Bài soạn sang kien kinh nghiem lop mot

10 476 3
Bài soạn sang kien kinh nghiem lop mot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm A.PHẦN MỞ ĐẦU. I.BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Học sinh yếu nói riêng vì các em đó đọc viết, tính toán rất chậm . Nói chung là tất cả các môn học đều chậm so với các bạn cùng lớp. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu và chất lượng chung của lớp. Nên việc phụ đạo học sinh (hs) yếu đó là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong công cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói riêng. Để tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà trong nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, làm thế nào để nền giáo dục nước nhà ngang tầm với các nước trên thế giới, ta phải nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trong lớp học không có học sinh yếu kém, không có học sinh ngồi nhầm lớp hay học sinh quá yếu bỏ học không học tiếp được nữa. Là giáo viên lớp Một nhằm giúp các em nắm vững kiến thức ngay từ lớp đầu cấp tiểu học là khâu rất quan trọng cho các em làm nền tảng học tập tiếp các lớp sau này, với lớp Một khâu quan trọng nhất là đọc, viết, tính nếu các em không nắm vững thì học tập không đạt kết quả cao sau này. Nên tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Phụ đạo học sinh yếu kém” III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Phạm vi và thời gian của đề tài chỉ sử dụng của lớp và trong năm học Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ học Tiếng Việt lớp Một. Trong thời gian 01 năm tại trường Tiểu Học Lộc Thuận- Bình Đại-Bến Tre. Cơ sở nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn đọc cho học sinh lớp Một. *Đề xuất một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một. *Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về rèn đọc cho học sinh yếu lớp Một. *Các phương pháp nghiên cứu: *Phương pháp điều tra. -Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục. -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. -Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tôi chọn đề tài này để giúp giáo viên (gv) định hướng phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh của lớp, giúp các em nắm bắt kịp thời bài đã học. Gv: Lê Thị Thu 1 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm * Điểm mới của phương pháp phụ đạo này giúp các em học tập dần dần tiến bộ hơn, học tập tốt hơn vì từ chỗ học không biết và đã biết, các em không cò chán học nữa mà tự tin hơn. B. PHẦN NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong việc nâng cao mặt bằng giáo dục cùng các nước trên thế giới và việc phát triển giáo dục nước nhà, nhất là việc tái mù chữ, xóa mù chữ. Nâng cao việc phụ đạo học sinh yếu là việc rất quan trọng và cấp bách cho học sinh ở ngay đầu cấp tiểu học. Là giáo viên dạy lớp Một, tôi coi việc phụ đạo học sinh yếu là rất quan trọng bởi vì: Người xưa cho rằng: “ Vác giạ vai lúa” ai mà “ vác giạ vai chữ” Nhưng thời nay có câu “ văn hóa là chìa khóa của tâm hồn” Nên dù là một nông dân, công nhân hay một vị lãng đạo ở cấp nào, ngành nào đi nữa,… đều cần có văn hóa. Vốn có văn hóa thì con người được mở mang sự hiểu biết hơn trong tất cả các công việc mình cần làm. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Về phía học sinh: Học sinh yếu hiện nay không là nổi lo của riêng ai, mà là nỗi lo của phụ huynh, của thầy cô giáo, của ngành giáo dục. Mà nó là sự lo lắng chung của xã hội. Mặc dù trong các năm học vừa qua tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm ít hơn, nhưng học sinh yếu đầu năm học còn nhiều ớ các lớp Một. Vào đầu năm học tôi đều tiến hành khảo sát trong lớp Một trường TH Lộc Thuận như sau: Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và số học sinh không học mẫu giáo đều và đi học mẫu giáo không đều, tìm hiểu lý do nào không đi học mẫu giáo. Kiểm tra việc nhận diện các chữ cái đã học trong lớp mẫu giáo. Kết quả qua đi học mẫu giáo như sau: Sỉ số HS không đi học mẫu giáo HS Học không đều HS đi học đều 32 hs 02 hs 06 hs 24 hs Kết quả khảo sát nhận biết âm và chữ cái: Sỉ số Không biết chữ cái Biết từ 5-6 chữ cái Biết hơn 2/3 chữ cái Nhận biết hết 32 hs 02 hs 06 hs 16 hs 08 hs Như vậy tỉ lệ học sinh hận biết được chữ cái chắc chắn thì quá thấp so với tỉ lệ của lớp dẫn đến kết quả học tập chưa cao: Về phía phụ huynh: một số phụ huynh cho rằng con mình đã học qua các lớp Mẫu giáo nên họ không dạy thêm gì cả , còn có phụ huynh cho rằng học được bao nhiêu thì học, năm nay không học được thì năm sau học lại. Một trong những Gv: Lê Thị Thu 2 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm lý do đó là các em chua được gia đình quan tâm nhiều, các em chưa chăm chỉ học tập. Mặc khác một số em cha mẹ đi làm các khu công nghiệp, ở với ông bà, người thân khác, một số em cha mẹ ly hôn,…. Nên không có người dạy. Về phía giáo viên: Theo tôi tình trạng học sinh yếu hiện nay là: Do gia đình thiếu quan tâm việc học tập của con em mình Do hoàn cảnh kinh tế cha mẹ đi làm xa,… các em ở nhà với ông bà hoặc người thân khác Do cha mẹ ly hôn Do cha mẹ không biết chữ Hoặc một số em mồ côi cha hoặc mẹ Do gia đình quá cưng chiều con III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Từ những thực trạng trên tôi có những biện pháp tiến hành cho lớp như : theo dõi học sinh trong từng tiết học trên lớp ngay từ đầu năm học, nếu phát hiện các em nào yếu thì đem về nhà phụ đạo ngay không để lâu ngày: Liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh Chia học sinh theo nhóm bàn giỏi, yếu (TB), khá Tổ chức cho học sinh thi đua học theo nhóm đôi, bàn, tổ Hàng tuần phụ đạo tại lớp 01 đến 02 buổi. Truy giờ đầu bài mỗi ngày Cuối tuần tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt. Hết tháng tổng kết có phần quà cho cả lớp chia kẹp cho các em Nói riêng ở lớp học môn Tiếng Việt nhất là phần dạy các nét cơ bản. Phần học các nét cơ bản Ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi cho học sinh học các nét cơ bản. Tôi dạy thật kỹ, thật tỉ mĩ tên gọi và cách viết nét chữ đó thật chính xác. Để học sinh dễ hiểu, dễ biết, dễ nhớ những nét cơ bản theo tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau theo từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cá các chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau. Ví dụ: Các nét chữ cơ bản và tên gọi. | Nét sổ thẳng Nhóm 1. __ Nét gạch ngang \ Nét xiên phải / Nét xiên trái Gv: Lê Thị Thu 3 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm Nét móc xuôi Nhóm 2. Nét móc ngược Nét móc hai đầu Nét cong phải Nhóm 3. Nét cong trái Nét cong kín Nét khuyết trên Nhóm 4. Nét khuyết dưới Nét thắt Phần học âm: Sau khi học sinh đã học thật thuộc các nét và cấu tạo của các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo học âm. Trong giai đoạn này là giai đoạn vô cùng quan trọng. Nếu các em nắm chắc từng âm từng chữ cái tiếp theo là học tiếng các âm mới được sau đóhọc được từ, câu đơn giản. Trong giai đoạn này tôi dạy cho các em so sánh từng nét cơ bản trong từng chữ cái nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi như có nhiều kiểu chữ khác nhau thì các em nhận ra được các chữ đó ngay để các em không cảm thấy khó khăn hay lúng túng khi gặp các tiếng có chữ đó khi các em đọc trong sách báo hay trong yêu cầu bài tập của các môn học khác. Thí dụ: Âm: a - a , g - g. Ôn học kỹ các nét cơ bản có thể gúp các em phân biệt được các âm dễ lẫn lộn như: a-d; b-d; p-q Ví dụ: Âm a - a , g - g. Dạy cho các em nhận biết: Gv: Lê Thị Thu 4 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm + Âm a: có 1 nét cong và 1 nét sổ thẳng . Nét cong bên trái, nét thẳng bên trái, nét thẳng trên phải 02 nét đều cao 1 ô ly. + Âm d: cũng có 1 nét cong và 1 nét thẳng. Giống như âm a, nhưng nét thẳng cao 2 ô ly. + Âm b : 1 nét thẳng và 1 nét cong, nhưng nét thẳng cao 2 ô ly, nét thẳng bên trái , nét cong 1 ô ly bên phải. + Âm p: cũng có 1 nét cong và 1 nét thẳng ,nét thẳng cao 2 ô ly độ cao 1 ô trên 1 ô dưới và nét cong trái 1 ô ly nhưng nét cong được viết 1 ô ly dựng trên. + Âm q: cũng có 1 nét thẳng và 1 nét cong, nhưng nét cong bên trái 1 ô ly, nét thẳng trên phải 2 ô ly, 1 ô trên 1 ô dưới. Sang học đến các âm ghép: các âm có 2 âm đơn ghéo lại với nhau. Tôi cho học sinh nhận biết các âm có con chữ h đứng sau thành một nhóm để nói lên sự giống nhau giữa các âm đó. Ví dụ: c - ch n - nh tt - th k - kh g – gh p – ph ng- ngh Còn lại các âm: gi, tr, qu, + Phân từng cặp: ch-tr, ng-ngh, c-k, g-gh để phát âm chính xác và viết chính tả phân biệt Phần học vần: đến giai đoạn này hs đã nắm thật vững các âm thì các em yếu vẫn còn viết bài sai chưa phân biệt giữa các nhóm vần khi nghe đọc viết bài các em còn viết sai chưa phân biệt được giũa các nhóm vần. Gv: Lê Thị Thu 5 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: ia – ai , ua-au , oi-ôi, ơi-ưi, (gởi-gửi) , ai- ay-ây, ao- au- âu, iu- êu- iêu- yêu, ưu- ươu, an- ang, en- eng, un- ung, ănọc sinh ăng, iên-iêng, uôn-uông, ươn- ương, ang- anh, (cành chanh mà hs viết càng chanh) , om-ôm-ơm, ăm-âm, im- êm- iêm- yêm, ôt-uôc, ôm- ươm, at- ac, ăt- ăc, ât- âu, ut- uc, ươt-ươc, iêt-iêu, it- ich, êt- êch,ăp-âp, op-ôp-ơp-ươp, êp-ip-iêp,oan-oang, oăn-oăng,…… Đến phần đọc các vần này khi hướng dẫn đọc giáo viên phần phát âm thật chính xác giúp các em không lẫn lộn có như thế khi đọc viết các em mới viết bài đúng đó là những hs học khá , giỏi. Riêng với hs học trung bình khi gv phụ đạo cho các emđánh vần vài lần trước rồi tách vần tiếng sau. Ví dụ: Tiếng rau thì cho các em đánh vần a-au-aurau. Có như thế các em mới nắm vững kịp các bạn của mình. Nói chung, muốn phụ đạo hs yếu ở lớp Một gv phải tận tụy, nhiệt tình không chán nản, hết lòng thương yêu giúp đỡ. Không phải thế là đủ dù là đem cái tâm của một nhà giáo thật sự. Chúng ta theo dõi các em qua từng tiết học đưa ra từng nhóm trình độ , tìm hoàn cảnh gia đình của từng em mà gv có sự hướng dẫn phụ đạo riêng. Có như thế thì việc phụ đạo mới đạt hiệu quả cao. Đối với phụ huynh: Phụ huynh cần quan tâm sâu sát hơn, đưa con em đi học đầy đủ các buổi học thêm, có phần nào chưa rõ hỏi gv để hướng dẫn cho con em học tốt hơn. Nói chung cần phải phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục , gia đình, nhà trường và xã hội. IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN: Qua quá trình giảng dạy và thực hiện phụ đạo học sinh yếu qua các năm học gần đây đạt hiệu quả cao hơn. Năm học: 2007-2008: cuối năm có 01 hs yếu ( đó là em khuyết tật) Năm học: 2008-2009: cuối năm học không có hs yếu Năm học: 2009-2010: cuối năm học không có hs yếu. Năm học: 2010-2011: Gv: Lê Thị Thu 6 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm Đầu năm học có 09 hs yếu Tháng 10/2010: còn 06 hs yếu Tháng 11/2010: các em tiến bộ khá, trung bình khá. Tháng 12/2010: các em tiến bộ hơn. Đến cuối học kì I: kết quả kiểm tra không có hs yếu. Với việc phụ đạo như trên qua các năm học trước và năm học này tôi thấy chất lượng học tập của hs được nâng cao hơn và đạt hiệu quả hơn. C. PHẦN KẾT LUẬN: I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Là GVCN lớp phải nắm vững những kiến thức còn hạn chế của hs để uốn nắn, phụ đạo kịp thời cho từng trình độ của hs. Xác định nội dung bài dạy rõ ràng , những yêu cầu nào cần đạt trong một tiết học , cần sử dụng đồ dùng dạy học cho phù hợp , dùng phương pháp phù hợp đặc trưng của bộ môn để giúp các em hiểu bài, dễ nhớ, dễ hiểu theo từng nhóm trình độ không giống như gò ép bắt buộc. Khi nhận xét đánh giá không phân biệt , đối xử làm cho các em thấy mình không bị bỏ rơi, mặc dù các em còn bé nhưng rất nhạy cảm trong tình cảm. Quan tâm đến từng đối tượng hs , chia nhóm trình độ của lớp ra thành 4 nhóm: giỏi , khá, trung bình, yếu và phân công: Giỏi kèm yếu Khá kèm trung bình Để các em cùng hổ trợ lẫn nhau. Bởi vì ông cha ta đã dạy rằng: “ Học thầy không tày học bạn” Mỗi buổi học tôi đến lớp trước 15 phút cùng các em truy bài đầu giờ, theo sự phân công chia nhóm các em của từng nhóm tiến hành kiểm tra với nhau. Tôi đền từng nhóm thấy nhóm nào các em đọc bài và phát âm chưa rõ bài cũ tôi hổ trợ liền cho nhóm đó. Từ đó chất lượng hs trong lớp tương đối đồng đều hơn. Cuối năm học các em học yếu đầu năm học đọc được bài tương đối tốt, đôi khi cũng còn đánh vần một vài tiếng khó. Gv: Lê Thị Thu 7 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm III. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN: Phụ đạo hs yếu nói chung là của tất cả giáo viên, nói riên là của GVCN lớp. Vì chỉ có gv dạy các em mới biết lỗ hỏng của các em chỗ nào nào mới lấp vào chỗ đó. Học sinh lớp Một như một tờ giấy trắng, chưa phân biệt rạch ròi từng nét chữ, từng âm, tiếng, vần,…. Mà nhờ vào sự uốn nắn, giúp đỡ kịp thời của gv định hướng cho cho các em nắm bắt được trong từng tiết học, từng môn học thật chính xác, rõ ràng. Nên Bác Hồ của chúng ta có lời dạy như sau: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vunh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Không có một người nào mẹ mới sinh ra là một thần đồng, nhà giáo, kỹ sư, Bác sĩ,……mà đều như nhau. Nhưng qua sự trao dồi học tập, rèn luyện trong học tập mới trở thành người hữu ích sau này. Nên Bác Hồ coi trọng việc học tập của các em thiếu niên nhi đồng của cả nước. Bác Hồ có lời dạy: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Tóm lại ở tất cả trường, học sinh đọc yếu việc quan tâm đến từng hs và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời, sự khích lệ động viên, đáp ứng những đều dòn thiếu về kiến thức, kỹ năng nhận biết,…. Sẽ giúp các em dần dần theo kịp yêu cầu của việc học ở cấp tiểu học. Nhiệm vụ của gv , người thầy vẫn là sự tiến bộ chung của cả lớp. Vì thế tôi nghĩ trong các khâu soạn giảng, kiểm tra bài người gv vẫn phải lấy trình độ tiếp thu chung của cả lớp làm chuẩn mực chung. Nhưng trong chuẩn mực chung đó đòi hỏi người gv phải quan tâm đến những hs còn đọc chậm, luôn dành cho các em một sự ưu ái, gần gũi, có thái độ khích lệ, động viên những lời chỉ bảo ân cần, … vì sự tiến bộ nhỏ của các em trong học tập đó là phần thưởng vô giá đối với mỗi gv chúng ta. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI: Đề tài này chỉ viết trong thời gian ngắn , bản thân là gv dạy lớp nên thời gian viết sáng kiến kinh nghiệm còn hạn hẹp nên cò nhiều điều hạn chế. Nên đề tài chỉ sử dụng cho lớp Một mà tôi dạy. Qua sự trao đổi của tổ mong được sự góp ý để bổ sung đề tài được hoàn chỉnh hơn. IV. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Gv: Lê Thị Thu 8 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm Để cuối năm học xóa hết được số hs yếu của lớp Một tôi có một số kiến nghị như sau: Về phía nhà trường cần tổ chức phụ đạo riêng cho hs yếu ngay từ đầu năm học. Về phía gv phải thực sự quan tâm, yêu thương gần gũi và tạo không khí vui để học để giúp các em yêu thích đi học hơn. Về phía gia đình phải đưa các em đi học đầy đủ các buổi học thêm. Trên đây là một số kiến nghị của tôi nhằm quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để hs yếu học tốt hơn . Mong các bạn đồng nghiệp góp ý giúp đỡ cho tôi tự tin hơn trong việc viết sáng kiến . Rất mong sự góp ý của Ban giám hiệu để tôi hoàn thành sáng kiến của mình được tốt hơn. Lộc Thuận , ngày 09 tháng 01 năm 2011 Người viết Lê Thị Thu Gv: Lê Thị Thu 9 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm Gv: Lê Thị Thu 10 . học sinh của lớp, giúp các em nắm bắt kịp thời bài đã học. Gv: Lê Thị Thu 1 Trường TH Lộc Thuận Sáng kiến kinh nghiệm * Điểm mới của phương pháp phụ đạo. nắm thật vững các âm thì các em yếu vẫn còn viết bài sai chưa phân biệt giữa các nhóm vần khi nghe đọc viết bài các em còn viết sai chưa phân biệt được giũa

Ngày đăng: 28/11/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan