1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo tình hình triển khai

9 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 106,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG ĐƠN VỊ THCS ĐẠ M’RÔNG Số /BC - ĐMR CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Đạ M’rông, ngày 20 tháng 3 năm 2010. BÁO CÁO TÓM TẮT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC” Năm học 2009 – 2010 Kính gửi : Đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục Đào tạo Đam Rông. Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD & ĐT V/v: Phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Thực hiện Kế hoạch số 12/KH-PGD&ĐT ngày 04/09/2008 của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Đam rông. Thực hiện Kế hoạch số: 24/KH-ĐMR ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Trường THCS Đạ M’rông V/v: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008 – 2009 và Giai đoạn 2008 – 2013. Thực hiện công văn số 211/CV-PGD&ĐT ngày 03 tháng 10 năm 2008 của PGD & ĐT Đam Rông V/v: Hưởng ứng thực hiện “Tuần lễ phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thực hiện công văn số 21/CV – LT ngày 18/3/2010 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” năm học 2009-2010. Nay đơn vị trường THCS Đạ M’rông báo cáo các nội dung đã thực hiện được trong các năm học vừa qua cụ thể như sau: I - Về quy mô, số lớp, học sinh (tính đến tháng 3/2010) - Trường : có 13 lớp; có 01 điểm trường chính và 01 phân trường (điểm chính 10 lớp, phân trường 03 lớp). - Có 384 học sinh/ 13 lớp, giảm 12 học sinh so với đầu năm. Trong đó : Học sinh dân tộc 370 em, nữ 214 em. II – Các phương thức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” : 1. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp: Quán triệt và triển khai chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 2/7/2008 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013; Kế hoạch số 307/Kh-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của bộ Giáo dục và đào tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. Triển khai công văn số 5908/UBND – VX, ngày 22/8/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v: triển khai thực hiện các phong trào thi đua “Xây dựng trừơng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013; Kế hoạch số 1115/KH-SGDĐT ngày 27/8/2008 của Sở giáo dục và đào tạo Lâm Đồng về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013; Công văn số 1741/BGDĐT- GDTrH ngày 05/03/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. 2. Sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương (thuận lợi, khó khăn, kết quả, kiến nghị): a. Thuận lợi : Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, nên trong quá trình triển khai các hoạt động phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực diễn ra thuận lợi cụ thể: +) Ngày 05/09/2008: nhà trường cùng với Chính quyền tổ chức ký cam kết và phát động thi đua thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. b. Khó khăn : Do địa hình vùng miền nên có một số điểm quy định đánh giá trong việc thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” như: Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn, dân trí tại xã còn thấp, nhân dân ở rải rác trên một vùng rộng lớn nên công tác triển khai và thực hiện kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn. Chưa tổ chức cho học sinh đi thăm quan và chăm sóc các điểm di tích do nguồn vốn còn nhiều hạn chế. Đa số Giáo viên trong trường đều từ nơi khác đến nên chưa biết nhiều về ngôn ngữ địa phương vì vậy việc giao tiếp với nhân dân địa phương và việc Giáo viên gần gũi với học sinh còn nhiều bất cập. c. Kết quả : Phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013 cụ thể đạt được như sau: Trường lớp đã khang trang sạch sẽ, trong lớp có khẩu hiệu có rèm cửa, có quạt điện và ánh sáng đầy đủ. Có dàn máy âm thanh phục vụ các hoạt động tập thể và hát nhạc đầu giờ các buổi học. Có nhà vệ sinh phục vụ cho học sinh đảm bảo nước và vệ sinh hàng ngày. Thường xuyên tổ chức các phong trào các hoạt động vui chơi như tổ chức tết Trung thu cho học sinh, tổ chức các trò chơi dân gian thi đấu bóng chuyền nhân ngày 22/12, tổ chức văn hóa văn nghệ quần chúng, Báo tường nhân ngày 20/11. d. Đề xuất - Kiến nghị : Đối với Đảng chính quyền địa phương cần quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa các cơ sở vật chất và tinh thần, đảm bảo môi trường an toàn lành mạnh cho thế hệ trẻ học tập. Đối với các tổ chức Đoàn thể chính trị xã hội cần hợp tác chặt chẽ với nhà trường và nhân dân để động viên con trẻ học hành. 2 Đối với nhân dân hãy dồn mọi tình thương yêu vật chất và thời gian cho con em tự học ở nhà và đến trường học tập. Đối với mỗi thầy cô giáo hãy thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, chăm sóc dạy dỗ các em bằng cả tấm lòng thân thiện của mình. 3. Các Hội nghị/ lớp tập huấn: - Các hội nghị đã triển khai cấp tỉnh: Chưa có - Số đợt tập huấn đã mở: Chưa có III - Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua gắn với nội dung “5 có” 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: a) Trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp b) Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 100 cây. c) Có công trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): Đảm bảo đủ và hợp vệ sinh phục vụ cán bộ/GV và học sinh trường d) Có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: g) Có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn: * Nhận xét, đánh giá: - Ưu điểm: Nhìn chung việc Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp học thường xuyên sạch sẽ; có nhà vệ sinh được vệ sinh hàng ngày; đủ ánh sáng cho các phòng học. Chăm sóc và trồng mới cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường học. Có đủ phòng học, bàn ghế, phòng học đảm bảo tính vệ sinh sạch sẽ, thẩm mỹ, có các khẩu hiệu trong lớp học, đáp ứng nhu cầu sử dụng và giáo dục đối với CB GV và học sinh. Huy động được sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp. - Nhược điểm: Tuy nhiên do nhà trường mới được xây dựng, nên việc thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” còn gặp nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu của việc “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Tồn tại của việc thực hiện Phong trào: Sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể còn chậm. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn với Chính quyền và các ban ngành đoàn thể để có biện pháp cụ thể khác phục những tồn tại để phát triển phong trào tốt hơn. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) - Số học sinh bỏ học năm học 2008 - 2009: 15 HS, chiểm tỷ lệ 4,11%. - Số học sinh bỏ học, tính đến hết học kỳ I năm học 2009 – 2010: .08 HS, chiểm tỷ lệ 8,77 .%. 3 b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về Đổi mới công tác quản lý, Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ hè 2008 đến tháng 3/2010): 02 người, đạt tỷ lệ: 100. %, c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ khi phát động phong trào đến nay), Tổng số: 24 người, đạt tỷ lệ 100 %, trong đó: d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn cấp học: + THCS : 0 người, chiếm tỷ lệ.0 %. e) Số GV đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 24 người, đạt tỷ lệ:100 %, trong đó: f) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi (GVG) từ cấp huyện trở lên (năm học 2008 – 2009): Tổng số: 03 giáo viên, đạt tỷ lệ:13,3%, trong đó: g) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp huyện trở lên (năm học 2009 – 2010): Tổng số:09 giáo viên, đạt tỷ lệ:37,5 %, trong đó: h) Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học 2008 – 2009: Tổng số:06 học sinh, đạt tỷ lệ:1,7.%, trong đó: i) Số học sinh (phổ thông) đạt học sinh giỏi toàn diện học kỳ I năm học 2009 – 2010: + THCS: 7 HS, đạt tỷ lệ.1,82 %. k. Tổng số CBQL đã có 1 đổi mới trong công tác quản lý:02 người Tỷ lệ 100% Tổng số GV có 1 đổi mới trong dạy học 24 người.Tỷ lệ100 % Danh sách giáo viên được học sinh tôn vinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không có. * Nhận xét, đánh giá: - Ưu đểm: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. Thầy, cô giáo trong nhà trường luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập của các em học sinh, cho nên chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Phấn đấu có số giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh chăm ngoan tăng cao hơn năm học trước. Tất cả các CBGV gương mẫu thực hiện “Tất cả vì học sinh thân yêu”; có hành vi ứng xử, giao tiếp văn hóa trong quan hệ giữa thầy với thầy, giữa trò với trò. - Nhược điểm: Tuy nhiên có một số học sinh chưa có thói quen tự học, chưa chủ động sáng tạo, tích cực trong học tập. Đồng thời do ý thức của một số học sinh cũng như phụ huynh học sinh còn thấp kém nên tỷ lệ HS bỏ học vẫn còn. - Một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật 4 Các cuộc vận động học sinh ra lớp của các giáo viên cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương được quan tâm nhiều hơn. Huy động hết số học sinh ra lớp, giảm thiểu thấp nhất. Thầy, cô giáo trong nhà trường luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập của các em học sinh. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a) Đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày. Kết quả không để xảy ra các hiện tượng ứng xử bạo lực, thiếu văn hoá giữa các thành viên trong nhà trường. Tổng số: 0 trường, đạt tỷ lệ:0 %, trong đó: b) Đã tổ chức tuyên truyền và cho 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội. cán bộ, giáo viên, học sinh không xảy vi phạm các tệ nạn xã hội. Tổng số: 384 HS đạt tỷ lệ:100 %, trong đó: c) Đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Tổng số 384 HS đạt tỷ lệ: 100 %, trong đó: d) Đã tổ chức phổ biến Luật Giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho 384 học sinh. đạt tỷ lệ: 100 %, * Nhận xét, đánh giá: - Ưu điểm: Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, để các em không bị thương tích do TN GT, Điện, nước và các tai nạn khác. Không có các hành vi bạo lực trong trường học. Không có học sinh vi phạm tệ nạn ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Không có sự phân biệt đối xử trong quan hệ nam nữ, phân biệt giàu nghèo, … Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho học sinh bằng ngôn ngữ phổ thông. - Nhược điểm: Tuy nhiên ở một số học sinh còn chưa tích cực phối hợp làm việc và sinh hoạt theo nhóm. - Một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa chung sống hòa bình phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a) Có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh. 5 b) Đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường. Có tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh. Có hát nhạc đầu giờ và giữa giờ. d) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. - Thuận lợi: Được sự qua tâm, hỗ trợ phối hợp của nhà trường và các ban ngành Đoàn thể nên việc đưa trò chơi dân gian, và tiếng hát dân ca vào trường học được triển khai tốt hơn, nhiều hơn mỗi khi phát động các phong trào. - Khó khăn: Tuy nhiên việc thự hiện các phong trào vần còn hạnh chế bởi sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương còn kém, sự liên kết giữa các đơn vị bạn còn hạn chế chưa giao lưu thường xuyên mỗi khi tổ chức các hoạt động phong trào. * Nhận xét, đánh giá: - Ưu điểm: Đẩy mạnh hoạt động các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong nhà trường, Mỗi lớp đều thực hiện nghiêm túc chế độ hát tập thể đầu buổi học, thể dục giữa giờ. Mỗi tuần đều tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi tập thể dưới sự quản lý chỉ đạo của Giáo viên tổng phụ trách Đội và các GV chủ nhiệm lớp. Có tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong các ngày lễ, ngày hội. Làm tốt công tác quản lý học sinh hàng ngày. - Nhược điểm: Sự phối kết hợp các hoạt động phong trào VHVN-TDTT trong nhà trường với các cơ quan trong cụm xã chưa được thường xuyên và quan tâm. - Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Nhà trường đã tổ chức các hoạt động văn nghệ, thẻ thao một các thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh và giáo giên. Luôn tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. * Sự gắn kết giáo dục đạo đức, văn hóa với giáo dục ý thức công dân,m ý thức dân tộc, ý thức thực hiện các hành vi văn hóa cộng đồng: Làm tốt công tác giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa lịch sử cho học sinh. Học sinh có ý thức trong việc tham gia các công tác xã hội ở địa phương, thường xuyên tham gia lao động vệ sinh thôn xóm, chăm sóc và bảo quản khuôn viên cơ sở vật chất nhà trường và các công trình văn hóa ở địa phương. 2. Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay. - Những điểm nổi bật: +) Đã Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Quy hoạch tổng thể về khuôn viên trường lớp. +) Phát động được phong trào dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. 6 +) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. +) Đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT, hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội trong trường học - Những khó khăn hiện nay: Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, UBND xã, và các ban ngành cấp trên về việc đầu tư kinh phí để xây dựng quy hoạch tổng thể về khuôn viên trường lớp, quy hoạch bố trí các công trình phòng học, phòng chuyên môn cho giai đoạn 200- 2009 và định hướng cho năm 2015. IV- Kết quả phong trào: 1. Những tập thể ( tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. - Nội dung sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập; Phát động phong trào trồng và chăm sóc cây xanh trong tập thể CB GV CNV nhà trường và học sinh. - Kết quả thực hiện sáng kiến: Về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin: Được các giáo viên thường xuyên áp dụng trong tiết dạy, có sử dụng bài giảng điện tử. Về phong trào trồng và chăm sóc cây xanh : Mỗi đoàn viên và mồi lớp học đều được giao nhiệm vụ trồng và chăm sóc cây xanh của cá nhân và của tập thể lớp. 2. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: Nêu các chuyên đề 3. Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) 3.1. Trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh: Tổng số:384 HS, đạt tỷ lệ: 100. %, trong đó: 3.2. Đã đạt được ở mức độ: - Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. Mô tả mức độ cụ thể: Vào đầu các năm học nhà trường tiến hành cho học sinh mượn sách giáo khoa, cấp vở và động viên các em mua thêm vở để phục vụ công tác học tập. - Có chuyển biến tốt trong việc khắc phục hiện tượng thiếu thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở, chuyển biến cụ thể là: Được nhà nước hỗ trợ tiền hộ nghèo cho đối tượng học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 101 của Chính phủ. 3.3. Giải pháp trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ” cụ thể: Vào đầu các năm học nhà trường tiến hành cho học sinh mượn sách giáo khoa, cấp vở và động viên các em mua thêm vở để phục vụ công tác học tập. Được nhà nước hỗ trợ tiền hộ nghèo cho đối tượng học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 101 của Chính phủ. 4. Số lượng tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể: Nhà trường đã nhận được các văn bản chỉ đạo của các ban ngành cấp trên về việc tổ chức thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tham khảo các tài liệu từ các đơn vị bạn. 7 V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương: 1. Kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện Phong trào thi đua cụ thể: - Đảm bảo trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Quy hoạch tổng thể về khuôn viên trường lớp. - Phát động được phong trào dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Đẩy mạnh các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT, hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội trong trường học. - Thầy, cô giáo trong nhà trường luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin nhằm khuyến khích sự hứng thú trong học tập của các em học sinh, cho nên chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Phấn đấu có số giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh chăm ngoan tăng cao hơn năm học trước. - Tất cả các CBGV gương mẫu thực hiện “Tất cả vì học sinh thân yêu”; có hành vi ứng xử, giao tiếp văn hóa trong quan hệ giữa thầy với thầy, giữa trò với trò. 2. Nêu ít nhất 02 sáng kiến đã được thực hiện có hiệu quả nhất: Nêu 3 giải pháp hữu ích của 3 người đạt giáo viên giỏi cấp huyện 3. Những khó khăn đang gặp và hướng giải quyết: * Khó khăn: - Có cây xanh và hoa trong nhà trường nhưnmg do địa hình đất đai khô cằn nên việc chăm sóc cây xanh vẫn chưa đạt hiệu quả cao. - Đã có hệ thống công trình vệ sinh nhưng việc sử dụng chưa được hợp lý do diện tích khuôn viên chật hẹp. - Do khó khăn về nguồn kinh phí nên vẫn chưa tổ chức cho học sinh đi tham quan các điểm di tích lịch sử của địa phương. * Hướng giải quyết.: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho Ban lãnh đạo trường, các tổ chuyên môn quản lý, giúp đỡ học sinh trong học tập, tăng cường bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém. Tổ chức các hoạt động chuyên đề về vận dụng, ứng dụng đổi mới phương pháp trong công tác soạn giảng. Xây dựng các chỉ tiêu giao cho từng tổ viên để phấn đấu và thực hiện trong từng học kì, từng tháng và trong từng tuần. Tổ chức thảo luận viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích về công tác bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Chỉ đạo các các bộ phận chủ động trong việc phối hợp với các tổ bộ môn, các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả. Thường xuyên gần gũi, tâm sự với học sinh, để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng em. Xây dựng các biện pháp vận động giúp đỡ học sinh, đảm bảo duy trì sĩ số được giao đến cuối năm. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc soạn giảng theo phương pháp mới, chắt lọc kiến thức đảm bảo truyền thụ vững chắc cho học sinh. Nghiên cứu để thực hiện chuyên đề 8 “Đối mới phương pháp” phù hợp với trình độ và hoàn cảnh thực tiễn của học sinh địa phương. Thực hiện tốt việc dạy hoạt động giáo dục NGLL theo các chủ đề, chủ điểm, việc dạy học tự chọn và giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề trong nhà trường, đảm bảo đúng quy định của bộ, ngành về chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường quản lý, chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá cho điểm học sinh để đạt các yêu cầu đề ra, tránh tình trạng để kết quả quá thấp. Phải chú ý không để việc đánh giá cho điểm không đúng thực chất dẫn đến kết quả quá cao không phù hợp với thực tế. Quản lí, chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, tự làm đồ dùng dạy học, góp phần dần dần hoàn thiện đầy đủ phương tiện dạy học trong nhà trường . Bồi dưỡng – Xây dựng và tổ chức tốt việc thi giáo viên giỏi ở trường để làm nền tảng cho đội ngũ phấn đấu, dự thi vòng huyện đạt và nâng cao trình độ tay nghề. Sắp xếp tổ chức bố trí sử dụng đội ngũ có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ : Bố trí phân công giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo, phân công giảng dạy hợp lý phù hợp với nhu cầu và năng lực công tác của giáo viên. Chỉ đạo công tác xây dựng các tiêu chí về đánh giá chất lượng trình độ nghiệp vụ tay nghề. Phân loại trình độ đội ngũ, hướng đào tạo bồi dưỡng các bộ chủ chốt, cán bộ nguồn cho đơn vị. Bồi dưỡng về kỹ năng ngiệp vụ sư phạm: tư thế tác phong trên bục giảng, kỹ năng nói, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục. Bồi dưỡng kiến thức về nhận thức chính trị, về nhận thức quan điểm đường lối giáo dục; về phẩm chất đạo đức nhà giáo. Kiến thức về ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin, ngôn ngữ trình độ giao tiếp cơ bản về Tiếng anh và Tiếng địa phương. Thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh, trật tự cơ quan đơn vị. Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, chống các hiện tượng tiêu cực xâm nhập vào trường học. 4. Những kiến nghị, đề xuất. Kèm theo bản tự chấm điểm của nhà trường theo văn bản 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 5/3/2009 Về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường: ………………… BAN CHỈ ĐẠO PTTĐ XÂY DỰNG THTT,HSTC THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 9 . NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Đạ M’rông, ngày 20 tháng 3 năm 2010. BÁO CÁO TÓM TẮT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC” Năm học 2009 – 2010 Kính. em. II – Các phương thức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” : 1. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp: Quán triệt và triển khai chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT. tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. Triển khai công văn số

Ngày đăng: 05/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w