1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới - Biện pháp ngăn chặn hữu hiệu đối với các hành vi vi phạm " doc

4 560 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 133,97 KB

Nội dung

Tạm đình chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu là nội dung đầu tiên của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới Theo quy định tại Điều 51 Hiệp định về một số khía cạn

Trang 1

T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004 39

ThS NguyÔn Th¸i Mai *

uyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được hiểu là

các quyền nhân thân và tài sản của các

chủ thể đối với các sản phẩm của trí tuệ và

được Nhà nước bảo hộ các quyền đó trong

thời gian nhất định Trong giai đoạn hiện nay,

quyền sở hữu trí tuệ đang bị xâm phạm trên

nhiều lĩnh vực khác nhau với các hành vi đa

dạng và phức tạp, trong đó phổ biến là hành

vi xuất nhập khẩu "hàng giả"; "hàng nhái"

qua biên giới Thực trạng này đang diễn ra

tương đối phức tạp ở một số cửa khẩu tại các

tỉnh biên giới giữa Việt Nam với các nước

láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cămpuchia

Để ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền sở

hữu trí tuệ, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp

pháp cho các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ,

việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

(hay còn gọi là biện pháp kiểm soát biên giới)

trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng

Để hiểu rõ hơn về biện pháp này, bài viết

dưới đây sẽ tập trung phân tích một số nội

dung pháp lí quan trọng trong việc thực thi

quyền SHTT tại biên giới thông qua việc

nghiên cứu và phân tích các quy định trong

điều ước quốc tế và các quy định trong pháp

luật Việt Nam

1 Tạm đình chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu là nội dung đầu tiên của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

Theo quy định tại Điều 51 Hiệp định về một số khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS),(1) Điều 15 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì,(2) Điều 57 Luật hải quan Việt Nam,(3) việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới được bắt đầu bằng việc cơ quan hải quan ra quyết định tạm đình chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu Điều này có nghĩa là cơ quan hải quan tạm đình chỉ làm các thủ tục thông quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

Về cơ bản, việc đình chỉ thông quan đối với hàng hoá chỉ được áp dụng trong hai trường hợp:

+ Thứ nhất, khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có cơ sở hợp pháp để nghi ngờ rằng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình làm đơn gửi tới

cơ quan hải quan yêu cầu tạm đình chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu;

+ Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền hành động một cách chủ động trong việc tạm đình chỉ việc thông quan đối với hàng hoá

Q

* Giảng viên Khoa luật quốc tế Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

40 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004

Đây là trường hợp các cơ quan có thẩm quyền

đã có được chứng cứ khẳng định quyền sở

hữu trí tuệ đang bị xâm phạm và yêu cầu cơ

quan hải quan tạm đình chỉ thông quan đối

với hàng hoá mà không cần phải có đơn của

chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (Điều 58

Hiệp định TRIPS)

Như vậy, việc tạm đình chỉ thông quan

đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu được xem

là giai đoạn đầu tiên không thể thiếu trong

việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên

giới Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa được

phép áp dụng bất cứ biện pháp chế tài nào đối

với hàng hoá và đối với người nhập khẩu,

xuất khẩu cho tới khi có bằng chứng rõ ràng

hoặc có quyết định chính thức của cơ quan có

thẩm quyền về việc vi phạm

2 Ngăn chặn và loại bỏ ngay lập tức

hàng hoá xuất, nhập khẩu đã và sẽ vi

phạm quyền sở hữu trí tuệ là mục đích

chính của việc thực thi quyền sở hữu trí

tuệ tại biên giới

Theo quy định tại Điều 59 Hiệp định

TRIPS và khoản 12 Điều 15 Hiệp định

thương mại Việt Nam - Hoa Kì, trong

trường hợp có bằng chứng rõ ràng về sự vi

phạm quyền sở hữu trí tuệ, tất cả các hàng

hoá bị hải quan tạm đình chỉ thông quan

trên sẽ bị xử lí theo các cách thức sau ngay

tại biên giới:

+ Loại bỏ và tiêu huỷ hàng hoá bị vi

phạm ra khỏi các kênh thương mại mà không

có bất kì sự bồi thường nào;

+ Loại bỏ các nguyên liệu và các phương

tiện sử dụng chủ yếu trong việc tạo ra hàng

hoá vi phạm khỏi các kênh thương mại không

có bất kì sự bồi thường nào theo cách thức

giảm đến mức tối thiểu nguy cơ xảy ra các vi phạm tiếp theo;

+ Đối với hàng hoá giả: Việc loại bỏ nhãn hiệu hàng hoá đã được gắn bất hợp pháp không được coi là đủ để cho phép giải phóng hàng hoá đó vào các kênh thương mại (trừ trường hợp ngoại lệ)

Tương tự, khoản đ Điều 14 Nghị định số 101/CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan Việt Nam về thủ tục hải quan, chế

độ kiểm tra, giám sát hải quan cũng quy

định: “Trường hợp người yêu cầu tạm dừng

chứng minh được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ hàng hoá và hàng hoá được xử lí theo quy định của pháp luật Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật”

Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định TRIPS các biện pháp xử lí trên sẽ không được

áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Gây tổn hại đến quyền khiếu kiện của chủ thể quyền và quyền của bị đơn khi yêu cầu cơ quan xét xử xem xét lại vụ việc;

+ Trái hiến pháp hiện hành của nước xuất, nhập khẩu;

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước nếu những hành vi của

họ được thực hiện hoặc được dự định thực hiện một cách thiện chí (không nhằm mục đích xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ)

Các biện pháp xử lí trên được coi là nội dung chính của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới Theo đó không những tất cả các hàng hoá vi phạm quyền SHTT bị loại bỏ khỏi các hoạt động thương mại mà các nguy

Trang 3

T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004 41

cơ dẫn đến việc vi phạm tiếp theo cũng bị

ngăn chặn Những chế tài này được xem là có

ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay

khi hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

đang tràn ngập trong thị trường tự do bằng

con đường nhập khẩu và xuất khẩu

3 Quyền và lợi ích hợp pháp của các

bên chủ thể, sự ổn định và phát triển của

các quan hệ thương mại là những vấn đề

pháp lí quan trọng luôn được đảm bảo

trong quá trình thực thi quyền sở hữu tí

tuệ tại biên giới

Việc thực thi quyền SHTT tại biên giới

liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của

hai bên chủ thể: Chủ sở hữu hợp pháp của

quyền sở hữu trí tuệ - bên nộp đơn yêu cầu

đình chỉ việc thông quan đối với hàng hoá

(gọi là chủ thể quyền) và chủ sở hữu đối với

hàng hoá xuất, nhập khẩu - bên có hàng hoá

bị tạm đình chỉ thông quan (gọi là bên xuất,

nhập khẩu)

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các

chủ thể cũng như sự ổn định của các quan hệ

thương mại trong trường hợp áp dụng biện

pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên

giới là nội dung quan trọng luôn được các

điều ước quốc tế cũng như pháp luật của Việt

Nam ghi nhận Theo đó các bên có các quyền

và nghĩa vụ cơ bản sau:

* Đối với chủ thể quyền

Có quyền làm đơn gửi tới các cơ quan có

thẩm quyền để yêu cầu hải quan tạm đình chỉ

việc thông quan đối với hàng hoá xuất nhập

khẩu Trong đơn chủ thể quyền phải nêu rõ:

+ Bằng chứng về sự vi phạm quyền

SHTT;

+ Mô tả đủ chi tiết về hàng hoá để cơ quan hải quan có thể nhận biết được hàng hoá đó;

+ Nộp khoản tiền đặt cược hoặc tiền bảo chứng tương đương để đủ bảo vệ quyền lợi của bị đơn (người bị coi là có hàng hoá xuất, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ) và

cơ quan có thẩm quyền cũng như ngăn chặn

sự lạm dụng trong việc nộp đơn (theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản tiền này bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng)

+ Trong trường hợp xảy ra việc thiệt hại

do yêu cầu tạm dừng không đúng gây ra người nộp đơn yêu cầu tạm dừng phải bồi hoàn cho người nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá Thanh toán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hoá và các chi phí phát sinh cho

cơ quan hải quan và các cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật

* Đối với bên nhập khẩu, xuất khẩu

Có quyền yêu cầu làm thủ tục thông quan

cho hàng hoá trong các trường hợp sau:

+ Khi thời hạn đình chỉ việc thông quan

đã chấm dứt (theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn tạm dừng là 10 ngày kể từ ngày quyết định tạm dừng được ban hành; thời hạn này có thể được kéo dài thêm 10 ngày trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có đơn xin kéo dài thời hạn trên) người yêu cầu tạm dừng không đưa ra được bằng chứng hay kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng minh lô hàng xuất, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 4

42 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004

hoặc toà án không có văn bản yêu cầu cơ

quan hải quan bàn giao hàng hoá đang bị tạm

dừng thủ tục hải quan để giải quyết

Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc công

khai, minh bạch cả chủ thể quyền và người

nhập khẩu đều có quyền:

+ Được thông báo ngay về việc tạm đình

chỉ thông quan đối với hàng hoá xuất nhập

khẩu của hải quan;

+ Có cơ hội như nhau trong việc trình bày

ý kiến và yêu cầu thanh tra đối với các hàng

hoá xuất, nhập khẩu bị tạm đình chỉ thông

quan để chứng minh cho yêu cầu của mình

Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định

TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam -

Hoa Kì, việc thực thi quyền SHTT tại biên

giới sẽ không áp dụng đối với các trường

hợp sau:

+ Hàng hoá quá cảnh;

+ Hàng hoá với số lượng nhỏ không mang

tính thương mại;

+ Hàng hoá có trong hành lí cá nhân

Như vậy, mặc dù việc thực thi quyền sở

hữu trí tuệ tại biên giới là rất cần thiết và có ý

nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn các

hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ song

biện pháp này phải được thực hiện trên

nguyên tắc không được xâm phạm tới các

quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể

cũng như hạn chế đến mức tối đa sự ảnh

hưởng của nó tới sự tồn tại và phát triển các

quan hệ dân sự quốc tế trong đó bao gồm cả

các quan hệ thương mại

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới

là một trong những biện pháp hữu hiệu để

ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền sở hữu

trí tuệ được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận Mục đích chính của biện pháp này là ngăn chặn và loại bỏ hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không được phép xâm nhập vào thị trường tự do từ các hoạt động xuất, nhập khẩu Thông qua đó để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bên trong thương mại quốc tế

Ở Việt Nam, vấn đề thực thi quyền SHTT tại biên giới được quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì, Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn Luật hải quan Đây là các cơ sở pháp lí chủ yếu để triển khai việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở biên giới một cách có hiệu quả Thực hiện tốt các quy định này trong giai đoạn hiện nay không chỉ góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - thương mại; bảo vệ chủ quyền kinh tế của đất nước cũng như sự ổn định của các quan hệ xã hội Trong quá trình áp dụng Hiệp định và pháp luật Việt Nam nếu có sự khác biệt giữa các quy định trong Hiệp định và pháp luật Việt Nam, các quy định trong Hiệp định sẽ được ưu tiên áp dụng (khoản 1 Điều 5 luật hải quan)./

(1) Hiệp định TRIPS - Hiệp định về một số khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ -1993

(2) Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì kí kết ngày 13/07/2000 và có hiệu lực từ ngày 11/12/2001) (3) Luật hải quan Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002

Ngày đăng: 24/03/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w