BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN KIỂM TRA HỌC KỲ II Thời gian làm bài: phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 061 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Giun sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ: A. Cộng sinh. B. Hội sinh C. Ký sinh vật chủ. D. Hợp tác. Câu 2: Quan sát 1 tháp sinh khối chúng ta có thể biết được những thông tin: A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn. B. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. Câu 3: Sự phân bố trong không gian các loài trong quần xã: A. Theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. B. Theo chiều thẳng đứng và chiều dọc. C. Theo chiều dọc và phân tầng. D. Theo chiều ngang và có phân tầng. Câu 4: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật: A. Ưa bóng. B. Ưa sáng. C. Chịu bóng D. Ưa bóng và chịu hạn. Câu 5: Diễn thế thứ sinh là. A. Diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật nhất định nhưng còn thô sơ. B. Diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. C. Diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn. D. Diễn thế xuất hiện ở một môi trường chưa có quần xã sinh vật nhất định. Câu 6: Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ: A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Hợp tác. D. Hội sinh. Câu 7: Một hệ sinh thái cơ bản gồm các thành phần: A. Sinh vật tiêu thụ và môi trường giữa các thành phần này luôn xảy ra quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. B. Sinh vật sản xuất và môi trường giữa các thành phần này luôn xảy ra quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. C. Sinh vật sản xuất, sinh vật triêu thụ và môi trường giữa các thành phần này luôn xảy ra quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. D. Sinh vật sản xuất, sinh vật triêu thụ, sinh vật phân huỷ và môi trường giữa các thành phần này luôn xảy ra quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Câu 8: Các kiểu hệ sinh thái: A. Hệ sinh thái đồng cỏ, HST Savan. B. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. C. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước. D. HST nước ngọt, HST nước mặn. Câu 9: Phong lan bám trên thân cây gỗ là loại quan hệ: A. Cạnh tranh khác loài. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Hợp tác. Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh? A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá B. Lúa và cỏ dại sống trong cùng một ruộng lúa. Trang 1/3 - Mã đề thi 061 C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. D. Mối và trùng roi sống trong ruột mối. Câu 11: Trong 1 hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Cây xanh. B. Nấm. C. Động vật ăn thịt D. Động vật ăn thực vật. Câu 12: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là: A. Kích thước tối đa của quần thể. B. Mật độ của quần thể. C. Kích thước tối thiểu của quần thể. D. Kích thước trung bình của quần thể. Câu 13: Nội dung KHÔNG đúng khi nói sự khai thác của con người dẩn đến. A. Sự suy thoái các dạng tài nguyên. B. Con người làm suy giảm chính cuộc sống của mình. C. Ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên tái sinh không bị ảnh hưởng. Câu 14: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết: A. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã. B. Múc độ gần gủi giữa các loài trong quần xã. C. Dòng năng lượng trong quần xã. D. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật. Câu 15: Trong chuỗi thức ăn, dòng năng lượng đi theo chiều: A. Từ bậc dinh dưỡng cao đến thấp. B. Từ mặt trời đến sinh vật sản xuất. C. Từ sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ. D. Từ bậc dinh dưỡng thấp đến cao. Câu 16: Hiện tượng loài cá ép sống bám vào cá mập và được cá mập mang đi xa nhờ đó quá trình hô hấp của cá ép trở nên thuận lợi hơn và khả năng kiếm mồi cũng tăng lên còn cá mập không được lợi nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì. Đây là ví dụ về mối quan hệ: A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh. Câu 17: Hình tháp sinh thái có dạng chuẩn (đáy rộng ở dưới, đỉnh hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn: A. Sinh khối và Số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. B. Sinh khối của các bậc dinh dưỡng. C. Năng lượng của các bậc dinh dưỡng. D. Số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. Câu 18: Số loài trong quần xã càng đông thì tính ổn định : A. Càng cao. B. Càng chậm ổn định. C. Càng nhanh ổn định. D. Càng giảm. Câu 19: Hiệu suất sinh thái là: A. Tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa sinh khối và năng lượng sinh vật. B. Tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa sinh vật sản xuất và sinh vật phân huỷ. C. Tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. D. Tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các hình tháp sinh thái. Câu 20: Loài đặc trưng là loài: A. Chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn. B. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều. C. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể ít nhưng đặc trưng. D. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều sinh khối lớn. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về HST: A. HST tự nhiên là hệ thống sinh học không ổn định. B. Trong một hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng. C. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. D. HST tự nhiên là hệ thống sinh học không hoàn chỉnh. Câu 22: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về 1 chuỗi thức ăn? A. Tảo > giáp xác > Cá Chim bói cá. B. Tảo > Chim bói cá > Cá > Giáp xác. C. Tảo > giáp xác > Chim bói cá > cá. D. Giáp xác > Tảo > Chim bói cá > cá. Câu 23: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên: Trang 2/3 - Mã đề thi 061 A. Đồng ruộng. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Hồ nuôi cá. D. Rừng trồng. Câu 24: Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật: A. Tiêu thụ bậc một. B. Tiêu thụ bậc ba. C. Sản xuất. D. Tiêu thụ bậc hai. Câu 25: Diễn thế nguyên sinh là: A. Diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật nhưng còn thô sơ. B. Diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật nhất định. C. Diễn thế xuất hiện ở một môi trường chưa có quần xã sinh vật nhất định. D. Diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn. Câu 26: Đối với mỗi nhân tố sinh tháithì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật: A. Phát triển thuận lợi nhất. B. Có sức sống trung bình. C. Có sức sống giảm dần. D. Chết hàng loạt. Câu 27: Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của VSV ở xung quanh là quan hệ: A. Cộng sinh. B. Hợp tác C. Hội sinh. D. Ức chế - cảm nhiễm. Câu 28: Bậc dinh dưỡng là: A. Là những thành phần cấu tạo nên lưới thức ăn. B. Là những thành phần cấu tạo nên nguồn thức ăn. C. Là những thành phần cấu tạo nên chuỗi và lưới thức ăn. D. Là những thành phần cấu tạo nên chuỗi thức ăn. Câu 29: Loài ưu thế là loài: A. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể ít nhưng đặc trưng. B. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều sinh khối lớn. C. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều. D. Chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn. Câu 30: Tài nguyên nào dưới đây là tài nguyên tái sinh: A. Sinh vật biển. B. Dầu hoả. C. Kim loại màu. D. Than đá. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 061 . bói cá > cá. Câu 23 : Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên: Trang 2/ 3 - Mã đề thi 061 A. Đồng ruộng. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Hồ nuôi cá. D. Rừng trồng. Câu 24 : Trong chuỗi thức. ăn thực vật. Câu 12: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là: A. Kích thước tối đa của quần thể. B. Mật độ của quần thể. C. Kích thước tối thi u của quần thể phần vô sinh và thành phần hữu sinh. D. HST tự nhiên là hệ thống sinh học không hoàn chỉnh. Câu 22 : Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về 1 chuỗi thức ăn? A. Tảo > giáp xác > Cá Chim bói cá. B.