tập Đặc biệt em xinchân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Lan, giảng viên Trường Đại học
Trang 4Ngoại Thương đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tiểu luậnnày.
Do sự mới mẻ của công tác nghiên cứu, cũng như sự hạn chế về thờigian và trình độ nên bài viết không tránh khỏi những sai sót Rất mong được
sự góp ý của quý thầy cô và các bạn
Hà Nội, ngày 20 thàng 3 năm 2003
Sinh viên
Phạm Văn Quân
Trang 5CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA ODA
I Khái niệm và các hình thức của ODA
Để hiểu được đúng đắn bản chất của ODA và vận dụng nó có hiệuquả, chúng ta cần nghiên cứu kỹ hoàn cánh ra đời và quá trình phát triển của
nó ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế họach Marshall,
để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tànphá Đểc tiếp nhận viện trợ của kế họach Marshall, các nước Châu Âu đã đưa
ra một chương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chứchợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD)
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD đã lập ra những uỷban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp cácnước đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu
tư ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay Lợithế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuậnlợi, lãi xuất thấp ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các nước đang
phát triển
Cho đến nay chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA, nhưng sự khácbiệt giữa các định nghĩa không nhiều, có thể thấy điều này qua một số ý kiếnsau:
Theo PGS TS Nguyễn Quang Thái ( viện chiến lược phát triển): Hỗtrợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc chovay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơquan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chínhphủ (NGO)
Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: ODA là viện trợkhông hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phầnviện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay
Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó lànguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các
Trang 6nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chínhnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cácnước này.
Măc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ODA có các đặc điểm chính
đó là: Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơquan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự ánmang tình chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triểnkinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hộicủa nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay
Quá trình cung cấp ODA đem lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nướcđang và kém phát triển có thêm khối lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài đểđẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé củamình Phía còn lại cũng đạt được những lợi ích trong các điều kiện bắt buộckèm theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuậnlợi cho họat động của các công ty của mình khi thực hiện đầu tư tại các nướcnhận viện trợ
Mặt khác việnh trợ ODA mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồngthời là sự quan tâm giúp đỡ của các nước giàu đối với các nước nghèo, tăngcường thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau,giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia
Các hình thức của ODA được chia làm 3 loại chính, trong mỗi loại lạiđược chia thành nhiều loại nhỏ
Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có: viện trợ không hoàn lại:bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bênnhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận giữa các bên; Việntrợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vaymột khoản tiền( tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi
và thời gian trả nợ thích hợp; ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kếthợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo cácđiều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA
Trang 7vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần
ưu đãi và một phần tín dụng thương mại
Phân loại theo nguồn cung cấp thì có: ODA song phương: là các khoảnviện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ chonước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giã hai chínhphủ; ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc
tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ mộtnước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phươngnhư UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoảnviện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhậnviện trợ
Phân loại theo mục tiêu sử dụng có: Hỗ trợ cán cân thanh toán; tíndụng thương nghiệp; viện trợ chương trình; viện trợ dự án
Hỗ trợ cán cân thanh toán là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngânsách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giaotiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá);Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theocác điều kiện ràng buộc Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhậnphải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp;Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA Điềukiện để được nhận viện trợ dự án là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạngmục sẽ sử dụng ODA"; Viện trợ chương trình là nước viện trợ và nước nhậnviện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác địnhchính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào
II Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Kể từ năm 1986 là thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam,cho đến nay đất nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế
và ổn định xã hội Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để có những bước phát triển lớn hơn thì
Trang 8vốn và công nghệ là những yếu tố không thể thiếu Mặc dù đã trải qua hơnmột thập kỷ trong sự nghiệp đổi mới nhưng Việt Nam vẫn mới được coi bắtđầu bước vào giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá Do đó thu hút và
sử dụng các nguồn vốn bên ngoài không chỉ có FDI mà cả ODA, đặc biệt làODA Nhật Bản có vai trò rất quan trọng cho việc tạo đà phát triển của nềnkinh tế nước nhà
ODA của Nhật Bản vẫn được coi là một nguồn vốn hết sức quý giá chotiến trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế ở Viêt Nam Chính sách ODAcủa Nhật Bản trong khoảng một thập kỷ qua về cơ bản là đáp ứng được sựmong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, và nó đã hỗ trợ tích cựccho sự phát triển hợp tác lâu dài giữa Viêt Nam và Nhất Bản đặc biệt trongcác quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế
Nếu tính từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã luôn là nước đứng đầu vềviện trợ ODA dành cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên tới 509,804 tỷyên, tương đương trên 5 tỷ USD Điều đó trước hết thể hiện đường lối mongmuốn tăng cường hợp tác trên lĩng vực kinh tế với Việt Nam Vốn ODA củaNhật Bản dành cho Việt Nam đã tăng năm sau lớn hơn năm trước Điều đó cómột ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước,đặc biệt là quan hệ ngoại giao và kinh tế Đồng thời nó cũng có tác độgkhông nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam Sau Nhật Bản thìmột loạt các nước phát triển khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã nối lại vàtăng cường viện trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường của Việt Nam
Nhìn một cách bao quát nhất, nguồn vốn ODA của Nhật Bản trước hết
có vai trò bổ sung nguồn vốn trong nước Việt Nam bước vào quá trình thựchiện cải cách với điều kiện cơ sở hạ tầng còn hết sức thấp kém Việc cải tạo
và phát triển nó đòi hỏi trước hết phải có một nguồn vốn rất lớn, đọi hỏi nàymang tính tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở một nướcchậm phát triển như Việt Nam hiện nay Tuy nhiên việc huy động và sử dụngnguồn vốn trong nước còn rất nhỏ bé do mức tiết kiện trong nước còn thấp, tỷ
Trang 9lệ huy động vồn nhàn rỗi cho đầu tư cũng ở mức rất khiêm tốn sẽ không đảmbảo thoả mãn nhu cầu khách quan ấy
Với ý nghĩa trên, ODA của Nhật Bản được xem như một trong cácnguồn vốn cơ bản từ bên ngoài có thể thu hút để thúc đẩy nhanh sự phát triểnkinh tế, xã hội của Việt Nam Ví dụ trong nhiều năm, đặc biệt năm 1998 nềnkinh tề Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cơn bão tàichính ở Châu Á, Chính phủ đã phải sử dụng tới cả ODA như là một nguồn tàichính bổ sung cho ngân sách: 3% để hỗ trợ ngân sách, 17% dành cho giáo dục
và đào tạo, 35% cho xây dựng cơ bản, 45% cho vay lại các dự án
Có thể nhận thấy rằng bước vào thời kỳ đổi mới, đặc iệt trong thập kỷ
90 vừa qua, trợ giúp phát triển chính thức dưới dạng viện trợ không hoàn lại
và trợ giúp kỹ thuật của Nhật Bản đã phần nào giúp Việt Nam tiềp thu nhữngthành tựu khoa học và công nghệ mới, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá rútngắn thông qua chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đây được cho
là lợi ích căn bản, lâu dài mà ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thập
Thực hiện theo các cam kết cấp cao giữa chính phủ hai nước, nguồnvốn ODA này đã giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cảicách doanh nghiệp quốc doanh, tự do hoá thương mại, cải tạo hệ thống tàichính tiền tệ quốc gia đặc biệt là ngân hàng ở Việt Nam Kết quả của nhữngcải cách đó sẽ giúp Việt Nam có thể hội nhập được với tiến trình phát triểnchung của khu vực và thế giới
Tóm lại, viện trợ phát triển của nhật Bản cho Việt Nam trong giai đoạnvừa qua về cơ bản là phù hợp với những ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của
Trang 10Việt Nam, đặc biệt là đã hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện và phát triển cơ sở hạtầng, từng bước nâng cao năng lực sản xuất và quản lý, góp phần chuyển giaocông nghệ và phát triển nguồn nhân lực, từ đó Việt Nam từng bước nâng caovai trò của nền kinh tế và vị thế của đất nước.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VIỆN TRỢ ODA CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT
NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY
I Tình hình tiếp nhận và giải ngân ODA ở Việt Nam
Về tiềp nhận: trong chiến tranh chống Mỹ Việt Nam đã thiết lập quan
hệ ngoại giao với các nước XHCN và nhận được nhiều khoản viện trợ Sauchiến tranh chúng ta vẫn tiếp tục nhận tài trợ ODA không những từ các nướcXHCN mà cả từ các nước TBCN, đặc biệt từ thập kỷ 90 đến nay viện trơODA dành cho Việt Nam ngày càng tăng, có vai trợ quan trọng trong sự pháttriển kinh tế của Việt Nam Các nhà tài trợ song phương và đa phương chính
đó lạ:
Đa phương: Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB); Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và Liên hợp quốc…
Song phương: Nhầt Bản, Hàn Quốc, Úc, Thụy Điển, Đài Loan, Pháp,
Bỉ và Canađa…Trong đó Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam,với những hình thức cung cấp đa dạng và ưu đãi Bên cạnh đó WB, ADBcũng là hai nguồn viện trợ lớn
Bảng1: Tổng vốn ODA cam kết vào Việt Nam (Tỷ USD)
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 tổngCam kết 1,88 1,94 2,26 2,43 2,40 2,40 2,70 2,8 18,81Giải ngân 0,27 0,62 o,66 0,98 1,015 1,04 1,2 0,785 5,798(Theo: Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - NXB giáo dục - 2000)
Trang 11Về giải ngân ODA nói chung và ODA nhật Bản nói riêng trong thờigian qua và hiện nay của chúng ta, qua các tư liệu tổng hợp cho thấy chiềuhướng viện trợ chính thức cho Việt Nam tiềp tục tiến triển thuận lợi ở một sốmặt quan trọng, song còn nhiều vấn đề thách thức.
Nếu tính từ tháng 11 năm 1992 tới năm 1997, trong gần 6 năm đầu ViệtNam được nối lại viện trợ đa phương (trong đó nguồn ODA của Nhật Bảnđóng vài trò quan trọng nhất với tỷ trọng luôn chiếm trên 50%) với các mứccam kết rất cao, trung bình trên 2 tỷ USD/năm Mức giải ngân cho tổng góiODA nói chung đã tăng đáng kể khoảng 1 tỷ USD/năm trong các năm 1996,
1997 và 1998 Mặc dù chiều hướng giải ngân ODA tăng lên chủ yếu donhững tiến bộ trong việc thực hiện các dự án và nó được triển khai trên mộtdiện tương đối rộng, ở hầu hết các loại hình dự án ODA, kể cả các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật Tuy nhiên, so với thực tế thì việc giảingân còn nhiều vấn đề phải tính toán
Xét riêng việc giải ngân vốn tín dụng ưu đãi ODA của Nhật Bản choViệt Nam trong thời gian qua mới đạt mức trung bình tăng khoảng 4% năm.Mặc dù đây được thừa nhận là có sự cố gắng rất lớn của Việt Nam, năm 1992mức giải ngân mới chỉ đạt khoảng 3%; năm 1996 đạt 6%; năm 1998 đạt14,9%
Trong thời gian qua đã có một số chương trình dự án ODA đã thực hiệnxong và hiện đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam như nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên Phú
Mỹ 2 -giai đoạn 1; một số đoạn đường, cầu trên các đường quốc lộ số 1, số 5;nhiều bệnh viện ở các thành phố và thị xã như bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố
Hồ Chí Minh), Việt Đức (Hà Nội) và nhiều trường học cũng được xây dựng ởnhiều nơi
Bên cạng những kết quả đạt được trong công tác huy động, tiềp nhậnquản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ không ít tồntại ảnh hưởng tới hiêụ quả sử dụng vốn Tốc độ giải ngân đối với các dự án sửdụng ODA các năm qua có tằng lên nhưng vẫn còn quá chậm do các nguyênnhân sau:
Trang 12Thứ nhất, khâu khảo sát thiết kế, chuẩn bị dự án chất lượg không caonên giai đoạn thực hiện dự án phải khảo sát, thiết kế lại, hoặc phải bổ sungthiết kế mất nhiều giời gian và chính sách giải quyết thủ tục về đất đai khôngđược đồng bộ với chíng sách tín dụng
Thứ hai, yêu cầu của các nhà tài trợ về việc chấp hành nguyên tắc đấuthầu khắt khe và phức tạp, nên việc triển khai đấu thầu chập, quy trình đấuthầu, xét thầu, giao thầu kéo dài hơn so với kế họach do có sự khác biệt giữathủ tục trong nước và nước ngoài
Thứ ba, năng lực của các cơ quan thực hiện dự án còn hạn chế, trình độnăng lực quản lý nợ của các cán bộ còn yếu kém, chính sách của nhà nướcchưa đầy đủ, đồng bộ, thủ tục hành chính còn rườm rà Chính vì vậy việc giảingân ODA thấp và gây ra một số bất lợi cho Việt Nam, đó là các công trìnhthực hiện không đúng tiến độ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế giảmhiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng tới thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
đã họach định Từ thực tế trên, để tăng cường quản lý, tăng tốc độ giải ngân,
sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, chúng ta cần có những biện phát hữu hiệuhơn để phát huy được hiệu quả của nguồn vốn này trong phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước
II Viện trợ ODA Nhật Bản cho Việt Nam - những kết quả đạt được và những khó khăn tồn tại.
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm vàchính thức được phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đìnhchỉ vốn ODA cho Việt Nam Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bốnối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yênvới lãi suất ưu đãi 1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu khôngphải trả lãi
Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam cómột ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời
kỳ mới trong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩng vực giữa hai quốc gia
Trang 13Về phía Nhật Bản, quyết định này phản ánh ý chí mạnh mẽ của Nhậtnhằm đóng vai trò lớn hơn và độc lập hơn trong việc tạo lập một hệ thống mớinhững mối quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới, một vai trò tươngứng với tầm vóc kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.Quyết định này cũng được xem như một dấu hiệu về việc công khai sự ủng hộcủa Nhật đối với chính sách đổi mới toàn diện của Việt nam, giúp Việt Namnhanh chónh hoà nhập với cộng đồng quốc tế mà trước hết là với tổ chứcASEAN, thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam;thiết lập các mối quan hệ về thương mại và đầu tư lâu dài với giới kinh doanhNhật Bản.
Về phía Việt Nam, trong thực tế việc Nhật Bản quyết định viện trợODA trở lại cho Việt Nam vào thời điểm khi Mỹ vẫn chưa xoá bỏ lệnh cấmvận của họ với Việt Nam và tiếp tục gây áp lực ngăn cản Nhật Bản mở rộngviện trợ cho Việt Nam, do vậy nối lại viện trợ là một nguồn động viên hết sức
to lớn cho Việt Nam Nhật Bản viện trợ ODA trở lại không những chỉ giúpkích thích sự phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam, thu hútnhiều nguồn viện trợ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc củng cố và phát triển mở rộng quan hệ thương mại cũng như hợptác kinh tế giữa hai nước, mà còn đóng góp vào việc khái thác các nguồn việntrợ đa phương, tạo ra những cơ hội cho liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam
và tạo ra động lực để cải thiện và mở rộng các mối quan hệ quốc tế của ViệtNam
Cùng với việc cấp trở lại ODA song phương cho Việt Nam, Nhật Bản
đã đóng vai trò tích cực trong việc giúp Việt Nam khai thác các nguồn việntrợ khác từ các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế như Ngân háng Thế giới(WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác Nhật Bản lànước cung cấp viện trợ lớn nhất trong số 23 nước và 17 tổ chưc quốc tế tham
dự Hội ghị các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên trong lịch
sử tại Paris vào tháng 11 năm 1993 nhằm mục đích thảo luận phương hướngtrợ giúp đối với quá trình khôi phục kinh tế ở Việt Nam
Trang 14Năm 1992 là năm đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Việt Nam - NhậtBản, đặc biệt thể hiện ở quan hệ viện trợ phát triển Việt Nam trở thành 1trong 10 nước đứng đầu danh sách nhận viện trợ ODA song phương của NhậtBản với số vốn là 281,24 triệu USD, đứng thứ 6 sau các nước như Inđônêxia
là 1356,71 triệu USD, Trung Quốc: 1050,76 triệu USD, Philippin: 1030,67triệu USD, Ấn Độ: 425,29 triệu USD và Thái Lan: 413,97 triệu USD NhậtBản cũng đã trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo
là Thụy Điển: 59,01 triệu USD, Italia: 26,35 triệu USD và Pháp: 19,62 triệuUSD
Đến năm 1993, Việt Nam xếp thứ 9 trong số các nước nhận viện trợkhông hoàn lại của Nhật Bản với số tiền là 6720 triệu yên, sau Bănglađét với
19287 triệu yên rồi đến Philippin, Trung Quốc, Cămpuchia, Hylạp, Inđonêxia,Nêpan và Pakistan.Trong năm 1993 nhật Bản đã cam kết các khoản cho vayhàng hoá và cho vay dự án giúp Việt Nam xây dựng lại cơ sở hạ tầng về kinh
tế và ký văn bản nghi nhớ vào tháng 1 năm 1994
tháng 11 năm 1993 một nhóm chuyên gia Nhật Bản được cử sang ViệtNam giúp soạn thảo Bộ luật Dân sự và cải cách hệ thống quản lý điều hànhchính ở các chính quyền địa phương Tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Nhật BảnTomiichi Myazawa sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam đã ký các vănkiện về việc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 7733 triệu yên
Năm 1994 Việt Nam đứng số 12 trong số các nước nhận viện trợ khônghoàn lại của Nhật Bản với số tiền là 58,76 triệu USD Ngoài ra, Nhật còn việntrợ hợp tác kỹ thuật cho Việt Nam trị gia 24,46 trriệu USD Việt Nam đứngthứ 16 trong số các nước nhận viện trợ song phương của Nhật Bản Đến đầunăm 1995, Nhật Bản đã cho Việt Nam vay 165 tỷ yên, bao gồm cả 97,8 tỷ yên
từ khi khôi phục viện trợ vào năm 1992
Đi đôi với việc nối lại viện trợ ODA song phương cho Việt Nam, NhậtBản còn đóng vai trò tích cực giúp Việt Nam khai thác nguồn viện trợ từ các
tổ chức quốc tế Ngân hàng xuất khẩu Nhật Bản cùng với 8 ngân hàng khác
và Ngân hàng Thương mại của Pháp đã cho Việt Nam vay 85 triệu USD để