1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

2 1.4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TOÁN I. Lý luận chung 1. Lý do chọn đề tài Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Dạy học môn toàn ở tiểu học không chỉ là truyền thụ kiến thức, rèn kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các năng lực trí tuệ mà còn bao gồm các quá trình hình thành nhân cách của học sinh và còn là những công dân tương lai của đất nước. Muốn thực hiện có hiệu quả quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục người giáo viên cần nắm vững hệ thống các phương pháp dạy học và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng : học sinh - Phạm vi nghiên cứu : hoạt động dạy và học của bản thân và của đồng nghiệp trong những giờ lên lớp. II. Nội dung 1. Nguyên nhân Vào lớp 1, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với toán học. Cụ thể hơn, trẻ em sẽ tiếp xúc với các đối tượng toán học,… làm nền tảng cho quá trình học môn toán sau này. Đặc biệt lần đầu tiên trẻ em được làm quen và rèn luyện với các thao tác tư duy trong dạy học toán như quan sát, so sánh, giải toán,… dạy học môn toán có ý nghĩa là nền móng và định hướng cho giáo viên, nhằm phát triển khã năng học tập toán của các em trong các bậc học sau. 2. Giải pháp thực hiện - Do đặt nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, thực hành, gợi mở, vấn đáp, giảng giải. - Nhưng đối với tâm lí lứa tuổi và sự nhận thức của học sinh lớp 1, để đạt được mục tiêu bài học với kết quả cao, tôi nhận thấy phương pháp trực quan là cần thiết nhất. - Khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên cần sử dụng những đồ dùng có sẳn và sử dụng thêm các đồ dùng dể kiếm, dễ làm như : lá cây, bông hoa, … hoặc tranh ảnh gần gũi với học sinh (hoa, quả, dụng cụ gia đình, các con vật, …) hay là các mô hình vật tượng trưng, các hình học bằng bìa, các chấm tròn, que tính. Sử dụng đồ dùng dạy học là tạo chổ dựa trực quan, để phát triển tư duy từ đó, khi sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên nên tổ chức hướng dẩn cho học sinh tự mình phát hiện tìm tòi được nội dung, kiến thức mới. Vì vậy mọi thao tác mẫu của giáo viên : nói, vẽ, viết, … khi sử dụng đồ dùng đều rất cần thiết và là hình ảnh trực quan thiết thực nhất để học sinh noi theo. a. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng dạy học toán. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng học tập phải huy động các giác quan (tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, …) và đặt biệt là phải hoạt động trên các đồ dùng học tập để có nhận biết, tìm tòi, kiểm tra kiến thức mới. VD : Khi dạy học về cấu tạo số 5. Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 5 que tính rồi tách thành 2 nhóm một cách tuỳ ý. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, trao đổi ý kiến để thấy mặt dù có các cách tách khác nhau, có các cáh nêu kết quả khác nhau nhưng có thể hệ thống lại : 5 là 4 và 1 ; 5 là 3 và 2. - Ở lớp 1 chỉ yêu cầu học sinh nhận biết các hình đã học. VD : Hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chũ nhật. Khi giới thiệu về các hình này, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các hình bằng nhựa, bằng bìa có màu sắc, kích thước khác nhau để nhận ra từng hình đó rồi vẽ được (trên giấy có kẻ ô vuông có sẳn các điểm) các hình đã học. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các hình bằng nhựa, bằng bìa đó để làm phương tiện trực quan khi học số và các phép tính. - Sau khi đã sử dụng các phương tiện trực quan để nhận thức được các kiến thức rồi thì khi luyện tập, thực hành các kiến thức đó có thể hạn chế dần sử dụng trực quan, chỉ khi nào thấy cần thiết mới sử dụng trực quan để hổ trợ, củng cố các kiến thức đã học. VD : Khi hình thành bảng cộng nên hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập để tìm ra kết quả phép cộng. Nhưng khi đã thuộc bảng cộng thì cố gắng không dùng que tính, đốt ngón tay để làm tính mà tập nói ngay, viết ngay kết quả phép tính. Chỉ khi nào quên công thức tính mới sử dụng que tính hoặc đốt ngón tay để hổ trợ trí nhớ. b. Chuyển dần các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn. - Ngay ở giai đoạn phải sử dụng các đồ vật cụ thể (vật thật, vật tượng trưng) cũng phải chuyển dần từ “vật cụ thể” sang vật “ít cụ thể hơn”. VD : Khi giới thiệu về số lượng của số 3. Lúc đầu giáo viên cho học sinh lấy 2 bông hoa rồi lấy thêm một bông hoa nưa để dược 3 bông hoa . Sao đó cho học sinh lấy 2 que tính rồi lấy 1 que tính nữa để được 3 que tính. Tiếp đến cho học sinh lấy 2 chấm tròn rồi lấy 1 chấm tròn nữa để được 3 chấm tròn . Từ 3 bông hoa đến 3 chấm tròn rồi 3 que tính đã có sự chuyển dần từ vật cụ thể sang vật có tính tượng trưng hơn và điều quan trọng là học sinh nhận được cái chung của các nhóm đồ vật đó là 3 (số lượng điều là 3). Từ mức độ trừu tượng của phương tiện trực quan tăng dần theo khả năng nhận thực của học sinh sẽ chuyển dần đến thao tác trên hình vẽ. - VD:Khi giới thiệu “phép cộng trong phạm vi 3”. Giáo viên sử dụng tranh có 2nhóm đồ vậtriêng biệt được bao quanh bởi đường cong kín rồi bao quanh cả hai nhóm đó lại. Từ đó học hinh dễ nhận ra các phép cộng (cộng 2 vế )và kết quả của các phép cộng trong phạm vi 3. 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 2 + 1 = 1 + 2 - Cũng . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TOÁN I. Lý luận chung 1. Lý do chọn đề tài Nhằm đáp. học của bản thân và của đồng nghiệp trong những giờ lên lớp. II. Nội dung 1. Nguyên nhân Vào lớp 1, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với toán học. Cụ thể

Ngày đăng: 02/12/2013, 02:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w