1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước docx

33 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 684 KB

Nội dung

Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước 03/02/2004 - Tin tức chung Nhandan.org.vn, 2/3/2004 Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước (QLNN). Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Phụ nữ tham gia QLNN là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực và trí tuệ của mình. Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% số dân và 48% lực lượng lao động toàn xã hội, và chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và QLNN các cấp từ T.Ư đến cơ sở. Trong đó, số nữ Ủy viên T.Ư Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18 (tuy vậy khóa IX lại còn 12). Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10-11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận. Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand). Sự gia tăng số lượng nữ tham gia QLNN chứng tỏ chất lượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% những người có trình độ cao đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% những người có trình độ thạc sĩ, 21% những người có trình độ tiến sĩ và 4% những người là tiến sĩ khoa học. Mặt bằng học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt hơn công tác QLNN. Theo đánh giá của Văn phòng QH, việc tham gia xây dựng pháp luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác QLNN và tọa đàm với cử tri của các nữ đại biểu QH ngày càng có chất lượng. Vì vậy, các chị càng thêm tự tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới nữ trong các kỳ họp của QH. Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác QLNN trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp. Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc nắm giữ cương vị chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông - vận tải, xây dựng, khai khoáng có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ. Trong số 900 nghìn hộ kinh doanh gia đình, có 27% do phụ nữ điều hành. Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN còn ít. Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ CBCC làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng từ T.Ư đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong các cấp ủy đảng, số nữ CBCC giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ CBCC ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ chỉ khoảng 3-8% ở mọi cấp. Phần lớn các ủy viên thường vụ trong các cấp ủy đảng chỉ được phụ trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị QLNN chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10%. Có thể nói, đội ngũ cán bộ nữ giảm sút không chỉ ở các cơ quan dân cử mà còn ở các bộ, ngành và cơ quan chính quyền. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc hoạch định kế hoạch, chính sách không có tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt chưa đạt kết quả mong muốn. Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt. Hiện nay, cơ cấu tuổi của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi trên dưới 50, trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ thích làm chuyên môn. Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó giúp cho trưởng (nam). Ở những vị trí này, phụ nữ không có thực quyền, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến và coi phụ nữ chỉ là "giúp việc" cho nam giới. Còn có hiện tượng xem xét, cất nhắc chị em vào các vị trí lãnh đạo diễn ra khó khăn hơn so với nam giới. Trong một cơ quan, phụ nữ thường bị nhìn nhận xét nét hơn, cơ quan chủ quản chưa nhận thấy ở chị em một cách đầy đủ những điểm mạnh nổi bật về chuyên môn, uy tín. Hiện nay, đội ngũ nữ chỉ chiếm 4% giáo sư, 25% tiến sĩ và 9% số người được trao tặng các giải thưởng về khoa học - công nghệ, chứng tỏ việc đào tạo nhân lực trong giới nữ chưa tương xứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ và nguyện vọng chị em. Những năm qua, tuy số lượng phụ nữ tham gia QLNN tăng lên về con số tuyệt đối, song tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Th.s NGUYỄN QUỐC TUẤN, NGUYỄN HẢI HÀ (Học viện Hành chính quốc gia) News Archives View all Tin tức chung news View the latest news http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20040302101725 Từ các nguồn tin khác Thực hiện bình đẳng giới trong công tác quản lý nhà nước (08/12/2009) Ngày nay, khi đất nước đã bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, vấn đề nam nữ bình quyền lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Công tác xây dựng pháp luật theo nguyên tắc bình đẳng giới đã được Nhà nước thể hiện trong các văn kiện, , nghị quyết của Đảng và thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, ngày càng tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng về pháp lý cho cả nam và nữa trong mọi. Tuyên dương những gương phụ nữ điển hình trong phong trào thi đua yêu nước Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua cuối năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007 quy định khá rõ nội dung, lĩnh vực, trách nhiệm, biện pháp thực hiện bình đẳng giới. Với hơn hai năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, quyền về lao động, quyền được đào tạo, quyền tham gia các hoạt động cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ ngày càng được khẳng định và thực chất hơn. Tại Đồng Nai, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, UBND cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo về thực hiện kế hoạch hành động Vì sự tiếp bộ Phụ nữ tỉnh Đồng Nai. Từ sự quan tâm, chỉ đạo đó đã đặt ra trách nhiệm đối với các cấp, các ngành trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bình đẳng giới. Đào tạo nghề cho lao động nữ Trong kế hoạch hành động vì sự tiếp bộ phụ nữ tỉnh giai đoạn 2006-2010 xác định 5 mục tiêu cụ thể: lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch ngành lao động thương binh và xã hội, lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch giáo dục- đào tạo, lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch phát triển y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao quyền năng của phụ nữ trên các lĩnh vực CT-KT-VH,tăng cường năng lực và hiệu quả vì sự tiến bộ phụ nữ. Trong đó, đưa ra các mục tiêu cụ thể như: giảm 50% tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, tỷ lệ lao động nữ được đào tạo 53-55%, tỷ lệ xóa mù chữ cho phụ nữ mù chữ ở độ tuổi dưới 40 là 100%; tỷ lệ nữ cán bộ cong chức được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về chính trị - hành chính, tin học, ngoại ngữ là 40%. Hiện toàn tỉnh có 23.268 viên chức nữ, trong đó trình độ chuyên môn trên đại học 86 người, đại học 2.774, cao đẳng là 5.854, trung cấp là 8.883. Trình độ lý luận chính trị: trung cấp 496, cao cấp 121, cử nhân 76. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp ủy Đảng (nhiệm kỳ 2005-2010) đạt 20,41%, tỷ lệ nữ tham gia HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2004 – 2009 chiếm 31,5%, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ ở Đồng Nai khóa XII là 30%; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt 20% (năm 2008) và 30% tại các đơn vị sự nghiệp Biểu dương gia đình nữ cán bộ CNLĐ-VC tiêu biểu Vấn đề bình đẳng giới tại Đồng Nai trong thời gian qua được quan tâm thực hiện khá tốt, tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức đúng tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng giới. Tồn tại hiện nay là trình độ học vấn nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp so với nam giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐH. Tư tưởng trọng nam coi thường nữ, tệ phân biệt đối xử với phụ nữ còn khá phổ biến. Gánh nặng công việc gia đình làm cản trở phụ nữ tiến bộ. Một bộ phận chị em phụ nữ vẫn còn lạc hậu, chậm chuyển biến nhận thức về giới và quyền bình đẳng giới của phụ nữ, còn tự ti, thiếu tự tin phấn đấu vươn lên trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Ở các vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất còn thiếu thốn ảnh hưởng đến sức khỏe hưởng thụ văn hóa, tinh thần, vật chất của phụ nữ… Trong thời gian qua hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt nhiều kết quả thiết thực. Tuy nhiên, để những kết quả này tiếp tục phát huy đem lại lợi ích thiết thực cho chị em phụ nữ, mỗi đơn vị, sở ngành cần có sự quan tâm hỗ trợ, chương trình hành động cụ thể nhằm giúp chị em có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ, vai trò trong công tác của mình, đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho mọi tầng lớp trong xã hội. L.L http://www.dic-dongnai.gov.vn/content/view/5751/376/ Bình đẳng giới: Dự luật còn nhiều vấn đề cần tranh cãi Cập nhật lúc 00:49, Thứ Ba, 03/10/2006 (GMT+7) , (VietNamNet) - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết khẳng định: "phần quyết định sẽ thuộc về quyền lựa chọn của số đông, phương án nào được nhiều đối tượng đồng tình, Ban soạn thảo Luật Bình đẳng giới tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, đưa ra trình Quốc hội trong kỳ họp tới". * Giao lưu trực tuyến " Xung quanh dự thảo Luật bình đẳng giới " Dự thảo Luật Bình đẳng giới sẽ trình kỳ họp Quốc hội kỳ này có sáu chương, 49 điều. Qua nhiều kỳ hội nghị, hội thảo cho thấy, đông đảo ý kiến cho rằng, Luật Bình đẳng giới là cần thiết, là cơ sở pháp lý thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Nhà văn Võ Thị Hảo khẳng định rằng: ”Bình đẳng giới là lẽ tự nhiên, như phàm là cây cỏ thì có quyền vươn lên đón ánh mặt trời. Bất bình đẳng giới, không chỉ gây mất cân bằng mà còn gây tai họa cho sinh thái tự nhiên và con người. Vì thế, hãy soạn thảo thật tốt và đón nhận Luật Bình đẳng giới như đón nhận một tay vịn pháp lý dành cho chính mỗi người dù bất kể gíới nào". Tuy nhiên, cho đến nay theo Website của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “vẫn còn những vấn đề gây nhiều tranh cãi và đặc biệt thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo cơ quan báo chí”. Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được các cơ quan báo chí tranh luận sôi nổi. Nhiều ý kiến cho rằng, điều kiện hưởng lương hưu của cán bộ, công chức và lao động nam nữ như nhau và trong trường hợp lao động nữ có nguyện vọng có quyền nghỉ sớm từ 1-5 năm mà vẫn không bị trừ phần trăm lương là hợp lý. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn: vấn đề là ai muốn nghỉ ở tuổi 55, còn ai muốn nghỉ ở tuổi 60 và dư luận còn cho rằng, lao động nữ muốn tiếp tục làm việc ở tuổi 60 là chỉ có lợi cho những người có vị trí lãnh đạo hoặc làm việc trong những ngành nghề có thu nhập cao. Bên cạnh đó là lý do sức khoẻ, công việc nội trợ, chăm sóc gia đình. Vậy phải chăng để đạt được sự "bình đẳng hình thức" này, cần có hàng loạt các biện pháp hỗ trợ để đảm bảo "Bình đẳng thực chất” như: chế độ về lương, thưởng, thi đua trong thời gian phụ nữ nghỉ đẻ, chế độ đào tạo bồi dưỡng khác biệt so với nam giới, đảm bảo quyền có "việc làm nhân văn" cho mỗi người lao động? Về vấn đề tỷ lệ nữ tham gia các cơ quan dân cử, công tác quản lý lãnh đạo, đa số ý kiến cho rằng: việc trúng cử hay được tính nhiệm đề bạt, cất nhắc phụ thuộc vào chất lượng đại biểu, năng lực, trình độ của cán bộ nữ. Tuy nhiên, trong khi định kiến giới vẫn còn nặng nề, nếu không quy định tỷ lệ cụ thể thì mục tiêu bình đẳng giới khó thực hiện được, cán bộ nữ khó có điều kiện phát triển. Luật càng cụ thể hoá càng dễ thực hiện. Nếu quy định cụ thể tỷ lệ, khi Luật được thông qua, đi vào cuộc sống, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị bắt buộc phải quan tâm, chú trọng tới vấn đề tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ. Vậy tỉ lệ lãnh đạo của nữ giới có nên quy định mức tối thiểu 30% không? Tỉ lệ này trong dự thảo chỉ bắt buộc cho các cơ quan dân cử, chưa có các cơ quan Đảng và chính phủ? Việc áp đặt tỉ lệ này phải chăng là một biện pháp đặc biệt nhằm thúc đẩy bình đẳng giới?. Còn về vấn đề cơ quan quản lý Nhà nước, có ý kiến cho rằng, không nhất thiết phải có cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về bình đẳng giới nhưng nếu không có thì việc thực hiện cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở đã có rất nhiều vấn đề để giải quyết, dễ dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Có ý kiến cho rằng, có thể nâng cấp cơ quan hiện có như UB Dân số Gia đình và Trẻ em hoặc UB Quốc gia vì Sự tiến bộ Phụ nữ thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của một vị lãnh đạo chính phủ để đảm bảo sự lồng ghép giới trong chính sách của các ngành. Về cơ chế giám sát việc thực hiện luật, hiện nay, giao chủ yếu cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Nhân dân báo cáo lên Quốc hội. Không thấy vai trò của xã hội dân sự và phi chính phủ trong tham gia giám sát phản biện vấn đề Bình đẳng giới? Phải chăng theo thông lệ thế giới: một ủy ban độc lập sẽ tham gia giám sát Quyền phụ nữ và Bình đẳng giới ? Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết khẳng định: "phần quyết định sẽ thuộc về quyền lựa chọn của số đông, phương án nào được nhiều đối tượng đồng tình, Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, đưa ra trình Quốc hội trong kỳ họp tới". Bởi vậy, cùng với Diễn đàn về tuổi nghĩ hưu nữ đã được triển khai, VietNamNet xin dành tiếp Diễn đàn kỳ này để quý vị tiếp tục góp ý cụ thể cho cả 4 vấn đề đang là tâm điểm các cuộc tranh luận hiện nay. • VietNamNet (Bài viết tham gia Diễn đàn xin viết có dấu với bất kỳ font tiếng Việt nào) http://vietnamnet.vn/diendan/2006/10/618199/ Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt cấp xã hiện nay 21:06 | 20/10/2009 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng đất nước, Đảng ta luôn coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Thực hiện mục tiêu trên có nhiều nội dung, nhưng một trong những nội dung hết sức quan trọng là làm thế nào để phụ nữ có được tỷ lệ tương ứng với vai trò và nguồn lực lao động nữ trong xã hội. Về tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt ở cấp xã Một tiêu chí quan trọng về vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là, cần tăng cường tỷ lệ nữ trong các cấp ủy. Song nhiệm kỳ 2001 - 2006, tỷ lệ nữ ở các cấp ủy cũng chỉ đạt khoảng 8,8% đến 12,79%, đây là một tỷ lệ còn rất thấp so với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Đối với các vùng nông thôn, tỷ lệ cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp xã cũng còn thấp. Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 cho thấy, nữ cán bộ chủ chốt chỉ chiếm 3,91% trong tổng số cán bộ chủ chốt của cấp xã, trong đó cao nhất là các xã hải đảo với 7,10% và thấp nhất là các xã vùng cao với 3,28%. Đáng chú ý, tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt ở các xã vùng đồng bằng có tỷ lệ chỉ cao hơn một chút so với tỷ lệ chung (4,03% và 3,91%) và chỉ bằng 56,76% so với các xã hải đảo. Phải chăng, các xã vùng đồng bằng - là địa phương có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục cao hơn các vùng khác - lại thiếu sự quan tâm của các cấp ủy và chính quyền hay chưa có nhận thức đúng về công tác cán bộ nữ? Điều mà lẽ ra, với những thuận lợi của vùng phát triển thì phụ nữ được tạo điều kiện tham gia hoạt động xã hội và quản lý, lãnh đạo các cấp nhiều hơn các vùng miền núi, hải đảo. Nếu xem xét hai chức danh chủ chốt đứng đầu của xã là bí thư đảng ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thì chúng ta thấy, tỷ lệ nữ bí thư đảng ủy xã chỉ có 3,18% và nữ chủ tịch xã còn thấp hơn, với 2,09%. Như thế, cứ 100 xã thì có chỉ 3 nữ bí thư đảng ủy và 2 nữ chủ tịch ủy ban nhân dân. Một con số quá ít ỏi không tương xứng với nguồn nhân lực nữ trong nông thôn, nông nghiệp và nông dân hiện nay. Một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt cấp xã Nhận thức của các cấp ủy về công tác cán bộ nữ. Nhận định về công tác phụ nữ trong thời gian qua, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã đánh giá rằng: "Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm". Nguyên nhân chủ yếu là do: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Nhiều cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ, chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới phụ nữ. Chủ trương công tác cán bộ nữ chưa được quán triệt, thực hiện đầy đủ trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt cán bộ, còn có biểu hiện "khoán trắng" công tác phụ nữ cho Hội Phụ nữ. Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề xã hội bức xúc liên quan tới phụ nữ; việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ trong từng thời kỳ còn rất hạn chế. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân chủ yếu khiến nữ giới còn ít tham gia lãnh đạo, quản lý là: a) định kiến giới; b) ảnh hưởng của các nhân tố bản thân (sức khỏe, trình độ, thời gian làm việc, tính cách, gia đình ); c) tác động của Nhà nước, xã hội: tổ chức, cấp trên, đồng nghiệp, Định kiến giới. Đề cập đến hạn chế này, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đánh giá "Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời". Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đúng đắn của nhận định này. Ví dụ, có quan niệm lãnh đạo là công việc không thích hợp với phụ nữ, vẫn còn tư tưởng coi thường khả năng của phụ nữ, nhất là coi thường khả năng lãnh đạo và quản lý của chị em, ít chú trọng sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ một cách chủ động và có kế hoạch. Bên cạnh đó, có tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, không phục tùng nữ, trong cán bộ, nhất là trong nam giới, những biểu hiện "níu áo nhau" khi phụ nữ được đề bạt, nhất là trong một số cán bộ nữ. Tư tưởng phong kiến, gia trưởng, coi thường phụ nữ trong một số đảng viên, trong một bộ phận xã hội và gia đình còn khá nặng. Trở ngại từ phụ nữ và vai trò giới. Một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên. Trong nội bộ phụ nữ còn có tình trạng níu kéo, chưa ủng hộ nhau. Nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ ở miền núi, vùng nông thôn hẻo lánh, mù chữ, tái mù chữ và học vấn thấp còn nhiều. Phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức. Phụ nữ còn là nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan Những khó khăn trên đây đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phụ nữ thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, các vai trò giới cũng là một trở ngại đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội, là cán bộ quản lý, lãnh đạo thì được sự ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, thêm nữa nam giới ít hoặc không phải lo công việc nội trợ. Đối với nữ giới thì ngược lại, khi tham gia công tác xã hội với vai trò cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì họ vẫn phải làm tốt các vai trò "người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người", nếu không được sự ủng hộ của chồng, con thì trở ngại càng tăng thêm đối với phụ nữ. Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền. Theo quy luật, những vùng, miền có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cao thì sẽ kéo theo sự phát triển về trình độ dân trí, về nhận thức trong đó có nhận thức về bình đẳng giới. Và điều này sẽ tác động tích cực đến mức độ tham gia của cán bộ nữ vào các cấp lãnh đạo ở cơ sở. So sánh giữa các tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển giới ở nước ta với tỷ lệ phụ nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2005 - 2009 cho thấy sự tham gia của cán bộ nữ khác nhau theo các vùng, miền. Trong 10 tỉnh, thành phố có chỉ số HDI và GDI cao nhất nước thì, các thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã cao nhất, tiếp theo là Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng rồi mới đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Rõ ràng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội chưa hẳn là yếu tố quyết định tỷ lệ nữ tham gia HĐND cấp cơ sở. Điều này càng được khẳng định khi chúng ta so sánh 10 tỉnh, thành có chỉ số HDI và GDI thấp nhất nước với tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2005 - 2009, sẽ thấy không phải chỉ ở các địa phương phát triển kinh tế - xã hội thì mới có nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Số liệu cho thấy, Lai Châu là địa phương đứng cuối bảng xếp hạng về HDI và GDI của cả nước (năm 2001) nhưng lại có vị trí cao nhất về tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã, trong khi Bắc Cạn là địa phương có vị trí cao hơn thì tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã lại đứng thứ 7 trong nhóm. Số liệu thống kê về tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2004 - 2009 cho thấy, trong 64 tỉnh, thành phố thì có 10 tỉnh, thành phố có kết quả tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã cao nhất theo thứ tự là: 1) Thành phố Hồ Chí Minh, 2) Hà Nội, 3) Tuyên Quang, 4) Lai Châu, 5) Đà Nẵng, 6) Phú Thọ, 7) Hưng Yên, 8) Yên Bái, 9) Điện Biên, 10) Hà Nam. Khi so sánh các tỉnh có chỉ số HDI và GDI thấp nhất nước với tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2005 - 2009 sẽ thấy không phải chỉ những địa phương phát triển kinh tế - xã hội mới có nhiều nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. [...]... định Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhỏ trong bộ máy lãnh đạo quản lý ở cộng đồng Điều đó chứng tỏ, theo nghĩa hẹp, vai trò của phụ nữ trong chính trị còn rất hạn chế Nhưng theo nghĩa rộng, phụ nữ có nhiều cơ hội và thách thức để tăng cường vai trò của mình trong nền chính trị hiện đại 3 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong lãnh, đạo quản lý Thước đo cơ bản về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là sự tham. .. tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý Dù có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng một điểm thống nhất ở đây là vai trò của phụ nữ trong chính trị tỷ lệ thuận với tỉ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý Điều này giải thích tại sao Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đặt ra mục tiêu tăng cường số lượng và tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo quản lý các cấp So với nhiều nước. .. của phụ nữ là công việc sản xuất còn nam giới đóng vai trò thứ yếu trong gia đình, tức là phụ nữ là chủ gia đình Có cộng đồng cho rằng nam giới và phụ nữ đều có vai trò quan trọng như nhau, cả nam và nữ đều tham gia lao động xã hội để có thu nhập và cùng nhau chia sẻ công việc gia đình Căn cứ vào các hoạt động chính, các nhà khoa học về giới phân biệt ba loại lĩnh vực hoạt động và ba loại vai trò. .. nước ta trong việc tham gia lãnh đạo và quản lý Lê Thị Quý - Nguyễn Thị Tuyết Nga (Cập nhật: 20/10/2008) 1 Số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý Hiện nay, phụ nữ lãnh đạo, quản lý có mặt trên rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội Trong bài viết, chúng tôi sẽ đề cập một bức tranh chung về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trên một số lĩnh vực cơ bản mà không có tham vọng đề cập... học, 30% trình độ thạc sĩ, 21% tiến sĩ và 4% tiến sĩ khoa học Số lượng các nhà khoa học nữ tham gia quản lý nhà nước ở các cấp còn thấp và càng ở cấp cao, tỷ lệ này càng thấp hơn Tại hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, các cơ quan nghiên cứu khoa học, không có cán bộ nữ tham gia ban lãnh đạo bộ và rất ít phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp viện Tại Viện Khoa học tự nhiên Việt Nam và Viện Khoa học... tham gia sản xuất như chăn nuôi, làm ruộng ở thành thị, đại bộ phận phụ nữ vừa đi làm vừa đảm đang công việc gia đình Tương ứng với lĩnh vực hoạt động cộng đồng xã hội là vai trò cộng đồng xã hội Các hoạt động cộng đồng được chia làm hai loại, một là tham gia thực hiện các hoạt động chung và hai là tham gia lãnh đạo quản lý đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng Hiện nay, phụ nữ chủ yếu tham gia. .. tiên đất nước Việt Nam có vua là nữ, bà Hoa nói và khẳng định, ngày nay, lực lượng cán bộ phụ nữ đang ngày càng trưởng thành trên mọi lĩnh vực, bắt kịp với công cuộc đổi mới của đất nước CDI Viet Nam Phụ nữ nước ta trong việc tham gia lãnh đạo và quản lý « vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 05:30:12 AM » Phụ nữ trong công tác lãnh đạo Nguồn: tạp chí cộng sản điện tử, số 20 (164) năm 2008 Phụ nữ nước ta trong... của phụ nữ nói chung và cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng không thể thiếu sự ủng hộ từ nhiều phía: gia đình, cơ quan, cộng đồng Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cán bộ nữ trong lãnh đạo, quản lý, trong đó, có những yếu tố mang tính khách quan hoặc chủ quan; có những yếu tố thuận lợi và cũng có cả những trở ngại đối với họ Hiện nay, qua việc tham gia lãnh đạo, quản lý, phụ nữ đã... tổ chức, phụ nữ lãnh đạo, quản lý ít có thực quyền Logged Ta không thể dạy người khác cái gì Ta chỉ có thể giúp họ khám phá những gì sẵn có trong họ ( Galileo Galile 1564-1642 ) ^^aby^^ Administrator VIP Member Re: Phụ nữ nước ta trong việc tham gia lãnh đạo và quản lý « Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 05:30:58 AM » 3 Chất lượng của phụ nữ lãnh đạo, quản lý Nhìn chung, cho đến nay, phụ nữ đã có... hội thừa nhận đối với vai trò của phụ nữ Quyền năng của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là năng lực của phụ nữ trong việc thực hiện các vai trò của họ trong nền chính trị hiện đại Như vậy khái niệm quyền năng ở đây có nội dung rộng lớn bao quát cả khái niệm năng lực, quyền lực và vai trò của phụ nữ trong nền chính trị Thực chất, "nâng cao quyền năng" là quá trình trong đó phụ nữ và nam giới nhận . Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước 03/02/2004 - Tin tức chung Nhandan.org.vn, 2/3/2004 Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với. đại. 3. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong lãnh, đạo quản lý Thước đo cơ bản về vai trò của phụ nữ trong nền chính trị hiện đại là sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo, quản lý. Dù có nhiều. rằng vai trò chủ yếu của phụ nữ là công việc sản xuất còn nam giới đóng vai trò thứ yếu trong gia đình, tức là phụ nữ là chủ gia đình. Có cộng đồng cho rằng nam giới và phụ nữ đều có vai trò

Ngày đăng: 05/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w