Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 Ngày soạn: 12/ 09/ 09 Thực hiện: 15/ 09/ 09 TUẦN 7 – TIẾT7: Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: *Giúp hs hiểu: 1. Kiến thức - Thế nào là tôn sư trọng đạo. - Vì sao phải tôn sư trọng đạo. - Ý nghĩa cuả tôn sư trọng đạo. 1. Thái độ - HS có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. - Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo. 2. Kĩ năng : Giúp cho HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo. II.NỘI DUNG: Giúp Hs hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo và rèn luyện như thế nào để trở thành người có lòng tôn sư trọng đạo. III.CHUẨN BỊ: - GV:Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo,SGK,SGV. - HS: các câu ca dao, sgk, bài tập tình huống. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút: - Thế nào là yêu thương con người? - Chép 3 câu ca dao,tục ngữ nói về yêu thương con người. 2. Giới thiệu bài mới : Như chúng ta biết truyền thống quý báu của dân tộc ta vô cùng đa dạng, trong đó có phẩm chất tôn sư trọng đạo.Vậy để hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo và những biểu hiện của nó chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 3. Bài mới: Hoạt động cuả Thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc GV: Gọi HS đọc truyện trong SGK. HS: Cả lớp thảo luận về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau: 1) Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian? 2) Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn cuả học trò cụ đối với thầy giáo I. Truyện đọc Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu. - 1 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 Bình? 3) HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì? HS: 3 em lên bảng trình bày. GV: Nhận xét câu trả lời cuả từng em. HS: Cả lớp góp ý kiến. GV: Nhận xét câu trả lời cuả từng em. GV: Bổ sung và đưa ra kết luận về bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Trên cơ sở tìm hiểu nội dung câu chuyện, GV giúp đỡ HS tự tìm hiểu khái niệm tôn sư trọng đạo và truyền thống tôn sư trọng đạo. GV: Đặt câu hỏi: - Tôn sư là gì? - Trọng đạo là gì? GV:Hãy nêu những biểu hiện cuả tôn sư trọng đạo? HS: Thảo luận sau đó tự do phát biểu ý kiến. GV: Ghi nhánh ý kiến cuả HS lên bảng, sau đó nhận xét các ý kiến cuả HS và rút ra kết luận về bài học : GV: Cho HS làm bài tập liên hệ thực tế để chuyển hoạt động: - Nêu biểu hiện tôn sư trọng đạo cuả một số HS hiện nay? - Quan niệm cuả thời đại ngày nay về truyền thống tôn sư trọng đạo? - Những biểu hiện mà người thầy làm mất danh dự cuả mình làm ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo? GV: Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? HS:Tôn sư trọng đạo là truyền thống qúy báu cuả dân tộc ta,chúng ta cần phát huy. HS: Liên hệ thực tế: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn? Đánh dấu x vào những việc em đã làm được . + Lễ phép với thầy cô giáo + Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo, ở mọi nơi, mọi lúc. 2. Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống qúy báu cuả dân tộc ta,chúng ta cần phát huy. - 2 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 + khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: “ em thưa thầy (cô)” + Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. + Nhận xét bình luận bài giảng cuả thầy cô. + Thăm hỏi thầy cô khi ốm đau GV: Nhận xét bài làm cuả HS. Hoạt động 3:Luyện tập GV: Cho HS có thời gian suy nghĩ về các câu hỏi, sau đó với mỗi câu hỏi GV đề nghị một HS lên bảng làm động tác thể hiện, HS dưới lớp quan sát hành động của bạn trên bảng và cho biết động tác cuả hành động là nội dung câu hỏi nào? - Một bạn đang đi bỗng bỏ mũ, cúi người chào: Em chào cô! - Một bạn ấp úng xin lỗi thầy. Vì mải chơi em đã giơ quyển vở giấy trắng . - Một bạn đóng vai cô giáo, tay cầm phong thư rút ra tấm thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Một bạn tay cầm bài kiểm tra điểm 1, vò nát bài. GV: Yêu cầu HS về nhà làm tiếp các bài tập trong SGK. III. Bài tập: SGK Tr 19. Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò GV tổ chức cho HS thi hát về thầy cô. - Về nhà làm bài tập( c) SGK trang 20 - Chuẩn bị bài sau, đọc trước câu chuyện: Một buổi lao động. - 3 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 Ngày soạn: 19/ 09/ 09 Thực hiện: 22/ 09/ 09 TUẦN 8 – TIẾT8: Bài 7 : ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức Giúp HS hiểu: - Thế nào là đoàn kết tương trợ. - Ý nghĩa cuả đoàn kết tương trợ. 2. Thái độ Giúp HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày. 3. Kĩ năng - Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người. - Biết tự đánh gia mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết, tương trợ với mọi người. - Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. II.NỘI DUNG: Giúp HS hiểu thế nào là đoàn kết,tương trợ và ý nghĩa của nó trong cuộc sống hàng ngày.Giúp HS biết cách rèn luyện để trở thành người biết đoàn kết,tương trợ. III.CHUẨN BỊ: -GV:SGK,SGV,bài tập tình huống. - HS: SGK,vở,bảng phụ. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm một số câu ca dao,tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo mà em biết? 2.Giới thiệu bài mới: Cho HS giải thích câu ca dao:Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đó là đề cao sức mạnh đoàn kết,vậy trong cuộc sống chúng ta cần phải đoàn kết không và đoàn kết sẽ đem lại ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta cùng tìm hiểu bài học. - 4 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 3.Bài mới: Hoạt động cuả Thày và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. GV: hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai. - 1 HS đọc lời dẫn - 1 HS đọc lời thoại cuả lớp trưởng 7 A HS: Đọc diễn cảm truyện. GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu 1) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? - HS:Khu đất có nhiều mô hình đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ. 2) Lớp 7Bđã làm gì? HS:Các bạn lớp 7B đã sang làm giúp các bạn lớp 7 A. 3) Hãy tìm những hình ảnh , câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. HS:Các cậu nghỉ một lúc sang bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm….! 1) Những việc làm ấy thể hiện được tính gì cuả các bạn lớp 7 B? HS:Tinh thần đoàn kết tương trợ. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Cho HS liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử , trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. HS:Nông dân đoàn kết, tương trợ, chống hạn hán, lũ lụt. -Nhân dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm. -Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến độ trong học tập. Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học: GV: Qua việc làm của lớp 7B em hiểu thế nào là I. Truyện đọc: “Một buổi lao động” II.Bài học: - 5 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 đoàn kết,tương trợ? HS:Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. GV: Em hãy cho biết nếu ta sống đoàn kết,tương trợ sẽ đem lại lợi ích gì? HS:Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu qúy . -Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. HS: Cho Hs giải thích câu tục ngữ sau: Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng , đồng minh. Hoạt động 3: Luyện tập GV: Hướng dẫn HS giải bài tập SGK, trang 22. HS: Cả lớp cùng làm việc, trao đổi ý kiến. a.Trung là bạn cùng tổ, lại gần nhà thủy, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thủy em sẽ giúp Trung việc gì? b.Tuấn và hưng cùng học một lớp, Tuấn học giỏi toán còn Hưng học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng . Em có tán thành việc làm cuả Tuấn Không ? Vì sao? c.Trong giờ kiểm tra toán, có một bài khó. Hai bạn ngồi cạng nhau đạ góp sức để cùng làm bài. Suy nghĩ cuả em về việc làm cuả hai bạn như thế nào? GV: Cho HS tự phát biểu ý kiến. GV: Nhận xét bổ sung ý kiến cuả HS và cho điểm HS có ý kiến xuất sắc. 1.Thế nào là đoànkết,tương trợ? Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. 2.Ý nghĩa của đoàn kết,tương trợ: -Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu qúy . -Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. *Đoàn kết tương trợ là truyền thống qúy báu cuả dân tộc ta. II.Luyện tập: a. Nếu em la Thủy em sẽ giúp trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. b. Em không tán đồng việc làm cuả Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà làm hại bạn. c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được.Giờ kiểm tra phải tự làm bài. - 6 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 GV: Cho HS làm bài tập theo hai dãy bàn. - Câu tục ngữ nào sau đây nói về đoàn kết,tương trợ? 1. Bẻ đuã chẳng bẻ được cả nắm. 2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 3. Chung lưng đấu cật . 4. Đồng cam cộng khổ. 5. Cây ngay không sợ chết đứng . 6. Lời chào cao hơn mâm cỗ. 7. Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn. GV: Yêu cầu HS làm bài sau đó nhận xét và cho điểm một số em. Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò -Làm các bài tập tình huống -Sưu tầm ca dao,tục ngữ nói về đoàn kết,tương trợ. -Học thuộc bài -Chuẩn bị ôn tập kiểm tra 45 phút: +Lí thuyết: bài 1,6 +Bài tập:bài 1-7. - 7 - GV: Bùi Hưng Nguyên . lúc. 2. Ý ngh a c a tôn sư trọng đạo: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống qúy báu cuả dân tộc ta,chúng ta cần phát huy. - 2 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 + khi trả. Hai bạn g p sức cùng làm bài là không được.Giờ kiểm tra phải tự làm bài. - 6 - GV: Bùi Hưng Nguyên Trường THCS Phú Thịnh Giaó án GDCD 7 GV: Cho HS làm bài tập theo hai dãy bàn. - Câu tục ngữ. kết,tương trợ và ý ngh a c a nó trong cuộc sống hàng ngày.Giúp HS biết cách rèn luyện để trở thành người biết đoàn kết,tương trợ. III.CHUẨN BỊ: -GV:SGK,SGV,bài tập tình huống. - HS: SGK,vở,bảng