1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cách giáo dục những hành vi phổ biến ở trẻ ppsx

11 361 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 223,86 KB

Nội dung

Cách giáo dục những hành vi phổ biến ở trẻ Bên cạnh những điều trẻ được học ở trường, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là vô cùng quan trọng và cũng đầy thách thức. Trên thực tế, việc dạy dỗ một đứa bé đã đến trường sẽ khó khăn hơn so với việc dạy trẻ khi còn ở nhà. Khi bé đi học, có nhiều quan hệ bạn bè thì cách cư xử của bé cũng khác đi. Nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi đi học thường than phiền rằng các bé không còn ngoan ngoãn, đáng yêu như trước nữa, cách cư xử của bé với bố mẹ và những người xung quanh cũng bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hướng không như những gì bạn kỳ vọng. Các bé ở độ tuổi đến trường thường bày tỏ bản thân một cách quyết liệt hơn, cụ thể là bé sẵn sàng “chỉnh” hoặc “đáp trả” nếu nhận thấy những điều không hợp lý từ bố mẹ, thầy cô, anh chị em hay bạn bè. Những hành vi, cách cư xử không tốt của bé trong độ tuổi đến trường thường được thể hiện một cách phức tạp hơn. Một đứa trẻ 7 tuổi có thể ngắt lời người lớn nếu thấy những điều họ nói ra chưa đúng hoặc chưa hoàn hảo. Các bé thường có những phản ứng đáp trả như một cách chống đối lại những quy tắc khắt khe và phức tạp mà người lớn đặt ra cho mình. Những biểu hiện ấy thường bắt nguồn từ việc bé phải gồng mình lên để “gánh” hàng loạt các yêu cầu, điều lệ do người lớn đặt ra, nào là: phải làm việc này, không được làm việc kia, đừng đụng đến những thứ ấy, đừng hỏi nhiều… Nhiều phụ huynh cứ tha hồ đặt ra các luật lệ, nguyên tắc cho con mình nhằm đưa bé vào “khuôn khổ” nhưng thực ra chính họ lại khiến con trẻ bị áp lực tâm lý. Những hành vi xấu thường gặp ở trẻ nhỏ • Gây gỗ với anh chị em trong nhà • Có mối quan hệ không tốt với bạn bè • Đối đáp hoặc cãi lời bố mẹ, thầy cô • Bắt nạt người khác • Nói dối • Trộm cắp • Thường xuyên từ chối yêu cầu từ người khác Nguồn: Images. • Trốn tránh làm việc nhà • Tỏ ra bất lịch sự • Khoe khoang, tự đắc và vô trách nhiệm (ví dụ thường thấy là bé có thái độ cười nhạo trước những khiếm khuyết hoặc điểm yếu của người khác) Trong khoảng thời gian này, bạn cần đề ra cho bé những nguyên tắc cụ thể để bé tránh được những hành vi không tốt. 3 nguyên tắc cơ bản • Thường xuyên nhấn mạnh, khuyến khích những hành vi tốt mà trẻ nên thể hiện. • Đừng “chấp nhặt”, hãy bỏ qua những hành vi nhỏ của bé để uốn nắn những hành vi quan trọng hơn (Bé sẽ mệt mỏi và rối tung lên nếu bị bạn “chấn chỉnh” từ việc lớn đến việc nhỏ). • Sẵn sàng đưa ra hình phạt thích đáng với những trường hợp nghiêm trọng. Bí quyết xây dựng những hành vi tích cực • Cho phép bé thể hiện cá tính độc lập của mình: Trong một số trường hợp, bạn không nên quá khắt khe trong việc bắt buột bé phải nhất nhất nghe theo những gì bạn nói, hãy để trẻ bày tỏ quan điểm của mình, kể cả khi nó trái ngược hoặc phủ định với những gì bạn vừa nói. Cũng như người lớn, trẻ em rất có nhu cầu bày tỏ suy nghĩ của mình. • Trò chuyện với con một cách thẳng thắn và tôn trọng: Đừng đưa ra những nguyên tắc “trên trời rơi xuống” mà hãy trình bày với trẻ đầy đủ những lời giải thích, những nguyên nhân đưa đến sự việc hoặc vấn đề. Hãy để bé lắng nghe, tiếp thu và thảo luận cùng bạn – giao tiếp phương pháp tốt nhất để giáo dục và định hình nhân cách của một đứa trẻ. • Trấn an tinh thần của bé: Nhiều bé thường tỏ ra độc lập và có vẻ như không cần sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ nhưng thực chất mọi đứa trẻ đều rất cần sự yêu thương, che chở và trấn an từ bố mẹ trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, dù thế nào, bạn cũng nên cho con cảm nhận được rằng bạn luôn ở bên cạnh bé bất cứ khi nào bé cần. • Rèn luyện thói quen tốt: Thói quen, giờ giấc sinh hoạt hằng ngày thường đóng vai trò quan trọng đối với mọi đứa trẻ. Bạn nên giúp con hình thành thời gian biểu một cách khoa học, thực hiện chúng một cách đều đặn, nghiêm túc và chỉ điều chỉnh trong thời điểm thật sự cần thiết. • Đừng để trẻ bị “quá tải”: Trước khi yêu cầu con làm điều gì, bạn hãy cân nhắc độ tuổi và khả năng của bé. Tuyệt đối không nên đòi hỏi hoặc yêu cầu trẻ làm quá nhiều thứ cùng một lúc, trẻ con thường không thể ổn định tâm lý nếu bị bố mẹ gây ra quá nhiều áp lực. • Dành thời gian trò chuyện với con về trường lớp, bạn bè: Hãy chú ý lắng nghe, quan sát để hiểu hơn về những gì con bạn cảm nhận về trường học, bạn bè và cả những khúc mắc mà con bạn gặp phải. Một phụ huynh lý tưởng là người luôn biết đặt mình vào vị trí của trẻ và đưa ra những lời khuyên tốt nhất, đừng trách mắng trẻ - điều này sẽ làm cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn. • Khen ngợi con một cách cụ thể: Những lời khen luôn có tác dụng tích cực đối với bọn trẻ, nhưng quan trọng là bạn hãy dành cho trẻ những lời khen chính xác, cụ thể về những điều trẻ đã làm được. Đừng nói những lời khen chung chung mà hãy chỉ ra vì sao trẻ được khen để trẻ hiểu rằng bố mẹ biết rõ những gì mình làm được và cố gắng phát huy điều đó. • Bỏ qua những lỗi nhỏ: Bạn cần giữ bình tĩnh và hạn chế phàn nàn con trẻ. Nếu trẻ có sai phạm, bạn cũng chỉ nên phê bình ở mức độ vừa phải, đừng nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của trẻ mà hãy nói với trẻ những lời nhắc nhở, động viên nhẹ nhàng như: “Con nên suy nghĩ về những gì con vừa làm” hoặc “Mẹ nghĩ giá như con đừng cư xử như vậy thì sẽ tốt hơn”. • Nói với trẻ về những gì trẻ đã làm: Có thể trẻ sẽ không ý thức được những hành động sai trái của mình nên bạn cần nhắc lại cho trẻ thấy trẻ đã làm những gì và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và những người xung quanh. Bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh để phân tích cho trẻ hiểu ra vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng. • Nói với trẻ vê hậu quả: Để bé thấy được hậu quả của những gì mình gây ra cũng là một cách hiệu quả giúp bé thay đổi hành vi của mình. Chẳng hạn, nếu bạn nhắc nhở thường xuyên mà bé vẫn không bỏ được tính bừa bãi thì hãy để bé tự tìm kiếm đồ đạc ngay trong đống bừa bãi ấy. Sau một vài lần kiên quyết của bạn, bé sẽ tự biết mình phải làm gì để khắc phục những điều mình gây ra. • Cắt ngang hành vi xấu của bé: Bạn có thể dùng nhiều cách khéo léo để lôi kéo bé sang những vấn đề khác. Chẳng hạn, nếu các con bạn đang cãi nhau, hãy nói với chúng rằng “Bây giờ các con có thích đi bơi không?”, hay khi trẻ đang có một thái độ nào đó không hay, bạn hãy nói “Sao con không xem bộ phim hoạt hình thú vị này nhỉ?”. Một khi đã lôi kéo trẻ vào chủ đề khác thành công, bạn đã ngăn chặn được hành vi xấu của con mình. Ch mẹ cần điều chỉnh kịp thời các hành vi không hợp chuẩn của bé. • Giải quyết tính “chôm chỉa” của bé + Bạn cần giải thích cho trẻ hiểu về giá trị cũng như sự vất vả của quá trình làm ra tiền bạc, của cải. Những điều này rất có ý nghĩa với người sở hữu nó và không ai có quyền lấy đi bất cứ tài sản nào không thuộc về mình. + Trẻ con cần được dạy về các giá trị đạo đức của hành vi. Hãy khẳng định với con bạn rằng, một người không thể tồn tại suốt đời chỉ bằng cách lấy đi những thứ của người khác. + Đừng đưa ra những điều luật cấm đoán một cách áp đặt mà hãy giải thích cho bé hiểu vì sao mình không nên trộm đồ của người khác. Bé sẽ tránh được những hành động sai trái khi bé đã ý thức được điều này. Những lời cảnh báo kiểu như “Con sẽ gặp rắc rối lớn nếu đụng vào ví tiền của người khác” cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này. + Trẻ từ 7 - 8 tuổi trở lên có thể hiểu được rằng lấy cắp bất cứ thứ gì của người khác cũng là hành động sai trái. Nhưng nếu bé có hành động này, bạn cần nghiêm khắc yêu cầu bé trả lại món đồ kèm theo một lời xin lỗi chân thành. + Bạn nên dành thời gian nói chuyện với con nhiều hơn về vấn đề này và đưa ra những hình phạt xứng đáng như: Không được chơi máy tính trong vòng một tuần, không được đưa bạn bè về nhà, đi ngủ sớm hơn thường lệ. • Giải quyết tật “nói dối” + Các chuyên gia tâm lý cho biết: thông thường, chỉ những bé từ 7 tuổi trở lên mới có thể hoàn toàn phân biệt được sự khác nhau giữa sự thật và lời nói dối. Trước độ tuổi này, hầu hết các bé đều không biết mình nói dối mà luôn tưởng [...]...tượng rằng điều mình nói dối chính là sự thật + Cách hiệu quả nhất để dạy con tính chân thật là bạn hãy làm cho bé cảm thấy có lỗi khi nói dối bất cứ điều gì – dù con bạn không phải là đứa trẻ hay nói dối nhưng bạn cũng cần phải giúp bé hiểu nói dối là một hành động xấu + Trong một số trường hợp, sự thật có thể khiến bé đau lòng và khó chấp nhận nên bé... chấp nhận nên bé đã cố lừa dối người khác và cả chính bản thân mình để cảm thấy tốt hơn Bạn nên cảm thông, chia sẻ và giúp con đối diện với sự thật một cách nhẹ nhàng nhất + Hãy cho bé cơ hội để sửa đổi lỗi lầm và cho bé thấy rằng bạn luôn bên cạnh để động vi n bé Đồng thời phụ huynh cũng nên dạy cho con mình rằng nói dối là một điều luôn cần tránh trong cuộc sống . Cách giáo dục những hành vi phổ biến ở trẻ Bên cạnh những điều trẻ được học ở trường, vai trò của cha mẹ trong vi c giáo dục con cái là vô cùng quan trọng. bạn cần đề ra cho bé những nguyên tắc cụ thể để bé tránh được những hành vi không tốt. 3 nguyên tắc cơ bản • Thường xuyên nhấn mạnh, khuyến khích những hành vi tốt mà trẻ nên thể hiện Đừng “chấp nhặt”, hãy bỏ qua những hành vi nhỏ của bé để uốn nắn những hành vi quan trọng hơn (Bé sẽ mệt mỏi và rối tung lên nếu bị bạn “chấn chỉnh” từ vi c lớn đến vi c nhỏ). • Sẵn sàng đưa

Ngày đăng: 05/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w