1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SANG KIEN KINH NGHIEM LOP 3

19 2,6K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 142,5 KB

Nội dung

Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán.. Đồng thời, qua việc giải toán cho học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạn

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong chương trình toán ở tiểu học, việc giải các bài toán chiếm một

vị trí rất quan trọng, các khái niệm toán học, các quy tắc toán học đều được giảng dạy thông qua giải toán Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán Đồng thời, qua việc giải toán cho học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng

em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập

Qua dạy học lớp 3, tôi nhận thấy: Trên thực tế, từng lớp, từng trường đều có một số em giỏi toán và một số em kém toán Những em giỏi thì say mê học tập, những em yếu kém thì lười học, sợ học và chán học

Vậy làm thế nào, để đảm bảo chất lượng học tập của các em trong một lớp, làm thế nào để giúp học sinh yếu học tập tốt hơn, đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán nói chung và nội dung giải toán có lời văn nói riêng?

Tôi đã chọn đề tài : "Hướng dẫn học sinh yếu lớp 3 giải toán có lời văn” để

nghiên cứu thực hiện

PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG

I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở khoa học

- Toán học có vị trí rất quan trọng, phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó

cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn

Trang 2

- Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng

phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ Nó có vai trò to lớn trong việc rèn

luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục sự nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn

- Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học?

- Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra tâm thế sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức

- Nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin hiện đại như ngày nay đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm năng động sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề Để đáp ứng các yêu cầu trên, trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học

- Hiện nay, toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính

tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả" Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình

thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh để phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói

Trang 3

- Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng Thông qua việc giải toán, các em thấy được nhiều khái niệm toán học như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm Qua việc giải toán rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc

có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót

2.Thực trạng

- Trên thực tế, học sinh yếu kém rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng

tư duy “phân tích, tổng hợp” của các em có nhiều hạn chế

Với thực tế học sinh lớp tôi, trường tôi, còn có một số em giải toán có lời văn thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào ? Các em rất sợ học Mà môn toán

là môn "Thể thao trí tuệ" vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm, trong đó "cách giải toán" là chú trọng trong chương trình toán 3

* Về phía giáo viên

- Đã tôn trọng chương trình, bám sát chương trình sách giáo khoa, bám chuẩn

nhưng không rõ chuẩn có phù hợp với học sinh của mình hay không

- Dạy cả ngày, thời gian đầu tư, nghiên cứu, học hỏi, nâng cao trình độ còn hạn

Trang 4

chế, giảng mãi, nói mãi mà học sinh vẫn chưa hiểu, chưa có ý thức học tập khiến giáo viên có chút mệt mỏi, nản chí

- Có tự học và tự bồi dưỡng nhưng nhiều khi còn chưa rõ mình học nhằm mục đích gì

- Đã dạy phân hoá đối tượng sinh nhưng chưa triệt để, chưa thường xuyên, nhiều lúc chỉ tập trung bồi dương học sinh giỏi

- Thời gian dành riêng cho học sinh yếu chưa nhiều

- Đã thành lập những đôi bạn cùng tiến, giáo dục cho các em ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn nhưng không phải học sinh nào cũng muốn dành thời gian để

hướng dẫn bạn mình học

* Về phía học sinh

- Những học sinh giỏi thì hăng hái học hỏi, chỉ muốn cô giao thêm bài tập để giải toán với mong muốn luyện tập những kiến thức đã học

- Những học sinh đã học yếu thì lại lười học, ngại học, ngại giải toán, ngại tiếp xúc với những bài toán nâng cao, những bài toán có lời văn có nhiều cách giải, những bài toán nhiều phép tính Chỉ hoàn thành bài tập sách giáo khoa, bài tập trong vở bài tập đã là một việc quá lớn đối với các em

- Học sinh yếu nghe cô giảng mãi mà vẫn chưa hiểu, gây nên tình trạng mất tập trung trong giờ học, muốn nghĩ đến việc khác thay vì chú ý nghe cô giảng bài

- Gia đình một số em chưa thực sự quan tâm đến việc học của con, con còn phải làm việc nhà, còn chưa có thời gian dành cho việc học

- Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, các em chưa chịu đào sâu suy nghĩ, chưa chịu học hỏi bàn bè, chưa thực sự cầu tiến

II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Điều tra phân loại học sinh yếu kém toán ở lớp

a Ra đề khảo sát

Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng m ôn to án lớp 2, ngay từ đầu năm học lớp

3, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp của mình (28 em) và thu được

Trang 5

kết quả như sau:

7 em = 25 % 13 em = 46,7% 5 em = 17,8% 3 em = 10,5 % Còn ba em học sinh bị điểm yếu là

- Lê Thị Diễm Quỳnh

- Hoàng Thị Nhung

- Hoàng Thị Thu Xương

Và một số em khác được điểm trung bình nhưng kĩ năng tính toán còn yếu như

- Vũ Đại Nghĩa

- Lê Đức Duy

b Nguyên nhân

- Qua điều tra, t ìm hi ểutôi thấy các em học yếu chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

* Phía gia đình:

- Em Quỳnh có mẹ đi làm công ti thường xuyên về khuya, không có thời gian để kèm cặp, nhắc nhở con học, nhà lại đông chị em, bố đi làm thợ xây ở xa

- Em Nhung chỉ có mẹ, mẹ chạy chợ từ sớm, về khuya, ở với bà ngoại là chủ yếu

- Em Xương gia đình khó khăn, đông anh chị em, bố mẹ thường xuyên đi làm sớm, vất vả, không dành thời gian cho con học mà còn giao nhiều việc nhà cho con làm

* Phía giáo viên:

- Phương pháp dạy học còn áp dụng chung cho học sinh đại trà, chưa phù hợp với nhận thức chậm của các em, chưa dành nhiều thời gian để phụ đạo cho các em

* Bản thân học sinh

Ở mỗi học sinh yếu bộ môn Toán đều có nguyên nhân riêng, rất đa dạng Có thể chia ra một số loại thường gặp là:

Trang 6

* Loại 1 Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu.

* Loại 2 Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực tư

duy bị hạn chế Nhiều học sinh thể lực vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển

* Loại 3 Do lười học, chưa tự giác làm bài, chưa chịu hỏi bạn hỏi cô,

còn sợ làm toán

* Loại 4 Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác

động - học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình xảy ra sự cố đột ngột, hoàn cảnh

éo le…)

2 Phân loại đối tượng học sinh yếu

- Lớp tôi có em Quỳnh, Nhung, Xương là những em giải toán còn yếu

Các em thường sợ làm loại toán có lời văn và có nhiều phép tính vì thường trả lời sai, làm tính không đúng, chưa biết cách tóm tắt bài toán dẫn đến không xác định được dạng toán Cụ thể là:

- Em Nhung : tính toán chậm, nhất là phép nhân, chia, học thuộc bảng nhân chia

từ 1 đến 5 hồi cuối lớp 2 nhưng qua hè lại quên

- Em Quỳnh chưa nắm được cách trả lời trong bài toán có lời văn, cộng trừ nhẩm, nhân chia chậm, chưa biết cách tóm tắt bài toán

- Em Xương chưa biết trình bày câu trả lời, chưa xác định được đơn vị của bài toán

3 Nghiên cứu nội dung chương trình toán có lời văn dạy ở tiểu học

Tôi đã nghiên cứu toàn bộ chương trình toán có lời văn từ lớp 1 đến lớp 5, bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng và thấy nội dung toán có lời văn được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp dưới, lên các lớp trên thì mở rộng, nâng cao

a) Ở lớp một: Các em đã học các bài toán đơn giản : giải bằng 1 phép tính

về thêm bớt nhiều hơn 1 số đơn vị

Loại toán này đơn giản Nhưng cũng phải củng cố cho các em nắm vững thì mới làm được các bài toán ở lớp trên

Trang 7

Ví dụ:

- Bắc gấp được 4 cái thuyền, Nam gấp được nhiều hơn Bắc 2 cái Hỏi Nam gấp được mấy cái thuyền ?

- Hà làm được 4 bài toán, Lan làm được 6 bài toán Hỏi ai làm được nhiều hơn

và nhiều hơn bao nhiêu bài toán ?

Nhất là các bài toán có dữ kiện cụ thể, các em cần suy nghĩ làm tính cộng hay tính trừ là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng

b) Ở lớp hai : Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm

- Bài toán về nhiều hơn

- Bài toán về ít hơn

Đây là dạng toán tổng hợp giải bằng 2 phép tính Tôi cho các em yếu toán, trung bình ôn luyện các dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán Từ đó hình thành tư duy toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được các dạng toán nhanh, chính xác Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toán

c Ở lớp ba

- Ôn tập bài toán về nhiều hơn ( ít hơn )

- Gấp 1 số lên nhiều lần

- Giảm 1 số đi nhiều lần

- Tìm 1 phần mấy của số

- Giải toán tổng hợp bằng 2 phép nhân chia có liên quan rút về đơn vị

- Giải bài toán tổng hợp bằng 2 phép chia có liên quan đến rút về đơn vị

- Các bài toán có nội dung hình học

d Ở lớp 4.

- Tiếp tục giải toán liên quan đến rút về đơn vị

- Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu

- Tìm hai số khi biết tổng (hiệu )và tỉ số của hai số

- Tìm phân số của một số

- Các bài toán có nội dung hình học

Trang 8

e.Ở lớp 5.

- Ôn tập về giải toán liên qua đến rút về đơn vị, toán tổng - hiệu, tổng - tỉ

- Giải toán về quan hệ tỉ lệ

- Toán về tỉ số phần trăm

- Toán chuyển động đều

- Các bài toán có nội dung hình học

4 Khắc phục những sai sót thường gặp của học sinh

- Với đối tượng loại 1:

Vì kiến thức ở lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào bù đắp ngay được trong một thời gian ngắn Tôi dặt quyết tâm trong suốt cả năm học, đặc biệt là học kì I để giúp nhóm học sinh loại này lấp dần các lỗ hổng kiến thức Đối với những học sinh này phải có thêm thời gian học dưới sự hướng dẫn lại tỉ mỉ những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo một hệ thống riêng và yếu tố dẫn đến thành công là nắm chắc, luyện kĩ Trong các buổi học trên lớp thường được kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức, chấm bài tay đôi trong tiết luyện tập, thường xuyên khích lệ động viên mỗi khi các em được điểm cao hơn Do đó các học sinh này có nhiều tiến bô; cụ thể là: thích học toán, hay xung phong lên bảng…

- Những học sinh chưa biết trình bày câu trả lời, đáp số, tôi hướng dẫn các em

dựa vào câu hỏi, quy ước với các em hỏi gì trả lời đấy, bỏ từ “hỏi”, bỏ từ “bao nhiêu” thêm từ “là”

VD: Hỏi lớp 3D có bao nhiêu học sinh?

Trả lời : Lớp 3D có số học sinh là

Khi các em đã biết trả lời, có thể hương dẫn, ngoài cách trả lời đó, có thể đưa từ

“số” lên đầu câu trả lời “ Số học sinh của lớp 3D là” Sau khi viết phép tính thì

xuống dòng viết “đáp số” rồi viết dấu hai chấm rồi mới đến kết quả của bài toán Đơn vị ở câu trả lời thì cho trong ngoặc đơn, ở đáp số thì không cần ngoặc đơn nhưng phải đầy đủ

VD:

Trang 9

Mẹ mua số quả cam là:

24 + 3 = 27(quả) Đáp số: 27 quả cam

- Những học sinh còn nhầm lẫn trong tính toán, tôi yêu cầu các em học thật kĩ

để thuộc bằng được bảng nhân, chia, bảng cộng, trừ, nhắc nhở các em thường xuyên, tỉ mỉ, nhẹ nhàng không gây áp lực cho các em

- Tôi kiểm tra lại kiến thức của các em sau một thời gian nhất định

- Với đối tượng loại 2:

Vấn đề cơ bản là giúp các em lấy lại lòng tự tin, phát huy được những tố chất cơ bản đang tiềm ẩn trong mỗi em trong việc học tập môn Toán Phương pháp trực quan, hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, tìm các cách giải khác nhau cùng với các câu hỏi vừa sức, các bài toán vui, các bài toán gắn với thực tế chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề

- Với đối tượng loại 3:

Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng, mỗi khi làm bài kiểm tra tại lớp thường cẩu thả, không có ý thức kiểm tra lại bài làm Cô giáo nhắc nhở thì xem lại qua loa cho xong chuyện Bài tập và bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp Tóm lại, đối với diện học sinh này cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm quản lý việc học ở nhà và việc kiểm tra nhắc nhở thường xuyên ở lớp để từng bước đưa các em vào nền nếp học tập

- Với đối tượng loại 4:

Các em này thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm Tôi bố trí thời gian kèm cặp, lấp dần lỗ hổng kiến thức, hình thành dần phương pháphọc toán cho các em Luôn khích lệ động viên để các em không bị mặc cảm, tự ti mà

tự tin vào bản thân mình để từ đó vươn lên trong học tập Với các em này, cô giáo phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ Cô là chỗ dựa tinh thần và tình cảm của các em Sự tiến bộ của các em chính là phần thưởng vô giá đối với người giáo viên chủ nhiệm

Trang 10

5 Cụ thể hoá các phương pháp giải toán

5.1 Xác định phép tính phù hợp với yêu cầu của đề bài

Vì có những em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai dẫn đến kết quả bài toán sai Vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải tính toán chính xác, trình bày khoa học rõ ràng Nếu là phép +, - , x , : trong bảng, phải học thuộc để vận dụng nhanh Nếu là các phép +, -, x, : ngoài bảng các em phải đặt tính cột dọc ra giấy nháp

Với các yêu cầu giải toán thông thường, tôi quy ước với học sinh như sau

- Nhiều hơn : làm phép cộng

- ít hơn : làm phép trừ

- Gấp 1 số lần : làm phép nhân

- Kém 1 số lần : làm phép chia

- Hỏi tất cả (cả hai) : làm phép cộng

- Hỏi còn lại : làm phép trừ

Ví dụ: Thuý có 10 nhãn vở, Lan có 20 nhãn vở Hỏi cả hai bạn có bao

nhiêu nhãn vở ?

Bài giải

Cả hai bạn có số nhãn vở là :

10 + 20 = 30 (nhãn vở) Đáp số : 30 nhãn vở Giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh sau một lời giải là 1 phép tính Có bao nhiêu câu hỏi có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị)

Sau khi học sinh đã thành thạo cách giải đối với các bài toán thông thường, tôi lựa chọn một vài dạng toán tiêu biểu để mở rộng và phát triển tư duy của học sinh

Ngày đăng: 04/07/2014, 11:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tìm cách giải khác : Giáo viên cho học sinh nhận xét. - SANG KIEN KINH NGHIEM LOP 3
Sơ đồ t ìm cách giải khác : Giáo viên cho học sinh nhận xét (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w