Phân tích hình thức quản lý nhà nước Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ðây là hình thức rất quan trọng đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bởi vìnhờ có hình th
Trang 1TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
GIÁO TRÌNH
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
PHẦN II
PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Biên soạn: TS PHAN TRUNG HIỀN
Cần Thơ, năm 2009
Trang 2A CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chương I NỘI DUNG - HÌNH THỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.Nội dung quản lý nhà nước
Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội Ðây chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trongtừng lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi lĩnh vực có một nội dungquản lý khác nhau
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng và phong phú, được tiến hành trênnhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Vì vậy không thể chỉ rađược nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có thể nêu lên những nộidung cơ bản, mang tính chất tổng quát mà thôi
quan của chủ thể quản lý mà phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Ðặc tính của đối tượng quản lý;
Ðiều kiện, hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý;
Mục đích của quản lý;
Pháp luật hiện hành.
Trang 3Việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước cần phải được tiến hành trên cơ sởnhững quy luật nhất định Trong đó có:
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với chức năng quản lý;
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tổ chức của những vấn
đề quản lý cần giải quyết;
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với những đặc điểm của đối tượng quản
lý cụ thể;
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với mục đích cụ thể của hoạt động quảnlý
b Phân loại các hình thức quản lý nhà nước
Ðể đảm bảo sự lựa chọn hình thức quản lý nhà nước đúng đắn, đảm bảo tổ chức quản lýhợp lý, khoa học cần phải phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nước thànhnhững nhóm gồm những hoạt động quản lý giống nhau hay tương tự nhau về tính chất,nội dung, những biểu hiện bề ngoài Những hình thức cụ thể của hoạt động quản lý hànhchính nhà nước thường liên quan hữu cơ với những hình thức pháp luật của hoạt độngnhà nước nói chung Nét đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là những hình thứcpháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành- điềuhành Vì thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể của quản lý hànhchính nhà nước cần phải xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong vấn đề thẩm quyềncủa mình; tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật,giải quyết những điểm còn tranh luận của việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sựcủa các bên tham gia quản lý hành chính nhà nước và áp dụng các biện pháp tác động cótính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy định
Căn cứ vào tính chất pháp lý của hoạt động quản lý, ta phân loại thành hai hình thức chủ yếu sau:
- Hình thức pháp lý: là những hình thức quản lý nhà nước trực tiếp tác động đến các đốitượng chịu sự quản lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ pháp lý;
Ví dụ: Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị xuống các Ủy ban nhândân huyện
- Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước cho thấy rằng hoạt động quản lý hành chính nhànước còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không pháp lý Tuy nhiên, hình
Trang 4thức không pháp lý cũng yêu cầu chủ thể quản lý hành chính phải tiến hành hoạt động
quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật
Ví dụ: Tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm 05 năm thực hiện Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ
Sự khác nhau giữa hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý thể hiện ở chỗ hình thứcpháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ phápluật hành chính Tuy nhiên, trong khi tiến hành hoạt động quản lý nhà nước các chủ thểquản lý hành chính phải sử dụng kết hợp cả hai hình thức này
Căn cứ vào tính chất và nội dung hoạt động, hình thức quản lý hành chính nhà nước thành năm loại sau:
Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật;
Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật;
Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác;
Áp dụng những biện pháp mang tính chất trực tiếp;
Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ-kỹ thuật
Cần lưu ý rằng, để thực hiện một hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, trong nhiềutrường hợp, chủ thể quản lý cần phải kết hợp một số hình thức trong quản lý
Ví dụ: khi lũ lụt xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có lũ lụt sẽ tiến hành các hoạt động như:
- Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập cuộc họp triển khai kế hoạch phòng chống lũ lụt;
- Sau đó áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những biện pháp tổ chức về vật chất, kỹthuật để phòng chống lũ lụt
Như vậy các hình thức quản lý được tiến hành ở đây gồm:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp;
+ Thực hiện những tác động về nghiệp vụ -kỹ thuật
c Phân tích hình thức quản lý nhà nước
Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ðây là hình thức rất quan trọng đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bởi vìnhờ có hình thức này mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước cụ thể hóa, chi tiết hóanhững quy định của Hiến pháp, luật trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội Mặt khác,
Trang 5cũng nhờ hình thức này mà ý chí của nhà nước được thể hiện và tác động đến các đốitượng quản lý.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu hiệu để các chủthể quản lý hành chính nhà nước tác động tích cực lên các lĩnh vực của đời sống xã hộithuộc thẩm quyền quản lý của mình trong khuôn khổ những yêu cầu chung của pháp luật.Nhờ việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mà vai trò điều khiển của hoạtđộng chấp hành và điều hành được thể hiện một cách đầy đủ hơn, nếu không có thẩmquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động của các chủ thể quản lý hànhchính nhà nước chỉ có tính chất chấp hành thụ động, đơn giản mà không mang tính chủđộng, sáng tạo
Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước ấn định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhànước; quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và nghĩa vụ, thẩm quyền và tráchnhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước; xác định những mốiliên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hình thức quản lý hành chính nhà nước; quy địnhnhững hạn chế và những điều ngăn cấm, đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt hay trao quyềnđặc biệt, thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đặt ra những quy định chung cho trật tựquản lý hành chính nhà nước
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quản lý hànhchính nhà nước cho nên khi ban hành nó phải tuân theo những yêu cầu do pháp luật quyđịnh Cụ thể:
- Phải đúng thẩm quyền;
- Phải đúng trình tự, thủ tục và hình thức để đảm bảo chất lượng của văn bản;
- Phải đảm bảo hiệu lực của văn bản;
- Không được trái với Hiến pháp và luật (đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa);
- Ngôn ngữ được sử dụng phải là tiếng Việt, văn bản phải bảo đảm tính chính xác, rõràng, dễ hiểu
Thông qua hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước xác định địa vị pháp lý của chủ thể tham gia vào quản lý hànhchính nhà nước
Trang 6Tóm lại, trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước, xác định rõ thẩm quyền và thủ tục hoạt động của các đối tượng quản lý.
Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật
Ðây là hình thức được chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng chủ yếu trong quátrình quản lý hành chính nhà nước vì nhờ hình thức này mà quy phạm pháp luật đi sâuvào đời sống thực tiễn Việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật làm phát sinh,thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính giữa chủ thể quản lý hành chínhvới đối tượng quản lý hành chính
Ví dụ: Việc ra một quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa cảnh sát giao thông với người vi phạm; làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể liên quan đến lợi ích vật chất hoặc tinh thần của các chủ thể đó.
Ðặc trưng của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính cũng như các văn bản quyphạm pháp luật hành chính là tính chất quyền lực và tính dưới luật Tuy nhiên, những vănbản áp dụng quy phạm pháp luật khác nhau về nội dung, tính chất, mục đích nên có thểchia chúng thành hai nhóm:
- Nhóm văn bản chấp hành pháp luật
- Nhóm văn bản bảo vệ pháp luật
Trong trường hợp ban hành văn bản chấp hành pháp luật, các chủ thể quản lý hành chínhnhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần quy định của quy phạm pháp luật tương ứng.Còn trong trường hợp ban hành những văn bản bảo vệ pháp luật thì các chủ thể của quản
lý hành chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần chế tài của những quy phạmpháp luật tương ứng Thông qua việc ban hành những văn bản áp dụng quy phạm phápluật các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước tác động một cách trực tiếp và tích cựcđến mọi mặt hoạt động của các cơ quan cấp dưới, các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức trựcthuộc, các tổ chức phi Chính phủ và công dân tham gia vào quan hệ quản lý hành chínhnhà nước
Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích củacác đối tượng có liên quan nên đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản phải tuân
Trang 7theo những yêu cầu của pháp luật như: đúng thẩm quyền, đúng mục đích và nội dung màquy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh, đúng trình tự thủ tục để đảm bảo chất lượng,phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai và đúng pháp luật, việc áp dụnghình thức của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật phải đúng với hình thức do pháp luậtquy định, kết quả của việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính phải đượcthực hiện trong đời sống.
Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác
Ðây là một hình thức được chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng thường xuyên.Hình thức này mang tính chất pháp lý vì nó được pháp luật quy định, bao gồm nhữnghoạt động như:
- Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm hành chính như kiểmtra bằng lái xe, kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng
- Ðăng ký những sự kiện nhất định như: đăng ký khai sinh, khai tử
- Lập và cấp một số giấy tờ nhất định, cấp bằng lái xe
Trong những hoạt động mang tính chất pháp lý khác thì hoạt động công chứng, chứngthực có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổchức, nhà nước Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở những tài liệu được chứng thực
Vì thế mà nó mang tính chất pháp lý mặc dù nó không trực tiếp làm phát sinh hậu quảpháp lý
Như vậy, những hoạt động mang tính chất pháp lý khác có thể trực tiếp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính nhưng cũng có thể chỉ mang tính chất bổ trợ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
Ðây là những hình thức được chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng thường xuyênmang tính chất bổ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước nhưng nó đóng một vaitrò quan trọng Thông qua hình thức này các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiếnhành nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng quản lý, giao nhiệm vụ, biểu dương nhữngđiển hình tiên tiến
Ví dụ: Họp triển khai Nghị quyết Ðảng Cộng sản
Kết quả của việc thực hiện những biện pháp tổ chức trực tiếp không tạo ra những quy tắcbắt buộc chung, không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật Tuy
Trang 8nhiên, hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là khâu then chốt trong việc giảiquyết những nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc mở rộngmột cách toàn diện công tác tổ chức quần chúng, trong việc nghiên cứu và phổ biếnnhững kinh nghiệm tiên tiến
Ðối với hoạt động tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước cần nhấn mạnh đến côngtác hướng dẫn, giải thích, kiểm tra, tổ chức công tác trong bộ máy của những cơ quannày Khi thực hiện những hoạt động này không cần ban hành văn bản áp dụng quy phạmpháp luật mà chỉ thực hiện theo trình tự, thủ tục, hoạt động thông thường của các cơ quanhành chính nhà nước
Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ - kỹ thuật
Ðây là những hoạt động sử dụng kiến thức, nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹthuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước Những hoạt động này rất đa dạng, đó làviệc chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng quyphạm pháp luật cho việc tiến hành những biện pháp tổ chức, làm báo cáo, công tác lưu trữ
hồ sơ
Ðây cũng là hình thức không mang tính pháp lý bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiệnquản lý, đối tượng quản lý, tùy thuộc vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà áp dụngcho phù hợp
Ví dụ: Sử dụng điện toán vào quản lý lương, quản lý giao thông đô thị; sử dụng thẻ ATM vào việc trả lương và hoạt động thanh toán trong, ngoài nước
Hình thức này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hành chínhnhà nước cũng như trong việc cải cách nền hành chính quốc gia Khoa học càng phát triểnthì hình thức này càng được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong công tác quản lý hànhchính nhà nước ngày càng được nâng cao
Ngoài ra, việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước không chỉ phụ thuộc vàonhững đặc điểm của quan hệ quản lý, những đặc điểm của đối tượng quản lý mà còn phụthuộc vào năng lực của người lãnh đạo Người lãnh đạo có năng lực chuyên môn và nănglực tổ chức sẽ tìm ra phương án tốt nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao
II PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm
Trang 9 Theo nghĩa hẹp
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức mà chủ thể quản lý hành chínhnhà nước sử dụng đối với đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục đích đã địnhtrước Có nhiều cách tác động như tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động để đốitượng có liên quan tự giác thực hiện yêu cầu, tác động để đối tượng có liên quan bắt buộcphải thực hiện
Thông qua phương pháp quản lý ta thấy được tính chất và nội dung của các mối quan hệgiữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Phương pháp quản lý thể hiện ý chí của nhànước và chính vì vậy mà nó có hình thức pháp lý nhất định
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì phương pháp quản lý hành chính nhà nước với tính cách
là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, còn phương pháp quản lýhành chính nhà nước theo nghĩa rộng với tính cách là cách thức tổ chức công tác của chủthể quản lý và cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.Tuy nhiên, trong giới hạn của nội dung môn học ta chỉ nghiên cứu phương pháp quản lýhành chính nhà nước theo nghĩa hẹp và các phương pháp quản lý này phải đáp ứng nhữngyêu cầu sau:
- Phải có khả năng đảm bảo tác động quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lý hànhchính nhà nước, có tính đến đặc điểm của mỗi lĩnh vực và sự phát triển chung của xã hội
- Phải đa dạng và thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau, bởi vì cáchthức tác động lên cá nhân không giống cách thức tác động lên tập thể, cách thức tác độnglên đối tượng trực thuộc trực tiếp không giống đối tượng trực thuộc gián tiếp
- Phải có tính hiện thực, có khả năng thực hiện trên thực tế, đem lại hiệu quả cao
- Phải có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo
- Phải phù hợp với đường lối, chính sách chính trị của Ðảng trong từng giai đoạn cụthể
Trang 10Ðể lựa chọn một phương pháp quản lý phù hợp thì chủ thể quản lý có thể dựa vào ý chíchủ quan của mình mà phải dựa vào những điều kiện khách quan, phải căn cứ vào đặctính của quản lý, đối tượng quản lý, điều kiện hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý Việclựa chọn được một phương pháp quản lý phù hợp, đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả chohoạt động quản lý hành chính nhà nước, đáp ứng lợi ích xã hội và của việc thực hiện hoạtđộng chấp hành và điều hành.
Dựa theo những yêu cầu trên, hiện nay có các phương pháp được áp dụng phổ biến trongquá trình quản lý hành chính nhà nước, đó là các phương pháp sau:
Phương pháp thuyết phục
Phương pháp cưỡng chế nhà nước
Phương pháp hành chính
Phương pháp kinh tế
Phương pháp quản lý có mục tiêu, định hướng
Phương pháp quản lý tác nghiệp
Phương pháp kiểm tra
2 Các phương pháp quản lý nhà nước
a Phương pháp thuyết phục
Là một quá trình bao gồm hàng loạt các hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhànước như phân tích, giải thích, chứng minh, khuyến khích, giáo dục để tác động đến đốitượng quản lý làm cho đối tượng quản lý tự giác tuân theo mệnh lệnh của chủ thể quản lýhoặc cộng tác với chủ thể quản lý để đạt được mục đích quản lý với hiệu quả cao nhất.Phương pháp thuyết phục mang tính chất quyền lực nhà nước và tính pháp lý bởi vì trongchế độ xã hội của nhà nước ta, quản lý hành chính nhà nước là thực hiện quyền lực củanhân dân nên lợi ích cơ bản giữa nhà nước và nhân dân phù hợp với nhau vì thế mà sửdụng phương pháp thuyết phục mang lại hiệu quả cao
Phương pháp thuyết phục được áp dụng trước hết đối với các đối tượng quản lý chưa viphạm pháp luật hay nhất thời vi phạm và đã có ý thức sửa chữa Thông qua phương phápnày, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho công dân nhận thức đúngđắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đốivới nhà nước và xã hội, đảm bảo và mở rộng dân chủ
Trang 11b Phương pháp cưỡng chế nhà nước.
Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đốivới cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế về tài sản hay tự do thân thể của cá nhân, tổ chứcnhằm trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật hay để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi viphạm pháp luật
Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước là sự sử dụng những quyếtđịnh bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý, phương pháp này thường được ápdụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tựgiác Phương pháp này đóng một vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước,nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không được đảm bảo, pháp chế không đượctôn trọng
Có ba loại cưỡng chế nhà nước:
- Cưỡng chế tư pháp
- Cưỡng chế hành chính
- Cưỡng chế kỷ luật.
Cưỡng chế tư pháp:
Bao gồm cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự Do cơ quan tòa án áp dụng theo trình
tự tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự, áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình
sự hay pháp luật dân sự
Cưỡng chế hành chính:
Là biện pháp cuỡng chế được tiến hành trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhànước theo trình tự, thủ tục hành chính nhằm xử lý hành vi vi phạm hành chính và ngănchặn vi phạm hành chính Cưỡng chế hành chính bao gồm các hình thức: xử phạt vi phạmhành chính; các biện pháp phòng ngừa vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn viphạm hành chính Ngoài ra còn có các biện pháp khác như biện pháp bảo đảm việc xử lý,cưỡng chế thi hành và khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hànhchính khác và các biện pháp được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do anninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia
Cưỡng chế kỷ luật:
Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với cán bộ, côngchức của cơ quan đó khi họ vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan hay vi phạm kỷ luật
Trang 12lao động Đối với cán bộ, cưỡng chế kỷ luật bao gồm các hình thức sau (Điều 78 Luật cán
- Buộc thôi việc
Tất cả những hình thức này được áp dụng tùy theo đối tượng, mang tính chất quyền lựccao và mang tính pháp lý chặt chẽ Về nguyên tắc, phương pháp cưỡng chế được áp dụngđối với các đối tượng vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật và nó phải được thực hiệntrên cơ sở kết hợp với phương pháp thuyết phục
c Phương pháp hành chính
Là phương pháp được chủ thể quản lý sử dụng bằng cách ra mệnh lệnh chỉ đạo xuống đốitượng quản lý Ðặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng đạtđược bằng cách quyết định đơn phương nhiệm vụ và phương án hoạt động của đối tượngquản lý Cơ sở của phương pháp này là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phụctùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành của những chỉ thị, mệnhlệnh của cấp trên đối với cấp dưới
Ðể xác định mệnh lệnh, chỉ đạo của cấp trên có hợp pháp hay không thì phải dựa vàopháp luật Nếu mệnh lệnh, chỉ đạo không hợp pháp, hợp lý cấp dưới phải kiến nghị bằngvăn bản lên cấp trên, nếu cấp trên buộc phải thực hiện thì cấp dưới vẫn thực hiện và nếuhậu quả xảy ra thì cấp trên hoàn toàn chịu trách nhiệm
Trong trường hợp cấp dưới thực hiện mệnh lệnh bất hợp pháp mà không biết thì tùy vàohậu quả của sự thiệt hại xảy ra mà có hình thức xử lý thích hợp
Trang 13d Phương pháp kinh tế
Là phương pháp mà chủ thể quản lý dùng những khuyến khích về mặt lợi ích vật chất đểcho đối tượng quản lý đem hết khả năng sáng tạo của mình hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao với hiệu quả cao nhất
Phương pháp kinh tế sử dụng đòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ sáng tạo trong sản xuấtkinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ khen thưởng nhằm tạo điều kiện thuận lợicho đối tượng quản lý hoạt động có hiệu quả, động viên các đối tượng quản lý phát huynăng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ, sử dụng hợp lý tài sảnđược giao, phát huy và khai thác hợp lý nhất những khả năng sẵn có
Phương pháp kinh tế chỉ có thể phát triển trong điều kiện được ủng hộ và tạo điều kiệnthuận lợi hay nói cách khác là trong điều kiện có các tiền đề hành chính tương ứng vì sovới phương pháp hành chính thì đằng sau phương pháp kinh tế là tính hợp lý, là các quyluật chứ không phải là quyền lực nhà nước
Nếu so sánh các phương pháp hành chính và kinh tế từ góc độ tính ổn định, khả năngthẩm thấu vào các quan hệ quản lý kinh tế ta thấy rằng phương pháp hành chính có khảnăng nội tại lớn hơn trong việc chiếm lĩnh và duy trì vị trí Ngoài ra, phương pháp hànhchính còn có khả năng tự khẳng định và phát triển không cần đến đòn bẩy từ bên ngoàitrong khi phương pháp kinh tế đòi hỏi phải được sự ủng hộ và quan tâm thường xuyên.Bởi vì, đằng sau phương pháp hành chính là quyền lực nhà nước còn đằng sau phươngpháp kinh tế là tính hợp lý, là các quy luật kinh tế Phương pháp kinh tế chỉ có thể pháttriển trong điều kiện có các tiền đề hành chính tương ứng
e Phương pháp quản lý có mục tiêu, định hướng
Quản lý nhà nước là một hoạt động có mục đích và có tính tiêu liệu Hiệu quả của hoạtđộng quản lý lâu dài, cũng như khả năng giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tếtùy thuộc rất nhiều vào phương pháp quản lý có mục tiêu, định hướng Nhìn chung,phương pháp này có vai trò:
- Chủ động định hướng các mục tiêu, chiến lược, chương trình lâu dài, tránh dàn trải phântán, thiếu tập trung
Trang 14- Chủ động đặt ra các tình huống phát sinh trong thực tiễn hoạt động của nền hành chínhđang phát triển trong thời kỳ hội nhập.
- Chủ động về nhân sự, và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho công tác quản lý,nhận rõ được điểm mạnh, điểm yếu ngày từ giai đoạn khởi xướng chương trình để cónhững hỗ trợ, bồi dưỡng thích hợp
Ví dụ: Chương trình cải cách hành chính, giai đoạn cắt giảm 1/3 thủ thủ tục hành chính;chương trình chăm lo nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ công nghiệphóa…
f Phương pháp quản lý tác nghiệp
Hoạt động tác nghiệp là các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác chuyên ngành, thậmchí từng bộ phận công đoạn của quản lý chuyên ngành Việc vận dụng nhuần nhuyễnphương pháp tác nghiệp sẽ đem đến một số hiệu quả:
- Có chương trình bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phương pháp tác nghiệp sát vớingành nghề, cập nhật được kiến thức khoa học hiện đại vào trong công tác quản lýchuyên ngành
- Ban hành những quyết định hành chính hoặc thực hiện các hoạt động mang tính chấtnghiệp vụ - kỹ thuật hợp lý, đúng với yêu cầu của chuyên môn
- Hoạt động quản lý càng về cấp cở sở, càng trực tiếp (đặc biệt trong nhóm quản lý hànhchính tư) thì càng phải chú trọng đến phương pháp quản lý tác nghiệp
- Phương pháp này, trong chừng mực nhất định có thể làm hạn chế những ý kiến chủquan của nhà quản lý để nắm bắt bản chất của đối tượng quản lý và đề ra các hình thứcquản lý thích hợp, sát sườn
g Phương pháp kiểm tra
Hoạt động quản lý nhà nước là một quá trình từ khi khảo sát đối tượng quản lý, lênchương trình kế hoạch, đến khi ban hành văn bản chủ đạo, quy phạm, cá biệt và tiến hành
tổ chức thực hiện Quá trình đòi hỏi phải có khâu hậu kiểm để bảo đảm cho hoạt độngquản lý đúng với tiến trình, yêu cầu và mục đích đặt ra Hoạt động quản lý vì vậy rất cầnphương pháp kiểm tra nhằm:
Trang 15- Theo dõi, quan sát quá trình quản lý và kết quả của công tác quản lý đối chiếu với kếhoạch, mục tiêu
- Có những giải pháp, đối sách thích hợp cho công tác quản lý hiện hành và rút tỉa kinhnghiệm cho công tác quản lý trong tương lai, điều chỉnh từ khâu lập quy hoạch, kếhoạch
- Là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước
Nhìn chung, việc vận dụng các phương pháp quản lý nhà nước đòi hỏi phải linh hoạt,mềm dẻo và đôi khi phải phối hợp giữa các phương pháp Tiêu chuẩn về hiệu quả đặt ratrong công tác quản lý quyết định cho việc sử dụng các phương pháp và hình thức quản lýtương thích
-Câu hỏi
1 Căn cứ để xác định nội dung quản lý hành chính nhà nước?
2 Nêu các phương pháp quản lý hành chính nhà nước? Xem xét tính chất quyền lực nhànước và tính pháp lý của mỗi loại
3 Hãy phân tích năm hình thức quản lý hành chính theo bảng sau:
niệm
Tính chất pháp lý
Tác dụng
Ví dụ
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2 Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
3 Thực hiện hoạt động mang tính chất
pháp lý khác
4 Áp dụng biện pháp trực tiếp
5 Thực hiện hoạt động về nghiệp vụ - kỹ
thuật
Chương II QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH
I QUAN NIỆM VỀ QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH
Trong khoa học pháp lý, quyết định hành chính (quyết định quản lý nhà nước) là một kháiniệm tồn tại nhiều hình thức khác nhau Ðó có thể là:
- Những hành vi vật chất cụ thể (hành vi hành chính);
- Văn bản hành chính;
Trang 16- Mệnh lệnh hành chính dưới hình thức nói;
- Kí hiệu hành chính
Tất cả các loại quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ tính quyền lực nhànước thông qua cơ quan nhà nước hoặc của viên chức nhà nước có thẩm quyền để thựchiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Quyết định quản lý hành chính nhà nướcchủ yếu do các chủ thể quản lý hành chính thực hiện nhằm giải quyết các công việc quản
lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, nó là một quyết định pháp lý mang tính chất dướiluật vì nó là quyết định hành chính dựa trên cơ sở luật và để thi hành luật
Điều này có nghĩa là các quyết định pháp luật của các cơ quan lập pháp, chủ tịch nước, cơquan toà án, cơ quan kiểm sát vẫn có thể là quyết định hành chính nếu được ban hànhnhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước (không phải là hoạt động lậppháp, hoạt động tư pháp)
Vậy, quyết định quản lý hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật có tính
chất dưới luật được các chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước trong hoạt động của
mình tiến hành theo một trình tự, thủ tục, dưới những hình thức do pháp luật quy địnhnhằm đem lại hiệu quả nhất định trong việc quản lý
Xét về tiêu chí tính chất thì quyết định quản lý hành chính nhà nước có đầy đủ tính chấtcủa một quyết định pháp luật Ðó là tính ý chí, tính quyền lực và tính pháp lý
Tính ý chí
Trên cơ sở thẩm quyền của mình, do pháp luật quy định, các chủ thể được thể hiện ý chíthông qua hoạt động lập quy dưới dạng văn bản, hoặc các hoạt động khác như: ban hànhmệnh lệnh hành chính, kí hiệu hành chính… Ðây là quyền quan trọng thể hiện ý chínhưng ý chí ở đây là ý chí đơn phương thể hiện quyền lực công vì mục đích duy nhất củaquyết định quản lý hành chính nhà nước là phục vụ cho lợi ích công và để thi hành phápluật
Tính quyền lực
Quyết định quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước trên cơ
sở ủy nhiệm của cơ quan lập pháp tối cao Ðó là thẩm quyền nhân danh các cơ quan nhànước, các tổ chức được trao thẩm quyền hành chính nhà nước Ngoài ra, điều này còn thểhiện ở tính đảm bảo thi hành, các chủ thể của quản lý hành chính được quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế khi cần thiết
Trang 17 Tính pháp lý
Quyết định quản lý hành chính nhà nước là quyết định dưới luật Quyết định này đượcban hành trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật Quyết định quản lý hành chính nhànước có thể làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính Thông quacác loại quyết định hành chính tương ứng, các qui phạm pháp luật được đặt ra, sửa đổi,bãi bỏ
Tuy nhiên các tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau Tính ý chí và tính quyền lực chỉđược thực hiện khi quyết định đó được ban hành và thực hiện trên cơ sở các quy định củapháp luật, nghĩa là trước hết phải bảo đảm tính pháp lý
II PHÂN LOẠI QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH
Có nhiều căn cứ để phân loại quyết định quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên trongnội dung chương trình, chúng ta chỉ phân loại dựa trên các căn cứ sau:
1. Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết định quản lý hành chính nhà nước được chia
ra làm quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt
a) Quyết định chủ đạo
Là loại quyết định chủ yếu đựợc ban hành với mục đích đề ra các chủ trương chính sáchquản lý hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền của các chủ thể ban hành Trên thực tế,hầu hết các quyết định chỉ đạo được ban hành dưới hình thức văn bản Nghị quyết Nộidung của quyết định chỉ đạo địa phương (Nghị quyết của HÐND) thường đề cập đến cácvấn đề về phát triển kinh tế-xã hội, về quyết định ngân sách địa phương, về bầu cử Ủyban nhân dân, thường trực hội đồng nhân dân Ðây là quyết định tạo cơ sở cho các quyếtđịnh khác như quyết định quy phạm, quyết định cá biệt
Loại quyết định này rất quan trọng nên khi ban hành các chủ thể phải cân nhắc kỹlưỡng, căn cứ vào nội dung, mục đích, đối tượng quản lý để ra quyết định đúng đắn tránhtình trạng quyết định đưa ra không chuẩn xác gây ảnh hưởng không tốt đến các quyếtđịnh khác Trên thực tế, một số đáng kể quyết định chỉ đạo nặng về hình thức gắn liền vớinhững thuật ngữ: "tăng cường", "quyết tâm", đẩy mạnh", "kiên quyết" Tất nhiên cácthuật ngữ này là cần thiết nếu được sử dụng đúng chỗ, loại trừ hô hào chung chung, "vôthưởng vô phạt"
b) Quyết định quy phạm
Trang 18Quyết định qui phạm được thể hiện dưới hình thức văn bản qui phạm pháp luật hànhchính Cụ thể hơn, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đặt ra các quy tắc xử sự chung
đó do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành theotrình tự thủ tục nhất định nhằm thi hành Hiến pháp, luật với mục đích điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Ðây là hình thức quyếtđịnh hành chính rất thiết yếu để thực hiện quản lý hành chính nhà nước bởi chúng thểhiện rõ tính quyền lực nhà nước, tính khái quát và bắt buộc chung Quy phạm pháp luậthành chính có thể thể hiện dưới dạng quy phạm tiên phát (điều chỉnh các quan hệ xã hộimới mà các văn bản pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh), hoặc quy phạm thứ phát (quyđịnh cụ thể, chi tiết áp dụng cho các quy phạm hiện hành; đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ, hoặcthay đổi phạm vi hiệu lực đối với quy phạm pháp luật hiện hành)
c) Quyết định cá biệt
Là loại quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo, quyết định quyphạm với mục đích giải quyết các công việc cụ thể được áp dụng một lần Quyết định cábiệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể Tính đặctrưng của quyết định cá biệt thể hiện:
- Chỉ áp dụng một lần Giá trị pháp lý của quyết định cá biệt sẽ kết thúc khi quyếtđịnh được thực hiện
- Có đối tượng áp dụng cụ thể Chỉ có đối tượng được nêu đích danh phải tuân thủquyết định hành chính cá biệt tương ứng
- Phải căn cứ trên ít nhất một quyết định qui phạm để ban hành Các chế tài trongqui phạm tương ứng phải được áp dụng đúng, chính xác
2 Căn cứ vào chủ thể ban hành, quyết định hành chính có thể được rất nhiều chủ thể ban hành nếu thỏa mãn các điều kiện
- Được pháp luật quy định thẩm quyền quản lý nhà nước;
- Được pháp luật cho phép ban hành quyết định quản lý nhà nước (có thể ở dạngvăn bản hoặc mệnh lệnh hành chính…)
- Quyết định quản lý nhà nước ban hành phải là quyết định dưới luật, nhằm thi hànhluật
Với cách tiếp cận như vậy, số chủ thể này rất dồi dào, nên tạm chia thành hai nhóm:
Trang 19- Nhóm 01: cơ quan, cán bộ hành chính nhà nước.
- Nhóm 02: các chủ thể khác có thẩm quyền hành chính nhà nước
Nhóm 01 được nghiên cứu cụ thể là quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhànước có thẩm quyền chung và quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chuyên môn
Cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chung
Trung ương Chính phủ Nghị định
Thủ tướng Chính phủ Quyết địnhÐịa phương Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định, chỉ thị
Ủy ban nhân dân huyện Quyết định, chỉ thị
Ủy ban nhân dân xã Quyết định, chỉ thị
Bảng 2.1 Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chung
Cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chuyên môn
Trung
ương
Bảng 2.2 Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền chuyên môn
Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phối hợp với Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, hoặc phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thông tư liên tịch
Bảng 2.3 Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch của cơ quan
Trang 20- Do chỉ cần điều chỉnh trong phạm vi vùng miền, hoặc cụm một số tỉnh
Ví dụ: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng
sông Cửu long trong mùa mưa năm 2009
- Chỉ áp dụng đối với các địa phương có liên quan, tức là có điều kiện thích ứng vớigiả định của quyết định hành chính
Ví dụ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý tổ chức chặt chẽ các khu dân
cư biên giới Chỉ những tỉnh có địa bàn vùng biên giới mới trực tiếp chịu sự điều chỉnhcủa quyết định hành chính nêu trên
Những quyết định hành chính nhà nước do các cơ quan địa phương ban hành có hiệulực pháp lý trong phạm vi địa phương đó Pháp luật không quy định hình thức văn bảnquy phạm pháp luật “phối hợp” giữa các địa bàn địa phương
III TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH
1 Sáng kiến ban hành quyết định
Ðây là giai đoạn đầu tiên của việc ra quyết định Tùy thuộc vào nội dung và tính chất củaquan hệ pháp luật cần điều chỉnh để có được sáng kiến với tư cách là một quá trình raquyết định
2 Dự thảo
Ðây là giai đoạn rất quan trọng vì nếu giai đoạn này được chuẩn bị tốt thì quyết định mới
có thể mang tính khả thi Giai đoạn chuẩn bị dự thảo được tiến hành theo từng bước nhấtđịnh như: quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo, thành lập ban soạn thảo, tổng kết thực
Trang 21tiễn thi hành pháp luật, tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến các cơ quan, chuẩn bị tờ trình, dựthảo
3 Trình và thông qua dự thảo
Sau khi hoàn tất dự thảo của quyết định cần đưa ra thì dự thảo bắt buộc phải được trình ra
cơ quan có thẩm quyền ban hành Hiện nay theo quy định của pháp luật thì:
- Dự thảo Nghị định của Chính phủ phải qua thẩm định Bộ Tư pháp là cơ quan cótrách nhiệm thẩm định các dự thảo khi trình Chính phủ
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham gia
ý kiến bằng văn bản; các Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các dự thảo phải trìnhlên Bộ trưởng
- Dự thảo Nghị định phải được quá nửa thành viên của Chính phủ thông qua mớihợp lệ
- Còn các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan soạn thảo phải chỉnh lý dựthảo và báo cáo Thủ tướng, trên cơ sở đó Thủ tướng xem xét và đi đến ký Quyết định.Đối với các hình thức văn bản pháp quy của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ hànhchính nhà nước trước đây được phép ban hành, nhưng nay không còn quy định trong luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị quyết (Chính phủ), Chỉ thị (Thủ tướngChính phủ), Quyết định, Chỉ thị (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) thì mặc nhiênkhông được xem là văn bản quy phạm pháp luật nếu ban hành sau ngày 01/01/2009 (XemĐiều 01 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008)
4 Ðưa quyết định đến đối tượng thi hành
Ðây là giai đoạn cuối cùng của trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính Nó
là một khâu quan trọng vì chỉ khi nào làm tốt khâu này thì đối tượng quản lý mới tiếp cậnđược với các quyết định Có nhiều cách đưa quyết định đến đối tượng quản lý như thôngqua điểm báo, công báo, qua các hình thức thông tin đại chúng, tuyên truyền pháp luật
5 Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện quyết định
Trang 22Kiểm tra việc thực hiện quyết định là khâu bảo đảm sự thành công và hiệu quả của quyếtđịnh bởi vì việc thực hiện quyết định bao giờ cũng gắn liền với việc kiểm tra Chủ thể cóthẩm quyền kiểm tra là:
- Cơ quan chủ quản phải kiểm tra thường xuyên
- Cơ quan Thanh tra nhà nước trong phạm vi thẩm quyền tương ứng
- Tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam), tổ chức chính trị- xã hội (Mặt trận tổquốc Việt Nam) và các tổ chức xã hội khác, ví dụ như tổ chức tự quản: Thanh tra nhândân
Từ việc kiểm tra, sẽ có những kết luận, đánh giá về việc thực hiện quyết định Yêu cầutrên hết của giai đoạn đánh giá là phải trung thực, chính xác và cụ thể
IV TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA CÁC QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH
1 Khái niệm về tính hợp pháp, hợp lý
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước xét về thực chất là hoạt động chấp hành điềuhành Ðể hoạt động này mang lại hiệu quả thì cần phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lýcủa các quyết định quản lý hành chính nhà nước Tính hợp lý và hợp pháp luôn có sự tácđộng qua lại lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau như một chỉnh thể
Thực tiễn cho thấy nhiều quyết định hành chính không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quảkhông cao là do các quyết định đó chưa đảm bảo tính hợp lý hoặc tính hợp pháp Do vậy,muốn nâng cao và làm cho các quyết định quản lý hành chính thực thi trên thực tế mộtcách có hiệu quả thì cần phải đảm bảo hai tính chất trên
a) Tính hợp pháp của quyết định hành chính
Các quyết định hành chính phải có nội dung và mục đích phù hợp với những quy địnhcủa pháp luật, không được trái với Hiến pháp và luật cũng như các văn bản quy phạmpháp luật, văn bản chủ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên Quyết định quản lý hành chínhnhà nước phải được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định Nói chung, tính hợp pháp đặt ra các yêu cầu sau:
- Các quyết định quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của văn bảnpháp luật cấp trên, tức là không được trái với Hiến pháp và các văn bản mang tính luật(Bộ luật, Luật, Pháp lệnh)
Trang 23- Phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền nội dung được qui định cho chủ thểmang thẩm quyền hành chính nhà nước.
- Phải được ban hành đúng thẩm quyền hình thức, đảm bảo đúng hình thức và thủ tục dopháp luật qui định
Ví dụ: Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩmquyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật
b) Tính hợp lý của quyết định hành chính
Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành phải đảm bảo được lợi íchnhà nước và nguyện vọng của nhân dân, phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của cuộcsống, phải giải quyết được các nhiệm vụ hiện tại và có tính dự báo cho tương lai
Khi ban hành một quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo được cảtính hợp lý và tính hợp pháp, nếu thiếu một trong hai tính chất đó thì quyết định quản lýhành chính nhà nước được ban hành sẽ không có tính thực thi hoặc không phù hợp vớipháp luật Ðể đảm bảo tính hợp lý, quyết định hành chính nhà nước cần phải đảm bảo cácyêu cầu sau:
- Hài hoà giữa lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và các nhân Cơ quan nhà nước, cán
bộ nhà nước có thẩm quyền phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưmột tiêu chí hàng đầu trong việc ban hành văn bản
- Phải có tính cụ thể, phù hợp với từng vấn đề, đối tượng thực hiện
- Ðảm bảo tính hệ thống toàn diện Ðó là việc xem xét đến tất cả các mặt của đờisống xã hội: kinh tế, văn hoá, xã hội; xem xét đến mục đích trước mắt, mục đích lâu dài;tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp
- Ngôn ngữ, văn phong phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa
c) Mối quan hệ giữa tính hợp pháp và hợp lý trong quyết định hành chính
Tính hợp pháp và tính hợp lý của quan hệ pháp luật hành chính có mối liên hệ chặtchẽ nhau Quyết định hành chính chỉ có giá trị pháp lý và có giá trị áp dụng thực tế khibảo đảm đủ hai tính chất nêu trên Nói cách khác, quyết định hành chính sẽ thực thi vàđược xã hội chấp nhận
Trang 24 Nếu tính hợp pháp và hợp lý không đồng nhất nhau, thì phải ưu tiên xem xét tínhhợp pháp Có thể do cơ quan ban hành chưa kịp sửa chữa quyết định lỗi thời, hoặc khôngtính toán hết được những đặc điểm của từng địa phương nên quyết định hành chính phùhợp với địa phương này, nhưng không khả thi, không phù hợp với địa phương khác.Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền áp dụng vẫn phải thi hành nghiêm chỉnhquyết định của cấp trên, đồng thời kiến nghị cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phùhợp với tình hình thực tế của địa phương Bởi vì, tính "chấp hành" của quản lý hành chínhnhà nước không cho phép cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tự ý ban hành trái vớiquyết định cấp trên
2 Các hình thức xử lý đối với quyết định hành chính bất hợp pháp hoặc bất hợp lý
Các quyết định hành chính không tuân theo các yêu cầu về tính hợp pháp hoặc hợp lý thìtuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để xem xét quyết định đó là vô hiệu toàn bộ hoặc
vô hiệu từng phần Các biện pháp chung là: tạm đình chỉ, đình chỉ, bãi bỏ Nhìn chung,tạm đình chỉ, đình chỉ, bãi bỏ áp dụng trong các trường hợp:
- Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong hệ thống cơ quan nhà nước
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ, bãi bỏ Quyết định sai trái của
Ủy ban nhân dân cấp dưới (Điều 124 Hiến pháp 1992)
- Trong trường hợp cơ quan này cần được giám sát bởi cơ quan kia
Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ Nghị quyết của Hội đồng nhân dâncấp tỉnh, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ (Điều 114 Hiến pháp 1992)
Trang 25có thẩm quyền đình chỉ quyết định hành chính không mặc nhiên có thẩm quyền bãi bỏquyết định hành chính ấy.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ có thẩm quyền đình chỉ Nghị quyết sai trái của Hội
đồng nhân dân cấp dưới, còn quyền bãi bỏ Nghị quyết đó thuộc về Hội đồng nhân dâncấp trên trực tiếp
Hủy bỏ
Ngoài thuật ngữ “bãi bỏ”, trong pháp luật còn dùng thuật ngữ “hủy bỏ” Thật ra, hai thuậtngữ này giống nhau ở chỗ cùng là “bỏ đi”, làm chấm dứt hiệu lực của văn bản đó Tuynhiên, các nhà khoa học luật và các nhà lập pháp ở Việt Nam có cách hiểu khác nhau, cụthể như sau:
- Theo quan điềm của các nhà khoa học luật và căn cứ trên câu chữ, hai thuật ngữnày khác nhau ở mốc thời điểm hết hiệu lực: bãi bỏ là làm cho văn bản đó hết hiệu lựcngay tại thời điểm mà cơ quan có thẩm quyền tuyên bố bãi bỏ; còn việc hủy bỏ là làm chovăn bản không có hiệu lực ngay từ thời điểm văn bản được ban hành (giống như hợpđồng vô hiệu ngay từ khi ký kết) Do vậy, đối với trường hợp hủy bỏ, các quan hệ xã hội
đã bị văn bản pháp luật đó điều chỉnh thì sự điều chỉnh đó bị vô hiệu và phải được điềuchỉnh lại Với cách hiểu này thì bãi bỏ gắn liền với văn bản bất hợp lý, còn hủy bỏ gắnliến với văn bản bất hợp pháp
- Đối với các nhà lập pháp ở Việt Nam: họ nhận thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa hủy
bỏ văn bản đã nêu trên thì việc khắc phục hậu quả pháp lý là rất khó khăn Vì thế trongquy định của nhà làm luật hiện nay vẫn chưa có sự quy định rõ ràng phân định hai việcbãi bỏ và hủy bỏ
Vì những lý do nêu trên, toàn bộ phần này chỉ thảo luận các trường hợp theo luật là tạmđình chỉ, đình chỉ, bãi bỏ các văn bản bất hợp pháp, bất hợp lý
a) Bất hợp pháp.
Có thể rơi vào một trong các trường hợp: tạm đình chỉ, đình chỉ, bãi bỏ
Khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại nếu như:
- Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, trừ trường hợp xảy ra hoàn toàn
do lỗi nạn nhân hay do bất khả kháng
- Sự tổn hại là có thật, tức là có thể tính ra được giá trị bằng tiền Trường hợp nàytính đến cả những thiệt hại về mặt tinh thần, nhân phẩm
Trang 26- Sự tổn hại phải trực tiếp do quyết định hành chính đó gây ra
Truy cứu trách nhiệm người có lỗi: tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra,chủ thể ban hành quyết định hành chính có thể chịu trách nhiệm kỷ luật hoặc trách nhiệmhình sự Trách nhiệm hình sự được áp dụng khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đượcqui định trong luật hình sự
Theo tình hình thực tiễn, số lượng vi phạm về thủ tục và hình thức là con số không nhỏ
Vì vậy, các biện pháp đối với các chủ thể ban hành quyết định hành chính trái thủ tục cóthể phải chịu trách nhiệm Riêng quyết định vi phạm đó bị tạm đình chỉ, đình chỉ, bãi bỏhoặc không được công nhận ngay từ khi ban hành, bởi vì: “văn bản do cơ quan nhà nướcban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tụcđược quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bảnquy phạm pháp luật” (Điều 01 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008)
b) Bất hợp lý
- Có thể rơi vào một trong các trường hợp: tạm đình chỉ, đình chỉ, bãi bỏ
- Khắc phục hậu quả Ðối với các quyết định bất hợp lý trong trường hợp bất khảthi, do không gây ra hậu quả nên không phải khắc phục tình trạng cũ
- Trách nhiệm của chủ thể có lỗi: có thể chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ luậtnếu tái phạm nhiều lần, nhưng không chịu trách nhiệm hình sự
V QUYỀN PHẢN KHÁNG QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH BẤT HỢP PHÁP, BẤTHỢP LÝ
Theo Ðiều 01, Luật khiếu nại, tố cáo 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005:
"Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước, của người thẩm quyền trong cơ quan hành chínhnhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là tráipháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
Trước một quyết định bất hợp pháp, công dân hoặc tổ chức có thể sử dụng một trong haiphương thức: khiếu nại hành chính hoặc tố tụng hành chính theo các trình tự cụ thể sau.Xuất phát từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, và căn cứ trên quy định của pháp luậthiện hành, quyết định hành chính bất hợp lý về nguyên tắc lại không được xem xét là đối
Trang 27tượng khiếu nại, khiếu kiện Mặt khác, cho đến nay, luật Việt Nam chỉ thừa nhận việckhiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định hành chính cá biệt, cụ thể Vì vậy, các loại quyếtđịnh hành chính quy phạm, quyết định hành chính chủ đạo không phải là đối tượng củakhiếu nại, khiếu kiện hành chính ở Việt Nam
1 Khiếu nại hành chính
Theo Luật khiếu nại, tố cáo của công dân: công dân có quyền yêu cầu chính chủ thể đãban hành quyết định hành chính bất hợp pháp sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định đó; và yêucầu cơ quan hành chính, cán bộ hành chính phải bồi thường cho họ khi quyết định hànhchính đã gây ra tổn hại cho quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức.Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, công dân có quyền yêu cầu cơquan cấp trên của cơ quan đó xem xét giải quyết, hoặc gửi đơn đến tòa hành chính
2 Khiếu kiện hành chính
Sau khi công dân, tổ chức đã có yêu cầu cơ quan hành chính ra quyết định xem xét lạiquyết định ấy, nhưng không được giải quyết hoặc việc giải quyết không thoả mãn với yêucầu đặt ra, công dân tổ chức có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết khiếu kiện hành chính.Khiếu kiện tố tụng hành chính Toà hành chính là phương thức theo đó người dân yêu cầu
cơ quan tài phán hành chính xét và giải quyết Các đặc điểm cần chú ý của khiếu kiệnquyết định hành chính:
- Mặc dù có những điểm đặc trưng so với các hình thức tố tụng khác (dân sự, hình
sự ), quyết định hành chính được giải quyết theo thủ tục tố tụng, nhưng là tố tụng hành chính.
- Toà hành chính chỉ xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, luật hiện hànhchưa ghi nhận toà hành chính có thẩm quyền giải quyết đối với quyết định hành chính bấthợp lý
- Đối tượng của khiếu kiện hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hànhchính đã được khiếu nại mà không được giải quyết hoặc đã được giải quyết mà vẫn khôngđồng ý
Trang 28VI PHÂN BIỆT QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ QUYẾT ÐỊNH PHÁPLUẬT KHÁC
1 Phân biệt quyết định hành chính với quyết định pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
- Quyết định hành chính là văn bản dưới luật, là các quyết định được ban hành trên
cơ sở luật và thi hành luật nên có hiệu lực thi hành hạn chế hơn so với quyết định của cơquan quyền lực nhà nước
- Ngoài ra trình tự, thủ tục ban hành của hai quyết định này cũng như tên gọi củachúng cũng khác nhau
2 Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp
Các cơ quan tư pháp gồm tòa án, Viện kiểm sát thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạtđộng xét xử, kiểm sát và công tố Ðể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này các cơ quan
đó được quyền ban hành các quyết định pháp luật Các quyết định pháp luật này khác vớicác quyết định quản lý hành chính ở chủ thể ban hành, về tính chất pháp lý và phạm viđiều chỉnh
Chủ thể ban hành
Quyết định quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước banhành Trong một số trường hợp đặc biệt, toà án (cơ quan tư pháp) có thẩm quyền ban
Trang 29hành quyết định hành chính Ví dụ: điều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002(được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008).
Quyết định của cơ quan tư pháp được ban hành bởi cơ quan tư pháp tương ứng Cơ quanhành chính nhà nước không có thẩm quyền ban hành quyết định tư pháp
- Quyết định của các cơ quan tư pháp (văn bản pháp luật do các cơ quan kiểm sát, xét xửban hành) chủ yếu là những văn bản cá biệt nhằm giải quyết các vụ án hình sự, dân sự,hôn nhân và gia đình
-Câu hỏi
1 Phân loại quyết định quản lý hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý Có phải chỉ có
cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính haykhông? Tại sao?
2 Phân biệt quyết định qui phạm và quyết định cá biệt?
3 Thế nào là tính hợp pháp của quyết định hành chính? Tại sao quyết định hành chínhcần phải hội đủ cả hai yêu cầu: tính hợp pháp và tính hợp lý?
Trang 304 Trên cơ sở cơ phân loại quyết định hành chính theo cơ quan ban hành, hãy chỉ ra từngquyết định đó theo tính chất pháp lý?
5 Quyết định nào được xem là quyết định hành chính lần đầu trong việc giải quyết cáckhiếu kiện hành chính?
Trang 31Chương III VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
b Ðặc điểm cơ bản của vi phạm hành chính
- Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, do cá nhân hay tổchức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý;
- Ðặc điểm không phải là tội phạm ở đây được hiểu: vi phạm hành chính có tính chất,mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm;
- Ða số các vi phạm hành chính có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần xét đến hành vixảy ra mà không cần tính đến hậu quả;
- Vi phạm hành chính hiện nay được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật Trong
đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 là qui định cơ bản có tính luật, định ra cácnguyên tắc chung trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính;
- Là hành vi được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính
Trang 32c Dấu hiệu của vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là một dạng của vi phạm pháp luật nên nó có đầy đủ các dấu hiệucủa vi phạm pháp luật:
- Vi phạm hành chính luôn là hành vi (hành động hay không hành động vi phạmpháp luật hành chính) của cá nhân hoặc tổ chức;
- Hành vi đó luôn thể hiện tính có lỗi
- Hành vi đó phải do chủ thể vi phạm hành chính bao gồm cá nhân, tổ chức cónăng lực chủ thể thực hiện;
- Hành vi đó là hành vi trái pháp luật và phải bị tác động bởi biện pháp cưỡngchế tương ứng của chế tài
2 Cấu thành của vi phạm hành chính
Cấu thành của vi phạm hành chính là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủtính xâm hại cho trật tự quản lý nhà nước của một loại vi phạm hành chính và cần thiếtcho việc xác định ranh giới của các vi phạm hành chính với nhau
Trong một loại vi phạm hành chính có thể có nhiều cấu thành vi phạm hành chính khácnhau Dựa vào các yếu tố trong cấu trúc của vi phạm hành chính, để xây dựng cho mỗiloại vi phạm hành chính một cấu thành vi phạm hành chính cơ bản Trên cơ sở cấu thành
vi phạm hành chính cơ bản và căn cứ vào tình hình vi phạm hành chính, yêu cầu đấutranh phòng chống mỗi loại vi phạm để xây dựng cấu thành vi phạm hành chính tăngnặng và cấu thành vi phạm hành chính giảm nhẹ
Cấu thành vi phạm hành chính tăng nặng bao gồm những dấu hiệu đặc trưng của cấuthành vi phạm hành chính cơ bản và những dấu hiệu bổ sung Những dấu hiệu bổ sungnày phản ánh mức độ xâm hại cho xã hội cao hơn của một loại vi phạm hành chính so vớicấu thành vi phạm hành chính cơ bản
Cấu thành giảm nhẹ cũng bao gồm những dấu hiệu đặc trưng của cấu thành vi phạm hànhchính cơ bản và những dấu hiệu bổ sung, những dấu hiệu bổ sung này phản ánh mức độxâm hại cho xã hội thấp hơn của loại vi phạm hành chính đó so với cấu thành vi phạmhành chính cơ bản
Dựa tương ứng trên các dấu hiệu của vi phạm hành chính, cấu thành của hành ví vi phạmhành chính phải có đủ bốn yếu tố cơ bản sau:
Trang 33- Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính;
- Yếu tố chủ quan của vi phạm hành chính;
- Yếu tố chủ thể của vi phạm hành chính;
- Yếu tố khách thể của vi phạm hành chính
a Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi viphạm hành chính Yếu tố có hành vi vi phạm là yếu tố bắt buộc, thể hiện:
- Hành vi vi phạm hành chính: là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác độngvào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại đến sự tồn tại
và phát triển bình thường của trật tự quản lý nhà nước Những biểu hiện này được thểhiện dưới dạng hành động hoặc không hành động bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạmhành chính
- Hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, chủ thể vi phạm hành chínhbằng hành động hay không hành động thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm hoặckhông cho thực hiện những hành vi nhất định mà pháp luật quy định Tính chất trái phápluật của hành vi xét về mặt hình thức nó thể hiện ở các dạng sau đây:
+ Làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm không được làm;
+ Không làm một việc (hành động) mà pháp luật đòi hỏi phải làm (nghĩa vụ pháp lý);+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
- Hậu quả của hành vi trái pháp luật: là trật tự quản lý của nhà nước bị hành vi vi phạmhành chính tác động tới, gây xâm hại Tuy nhiên, do đa số các hành vi vi phạm hànhchính là hành vi có cấu thành hình thức nên hậu quả phải được xem là trật tự đã vi phạm,chứ không cần có hậu quả nhất định nào đó trên thực tế
- Quan hệ nhân quả: là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của viphạm hành chính, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của nó làhành vi khách quan của vi phạm hành chính Việc xác định mối quan hệ nhân quả cầnphải có những căn cứ nhất định Cụ thể:
+ Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả xâm hại các quan hệ xã hội về mặt thờigian;
+ Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hạiquy tắc quản lý nhà nước;
Trang 34+ Hậu quả xâm hại đã xảy ra phải chính là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phátsinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như: địa điểm, thời gian, phương tiện, công cụ của vi phạm hành chính Ðây là không phải là những dấu hiệu có ý nghĩa quyết địnhtrong mọi cấu thành vi phạm Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể chúng sẽ trởthành dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa, làm tăng hoặc giảm mức độ của hành vi vi phạmhành chính
b Yếu tố chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là quan hệ tâm lý bên trong, bao gồm các yếu tố:lỗi, mục đích, động cơ của vi phạm hành chính
Lỗi là trạng thái tâm lý của một người khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính, biểuhiện thái độ của người đó đối với hành vi của mình Lỗi trong vi phạm hành chính gồmlỗi cố ý và lỗi vô ý
- Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính: là thái độ tâm lý của một người khi thực hiệnhành vi trái pháp luật hành chính nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhưng lại có
ý thức xem thường mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ đó
- Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của một người khi thực hiện hành vi tráipháp luật hành chính do vô tình hoặc thiếu thận trọng mà đã không nhận thức được nhữngnghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc dù họ có khả năng và điều kiện xử sự theo đúng nghĩa vụnày
Trong đó lỗi là một dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải hiện diện trong mọi cấu thành củahành vi vi phạm pháp luật, có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác trong mặt chủ quancủa vi phạm hành chính Vì vậy, các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi sẽ không đủ các dấuhiệu cần thiết để xác định là hành vi vi phạm pháp luật Ví dụ:
Ví dụ: Hành vi vượt đèn đỏ
Trang 35 Mục đích, động cơ của vi phạm hành chính là dấu hiệu không bắt buộc phải có trongmọi cấu thành của mọi loại vi phạm hành chính Nó chỉ có ở một số cấu thành nhất định,tồn tại ở một số hành vi với lỗi cố ý
c Yếu tố khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý nhà nước có nội dung xã hội làcác quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước được pháp luật quy định vàbảo vệ Còn hình thức pháp lý của chúng là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,bao gồm:
- Khách thể chung: là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước hay
nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung Khách thể chung được thể hiện trongcác qui phạm pháp luật tổng quát, có tính luật
Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với nhau trong
từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước Ðây chính là trật tự quản lý nhà nướcchuyên ngành hoặc từng lĩnh vực cụ thể
Ví dụ: Nghị định 23/2009-NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản
lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
- Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể quy định và bảo vệ bị chính hành vi vi
phạm hành chính xâm hại tới
d Yếu tố chủ thể của vi phạm hành chính
Chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước;
- Các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế;
- Các tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch
Gọi chung là cá nhân, tổ chức
Tất cả các chủ thể nêu trên phải đủ năng lực chủ thể, tức là phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- Ðối với tổ chức nói chung, năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh cùng lúc
từ khi tố chức đó có quyết định thành lập hoặc công nhận hoạt động hợp pháp Vì vậy, cả
Trang 36hai loại năng lực này cùng chấm dứt khi tổ chức chấm dứt hoạt động hoặc theo pháp luật,
bị buộc phải chấm dứt hoạt động
+ Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra
+ Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra
vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định phápluật
- Ðối với cá nhân, năng lực pháp luật phát sinh khi cá nhân đó ra đời và mất khi cá nhân
đó chết đi Còn năng lực pháp luật được phát sinh sau khi có năng lực pháp luật mà tựmình có thể nhận thức và điều khiển hành vi bản thân, thể hiện người đó thoả mãn cácđiều kiện luật định: đạt đến một độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần hoặc cácbệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi Trong khi đó, độ tuổi có năng lực hành
vi theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (Ðiều 7) được xác định như sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hànhchính do mình gây ra;
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính đối với những vi phạmhành chính được thực hiện với lỗi cố ý
+ Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và nhữngngười thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như các côngdân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấyphép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người xử phạt không trực tiến xử lý
mà đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh kỷluật;
- Riêng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnhthổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta thì bị xử phạt hành chính theoquy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kếthoặc gia nhập có quy định khác
3 Phân biệt vi phạm hành chính với một số vi phạm khác
a) Phân biệt vi phạm hành chính với vi phạm hình sự
Vi phạm hành chính khác với vi phạm hình sự trước hết là ở mức độ nguy hiểm của hành
vi vi phạm
Trang 37- Tội phạm và hình phạt được luật hình sự quy định Còn vi phạm hành chính và xửphạt vi phạm hành chính do các văn bản luật và văn bản dưới luật quy định.
- Tội phạm được xử lý theo trình tự và thủ tục tư pháp còn vi phạm hành chính chủ yếuthuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hành chính nhà nước và theo thủ tục hành chính.Lưu ý rằng hành vi vi phạm hành chính và vi phạm hình sự trong cùng một lĩnh vực cónhiều nội dung tương đồng về mặt bản chất, chỉ khác nhau về tính chất, mức độ hoặc hậuquả gây ra trên thực tế Chính vì vậy, một hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ, mà
có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý hành chính, màkhông thể truy cứu đồng thời hai loại trách nhiệm này
b) Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật là hành vi của công nhân viên chức xâm phạm kỷ luật nội bộ cơ quannhà nước, còn vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc về quản lý nhà nước
Vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật còn khác nhau ở chủ thể vi phạm, trình tự, thủ tục
xử lý vi phạm
c) Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm dân sự
Vi phạm hành chính xâm phạm các quyền liên quan đến quản lý hành chính nhà nước,còn vi phạm dân sự xâm phạm tới quyền chủ thể của người bị thiệt hại Mặt khác, chế tàidân sự luôn nhằm mục đích khắc phục thiệt hại đã xảy ra; còn chế tài hành chính ngoàimục đích này còn nhằm duy trì một trật tự hành chính ổn định, mang tính trừng phạt, rănđe
II NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Trang 38Thực hiện trách nhiệm pháp lý vừa có mục đích giáo dục cụ thể, vừa có ý nghĩa giáo dụcchung cho mọi người hiểu và tôn trọng các qui tắc quản lý nhà nước.
2 Mối quan hệ giữa vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
Về nguyên tắc trách nhiệm hành chính chỉ đặt ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm phápluật hành chính Tuy nhiên, không phải mọi hành vi vi phạm hành chính đều phải chịutrách nhiệm hành chính tương ứng, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý Lưu ý rằng thời hiệu này tính từ thờiđiểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính, ngoại trừ các trường hợp vi phạm liên tục,nhiều lần hoặc trốn tránh thì không áp dụng thời hiệu Thậm chí, việc trốn tránh, che giấu
vi phạm hành chính còn là tình tiết tăng nặng trong việc truy cứu trách nhiệm hành chính;
Ví dụ: Theo Điều 10, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sungnăm 2007, 2008): thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ khi hành vi viphạm hành chính được thực hiện; đối với các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xuấtbản, xuất khẩu, đê điều thì thời hiệu trên là 02 năm
Các trường hợp miễn trừ ngoại giao đối với các đối tượng và hành vi được miễntrừ
Ví dụ: Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta thì bị xử phạt hành chính theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặcgia nhập có quy định khác (Điều 6, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổsung 2007, 2008)
Hành vi vi phạm pháp luật đã chuyển hoá thành tội phạm Đây là trường hợp tuy làhành vi vi phạm pháp luật hành chính nhưng do tái phạm hoặc có nhiều tình tiết tăngnặng, đủ cấu thành tội phạm nên đã chuyển hoá thành tội phạm hình sự
Ví dụ: Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra
Trang 39quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền (Điều 62, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổ sung 2007, 2008)
III TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Trách nhiệm hành chính được thể hiện trên thực tế là các chế tài hành chính thông quacác hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác Theoquy định tại Ðiều 1- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì xử lý vi phạmhành chính bao gồm việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lýhành chính khác đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắcquản lý nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định củapháp luật phải bị xử lý hành chính
1 Các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hành chính
Theo quy định tại Ðiều 3- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, các cơ quan có thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính khi tiến hành xử lý phải tuân thủ các nguyên tắc sau:+ Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạmhành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật
+ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do phápluật quy định Ðiều này chứng tỏ rằng cơ sở để xử phạt hành chính là phải có vi phạmhành chính Thứ nhất, nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc pháp chế, nghĩa là chỉ truycứu và trừng trị trong phạm vi pháp luật qui định Thứ hai, trong điều kiện thẩm quyền xửphạt được qui định rất nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành và trình độ của các cán bộ
áp dụng xử phạt không đồng bộ, thì điều này đảm bảo một nguyên tắc là không truy cứutrách nhiệm hành chính oan sai Do đó khi áp dụng các biện pháp xử phạt đòi hỏi các cơquan hay cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác định rõ có vi phạm hành chính xảy rahay không, tính chất, mức độ của vi phạm như thế nào, hành vi vi phạm đó đã được quyđịnh trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính hay chưa
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quyđịnh của pháp luật
Trang 40+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần Tuy nhiên, trong trường hợpmột người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi viphạm.
Ví dụ: Một người vừa có hành vi trốn thuế, vừa có hành vi kinh doanh văn hóa phẩm đồi trụy thì người đó sẽ bị xử phạt theo từng hành vi đã vi phạm, sau đó sẽ tổng hợp các mức phạt
Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính vi thì mỗingười vi phạm đều bị xử phạt
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm, nhân thân
và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thíchhợp
Ví dụ: Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính là phụ nữ có thai, người già yếu; người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ được áp dụng mức phạt nhẹ hơn theo quy định tại Ðiều 8- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 về các tình tiết giảm nhẹ.
+ Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp được xem là không có lỗi; ví dụnhư tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chínhtrong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình