1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao chất lượng dạy môn Âm Nhạc

13 3,8K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 108 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học âm nhạc ở trường THCS I/ Lí do chọn đề tài Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng các yếu tố của âm thanh cao độ, trường độ, tiết tấu, âm sắc, hòa thanh tạo nên hình tượng bằng âm hưởng để biểu hiên tâm tư tình cảm của con người với con người với cuộc sống. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Từ khi cất tiếng khóc chào đời con người đã tắm trong dòng sữa mát lành ngọt ngào của từng làn điệu dân ca. Thế hệ trẻ của chúng ta ngày nay, đặc biệt là lứa tuổi học sinh bậc tiểu học và THCS, Âm nhạc là càng quan trọng và cần thiết hơn vì một lẻ tâm hồn của các em đang trong trắng, tinh khiết nên dễ cảm xúc, dễ tiếp thu. Chính vì vậy Âm nhạc góp phần giáo dục các em trở thành con người mới, phát triễn toàn diện cân đối hài hòa về “ Đức – Trí – Thể - Mỹ”. Âm nhạc càng quan trọng hơn vì nó góp phần hình thành phát triễn nhân cách của các em, hổ trợ đắc lực cho các em trong việc tiếp thu học tập tốt những môn học khác. Thực tế cho thấy, giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường THCS có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi đầy hoài bảo, ước mơ và sáng tạo. Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ sẽ cùng với các nội dung giáo dục khác góp phần thúc đẩy mạnh mẽ viêc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh, đồng thời hướng các em vào cái thiện, cái đẹp để phấn đấu, rèn luyện và hoạt động cống hiến. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây,để đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mà thời đại mới đã đặt ra, sự nghiêp giáo dục nước ta có đổi mới và cải cách sâu rộng đưa nền giáo dục vươn tới tầm cao mới. Có thể nói, đây là sự thể hiện của cái nhìn đúng đắn, sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp đào tạo, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thẩm mỹ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau song tất cả đều tựu chung ở một điểm là hướng con người tới cái đẹp, cái hoàn thiện.Và giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một trong những phương thức thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Như chúng ta đã biết, âm nhạc là môt hình thái ý thức xã hội phụ thuộc vào qui luật chung của tự nhiên. Nó là nghệ thuật của âm thanh và sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh với ngôn ngữ tạo thành những đặc trưng riêng. Thông qua âm nhạc, con người thể hiện, trao đổi tâm tư tình cảm của chính mình để tim kiếm sự đồng cảm. Âm nhạc đối với con người cần thiết như ánh sáng và không khí vậy. Chính vì lẻ đó mà Fuxit đã từng nói:”Cuộc đời con người thiếu tiếng hát thì chẳng khác nào con người thiếu ánh nắng mặt trời.” Trang 1 Do nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao đã đạt ra cho ngành giáo dục những yêu cầu mới. Đó là sự áp dụng những tiến bộ của khoa học kỷ thuật vào trong nền giáo dục nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo cũng như khả năng thích ứng của cả giáo viên và học sinh. Sự cần thiết phải đưa phương tiện dạy học đến các trường học đang trở thành một vấn đề cấp bách mà trong một lúc, nghành giáo dục cũng như các ban ngành liên quan chưa thể gải quyết được. Đối với bộ môn âm nhạc, việc áp dụng phương tiện day học là rất cần thiết. Nó sẽ bổ trợ tích cực cho giáo viển trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh. Sử dụng tốt phương tiện dạy học, chúng ta mới phát triển được khả năng tư duy sáng tạo, đầu óc cảm thụ âm nhạc và vốn hiểu biết, nâng cao đời sống thẩm mỹ cho học sinh. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay khi bộ giáo dục đào tạo đã áp dụng phương pháp mới thì phương tiện dạy học trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của giáo viên. Thực tế vấn đề sử dụng phương tiện dạy học đã được chú trọng đúng mức hay không? Đây chính là tính cấp thiết mà tôi xin trình bày ở đề tài này. Tìm hiểu vai trò cũng như thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong nhà trường phổ thông sẽ giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc cốt lỏi của vấn đề. Cũng qua đây, chúng ta có thể thấy được nguyên nhân của thực trạng trên và tìm ra những biện pháp và giải pháp phù hợp để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc. II/Cơ sở lí luận. Muốn tìm hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng phượng tiện dạy học trong nhà trường phổ thông, trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan: 1.Phương tiện : Hiểu một cách khái quát, phương tiện là cái dùng để làm việc gì, để đạt được một mục đích nào đó(theo từ điển tiếng việt-1994). 2.Phương tiện dạy học. Đó là tập hợp những đối tượng vât chất được giáo viên sử dụng với tư cánh là những phương tiện tổ chức,đièu khiển hoạt động nhận thức của học sinh, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, phương tiện dạy học là hình ảnh chủ quan, nó phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng . Những hình ảnh trực quan đảm bảo mối quan hệ tư duy với hiện tượng và đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết và thực hiện hai chức năng cơ bản: - Chức năng nhận thức: Trang 2 Làm phong phú qúa trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất đi trong khái niệm trừu tượng và giúp vật ra những thuộc tín bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu. - Chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học : Vì vậy, phương tiện dạy học là người trợ thủ đắc lực không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn tư duy trừu tượng. 3.Phương tiện dạy học kỷ thuật. - Phương tiện nghe, nhìn. - Máy dạy học Trong các phương tiện trên, phương tiện nghe, nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất và bao gồm một số loại như: *Các giá mang thông tin như bản trong, phim, băng từ âm hình, đĩa ghi âm, đĩa ghi hình…. *Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin như: đèn chiếu, máy chiếu, radio ,cátset, video, máy thu hình, máy quay phim, đàn điện tử…. 4. Khai quát về việc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có ý nghĩa hết sức to lớn song không phải tự thân nó có ý nghĩa đó. Nó phụ thuộc lớn vào người giáo viên sử dụng như thế nào, vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học với việc sử dụng phương tiện mà họ sẽ tiến hành. Tiết học với việc sử dụng phương tiện dạy học là một kiểu tiết học mới mà trong đó bắt buộc người giáo viên phải sử dụng phù hợp với chúng. Phương tiện dạy học sẽ làm thay đổi cấu trúc và cả nhịp điệu tiết học dẫn tới kết quả làm thay đổi vị trí người giáo viên và học sinh trong tiết học. Vì vậy, đòi hỏi trình độ lành nghề của người giáo viên cao, trình độ nghiệp vụ càng cao thì hiệu quả sử dụng càng lớn. III.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 1.Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh THCS.(Khối 7) 2.Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành tốt đề án “Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học âm nhạc ở trường THCS “ cần phải biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách nhuần nhuyển. Các phương pháp phải được đan xen lẩn nhau không cứng nhắc. Những phương pháp có hiệu quả tốt nhất theo tôi là phương pháp: Nghiên cứu sư phạm, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp điều tra và phương pháp trắc nghiệm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. IV/. Nội dung nghiên cứu: 1. Tầm quan trọng của bộ môn Âm nhạc trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Trang 3 Như ở phần đặt vấn đề ta đã khẳng định Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng tất cả các yếu tố của âm thanh về cao độ, trường độ, tiết tấu, âm sắc, hòa thanh sự cộng hưởng của các yếu tố ấy tạo nên cộng hưởng để biểu đạt tâm tư, tình cảm của con người về cuộc sống. Âm nhạc không thể thiếu được đối với tuổi trẻ nhất là lứ tuổi học sinh bậc Tiểu học và THCS. Bởi lẻ Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật được phối hợp một cách nhuần nhuyễn sự kết hợp Âm nhạc với ngôn ngữ văn học thông qua giọng con người để biểu hiện tâm tư tình cảm và mang lại cho người hát kể cả người nghe những hứng thú và niềm xúc động mạnh mẽ sâu xa. Hát ở trường THCS chủ yếu là hát tập thể, nó đòi hỏi phải biểu hiện bài hát một cách giàu tình cảm bằng giọng hát tự nhiên của mình dưới sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp của thầy cô giáo. Ca hát là con đường dẫn các em vào thế giới của những cảm xúc tràn đầy vui sướng, hồi hộp đồng thời mở ra cho các em hiểu biết về Âm nhạc, từ đó ảnh hưởng một cách toàn diện lên nhân cách của các em. Ta hiểu rằng nhiệm vụ giáo dục Âm nhạc trong nhà trường phổ thông không phải đào tạo chuyên gia Âm nhạc mà làm cho thế giới tinh thần của học sinh phong phú hơn lên bằng phương tiện âm nhạc, hoàn thiện và nâng cao tâm hồn của các em, bồi dưỡng cho các em những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hình thành ở các em cơ sở tình cảm của thái độ nhân đạo đối với thế giới và mọi người, tạo nên ở các em văn hóa Âm nhạc, đời sống âm nhạc. Như vậy, trong nhiệm vụ cơ bản của giáo dục âm nhạc cho học sinh, yếu tố giáo dục tư tưởng, đạo đức và giáo dục thẩm mỹ kết hợp với nhau, tạo nên một thể thống nhất. Vì thế, Âm nhạc đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của các em, xuất phát không chỉ từ khả năng giáo dục to lớn chứa đựng trong đó mà chính là đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn Âm nhạc là phải phát triễn được sự ham thích, sự hưởng ứng và lòng say mê đối với Âm nhạc để được nghe và thực hiện được nó. Qua giảng dạy môm Âm nhạc, nhằm phát triễn thính giác nhạy cảm của các em, phát triễn những kỹ năng và thói quen về ca hát phổ thông: nhằm phát triễn tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu lành mạnh, trong sáng và những cơ sở hình thành nhân cách con người. 2. Để nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề sau: a. Học hát: Muốn dạy một bài hát,trước tiên giáo viên phải nắm vững bài hát đó cần hát đúng cao độ, độ dài và diễn cảm. Phải tìm hiểu nội dung để giới thiệu cho các em, sau đó giáo viên xã đĩa nhạc nền sẵn, giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe để khích lệ sự chú ý và hào hứng của học sinh khi được nghe bài hát. Thông thường trình tự của một bài dạy hát có thể tiến hành như sau: Trang 4 - Tìm hiểu tác giả.(giới thiệu tác giả, xem ảnh tác giả) - Giới thiệu bài hát(ngắn gọn lôi cuốn) - Giáo viên cho học sinh nghe giai điệu của bài hát sau đó giáo viên hát mẫu theo nền nhạc đệm cho học sinh nghe. - Giáo viên đánh giai điệu từng câu và bắt nhịp cho học sinh hát lại. (phân chia câu hát cho hợp lý vừa sức tiếp thu của học sinh). - Cũng cố toàn bài (Học sinh hát theo nhóm, cá nhân, hát kèm theo vỗ tay theo phách. Giáo viên đánh giai điệu cho học sinh hát toàn bài.) Học sinh tập hát diễn cảm. Song không nhất thiết tiết nhạc nào cũng có các phần như trên. Trong sách giáo khoa mỗi bài hát được dạy trong 3 tiết, như vậy trong tiết 2 và 3 sẽ bỏ bớt phần giới thiệu bài hoặc hát mẫu để tập trung vào ôn luyện, cũng cố, sữa chữa chổ sai hay học thêm lời ca mới của bài. Trong khi dạy hát giáo viên nên hết sức linh hoạt, sáng tạo để tập trung sự chú ý luyện tập của các em, mặt khác làm cho giờ hát vui tươi và sinh động. b. Tập đọc nhạc: Bài tập nhạc nên tách hai yếu tố độ cao và độ dài để cho học sinh luyện tập trước khi đọc giai điệu. Khi tập đọc nhạc có các kiểu bài luyện tập như: Tập tiết tấu, tập cao độ, hoặc tập nhận ra hình tiết tấu ở một câu hát quen biết, tập nghe Khi tập đọc nhạc nếu chỉ hát giai điệu bằng nốt nhạc có thể các em dễ nhàm chán, do đó các bài tập đọc nhạc thường trích từ các bài hát hoặc soạn thêm lời ca để sau khi đọc được giai điệu các em ghép lời ca hát lên, chắc chắn học sinh sẽ thấy hào hứng (vì đã làm được một việc thú vị là chuyễn từ đọc nốt nhạc sang hát lời). Khi dạy tập đọc nhạc, giáo viên nên sử dụng nhạc cụ và đánh giai điệu cho học đọc bài. c. Âm nhạc thường thức: Phân môn này được lồng trong ôn tập bài hát và ôn tập đọc nhạc. Những bài về Âm nhạc thường thức giáo viên nên cho các em đọc tài liệu, giáo viên đặt một số câu hỏi cho các em trả lời cùng với việc cho xem những hình ảnh và nghe âm thanh minh họa. . 3.Mức độ áp dụng phương tiện dạy học ở trường THCS và những phương tiện được trang bị. - Thông qua khâu sử dụng phương tiện dạy học như Đàn organ, máy cátset, băng đĩa, máy chiếu đã có những chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh bộc lộ thái độ cảm xúc trước những vấn đề đặt ra. - Giáo viên cần phải không ngừng trau dồi kiến thức,tìm đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo để sử dụng phương tiện dạy học một cách hiêu quả nhất. Trang 5 - Đối với bộ môn âm nhạc: Sử dụng phương tiện dạy học là vấn đề rất quan trọng nhằm phát triển cho học sinh một cách toàn diện, cần tạo điểu kiện cho học sinh bộc lộ khả năng của bản thân, khuyến khích học sinh mạnh dạn hoạt động. -Khai thác tối đa các chức năng của phương tiện dạy học. -Phát triển khả năng cảm âm của học sinh. -Học sinh nắm bắt bài học và hiểu bài ngay tại lớp. -Tạo không khí sôi nổi, tập trung hứng thú của học sinh vào tiết học. -Sử dụng phương tiện phù hợp với tính chất và nội dung từng phân môn của bộ môn. -Sự linh hoạt, chủ động của giáo viên khi sử dụng phương tiện dạy học. 4. Sự phù hợp của việc áp dụng phương tiện dạy học ở trường THCS đối với bộ môn Âm nhạc. Mặc dù phương tiện dạy học được trang bị cho môn Âm nhạc ở các trường THCS còn rất thô sơ song cũng khá phù hợp cho đặc trưng bộ môn. Nó đã hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình dạy học Âm nhạc ở tất cả các phân môn. Ví dụ: Đàn organ sử dụng trong tiết dạy hát và TĐN, máy catset sử dụng trong các tiết âm nhạc thường thức Tất cả đều đã đảm bào tối thiểu các yêu cầu về đổi mới phương pháp day học. Bộ môn Âm nhạc mang nét đặc thù riêng như đã nói ở trên. Tất cả các phân môn như học hát, TĐN, nhạc lí, hay âm nhạc thường thức đều nghiêng về cảm thụ và thực hành. Nếu giáo viên chỉ dùng phương pháp thuyết trình, truyền khẩu theo lối củ thì sẻ hạn chế khả năng cảm âm, cũng như kỹ năng kỹ xảo của học sinh. Mặt khác sẽ làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán, không muốn học, tiết học sẻ trở nên nặng nề, thiếu sôi nỗi thậm chí là không thuyết phục. Có thể dẫn chứng ra đây một vài ví dụ để thấy rõ sự phù hợp của việc sử dụng phương tiện dạy học Âm nhạc ở trường THCS. * Đàn organ: Đây có thể là phương tiện chủ đạo phục vụ đắc lực cho giảng dạy Âm nhạc đặc biệt là phân môn hát và tập đọc nhạc. Đôi khi do một số yếu tố khách quan và chủ quan, giáo viên không thể hiện chính xác giai điệu, tiết tấu của bài hát hoặc bài tập đọc nhạc và điều đó tương ứng với việc hàng chục học sinh sẻ sai theo. Một số bài hát có sử dụng nhiều dấu hoa mỹ, dấu luyến mà giọng hát là yếu tố tự nhiên nên rất dễ thực hiện sai khi hướng dẫn học sinh. Kết quả, người sai không chỉ một mình giáo viên mà tất cả những học sinh tham gia tiết học. Sử dụng đàn organ trước hết là sẻ đảm bảo được sự chính xác về cao độ, trường độ sau đó là sự phát triễn cảm âm của học sinh. * Máy, băng đĩa: Đối với phân môn âm nhạc thường thức, những phương tiện này là rất quan trọng. Sau khi giới thiệu một nhạc sĩ, một tác phẩm hoặc một loại âm nhạc nào đó chúng ta cho học sinh nghe một vài ví dụ minh họa qua băng đĩa. Tất cả những điều đó đều cho thấy áp dụng phương tiện dạy học đối với bộ môn Âm nhạc là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Trang 6 Sự phù hợp này mang lại hiệu quả cao nhất với cả hoạt động của thầy lẫn hoạt động học của trò. 5. Các phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy có hiệu quả từng phân môm của bộ môn âm nhạc, giáo viên đã sử dụng linh hoạt các phương pháp mà trong đó chủ yếu là phương pháp giới thiệu thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập và thực hành. Chính vì vậy, quá trình tiếp thu của học sinh diễn ra theo đúng ý đồ của giáo viên và rất hiệu quả. 6.Các giải pháp hoặc cách giải quyết có hiệu quả. Để sử dụng tối đa chức năng của các phương tiện dạy học và đạt được kết quả theo mong muốn, những người làm công tác giảng dạy như chúng ta cần linh hoạt, chủ động cả trong chế biến và sử dụng phương tiện dạy học. Mỗi người đều tự tìm cách cải tiến, khai thác để nhằm mục đích mang lại hiệu quả, đảm bảo về cả chất lượng lẫn hình thức . Khi sử dụng đàn trong dạy hát hoặc tập đọc nhạc, giáo viên có thể dùng đĩa nhạc làm sẳn. Trong lúc cho học sinh luyện tập, giáo viên có điều kiện để bao quát lớp, lắng nghe được học sinh thực hiện và sửa sai. (Ví dụ:Khi dạy hát có sử dụng đĩa làm sẵn, giáo viên xã đĩa và hát mẫu tạo hứng thú ban đầu cho học sinh, sau khi học xong bài hát giáo viên xã đĩa chỉ huy cho cả lớp hát hoặc có thể gọi học sinh lên chỉ huy lại cho cả lớp hát theo, giáo viên tiện theo dỏi để nhận xét, còn học sinh hứng thú hơn trong khi học.) Hoặc các băng đĩa phục vụ cho phân môn âm nhạc thường thức, để khỏi bất tiện, chúng ta có thể thu những trích đoạn theo thứ tự cần thiết nhằm tiện cho quá trình sử dụng. Khi dùng băng tránh trường hợp tìm quá lâu sẽ mất thời gian tiết dạy và làm học sinh dễ phân tán sự chú ý. Qua thời gian giảng dạy tôi tiến hành thực nghiệm 2 lớp của khối 7 (7a là nhóm thực nghiệm, 7b là nhóm đối chứng) cùng một tiết dạy hát. Nhóm thực nghiệm(7a) Nhóm đối chứng(7b) Sử dụng thiết bị dạy học như: Đàn organ, băng đĩa, máy chiếu Không sử dụng thiết bị dạy học Kết quả cho thấy đa số học sinh lớp 7a rất hứng thú và tích cực trong tiết học, các em hiểu bài nhanh hơn. 97% học sinh hứng thú, yêu thích với tiết học sử dụng thiết bị dạy học. 3% Học sinh không hứng thú vì lý do khách quan. Lớp học uể oải, mệt mỏi Tiếp thu bài chậm, không thích học, tiết học nhàm chán. Trang 7 Tóm lại: Tiết học có sử dụng thiết bị dạy học là một tiết học thật hiệu quả cho cả giáo viên lẫn học sinh. V/ Kết quả nghiên cứu. Từ những năm giảng dạy vừa qua tôi đã tìm hiểu sự hứng thú của học sinh đối với việc sử dụng phương tiện dạy học môn âm nhạc như đàn organ, cat-set, băng đĩa, bảng phụ, tranh ảnh….qua phiếu điều tra dành cho đối tượng học sinh khối 7 và kết quả đã thu được như sau: *95% học sinh đồng ý với sử dụng phương tiện dạy học. *5% học không đồng ý. Với kết quả trên, chúng tôi cũng đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của việc một số học sinh tỏ ra không có hứng thú đối với việc sử dụng phương tiện trong giờ học âm nhạc và thấy rằng đây chủ yếu là các em thực sự không có năng khiếu và các em không thích các hoạt động ca hát. Mặt khác diễn biến tâm lí của các học sinh này dường như có sự khác thường so với các học sinh khác. VI/ Kết luận: Chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS. Điều đó, nhằm một mục đích duy nhất là thực hiện nhiệm vụ giáo dục Âm nhạc nếu hiểu theo nghĩa hẹp và giáo dục thẩm mỹ hiểu theo nghĩa rộng. Mặc dù trong điều kiện hiện tại chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học nhưng chúng ta có thể hoàn toàn khắc phục được. Phải biết khai thác triệt để chức năng của các phương tiện hiện có để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Hiện nay, mạng lưới thông tin đại chúng phát triễn một cách đột biến. Nếu chúng ta biết cách khai thác, sử dụng thì nó sẻ là kho tàng tư liệu khổng lồ giúp cho bài dạy của chúng ta thêm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, giáo viên cần phải có sự định hướng cho học sinh vào các thông tin lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên cần biết tận dụng ưu thế này trong quá trình dạy học. Ngoài việc nhà trường, trang bị phương tiện dạy học phục vụ cho giảng dạy Âm nhạc, giáo viên cần chủ động tìm tòi, tích lũy và chế biến tư liệu, phương tiện khác nhằm bổ sung cho nội dung giảng dạy thêm phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn hơn. Cần phải chú ý đến sự phù hợp với nội dung cần truyền đạt, tránh tối đa những sự chú ý không chủ định cho học sinh. Đặc biệt chú ý đến tính giáo dục của hệ thống các phương tiện dạy học. Quan trọng hơn cả là giáo viên tự biết trang bị cho mình khả năng thích ứng và sử dụng thành thạo các loại phương tiện dạy học. Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện trọn vẹn ý đồ giảng dạy theo phương pháp mới có tính hiện đại, khoa học và hợp lý. Trang 8 VII/ Đề nghị: Muốn sử dụng tốt phương tiện dạy học trong giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS cần có sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa lảnh đạo của nhà trường, các cấp quản lý giáo dục với giáo viên chuyên trách môn Âm nhạc để đảm bảo tính chính xác, cụ thể làm nỗi rỏ tính đặc trưng của môn học. Cần phải chú ý các điều kiện sau: - Sự trang bị có tính đồng bộ các phương tiện dạy học trong giảng dạy Âm nhạc đối với hệ thống các trường THCS trên toàn địa bàn và đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thời kỳ mới. - Tiến tới đầu tư xây dựng phòng nghe nhìn phù hợp với đặc trương bộ môn ở các trường học. - Đảm bảo cho giáo viên có đủ tài liệu, trang bị dạy học theo đúng yêu cầu của chương trình. - Bản thân giáo viên cũng phải có ý thức tìm tòi, học hỏi và có tâm huyết thực sự với việc giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh qua bộ môn Âm nhạc. Hiện nay, vai trò và vị trí của bộ môn Âm nhạc cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học đang dần được khẳng định và nhìn nhận đúng mức. Điều quan trọng là ý thức của giáo viên khi tiến hành giảng dạy. Phải biết khai thác tối đa chức năng của phương tiện phù hợp tốt cho giảng dạy phù hợp với từng phân môn. Đó là cơ sở ban đầu cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy Việc trang bị phương tiện dạy học ở trường phổ thông mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng những sự cố gắng ban đầu đã từng bước đáp ứng yêu cầu. Bước tiếp theo trong thời gian tới là làm việc thiết thực và cần phải được chú trọng thực hiện. Trang 9 VIII.Tài liệu tham khảo. 1.Sách giáo khao âm nhạc lớp 6,7,8,9 Nhà XB giáo dục. 2.Âm nhạc đối với trẻ em (Pham Tuyên) Nhà XB giáo dục. 3.Phương pháp giảng dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông (Phan Trần Bảng) Nhà XB giáo dục. 4.Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng, hát tập thể. Giáo trình đào tạo giáo viên CĐSP Nhà XB giáo dục. 5.Giáo dục thẩm mỹ:Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ (Đổ Xuân Hà). 6.Nhạc lí cơ bản (Nguyển Hạnh)_ Nhà xuát bản giáo dục. 7.Phương pháp dạy học âm nhạc tập I –giáo trình đào tạo giáo viên THCS Nhà XB giáo dục. Trang 10 [...]... tiện dạy học 3.Phương tiện dạy học kĩ thuật 4.Khái quát về việc sử dụng phương tiện dạỵ học III/Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.Đối tượng nghiên cứu 2.Phương pháp nghiên cứu IV/Nội dung nghiên cứu: 1 Tầm quan trọng của bộ môn Âm nhạc trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh 2 Để nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề sau: 3.Mức độ áp dụng phương tiện dạy. .. phương tiện dạy học ở trường THCS đối với bộ môn Âm nhạc 5.Các phương pháp giảng dạy 6.Các giải pháp hoặc cách giải quyết có hiệu quả V/Kết quả nghiên cứu VI/ Kết luận VII/Đề nghị VIII/Tài liệu tham khảo Hướng hiệp, ngày 28 tháng 3 năm 2010 Giáo viên Trang 12 Trần Thị Huyền PHÒNG GIÁO DỤC ĐAKRÔNG TRƯỜNG THCS HƯỚNG HIỆP ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG . TÀI: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học âm nhạc ở trường THCS I/ Lí do chọn đề tài Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng các yếu tố của âm thanh cao độ, trường độ, tiết tấu, âm sắc, hòa thanh. của bộ môn Âm nhạc trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. 2. Để nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề sau: 3.Mức độ áp dụng phương tiện dạy học. của người giáo viên dạy môn Âm nhạc là phải phát triễn được sự ham thích, sự hưởng ứng và lòng say mê đối với Âm nhạc để được nghe và thực hiện được nó. Qua giảng dạy môm Âm nhạc, nhằm phát triễn

Ngày đăng: 04/07/2014, 19:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w