1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TUẦN 5(CKTKN)

27 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 402,5 KB

Nội dung

TUẦN 5 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009 Buổi Sáng Tập đọc NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I.Mục tiêu -Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với người kể chuyện. -Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực dũng cảm, dám nói lên sự thật. II.Đồ dùng dạy học -Tranh minh họa bài tập đọc T 46. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng đọc bài thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi. 2.Bài mới 2.1.Giới thiệu bài +Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này em thường gặp ở đâu? -GV giới thiệu 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a.Luyện đọc: -Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc. -Giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm cho HS. -Gọi 1 HS đọc toàn bài. -Gọi 1 HS đọc phần Chú giải. -GV đọc mẫu b.Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. c.Thi đọc diễn cảm, luyện đọc hay -Gọi 4 HS đọc tiếp nối toàn bài, cả lớp theo dõi tìm giọng. -GV đưa ra đoạn văn cần luyện đọc, đọc mẫu. -Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc diễn cảm. -Gọi 2 HS đọc. -Gọi 3 HS đọc phân vai. 3.Củng cố +Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng đọc và trả lời. -1 HS trả lời. -Lắng nghe. -HS đọc tiếp nối nhau 2 lượt. -Nghe và sửa lỗi. -1 HS đọc toàn bài. -Đọc phần Chú giải ở SGK. -Lắng nghe. -Đọc thầm và trả lời. -4 HSđọc tiếp nối từng đoạn. -Theo dõi. -Tìm ra giọng đọc cho từng nhân vật. -2 HS đọc. -3 HS đọc. -Về nhà chuẩn bị bài sau. Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận, năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. - Giáo dục HS yêu môn học, tính cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy học -Phiếu học tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng làm bài, đồng thời kiểm tra vở bài tập của HS. -Chữa bài, nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới 2.1.Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2.2 Luyện tập, thực hành Bài 1: a) Hỏi:+Nhắc lại cách nhớ số ngày trong tháng trên bàn tay. b) Giới thiệu năm nhuận, năm không nhuận. Năm nhuận tháng 2 có 29 ngày, năm không nhuận tháng 2 có 28 ngày. - Nhận xét, biểu dương. Bài 2: -Hướng dẫn cách làm một số câu: * 3 ngày = … giờ. Vì 1 ngày = 24 giờ nên 3 ngày = 24giờ × 3 = 72 giờ. Vậy ta viết 72 vào chỗ chấm. Bài 3: - Hướng dẫn nhận xét, bổ sung - Nhận xét, cho điểm Y/ cầu hs khá, giỏi làm thêm BT4,5 Bài 4: - Hướng dẫn nhận xét, bổ sung -Nhận xét, cho điểm Bài 5: -Hướng dẫn, giải thích. - Nhận xét, điểm 3.Củng cố -Tổng kết giờ học. -2 HS lên làm. - Đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Vài HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung -Đọc đề, thầm - Lắng nghe - Vài HS làm bảng, lớp làm vào vở, nhận xét. -Đọc đề, thầm -2 HS làm bảng- lớp làm vở,nhận xét, bổ sung. * HSkhá, giỏi làm thêm BT4,5 -Đọc yêu cầu bài tập, phân tích bài toán -1HS làm bảng-lớplàm vở, nhận xét. - Đọc đề, quan sát, chọn câu trả lời đúng và giải thích, lớp nhận xét, biểu dương Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.Mục tiêu -Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về tính trung thực. -Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II.Đồ dùng dạy học -Viết sẵn đề bài trên bảng lớp. III.Các hoạt động dạy học Các hoạt động của thầy Các hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi 2HS kể lại truyện Một nhà thơ chân chính. -Nhận xét, cho điểm. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: -Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS. -GV giới thiệu. 2.2.Hướng dẫn kể chuyện a.Tìm hiểu đề bài -Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực. -Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. +Tính trung thực biểu hiện như thế nào? +Em được đọc câu chuyện ở đâu? -GV hướng dẫn các tiêu chí đánh giá. b.Kể chuyện trong nhóm -Chia nhóm, yêu cầu HS kể lại chuyện cho các bạn nghe. -GV giúp đỡ từng nhóm. c.Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện -Tổ chức cho HS thi kể. -Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. -Yêu cầu HS tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất. -Tuyên dương những HS kể tốt. 3.Củng cố -Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà kể lại chuyện, chuẩn bị bài sau. -2 HS kể. -Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị -Lắng nghe. -2HS đọc đề bài. -4 HS tiếp nối nhau đọc. -Trả lời tiếp nối. -Em đọc trên báo, trong sách Đạo đức, nghe bà kể -Cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. -HS kể tiếp nối nhau và nêu ý nghĩa câu chuyện. -Nhận xét bạn kể. -Về nhà tập kể lại câu chuyện Buổi chiều Đạo đức BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T 1) I.Mục tiêu: -Biết được: Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. -Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ 1 Nhận xét tình huống -GV nêu tình huống và tổ chức cho HS làm việc cả lớp. +Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? -Ghi lại các ý kiến - tổng hợp lại và kết luận. + Vậy đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì? -Kết luận: trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. HĐ 2: Em sẽ làm gì? -Yêu cầu HS đọc tình huống và thảo luận theo nhóm giải quyết tình huống. -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác nhận xét. +Vì sao nhóm em chọn cách giải quyết đó? -Kết luận: Khẳng định lại cách giải quyết trong các tình huống. +Vậy, trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì? +Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em? -GV chốt. HĐ 3: Bày tỏ thái độ -GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm -GV lần lượt đưa ra tình huống. -Yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn. -GV tổng kết, khen ngợi các nhóm đã trả lời chính xác. -Kết luận. HĐ 4: Thực hành -Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. -Lắng nghe tình huống và trả lời. -HS lắng nghe. -Động não trả lời. -Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến. -Nhắc lại. -HS làm việc theo nhóm: đọc tình huống và thảo luận theo hướng dẫn. -Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. -Giải thích. -HS nghe. -Có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻ các mong muốn. -Việc vui chơi, đọc sách báo, tham gia các câu lạc bộ -Lắng nghe. -Nghe GV hướng dẫn. -Giơ giấy màu để đánh giá. -Giải thích theo ý hiểu. -Lắng nghe. GĐHSY Toán RÈN CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I.Mục tiêu Củng cố để HS nắm: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận, năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.1.Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2.2. Ôn về các đơn vị đo thời gian +Nêu những đơn vị đo thời gian đã học? +Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đó? 2.3.Luyện tập, thực hành Bài 1 -Bài tập yêu cầu ta làm gì? -Yêu cầu HS viết vào chỗ chấm. -Gọi HS nêu kết quả. -Chốt lại lời giải đúng. +Các tháng có 30 ngày là: 4,6,9,11 +Các tháng có 31 ngày là: 1,3,5,7,8,10,12 +Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là: 2 Bài 2 -Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng. -Gọi HS khác nhận xét, giải thích cách làm. -Nhận xét. Bài 3 -Gọi HS nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS làm bài, gọi 2 em lên bảng. -Nhận xét, yêu cầu HS giải thích cách điền dấu. Bài 4 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS khoanh vào câu trả lời đúng. -Chữa bài. a) B.Thứ năm b) C. 7002 3.Củng cố -Tổng kết giờ học. -Tuyên dương những em làm bài tốt. -Dặn HS về nhà làm bài. -Nghe GV giới thiệu. -HS nêu những đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đó. -Viết vào chỗ chấm. -1HS lên bảng,cả lớp làm vở -Nêu miệng kết quả. -Lắng nghe. -1 HS đọc yêu cầu. -Cả lớp làm vở, 1em lên bảng. -Giải thích cách làm. -1 HS đọc yêu cầu. -2 HS lên bảng,cả lớp làm vở. -HS giải thích. -1 HS đọc -Cả lớp làm vào vở, 2em lên bảng. -Về nhà làm bài. Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2009 Buổi sáng Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I.Mục tiêu -Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả tục ngữ, thành ngữ, và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm trung thực - tự trọng; tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được; nắm được nghĩa từ “tự trọng”. II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp. +Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp (bạn học, bạn đời, bạn đường, anh em, anh cả, em út, anh rễ, thương yêu, vui buồn) -Nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy học bài mới 2.1.Giới thiệu bài -GV giới thiệu. 2.2Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 -Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm. -Các nhóm dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận về các từ đúng. Bài 2 -Yêu cầu HS suy nghĩ, tự đặt câu Bài 3 -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ đúng nghĩa của từ tự trọng. -Gọi HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 4 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu Hs trao đổi trong nhóm. -Gọi HS trả lời, GV ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung. -GV kết luận. 3.Củng cố: +Em thích nhất câu thành ngữ, tục ngữ nào? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các thành ngữ, tục ngữ. -2 HS lên bảng, một em tìm từ ghép phân loại, 1 em tìm từ ghép tổng hợp. -Lắng nghe. -1 HS đọc. -Các nhóm thảo luận. -Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. -Suy nghĩ và nói câu của mình. -Hoạt động cặp đôi. -Trình bày, nhận xét, bổ sung. -2 HS đọc thành tiếng. -Trao đổi trong nhóm. -Trả lời, bổ sung. -Nói theo suy nghĩ của mình. -Về nhà học bài. Toán TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I.Mục tiêu -Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. -Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số. II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng làm bài. -Chữa bài, nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới 2.1.Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng 2.2.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng a)Bài toán 1 -GV yêu cầu HS đọc đề toán. +Có tất cả bao nhiêu lít dầu? +Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? -GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. +Số trung bình cộng của 4 và 6 là mấy? +Nêu cách tìm số trung bình cộng? -GV khẳng định lại các bước tìm và rút ra quy tắc. b)Bài toán 2 -Yêu cầu HS đọc đề. +Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? -Yêu cầu cả lớp làm nháp, 1 HS lên bảng. -Nhận xét. 2.3.Luyện tập Bài 1 -GV gọi HS đọc đề bài. -Yêu cầu cả lớp làm vào vở.Gọi 3 HS lên làm. -Nhận xét. Bài 2 -Gọi HS đọc đề toán +Bài toán cho biết gì? Yêu cầu chúng ta tính gì? -Yêu cầu HS làm bài. -Chữa bài 3.Củng cố -GV tổng kết giờ học.Dặn dò HS về nhà làm bài. -2 HS lên làm, cả lớp làm vào nháp. -Nghe GV giới thiệu. -1 em đọc. -Có tất cả 4 + 6 =10 lít dầu. -Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu. -1HS lên bảng.Cả lớp làm nháp. -Là 5. -Suy nghĩ và nêu. -Nêu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số. -HS đọc đề toán. -Trả lời. -1HS lên bảng,cả lớp làm vở. -HS nêu lại quy tắc tìm số TBC. -Đọc đề. -Cả lớp làm vở, 3HS lên bảng. -1HS đọc đề bài. -HS trả lời. -Cả lớp làm vở.1em lên bảng. -Về nhà làm bài 3. Khoa học SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I.Mục tiêu -Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. -Nêu ích lợi của muối i-ốt ( giúp cơ thể phát triển trí tuệ và thể lực), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao). II.Đồ dùng dạy học -Hình minh họa trang 20,21 SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ +Tại sao cần phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? +Tại sao nên ăn nhiều cá? 2.Bài mới 2.1.Hoạt động 1:Trò chơi “Kể tên các món rán (chiên) hay xào -Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. -Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) hay xào. -GV cùng trọng tài đếm và công bố kết quả. +Gia đình em thường rán (chiên) hay xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật? 2.2.Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật -Yêu cầu HS quan sát hình 20 SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời câu hỏi: +Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật? +Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? -Gọi 2-3 nhóm trình bày. -Nhận xét. -Yêu cầu HS đọc phần thứ nhất mục Bạn cần biết. 2.3.Hoạt động 3:Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn? +Muối i-ốt có ích lợi gì cho con người? -Gọi HS đọc phần thứ 2 mục Bạn cần biết. -Ăn mặn có tác hại gì? 3.Hoạt động kết thúc -Nhận xét giờ học,tuyên dương nhữngHStích cực -2 HS lên bảng trả lời. -Chia đội và cử trọng tài. -Lên bảng viết tên các món ăn: Thịt rán, cá rán, nem rán -3-4 em trả lời. -Chia nhóm và hoạt động theo định hướng của GV. -Những món ăn: thịt rán, tôm rán, thịt bò xào -Vì chất béo động vật khó tiêu, chất béo thực vật dễ tiêu. -Đại diện nhóm trả lời - 2 HS đọc. -Chia nhóm, nhận đồ dùng htập. -Thảo luận cặp đôi, trình bày. -3-5 em đọc. -Khát nước và bị huyết áp cao -Về nhà học bài. Ôn luyện Mỹ thuật ÔN LUYỆN: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH PHONG CẢNH I.Mục tiêu: -Giúp HS hiểu được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. -Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. -Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh. II.Đồ dùng dạy học -Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. HĐ 1 : Xem tranh 1.Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 - 1976) -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi gợi ý: +Trong bức tranh có những hình ảnh nào? +Tranh vẽ về đề tài gì? +Màu sắc trong bức tranh như thế nào? Có những màu gì? +Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? +Trong tranh còn những hình ảnh nào nữa? -GV tóm tắt. 2.Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học) -GV cho HS xem tranh, ảnh về Hồ Gươm để các em hình dung được vẻ đẹp của Hồ Gươm, không chỉ ở dáng vẻ mà còn ở ý nghĩa lịch sử. -Gợi ý HS tìm hiểu bức tranh: +Các hình ảnh trong bức tranh +Màu sắc +Chất liệu +Cách thể hiện -GV kết luận. -Cho HS xem thêm một số bức tranh phong cảnh khác. HĐ 2: Nhận xét, đánh giá -Nhận xét chung tiết học, khen những em có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học. Dặn dò: Quan sát các loại quả hình cầu. -Lắng nghe -Tiến hành thảo luận nhóm theo các gợi ý. -Người, cây, nhà, ao làng -Nông thôn. -Tươi sáng, nhẹ nhàng. Màu vàng của đống rơm -Phong cảnh làng quê. -Các cô gái ở bên ao làng. -Lắng nghe. -Quan sát. -Tìm hiểu theo các gợi ý. -Cầu Thê Húc, cây phượng, hồ gươm -Tươi sáng, rực rỡ -Màu bột -Ngộ nghĩnh, hồn nhiên. -Lắng nghe. -Xem và tìm hiểu. -Về nhà làm theo GVhướng dẫn Buổi chiều BD Tiếng Việt TRE VIỆT NAM-PHÂN BIỆT ÂM CUỐI N / NG I.Mục tiêu -Nghe - viết đúng chính tả và trình bày sạch sẽ, đúng quy định đoạn từ “ yêu nhiều cho măng ” trong bài: Tre Việt Nam. -Làm bài tập chính tả phân biệt âm cuối n / ng. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi HS lên bảng viết theo GV đọc: lủng củng, vẽ cảnh, sạch sẽ, suy nghĩ. 2.Bài mới 2.1.Giới thiệu bài -Tiết chính tả này các em sẽ viết một đoạn trong bài Tre Việt Nam. 2.2.Hướng dẫn nghe-viết chính tả a.Trao đổi về nội dung đoạn thơ -Gọi 1 HS đọc đoạn thơ. -H: Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất cần cù, đoàn kết của người dân Việt Nam? b.Hướng dẫn viết từ khó -Yêu cầu HS nêu từ khó viết. -Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được. c.Viết chính tả -GV đọc cho HS viết. d. Soát lỗi và chấm bài 2.3.Bài tập: Điền vần an hoặc ang vào đoạn văn sau Ngay thềm lăng, mười tám cây v tuế tượng trưng cho một h quân danh dự đứng tr nghiêm. 4.Củng cố dặn dò -Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp. -HS nghe -1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm -HS trả lời. -HS nêu: khuất, bão bùng, tre -HS luyện viết vào nháp. -HS viết vào vở -Đổi vở cho nhau để soát lỗi. -Đọc yêu cầu. -Làm vào vở, 2 em lên bảng. -Nhận xét. BD Toán LUYỆN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I.Mục tiêu -Củng cố để HS hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. -Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số. II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng nêu lại quy tắc tìm số trung bình cộng. 2.Bài mới Bài 1 -GV gọi HS đọc yêu cầu. -2 HS lên trả lời. -1 em đọc. [...]... học,dặn dò HS về nhà làm bài tập Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I.Mục tiêu -Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình Từ đó vạch ra được hướng phấn đấu trong tuần tới -Giáo dục ý thức tổ chức tổ chức kỉ luật II.Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy 1.Ổn định tổ chức -Yêu cầu cả lớp hát một bài 2.Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần qua *Ưu điểm: - Đa số các em đi học chuyên cần, đúng giờ,... có chất lượng -Trong giờ học nhiều em sôi nổi phát biểu xây dựng bài *Nhược điểm: -Một số em vẫn còn thiếu khăn quàng -Có một vài em về nhà chưa học bài và làm bài tập, chưa chú ý nghe giảng 3.Kế hoạch tuần 5: -Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm -Nâng cao ý thức tự giác trong mọi hoạt động -Chấn chỉnh trang phục, giữ gìn vệ sinh cá nhân -Tham gia tốt hoạt động đầu buổi, giữa buổi -Làm vệ sinh lớp . TUẦN 5 Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009 Buổi Sáng Tập đọc NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I.Mục tiêu -Biết

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:00

Xem thêm

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w