Với môn Ngữ văn thì về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có đợc những kỹ năng quý để làm
Trang 1sáng kiến Kinh nghiệm
Phơng pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh
cho học sinh khối 6
I Đặt vấn đề.
1 Lý do chọn đề tài:
- Đối tợng học sinh ở bậc phổ thông trung học cơ sở rất hồn nhiên trong sáng
đặc biệt là học sinh lớp 6 Giáo viên là ngời gieo trồng, dẫn dắt các em cả về tri thức và đạo đức Với môn Ngữ văn thì về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có đợc những kỹ năng quý để làm 1 bài văn một cách thành thạo Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hớng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phơng pháp rèn kỹ năng hành văn cho học sinh Đặc biệt là
đối tợng học sinh khối 6
2 Mục đích:
- Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả là rất thiết thực cho học sinh vì toàn bộ
ch-ơng trình tập làm văn 6 học kỳ II là văn miêu tả Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh theo tôi còn là việc tháo gỡ những vớng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trờng cho học sinh
3 Nhiệm vụ:
- Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hớng làm bài
- Hớng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn miêu tả
- Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh
- Rèn kỹ năng dựng đoạn trong văn miêu tả
- Luyện lời văn, liên kết đoạn cho bài văn miêu tả
II Giải quyết vấn đề.
1 Cơ sở lý luận.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận đợc chất thơ của cuộc sống đời thờng cũng nh
có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đầy giá trị ? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mỗi một giáo viên đang tìm cách để giáo dục học sinh nhẹ nhàng và hiệu quả
Trang 2Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: chơng trình Ngữ văn lớp
6 so với chơng trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều khái niệm trừu tợng Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn
và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động,thuyết phục lòng ngời điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay đợc, bởi t duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là t duy cụ thể, cha tiếp nhận ngay đợc những kiến thức trừu tợng Cảm quan của các em còn thô sơ cha có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật
2 Thực trạng.
Thực sự mà nói thì các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tơng tự mẫu ở cấp tiểu học Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú Hơn nữa sự say mê đọc t liệu văn học của các em học sinh( thời nay) quả là ít ỏi, hầu nh là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút lòng trẻ Điều đó
đơng nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh
Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ: quá trình rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất
3 Biện pháp.
a.Trớc nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hớng làm bài.
Nếu đề bài là: “Em hãy miêu tả quê hơng em vào một buổi chiều nắng
đẹp”.Thì giáo viên cho học sinh thấy đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác
định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào
b.Hớng dẫn cách tìm ý cho bài văn miêu tả.
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tợng miêu tả nhng chắc chắn cha thể định hình đợc hớng đi cho bài viết Để giúp học sinh định hình đợc hớng đi của bài viết văn miêu tả tôi đã hớng dẫn học sinh bớc tìm ý cho bài văn miêu tả nh sau :
- Nếu là bài văn tả cảnh ta phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh nh thế nào?
Trang 3- Bao quát không gian cảnh đợc coi là một thao tác ban đầu của bức tranh tả cảnh rất quan trọng Vậy học sinh cần phải nắm đợc cách viết phần bao quát không gian cảnh nh thế nào? Thực tế tôi thấy học sinh thờng viết một cách cộc lốc, cụt lủn, có khi chỉ viết đợc một, hai câu cho phần tả bao quát
Để tả bao quát cảnh, trớc hết phải có khâu xác định vị trí miêu tả khái quát Th-ờng là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể nhìn đợc toàn cảnh miêu tả Cũng không quên lu ý với học sinh rằng: Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát
đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh đợc tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng sát hợp với yêu cầu của đề mà phần (a) đã xác định và mang tính biểu cảm của ngời quan sát cảnh
c Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh.
Tìm đợc đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bớc quan trọng song cha phải là đã tả cảnh Miêu tả cảnh là dựng lại đợc cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật Vậy những đặc điểm vừa tìm đợc ở trên sẽ diễn đạt nh thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm
Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh tôi thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thờng xảy
ra hiện tợng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý nh vậy để bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh Để học sinh tự giác làm
điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo đợc trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật
ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt nh thế này tôi đặc biệt chú ý đến phép so sánh trong các câu văn Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ Tôi đã hớng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tợng cho ngời đọc
d Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý , logic, chặt chẽ, mạch lạc Học sinh thờng rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể
là tả cảnh gì? Tả nh thế nào? Theo trình tự từ đâu? Các em thờng làm vào kể
lể, liệt kê cảnh một cáh tràn lan, không trội lên đợc những đặc trng của cảnh và càng không tạo đợc ấn tợng cho ngời đọc về cảnh Vậy ngời giáo viên phải làm
nh thế nào để khắc phục khó khăn này Trớc hết tôi hớng cho học sinh hình dung
Trang 4mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn Trong đoạn văn đó sẽ đi
từ khái quát cụ thể Bao giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó
e Luyện lời văn, liên kết đoạn trong văn tả cảnh
Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả cảnh
- Các cảnh nhỏ đợc nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên cảnh
- Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian
- Hớng chuyển cảnh theo gam màu
- Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian
- Chuyển cảnh bằng cách liên tởng theo sự quan sát qua các giác quan khác nhau Phơng pháp này giáo viên cho học sinh tập viết kết hợp với học tập t liệu để có nhiều cách chuyển cuốn hút ngời đọc
III Kết luận.
1 Hiệu quả sử dụng sáng kiến
Qua nhiều năm dạy Ngữ văn 6 tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng đầy đủ 5 kỹ năng cơ bản nh vừa nêu ở trên thì sẽ mang lại hiệu quả rất đáng kể, xóa bỏ đợc mặc cảm của học sinh với môn văn trừu tợng là môn ngại viết, ngại nghĩ Học sinh sẽ trở nên yêu bộ môn Ngữ văn hơn và cảm thấy có hứng thú hơn trong các tiết văn đặc biệt là tiết tập làm văn
2 ý kiến, đề xuất
Từ những kinh nghiệm nhỏ bé trên, tôi xin mạnh dạn đa ra một vài đề xuất
nh sau :
- Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này về phía giáo viên phải thực sự kiên trì, mẫu mực trong cách dùng từ, kiên trì trong việc kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa các phần viết luyện kỹ năng của các em Mặt khác giáo viên cũng phải kiên trì su tầm, chọn lọc t liệu giá trị để cung cấp cho các em đồng thời tìm cách hớng các
em cách vận dụng sáng tạo những t liệu để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mỗi học sinh
- Về phía học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dồi vốn từ, ngôn từ nghệ thuật bằng cả trái tim Phải quan sát tinh tế những cảnh vật thiên nhiên thờng nhật , phải tởng tợng phong phú và cần phải nhập tâm vào cảnh vật để có đợc những cảm xúc chân thực với cảnh vật thiên nhiên khi miêu tả
Để bồi dỡng tình yêu văn học cho học sinh nói chung, làm giàu vốn ngôn ngữ miêu tả cho các em học sinh khối 6 nói riêng tôi còn có những mong muốn:
Trang 5- Trớc hết những giáo viên Ngữ văn trong cùng khối phải su tầm t liệu miêu tả thành những cuốn t liệu quí để lu giữ trong tủ sách nhà trờng Nhà trờng cũng cần cung cấp thêm những tài liệu về văn miêu tả cho học sinh THCS để các em tham khảo thêm Học sinh cũng tự giác su tầm những đoạn văn, bài văn miêu tả
có giá trị, phô to 2 bản, giữ 1 bản để học, 1 bản nộp vào tủ sách nhà trờng
- Sau đó nhà trờng thờng xuyên tổ chức phong trào “thi đua đọc t liệu từ tủ sách nhà trờng” Hoạt động này sẽ cho điểm xếp loại cho cá nhân và lớp
* Lời kết
Niềm vui của mỗi giáo viên Ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lợng tính bằng con số của mỗi năm , mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài , những bàn tay tự viết ra đợc những lời văn óng ánh , những nụ cời thiện cảm với môn văn từ phía học sinh Để đạt đợc những điều vô cùng quí giá đó mỗi giáo viên chúng tôi đâu chỉ có say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải tìm tòi hớng đi có hiệu quả nhất
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ bé của riêng tôi Rất mong sự đóng góp chỉ bảo của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đợc hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy sau
Xin chân thành cảm ơn !