1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những hành vi không tốt ở trẻ pot

8 235 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 124,3 KB

Nội dung

Những hành vi không tốt ở trẻ 1. Lý do dẫn đến những hành vi không tốt Tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên, trưởng thành của trẻ. Nhưng những hành vi không tốt cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những người xung quanh và môi trường trẻ tham gia vào. Dưới đây là một số lý do khiến một đứa trẻ có thể vướng vào hành vi không tốt: • Nhu cầu ngủ trưa • Trẻ cảm thấy ốm, bệnh. • Nhu cầu về thức ăn, đồ uống. • Có quá nhiều sự kích thích. • Trẻ cảm thấy buồn chán. • Trẻ cảm thấy thất vọng. • Trẻ cảm thấy sợ người lạ xung quanh. • Trẻ muốn ý thức được sức mạnh và cảm nhận được sự tự kiểm soát. • Muốn được chú ý. 2. Phòng chống những hành vi không phù hợp Bạn có thể phòng chống tránh không cho một vài hành vi xấu của trẻ xảy ra bằng cách luyện tập theo những lời khuyên nhỏ sau: Sử dụng những từ ngữ khuyến khích - Khi bé đang cư xử tốt, chúng xứng đáng nhận được sự chú ý và đánh giá cao của bạn. Chúng sẽ học được rằng những hành vi tốt là một cách để được chú ý. Sử dụng những phương pháp tích cực - Nói với trẻ những gì bạn muốn trẻ làm hơn là những gì bạn không muốn trẻ làm. Thay đổi từ cách nói "Đừng làm những thứ này" sang cách nói "Con hãy làm những thứ này" sẽ khá tốn công sức và thời gian luyện tập, nhưng kết quả cuối cùng xứng đáng để bạn nỗ lực. "Hãy làm những điều này" đưa ra những ý tưởng khả quan hơn so với những việc không hay trẻ không nên làm, và cách nói đó cũng dễ dàng giúp trẻ hiểu rõ hơn. Đặt ra các giới hạn - Các giới hạn cho trẻ biết được những điều cha mẹ kỳ vọng ở chúng. Quá nhiều luật lệ và yêu cầu có thể làm trẻ nghẹt thở, nhưng đặt ra một số giới hạn trong những vấn đề quan trọng thực sự giúp giảm thiểu những xung đột, và điều này là cần thiết để có thể đưa ra những quyết định phạt trẻ. Giới hạn sẽ hiệu quả nhất khi chúng phù hợp với khả năng của trẻ; giới hạn được thể hiện rõ ràng, các điều khoản tích cực; giới hạn được thực thi một cách nhất quán và có nền tảng dựa trên các lý do trẻ nhận thức được. Ví dụ: Trẻ không có đủ giấc ngủ trưa sẽ trở nên mệt mỏi cuối ngày. Bạn nhấn mạnh rằng sau bữa trưa, bé cần phải dành 1 giờ thực hiện các hoạt động thật yên tĩnh, tốt nhất là thư giãn. Đưa ra những lựa chọn - Khi bé được cho phép để tự mình đưa ra một lựa chọn nhỏ (Ví dụ: Một quả táo hay nho khô cho bữa ăn vặt, xem chương trình thiếu nhi trên ti vi hay nghe mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ) chúng học cách để ra một quyết định đơn giản và sẽ được chuẩn bị cho cách ra những quyết định quan trọng hơn trong tương lai. Chúng cảm thấy một cảm giác về quyền lực và điều khiển nhiều hơn cuộc sống của mình khi chúng có thể có vài sự lựa chọn. Sử dụng sự hài hước - Trẻ luôn phản ứng tích cực với sự hài hước. Hài hước hiệu quả trong việc phá vỡ những căng thẳng và tránh một cuộc đối đầu. Ví dụ: Trẻ bỏ áo khoác ở ngoài hiên. Bạn có thể nói: "Mẹ thấy có một cái áo khoác bị lạc ngoài hiên kìa. Hy vọng một ai đó có thể giúp cái áo khoác tội nghiệp đó tìm đúng đường về nhà". Cảnh báo - Để một đứa trẻ biết trước những gì được mong đợi để xóa đi sự thay đổi dẫn đến các hành vi cư xử xấu và giảm thiểu sự phản kháng ương bướng. Ví dụ: Trẻ đang mải chơi. Bạn hãy nhắc cho bé biết rằng 10 phút nữa sẽ tới giờ ăn trưa. Lên kế hoạch trước - Bạn có thể chuẩn bị trước để ngăn ngừa các hành vi cư xử không tốt. Ví dụ: Bạn biết bé dễ trở nên cáu kỉnh khi chán, vì vậy bạn hãy mang theo một túi đồ chơi và chuẩn bị sẵn một vài trò chơi khi bạn đưa bé đi chơi. Thay đổi cách sắp đặt đồ vật, môi trường - Bạn có thể thay đổi môi trường của con, nhờ đó mà một số hành vi không hay nhất định của bé sẽ được phòng ngừa. Ví dụ: Trẻ mới biết đi thích xé rách báo, vì vậy bạn hãy đặt sách báo ở ngoài tầm với của trẻ. Làm gương - Hãy thường xuyên sử dụng các hành vi bạn muốn trẻ học tập. Ví dụ: Bạn muốn bé để ai đó nói xong mới đặt ra câu hỏi, vì vậy đừng cắt ngang khi trẻ đang nói. Khi hành vi không phù hợp của trẻ xảy ra, điều quan trọng là cố gắng xác định nguyên nhân của hành vi. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân tại sao bé lại cư xử theo cách không hay đó, bạn có thể đưa ra được những cách thức điều chỉnh phù hợp. 3. Đối phó với những vấn đề liên quan tới hành vi, cư xử Dưới đây là một vài ý tưởng để đối phó với những vấn đề cư xử hay gặp. Chuyển hướng sự chú ý - Điều này khá hiệu quả đối với trẻ trước tuổi biết đi, vì chúng dễ dàng bị phân tâm. Chuyển hướng sự chú ý của trẻ khỏi một hành vi bạn không mong muốn, bằng cách thay thế bởi một đồ chơi khác hay hướng trẻ tới một hoạt động khác là cách dễ dàng để tránh xảy ra một cuộc đương đầu vô bổ với trẻ - những đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu và học từ bất cứ phương pháp nào khác. Thời gian yên lặng - Một khoảng thời gian yên lặng có thể được sử dụng để tách một bọn trẻ đang đánh nhau, cãi nhau; hay trẻ đang quá khích. Bạn cần giải thích một cách bình tĩnh cho trẻ rằng chúng phải ngồi yên một chỗ trong vòng 3 phút (bạn có thể muốn đưa ra một khoảng thời gian yên lặng tương ứng với số năm khi tuổi của trẻ lớn dần: 1 đứa trẻ 4 tuổi thì cần 4 phút chẳng hạn). Thời gian yên lặng cho trẻ cơ hội để trở lại bình tĩnh hơn, suy nghĩ về những hành vi của chúng và nhận ra được rằng chúng không được phép để những hành vi cư xử như thế lặp lại một lần nữa. Lờ đi những hành vi không hay - Đây là một cách hữu hiệu để đối phó nhất là với các cuộc chiến giữa anh chị em ruột và các hành vi không phù hợp có mục tiêu chính là để gây sự chú ý. Trẻ em cần cảm thấy được chú ý, và thật quan trọng để bạn đem tới cho trẻ cảm thấy sự chú ý của mình, đặc biệt khi trẻ có hành vi tốt. Trẻ em không có đủ sự quan tâm một cách tích cực của bố mẹ sẽ cố gắng dành được sự chú ý của bố mẹ một cách tiêu cực (Ví dụ: Hét lên), điều đó thường dẫn tới các hành vi không mong đợi. Chuyển hành vi - Bạn có thể loại bỏ hành vi không hay của bé bằng cách gợi ý một hành vi phù hợp hơn thay thế. (Ví dụ: Một đứa trẻ ném bóng vào trong nhà. Bạn có thể đặt một vài cái chai rỗng và gợi ý bé chơi trò chơi ném bowling với bóng, nhấn mạnh rằng bóng chỉ được lăn thôi.) Hậu quả - Cho phép trẻ trải nghiệm hậu quả từ hành vi của mình có thể mang lại cho bé nhiều ý nghĩa hơn bất cứ hành vi chăm sóc - giáo dục nào. Một đứa trẻ được trải nghiệm qua những hậu quả từ hành vi không phù hợp của mình thường sẽ không tái diễn hành vi đó nữa. Ví dụ: hậu quả có thể là: • Tự nhiên - Một đứa trẻ hành động kiểu phách lối có thể phải trải qua những ngày buồn bã một mình vì bạn bè sẽ không chơi với chúng nữa. • Hợp lý - Một đứa trẻ đi xe trên phố không được phép sử dụng xe trong một giai đoạn. Hậu quả hợp lý được xử lý khi có những hậu quả tự nhiên (chẳng hạn bị xe đụng khi đi xe trên phố) có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay sự an toàn của trẻ. Đôi khi, rất khó khăn để người trông trẻ cho phép trẻ trải nghiệm các hậu quả của hành vi của mình, nhưng đó là điều cần thiết để bé ghi nhớ điều cần học. Giải quyết các vấn đề - Bạn có thể nói chuyện với con về lý do tại sao bé lại hành động theo cách đấy, tại sao hành vi đó là không được chấp nhận, và bé nên thay đổi hành vi theo cách nào. Ví dụ: Khi bé giận dữ, bé đóng sầm cửa, điều này sẽ làm bức tranh trên tường rơi xuống. Lần sau nếu tức giận, bé hãy tìm tới bạn để kể cho bạn biết rằng bé đang cảm thấy ra sao. Ngọc Mai mamnon.com . Những hành vi không tốt ở trẻ 1. Lý do dẫn đến những hành vi không tốt Tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên, trưởng. cho trẻ cơ hội để trở lại bình tĩnh hơn, suy nghĩ về những hành vi của chúng và nhận ra được rằng chúng không được phép để những hành vi cư xử như thế lặp lại một lần nữa. Lờ đi những hành vi. Chúng sẽ học được rằng những hành vi tốt là một cách để được chú ý. Sử dụng những phương pháp tích cực - Nói với trẻ những gì bạn muốn trẻ làm hơn là những gì bạn không muốn trẻ làm. Thay đổi từ

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w