1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học Khai thác tài liệu gốc trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

13 320 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 601,28 KB

Nội dung

Trang 1

KHAI THAC TAI LIEU Géc TRONG VIỆC BAO HỘ VA THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE

TS Trần Văn Hải”

CN Hoang Lan Phuong

CN Hoang Thi Hai Yén

1 Giới hạn của tham luận

Theo quy định của pháp luật, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm: quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật

và khoa học, quyên liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi 4m, ghi

hình, chương trình | phat sóng va tín hiệu vệ tinh mang chương trình

được mã hoá, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng

Xuất phát từ:

- Co ché bảo hộ các đối tượng trên rất khác nhau, có đối tượng được bảo hộ theo nguyên tắc tự động (nghĩa là không cần phải đăng ký bảo hộ), nhưng cũng có những đối tượng mà quyền SHTT chỉ được xác lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ do các cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp (nghĩa là bắt buộc phải

đăng ký bảo hộ);

- Gia tri cua tai liệu gốc với việc bảo hộ và thực thi quyên SHTT đối với các đối tượng trên cũng khác nhau Có đối tượng chỉ tồn tại ở dạng “độc bản” bởi vậy giá trỊ của tài liệu gốc đối với nó là tuyệt đối, nhưng cũng có những đối tượng

° Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 2

mà giá trị của bản sao không khác giá trị của bản gốc về mặt thông tin thì sự tác động của tài liệu gốc đối với nó chỉ mang tính tương đối;

Ấ _ À ue 8 fA z ` A gx: ,

- Hạn chế về thời gian nghiên cứu và sự eo hẹp vỆ tải chính

Do đó tham luận này chỉ giới hạn nghiên cứu giá trị của tài liệu

gốc trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hố, sáng chế, kiêu đáng cơng nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu và tên thương mại 2, Về thuật ngữ sốc” trong tham luận g

Hồ sơ gốc, tài liệu gốc là thuật ngữ thường dùng trong lưu trữ học, có nhiều quan niệm về thuật ngữ này, có thê dẫn chứng:

- “Hồ sơ? là tập hợp các tài liệu có liên quan tới một người/những người hay một vấn đề/những vấn đề;

- “Gốc” là tính từ thường dùng để đề cập đến:

+ Nguyễn bản hoặc bản đấu tiên được tạo ra, ví dụ điều 4.2

Quyết định số 14/2006/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức định nghĩa: “Hồ sơ gốc là hô sơ của cán bộ, công chức do cơ quan có thẩm quyên quản lý cản bộ, công chức lập và xác nhận lần đâu khi cán bộ, công chức được tuyển dụng theo quy định của pháp luật”;

+ Dùng để phát sinh/làm ra/tạo ra cải mới, ví dụ tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” và “Đám cưới khơng có giấy giá thú” của Ma Văn Kháng là tác phẩm gốc và kịch bản điện ảnh “Mùa lá rụng” là tác

phẩm phái sinh từ 2 tác phẩm gốc;

+

Trong tham luận này, chúng tôi coi thuật ngữ “sốc” bao gồm các nghĩa sau đây:

2.1 Tính nguyên gốc của tác phẩm

Trang 3

tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo nên mà không sao chép từ

một/những tác phẩm khác Thuật ngữ “trực tiếp sáng tạo” được hiểu là

tác phẩm được hình thành trên cơ sở sáng tạo trí tuệ của tác giả Bởi vậy, nhà văn khiếm thị có thể nhờ người khác tạo nên bản gốc của tác phẩm, nhà điêu khắc khuyết tật về thể hình có thể nhờ người khác tạo nên bản đưy nhất (bản gốc) bức tượng

Cụm từ “trực tiếp sáng tạo nên mà không sao chép từ một/những

tác phẩm khác” vừa đề cập ở trên có thể dẫn đến hai bản gốc của hai

tác phẩm độc lập lại giống hệt nhau Ví dụ: hai nhiếp ảnh gia có thể

độc lập sáng tạo nên hai bức ảnh giống hệt nhau, hai thí sinh cũng có thể độc lập tạo nên hai bai thi giống hệt nhau trên cơ sở cùng một dé thi Nhu vay, thuat ngữ “sốc” trong mục này không tổn tại dưới dạng hữu hình mà lại tồn tại đưới dạng vơ hình Khi xảy ra tranh chấp quyên tác giả trong trường hợp này người ta không truy tìm bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vật chất (hữu hình), bởi vì thực tế đã tồn tại

hai bản gốc nên không thể chứng minh được bản này là bản sao của

bản kia, mà phải chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm — một yếu

tơ vơ hình Các Cơ giáo/Thây giáo kính mến! Đã bao gid chúng ta cho

điểm không đối với những bài thi của những sinh viên giống hệt nhau chưa? Chính tơi (Trần Văn Hải) đã từng nhiêu lần cho điểm không đối với những trường hợp này khi mà tác giả của tác phẩm (sinh viên tạo nên bài thi) khơng chứng minh được tính nguyên gốc của tác phẩm Điều này rất khó nhưng khơng phải khơng làm được

Có lẽ đây là điểm độc đáo nhất mà thuật ngữ “gốc” trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT khác biệt với thuật ngữ “gốc” trong khoa học lưu trữ Bởi vậy, rất cần có những nghiên cứu sâu hơn mang tính liên chuyên ngành 7w trữ học và Sở hữu trí tuệ

2.2 Bản gốc của tác phẩm

2.2.1 Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa hữu hình

Điều 4.3 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP Qwy định chỉ tiết và

hướng dan thi hành mot số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về quyên tác giả và quyên liên quan định nghĩa: “Bản góc tác phẩm là bản được tôn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đâu tiên ”

Trang 4

Theo nguyên tắc, quyên tác giả được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, không phân biệt nội dung và giá trị của tác phẩm, không phụ thuộc vào việc

đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ

Tác phẩm có thê được định hình ở dạng chữ viết trên giấy hoặc trên các chất liệu khác giấy, ở dạng ký tự (ví dụ nốt nhạc), hình vẽ, hình ảnh trên giẫy hoặc trên các chất liệu khác giấy, ở dạng âm thanh, hình ảnh trên các chất liệu có khả năng lưu giữ Theo nghĩa này, bản

gốc của tác phẩm mang nghĩa hữu hình (vật chất)

Nhưng bản gốc của tác phẩm sẽ mat hết ý nghĩa nếu không

chứng minh được thời điểm định hình nó Lý thuyết chỉ đề cập đến

“quyền tác giả được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chất nhất định”, nhưng trong, thực tế việc chứng minh thời điểm một tác phẩm được định hình là rất khó Thơng thường pháp luật chỉ dựa vào các chứng cứ khi một tác phẩm được công bố với công chúng Tất nhiên, sẽ khó thuyết phục nếu công chúng lại là người thân của tác giả

Trong thực tế đã xảy ra việc tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm hội họa Một người (chúng tôi không dùng thuật ngữ tác giả) kiện một tác giả của tác phẩm hội họa đã được công bố răng tác giả đã chiếm đoạt tác phẩm của ông ta Căn cứ để khởi kiện là các bản thảo (có bút phê của những người có trách nhiệm) được định hình trước khi tác phẩm hội họa được công bố Như vậy, tác phẩm hội họa được công bố khơng mang tính ngun gốc dẫn đến bản định hình lần đầu tiên của tác phâm hội họa được công bố lại không phải là bản gốc của tác phẩm Đây là một vấn đề phức tạp, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này khi hội tụ đủ điều kiện

Như vậy, theo những phân tích vừa đề cập thì bản gốc của tác phẩm mang nghĩa hữu hình, nhưng sự độc đáo của quyền SHTT thực chất là quyền đối với tài sản vô hình Bởi vậy, bản gốc của tác phẩm còn mang nghĩa được đề cập ngay sau đây

2.2.2 Bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vô hình

Theo từ điển Oxford, thuật ngữ “Ozriginal Works” là những tác

Trang 5

tồn tại trước đó, do tác giả trực tiếp sáng tạo nên chứ không phải là sự

Sao chép (copy) từ một/những tác phẩm khác Như vậy, bản Sốc của tác phẩm trong trường hợp này là một khái niệm dùng để phân biệt với bản sao của tác phẩm Hay nói cách khác, bản sao của tác phẩm không nhất thiết phải được sao chép từ bản gốc của tác phẩm theo nghĩa đã đề cập trong mục 2.2.1 Ví dụ: giáo trình của một giảng viên được phát hành 500 bản, tất cả 500 bản này đều được coi là bản gốc của tác phẩm (theo nghĩa vơ hình) Nhà xuất bản “nối bản” từ bản thứ 501 trở đi hoặc sinh viên photocopy từ những bản này đều được coi là bản sao của tác phẩm

Bản sao của tác phẩm có thể được tạo ra trực tiếp từ bản gốc của

tác phẩm, ví dụ photocopy hoặc chép tay từ bản gốc của tác phẩm

Nhưng bản sao của tác phẩm cũng có thể được tạo ra gián tiếp từ bản gốc của tác phẩm, ví dụ chép thơng qua người khác đọc chính tả, chép thông qua nghe bản ghi âm tác phẩm, thông qua chép từ bản ghi hình tác phẩm

2.3 Tác phẩm gốc

Tác phẩm gốc là một thuật ngữ dùng để phân biệt với tác phim phai sinh (Derivative Works) Diéu 4.8 Luat SHTT quy định: “7ác

phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ

khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú Sidi, tuyển chọn” Có nhiêu dạng tác phẩm phái sinh được bắt nguồn từ mộtnhững tác phẩm gốc, ví dụ: tác pham tuyén chon collective work, tác phẩm hợp tuyên composite work, tác phẩm hợp tác work of collaboration, tac phẩm dịch như chuyên nội dung diễn đạt từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm chuyển thể, như chuyền tác phẩm văn học được chuyền thành kịch bản sân khấu hoặc điện ảnh, tác phẩm biên soạn như thu thập, chọn lọc tài liệu và viết thành bài, sách, tác phẩm phóng tác như phỏng theo một tác phẩm để viết lại thành một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định, tác phẩm cải ˆ biên như sửa đối hoặc biên soạn lại cho hợp với yêu cầu nhất định (ví dụ Đỗ Nhuận cải biên làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh thành tác phẩm

' Theo tir dién Oxford thi “Original” có nghĩa là:

1 New and interesting in a way that is different from anything that has existed before

2 Painted, written, etc by the artist rather than copied

Trang 6

Trông cây lại nhớ đến Người, Trần Kiết Tường dựa trên điệu hò Cần Thơ để viết tác phẩm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người ); tac pham

chú giải như viết lời giải thích các chỗ khó trong tác phẩm gốc để cho hiểu TỐ, tác phẩm tuyển chọn như lấy một số theo yêu cầu, trong một

số đông, số nhiều tác phẩm gốc cùng loại

Cũng có trường hợp một tác phẩm phái sinh lại là tác phẩm gốc

của tác phẩm phái sinh khác Thuật ngữ chuyển môn tồn tại cụm từ “phái sinh của phát sinh” để phân tích mối quan hệ pháp lý giữa tác giả của tác phẩm gốc với tác giả của tác phẩm phái sinh, giữa tác giả của tác phẩm phái sinh (gốc) với tác giả của tác phâm phái sinh mới Ví dụ Colleen Mcculough viết tác phẩm The Thorn Birds bang tiéng Anh, Duong Tuong chuyén ngữ trực tiếp từ tiếng Anh thành Những con chim én minh chờ chết, nhưng Phạm Mạnh Hùng lại dịch từ bản

tiếng Nga (tác phẩm phái sinh gốc) thành Tiếng chim hót trong bụi

mận gai (tác phẩm phái sinh mới)

Như vậy, theo nghĩa này thì tác phẩm gốc khơng được hiểu theo

nghĩa hữu hình (vật chất) mà ln được hiểu theo nghĩa vô hình

2.4 Tác phẩm gốc chỉ được hiểu theo nghĩa hữu hình (vật chat)

Đây là trường hợp duy nhất mà tác phẩm gốc là đối tượng nghiên cứu chung của Lưu trit hoc và Khoa học Sở hữu trí tuệ

Chúng tơi xin phân tích tác phẩm gốc trong hồ sơ gốc với tư

cách là đối tượng nghiên cứu của hai chuyên ngành trên trong mục 3

của bài tham luận

3 Hồ sơ gốc trong việc bảo hộ quyên SHTT

3.1 Hồ sơ gốc trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan Tác phẩm gốc trùng với tác phẩm được lưu trữ trong hồ sơ gốc, nó nhấn mạnh đến gia trị sử dụng của một vật thể nào đó Vật thể ở

đây có thể là bản viết, bản vẽ, bản ghi âm, bản ghi hình (động), bản ghi anh (tinh),

Một tác phẩm nếu muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì tác

Trang 7

giả về Văn hoc — Nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich

có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tô chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyên tác giả Đối với những tác phẩm có đặc thu riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với cơng trình kiến trúc; tác phẩm có kích

thước quá lớn, công kềnh bản sao tác phẩm được thay thế bằng ảnh

chụp không gian ba chiêu!

Như vậy, khi đăng ký quyên tác giả thì việc nộp lưu trữ ở Cục bản quyền tác giả không phải là “bản gốc” của tác phẩm mà là “tác phẩm gốc” Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyên tác giả thi Cục Bản quyền tác giả phải có trách nhiệm lưu trữ lại “tác phẩm gốc” “tác phẩm gốc” ở đây được hiểu chính là “bản sao của tác phẩm đăng ký quyền tác giả” được Cục ban quyền tác giả lưu trữ lại sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyên tác giả

Nhưng pháp luật lại không quy định việc đăng ký bảo hộ tác

phẩm là một yêu cầu bắt buộc Bởi vậy, “tác phẩm gốc” trong trường hợp này sẽ vô giá trị khi xảy ra tranh chấp quyền tác giả nếu người khác chứng minh “tác phẩm gốc” của ho được định hình trước khi “tác phẩm gốc” đã đăng ký bảo hộ quyên tác giả Đây là sự phủ nhận lẫn nhau giữa “tác phẩm gốc” theo nghĩa hữu hình (của Lưu trữ học)

“tác phẩm gốc” theo nghĩa vơ hình (của khoa học SHTT) 3.2 Hồ sơ gốc trong việc bảo hộ quyên SHCN

Khác với VIỆC Xác lập quyên tác giả, việc xác lập một số đối tượng của quyền SHCN bắt buộc phải dựa trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thấm quyền cấp, mà bước đầu tiên của quy trình này là phải nộp đơn (một trong các yếu tố hình thành hồ sơ gốc)

Người nộp đơn phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu theo yêu cầu của quy định pháp luật” về việc xác lập quyền SHCN đối với đỗi tượng SHCN đó Ví dụ, các tài liệu yêu cầu trong bộ hé so gốc

' Điều 50.2.b Luật SHTT và Điều 38 Nghị định 100/2006/NĐ-CP

”_ Xem Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT - BKHCN ngày 14

tháng 02 năm 2007 hướng dân thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phú quy định chỉ tiết và hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Trang 8

đăng ky Sáng chế/Giải pháp hữu ích là: tờ khai yêu cầu cấp Bằng

độc quyền SC/GPHI, làm theo mẫu quy định; bản mơ tả SC/GPHI;

bản tóm tắt SC/GPHI; chứng từ lệ phí nộp đơn và lệ phí cơng bố đơn, phí xét nghiệm nội dung (nếu có yêu câu xét nghiệm nội dung), phí phen loại Sáng chế/Giải pháp hữu ích nếu người nộp đơn không phân loại;

Để xác định “hồ sơ gốc” trong trường hợp này, chúng tơi xin

phân tích trình tự bắt buộc phải xét nghiệm để một đối tượng của

quyền SHCN được bảo hộ như sau: a Tiếp nhận đơn

Cơ quan tiếp nhận đã phải tiến hành: kiểm tra danh mục các tài liệu ghi trong tờ khai; ghỉ nhận những sai khác giữa danh mục tài liệu

ghi trong To khai va số liệu thực có trong đơn; sơ bộ kiểm tra đơn để

kết luận có tiếp nhận đơn hay khơng, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn vào tờ khai, nếu tiếp nhận đơn; cấp cho người nộp đơn giây biên nhận đơn (tờ khai) đã được đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và có ghi danh mục tài liệu, có ghi họ tên và có chữ ký của cán bộ nhận đơn Ở bước này, quan trọng nhất là có việc xác nhận của co quan tiép nhận đơn bằng cách đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào tờ khai tiếp nhận đơn

Tuy nhiên, bộ hồ sơ nộp lần đầu tiên (hồ sơ gốc) sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn xét nghiệm: về mặt hình thức và nội dung Như vậy, hồ sơ nộp lần đầu tiên có dẫu xác nhận ngày nộp có thể sẽ thay đôi rất nhiều để đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu để cấp

văn bằng bảo hộ

Thêm vào đó, dấu xác nhận về ngày nộp và số đơn tại bước này của Cục SHTT chỉ có giá trị để tính quyền ưu tiên cho chủ đơn nếu hỗ sơ này đồng thời là hồ sơ được chấp nhận tại bước xét nghiệm hình thức

b Xét nghiệm hình thức

Cơ quan tiếp nhận đơn sẽ tiến hành các công việc: kiêm tra danh

mục các tài liệu của đơn; kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình

Trang 9

tài liệu Nếu đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ thì sẽ được công bố

trên Công báo sở hữu công nghiệp tập A (bước công bố đơn)

c Công bố đơn

Hồ sơ gốc được thông qua về mặt hình thức và thời điểm được xác nhận là hợp lệ của hồ sơ gốc được tính theo tiêu chí:

- Nếu đơn khơng có thiếu sót thì ngày nộp đơn hợp lệ là ngày Cục SHTT tiếp nhận đơn ghi trong dẫu nhận don đóng vào tờ khai

- Nếu đơn có các thiếu sót ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn

nhưng có thể khắc phục được thì ngày nộp đơn hợp lệ là ngày Cục SHTT nhận được các tài liệu sửa chữa cuối cùng của người nộp đơn để đơn trở thành hợp lệ

Với giá trị như vậy, hồ sơ được thông qua về mặt hình thức này phải chăng là “hồ sơ gốc”? Có nhiều quan điểm cho rằng đây chính là “hồ sơ gốc” vì nó là hồ sơ được hoàn thiện về mặt hình thức và cũng là hồ sơ lần đầu được công chúng biết tới Nhưng khi hồ sơ đi vào giai

đoạn xét nghiệm nội dung vẫn có thể có những thay đổi trong hé so đề

phù hợp với những yêu cầu bảo hộ Do đó, hồ sơ được chấp nhận về

mặt hình thức có thể khơng trùng khít với hồ sơ được chấp nhận về

mặt nội dung để cap văn bằng bảo hộ Do đó hồ sơ được thông qua về mặt hình thức có £hể chứ không nhất thiết là “hồ sơ gốc”

d Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ quốc gia

Cục SHTT ghi nhận đối tượng SHCN đã được xem xét, chủ đơn và tác giả đối tượng đó vào sổ đăng ký quốc gia và cấp văn bằng bảo

hộ cho người nộp đơn Văn bằng bảo hộ đã cấp được công bố trên Công báo SHCN (tập B) do Cục SHTT ấn hành định kỳ hàng tháng

Như ' vậy, qua việc phân tích q trình lưu thơng hồ sơ như trên ta thay, nếu đơn giản coi “hồ sơ 'gốc” là hồ sơ nộp lần đầu thì khó có thể xác định chính xác hồ sơ gốc trong lĩnh vực SHCN Quan điểm của cá nhân tôi về vấn dé này như sau: mục tiêu cuối cùng của quá trình xét nghiệm đơn trong lĩnh vực SHCN chính là việc xác định có cấp hay khơng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng đang được xem xét Số đăng bạ quốc gia về SHCN chính là nơi lưu giữ và chứng cứ còn

lại duy nhất tại Cục sau khi đã trao văn bằng bảo hộ cho chủ đơn Tai

Trang 10

đây, chủ đơn phát sinh độc quyên, Cục SHTT ghi nhận sự độc quyền

đó và cơng chúng được biết đến sự tồn tại độc quyền này của một chủ

thể xác định đối với một đối tượng SHCN xác định

Do đó, “hô SƠ sốc ” trong lĩnh vực SHCN được hiểu là hô sơ

làm phát sinh quyền đối với một đối tượng SHCN cho một chủ thể

Hồ sơ này bao gồm: đăng bạ quốc gia về văn bằng bảo hộ được

cấp (có chứa day du thong tin về chủ sở hữu văn bằng, đối tượng được bảo hộ và phạm vi bảo hộ); và các tài liệu mang thông tin kèm theo đối tượng được bảo hộ (ví dụ: với sang chế là bản mô tả sáng chế, với nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu, )

4 Những vấn đề thực tiễn đặt ra

Trong lĩnh vực thực thi quyền SHTT đã phát sinh nhiều tranh

chấp mà việc giải quyết chúng phải căn cũ trên tài liệu gốc, nhưng trên thực tế việc xác định đâu là tài liệu gốc vẫn còn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý Chúng tơi xin phân tích các trường hợp xâm phạm quyền tác giả, quyên liên quan rất phổ biến dưới đây

4.1 Xâm phạm quyên tác giả trên Internet

Trong thời đại kỹ thuật số, tình trạng xâm phạm quyền tác giả trên Internet rất phố biến Câu hỏi được đặt ra là: trường hợp nào được coi là xâm phạm quyền tác giả khi các website đăng tải tác phẩm? Dựa trên khái niệm “tác phẩm gốc” đã phân tích trong mục 2 của bài

tham luận này, chúng tôi đưa ra các trường hợp sau:

- Trường hợp I: website đăng tai lần đầu tiên một tác phẩm với sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, trường hợp này

không xâm phạm quyền tác giả

- Trường hợp 2: website đăng tải lại một tác phẩm mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chỉ cho phép đăng trên “báo viết”, mà chủ sở hữu website đồng thời là chủ SỞ hữu “báo viết”, cần lưu ý rằng trường hợp này đã xâm phạm quyên sao chép trong nhóm quyên tài sản, quyền công bố tác phẩm trong nhóm quyền nhân thân thuộc quyên tác giả Tác phẩm gốc là tác phẩm mà tác giả hoặc chủ sở hữu

tác phẩm đã cho phép đăng trên “báo viết”

Trang 11

- Trường hợp 3: website đăng tải lại một tác phẩm mà tác giả

hoặc chủ sở hữu tác phẩm chỉ cho phép đăng trên “báo viết” hoặc một

website khác Đây là trường hợp xâm phạm quyên tác gia rất phổ biến

Tác phẩm gốc là tác phẩm mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đã

cho phép đăng trên “báo viết? hoặc trên website đăng tải lần đầu tiên Trường hợp này cũng xâm phạm quyền sao chép trong nhóm quyền tài sản, quyền công bố tác phẩm trong nhóm quyền nhân thân thuộc

quyên tác giả

4.2 Xâm phạm quyền liên quan

Trưa ngày 01.10.2006 Đài Truyền hình kĩ thuật số VTC đã tự ý phát sóng chương trình Hoa hậu Thế giới 2006 trên kênh VTCI

Trong khi đó VTV dự kiến tường thuật vòng Chung kết cuộc thi này vào buôi tối cùng ngày

Được biết công ty TV Plus đã mua bản quyên chương trình này

từ đối tác nước ngoài và bán lại cho VTV Theo đó, Đài Truyền hình

Việt Nam được hưởng quyền phát sóng độc quyền chương trình Hoa hậu thế giới 2006 trên tất cả các hệ thông truyền hình, bao gồm truyền hình quảng bá, truyền hình cáp và truyền hình kĩ thuật số, trên toàn bộ

lãnh thô Việt Nam trong thời hạn 1 năm

(Nguồn: http.//prclub.com.vn/forum/index.php) Trường hợp này, có thé coi ban sao chuong trinh ma cong ty TV Plus đã mua bản quyên từ đối tác nước ngoài là tài liệu gốc Như vậy Đài “Truyền hình kĩ thuật số VTC1 đã thực hiện hành vi xâm phạm

quyền liên quan do VTV là chủ sở hữu:

- Cố ÿ hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyên liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình

- Công bố và phân phối chương trình phát sóng mà không được

phép của tô chức phát song | 5 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Có nhiều vấn đề liên quan đến tài liệu gốc trong Lưu trữ học và khoa học Sở hữu trí tuệ cần phải nghiên cứu, đó là:

Trang 12

Trích dẫn từ tác phẩm gốc và từ tác phẩm đã trích dẫn từ tác

phẩm gốc;

Mối quan hệ giữa tài liệu gốc được lưu trữ tại phịng thí

nghiệm với tài liệu gốc được nộp cho cơ quan có thâm quyền trong việc xác định tính mới của sáng chế và quyền sử dụng

trước đối với sáng chế;

Mối quan hệ giữa tài liệu gốc được lưu trữ tại phịng thí

nghiệm với tài liệu gốc được nộp cho cơ quan có thâm quyền

trong việc xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp và quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp;

Sự xung đột giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (được định hình, được công bố trước và đang còn hiệu lực bảo hộ) với

kiểu dáng công nghiệp (được cấp văn bằng bảo hộ sau khi tác

phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình, được cơng bố);

Mối quan hệ giữa tài liệu gốc (là cơ sở cho việc bảo hộ bí mật

kinh doanh) với tài liệu chứng minh việc tiến hành Reverse Engineering (phân tích ngược)' để không bị coi là xâm phạm

quyền đối với bí mật kinh doanh;

Mối quan hệ giữa các tài liệu gốc để giải quyết sự xung đột

giữa nhãn hiệu với tên thương mại;

Rất cần có những nghiên cứu sâu hơn mang tính liên chuyên ngành

Lưu trữ học và Sở hữu trí tuệ để giải quyết những vẫn đề đã đặt ra

6 Kết luận

Theo thông tin mà nhóm tác giả của tham luận này hiện có thì đây là nghiên cứu liên chuyên ngành Lieu tri học và Sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được tiến hành tại Việt Nam Bởi vậy, rất có thể nó chưa

! np://www.evolutionnews.org/2007/04/ đã định nghĩa: “Reverse enginecring is the

process of discovering the technological principles of a device or object or system through analysis of its structure, function and operation”

Trang 13

được hoàn chỉnh và cần sự thảo luận của các nhà khoa học Vì lẽ đó, tham luận này chỉ nên dừng ở việc đăng tải trong kỷ yếu Hội thảo

khoa học Khai thác và phát huy gid tri cua tài liệu lưu trữ trong

nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn

Nhóm tác giả sẽ chỉnh sửa theo góp ý của các nhà khoa học

trước khi đăng tải trên một ấn phẩm khác

Ngày đăng: 09/07/2015, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w