1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà lãnh đạo và nhà quản lý trong quản trị CTXH

26 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 249,74 KB

Nội dung

Lãnh đạo được định nghĩa như là “năng lực của một người ảnh hưởng, thúc đẩy, và làm cho người khác có khả năng đóng góp cho kết quả và thành công của tổ chức mà họ là thành viên”Lãnh đạo được xác định bởi địa vị và năng lực.Địa vị là người chịu trách nhiệm kiểm soát tình huống và là vị trí hướng dẫn, chỉ dẫn. Khả năng lãnh đạo là khả năng, kỹ năng ảnh hưởng đến mối quan hệ với người khác vì thế họ sẽ tuân theo con đường nhà lãnh đạo vạch ra.Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn. Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức.Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định. Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện.Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội.

Trang 1

MÔN: QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHÍNH SÁCH VÀ HOẠCH ĐỊNH

LỚP CTXH 1 – 2012 NHÓM 9 – NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ NHÀ QUẢN LÝ

DANH SÁCH NHÓM 9:

1. Trịnh Thị Thanh Huyền

2. Hà Thị Phương Dung

3. Nguyễn Thị Vân Anh

4. Lê Thị Thanh Huyền

Phần 1: Nhà lãnh đạo và nhà quản

Trang 2

1 Khái niệm về công tác lãnh đạo

Lãnh đạo được định nghĩa như là “năng lực của một người ảnh hưởng, thúc đẩy, và làm cho người khác có khả năng đóng góp cho kết quả và thành công của

tổ chức mà họ là thành viên”

Lãnh đạo được xác định bởi địa vị và năng lực.Địa vị là người chịu trách nhiệm kiểm soát tình huống và là vị trí hướng dẫn, chỉ dẫn Khả năng lãnh đạo là khả năng, kỹ năng ảnh hưởng đến mối quan hệ với người khác vì thế họ sẽ tuân theo con đường nhà lãnh đạo vạch ra

Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên

họ tiến tới mục tiêu mong muốn Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức.Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện.Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội

Một số phong cách của người lãnh đạo:

- Kiểu lãnh đạo độc đoán

Trang 3

Người lãnh đạo sử dụng quyền lực cá nhân tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò chức năng của nhân viên dưới quyền thông qua quyền uy của họ Kiểu phong cách này thể hiện hành vi lãnh đạo đặt trọng tâm vào người lãnh đạo.Kiểu phong cách lãnh đạo này mang tính độc đoán, chuyên quyền, liên quan tới lý thuyết về cá tính.

- Kiểu lãnh đạo dân chủ

Kiểu lãnh đạo này là hành vi của người lãnh đạo đặt trọng tâm vào cả hai phía người lãnh đạo và nhân viên.Mọi thành viên trong tổ chức đều được tham gia dân chủ vào quá trình quản trị.Kiểu phong cách lãnh đạo này quan tâm đến các mối quan hệ trong tổ chức và nhu cầu của đối tượng được giúp đỡ

- Kiểu thả lỏng (hay tự do)

Kiểu lãnh đạo thả lỏng là hành vi của người lãnh đạo đặt trọng tâm vào nhân viên Kiểu lãnh đạo này thường thể hiện ra khi quan sát là mạnh ai, nấy làm; quyền hành và trách nhiệm không được chỉ định rõ rang; có sự nhập nhằng về vai trò và phân tán vai trò; thường xuyên xảy ra tình trạng lỏng lẻo trong quản lý của người lãnh đạo và sự vượt quá tầm hạn về vai trò của nhân viên trong truyền thông và điều hành công việc

- Kiểu lãnh đạo độc quyền nhân từ

Nhà lãnh đạo rất bao dung nhân từ và đối xử với cấp dưới như con cái, người thân của mình nhưng đa số các quyết định do người lãnh đạo đưa ra và yêu cầu cấp dưới phải tin tưởng tuân thủ.Trong công tác xã hội, chúng ta thường thấy các nhà lãnh đạo phi chính thức làm công tác từ thiện có phong cách này

2 Khái niệm quản trị

Trang 4

Quản trị là một chức vụ được chính thức trao ban do cấp trên và được thừa nhận ở cấp dưới Một quản trị viên, theo hai giáo sư John French và Bertram Raven trong tác phẩm “The Bases of Social Power” (1960), định nghĩa là người có quyền sai khiến người dưới và hành xử công việc theo hoạch định của tổ chức Quản trị, nhắm tới “việc” hơn là “người”.Quản trị viên là người phối trí và giao công tác cho người thừa hành Họ đồng thời là những cảnh sát viên theo dõi diễn tiến công tác và định giá phẩm lượng công tác để thưởng phạt theo nguyên tắc của

tổ chức Do đó, nói đến quản trị là nói đến quyền hạn

3 Phân biệt khái niệm Lãnh đạo và Quản trị

Ở đây cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản trị.Trên thực tế ranh giới của hai khái niệm này không dễ phân biệt Sự phân biệt lãnh đạo và quản trị dựa trên các nội dung sau:

Trang 5

Khái niệm nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn

cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó

Khái niệm nhà lãnh đạo: Nhà quản trị là người nắm giữ một vị trí cụ thể

trong bộ máy tổ chức Nhà quản trị được dự kiến để thực hiện các chức năng quản

lý như lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát

5 Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản trị

Warren Bennis đưa ra 12 cách thức khác nhau giữa nhà quản trị và nhà lãnh đạo :

1. Nhà quản trị trông nom, cai quản, quản lý còn nhà lãnh đạo sáng tạo, đổi mới

2. Nhà quản trị hỏi bằng cách nào và khi nào; nhà lãnh đạo hỏi cái gì và tại sao

3. Nhà quản trị đặt trọng tâm vào hệ thống; nhà lãnh đạo đặt trọng tâm vào con người

4. Nhà quản trị làm được việc; nhà lãnh đạo làm đúng việc

5. Nhà quản trị duy trì; nhà lãnh đạo phát triển

6. Nhà quản trị dựa vào kiểm soát; nhà lãnh đạo truyền sự tin cậy

7. Nhà quản trị có cách tiếp cận ngắn hạn; nhà lãnh đạo có cách tiếp cận dài hạn

8. Nhà quản trị chấp nhận hiện trạng; nhà lãnh đạo thách thức hiện trạng

9. Nhà quản trị có cái nhìn theo điểm cốt yếu; nhà lãnh đạo có cái nhìn theo nhận thức

10. Nhà quản trị làm theo; nhà lãnh đạo khởi xướng

11. Nhà quản trị tranh đua để thành nhà quân sự giỏi; nhà lãnh đạo là chính con người họ

12. Nhà quản trị bắt chước; nhà lãnh đạo chỉ ra sự độc đáo sáng tạo

Trang 6

1. Lý thuyết cá tính

Những lý thuyết này thịnh hành từ năm 1930 tới 1950, nhấn mạnh những thuộc tính cá nhân của nhà lãnh đạo với giả thuyết cho rằng “nhà lãnh đạo được sinh chứ không phải do tạo ra” Như vậy con người được sinh ra với những cá tính sẵn có Một số tính cách đặc biệt phù hợp với công việc lãnh đạo Người thực hiện tốt vai trò nhà lãnh đạo có sự kết hợp đúng (hay đầy đủ) những cá tính Những nghiên cứu dựa trên lý thuyết này đều tập trung vào những đặc điểm riêng của nhà lãnh đạo như dáng vẻ bên ngoài, sự thông minh, nhu cầu quyền lực, thành đạt và địa vị thống trị Tuy nhiên những đặc điểm này không bảo đảm có được hành vi lãnh đạo tốt

McCall và Lombardo (1983) nghiên cứu cả những cá tính thành công lẫn thất bại và nhận ra bốn cá tính chủ yếu nhờ đó nhà lãnh đạo có thể thành công :

- Sự ổn định cảm xúc và bình tĩnh : Trầm tĩnh, tự tin và có thể dự báo trước

đặc biệt khi bị stress

- Thừa nhận sai lầm : Thú nhận hết sai lầm hơn là ra sức che đậy chúng

- Những kỹ năng giao tiếp tốt : Có khả năng giao tiếp và thuyết phục người

khác mà không cần đến những chiến thuật tiêu cực hay cưỡng bức

- Sự phóng khoáng tư tưởng : Có khả năng hiểu được phạm vi rộng các lĩnh

vực hơn là một giỏi một lĩnh vực hẹp (và đầu óc hẹp hòi)

Trang 7

được sinh ra và việc lãnh đạo thành công là dựa vào hành vi có thể định rõ, có thể học được Các lý thuyết hành vi nhà lãnh đạo không tìm kiếm những tính cách bẩm sinh hay những khả năng bẩm sinh Mà thay vào đó họ tìm kiếm những gì nhà lãnh

đạo thực sự làm Con người được dạy dỗ để hành xử với một cách thức phù hợp

hơn với việc lãnh đạo tốt thông qua đào tạo và giáo dục

3. Phong cách lãnh đạo

Từ các cách tiếp cận hành vi tới khảo sát cách lãnh đạo tiến triển đi vào đặt trọng tâm vào kiểu lãnh đạo tiếp tục tồn tại ở thế kỷ 21 Mạng quản lý do Blake và Mouton đưa ra được sử dụng rộng rãi để xem xét các phong cách lãnh đạo khác nhau Họ cho rằng phong cách lãnh đạo có thể được đánh dấu trên mạng lưới dựa vào hành vi Các điểm trên mạng lưới biểu thị cho phong cách lãnh đạo của một người căn cứ vào 1) mức độ quan tâm đến sản xuất và 2) mức độ quan tâm đến con người

Quản lý câu lạc bộ miền quê

Quan tâm và chăm sóc con người với môi trường thoải mái và thân thiện và phong cách hội đoàn; nhưng tập trung thấp vào nhiệm vụ cho ra những kết quả đáng ngờ

Ở chặng giữa con đường quản lý

Trang 8

Một sự cân bằng yếu giữa tập trung vào cả con người và công việc; làm đủ

để công việc hoàn thành, nhưng không cố gắng vượt khỏi biên giới những gì có thể làm được

Quản lý theo nhóm

Làm việc hết mình (Firing on all cylinders) : mọi người cam kết với công việc và nhà lãnh đạo cam kết với con người (cũng như với công việc)

4. Thuyết X và thuyết Y

Thuyết X và thuyết Y của Douglas McGregor đã được bàn bạc trước đây trong

phần Động viên và Thỏa mãn công việc Đóng góp của McGregor nhằm tìm hiểu

về công tác lãnh đạo là trong sự hiểu biết sâu sắc rằng nhà lãnh đạo hành xử dựa trên nhận thức của họ về con người và sự ưa thích công việc Dĩ nhiên, đơn thuần

Trang 9

thuyết X và thuyết Y là ở bậc cao độ Ở hầu hết trường hợp, phong cách lãnh đạo rơi vào khoảng giữa hai thuyết này Thuyết X thường được xem như là phong cách quản lý hướng vào công việc trong khi thuyết Y là phong cách quản lý hướng vào con người.

Một nhà lãnh đạo tham gia không ra những quyết định độc đoán mà tìm kiếm sự tham gia của mọi người vào tiến trình, bao gồm nhân viên, bạn đồng nghiệp, các giám sát viên và những người cùng có quyền lợi khác

• Sự phân bố mức độ tham gia có thể có, như trình bày sau đây:

5. Lý thuyết ngẫu nhiên/lý thuyết tình huống

Trường phái về lãnh đạo này cho rằng việc lãnh đạo tốt còn tùy vào nhu cầu của tình huống Lý thuyết ngẫu nhiên nhấn mạnh rằng các tính cách và hành vi lãnh đạo sẽ có giá trị nhiều hay ít tùy thuộc vào tình huống Một ví dụ về những lý thuyết như thế là của Hersey và Blanchard

Trang 10

Cấp dưới : R2: Một số có tài năng, sự cam kết hay thay đổi/ Không khả năng

nhưng có thiện chí hoặc phấn khởi

Trang 11

Nhà lãnh đạo : Tập trung cao vào nhiệm vụ, tập trung cao vào mối quan hệ

S3: Tham gia/ Hỗ trợ

Cấp dưới : R3: Tài năng cao, cam kết hay thay đổi / Có khả năng nhưng

không thiện chí hoặc bấp bênh

Nhà lãnh đạo : Tập trung thấp vào nhiệm vụ, tập trung cao vào mối quan hệ

S4: Ủy quyền / Quan sát

Cấp dưới : R4: Tài năng cao, cam kết cao / Có khả năng và thiện chí hoặc

phấn khởi

Nhà lãnh đạo : Tập trung thấp vào nhiệm vụ , tập trung thấp vào mối quan

hệ

Phần 3: Các kỹ năng, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo

1 Các kỹ năng cơ bản của nhà lãnh đạo

a Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch

Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo.Lãnh đạo là người xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà tổ chức thể cần đạt tới.Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết

b Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Người lãnh đạo không nóng vội khi nhận xét những sai sót của đồng nghiệp Khi xem xét, nhận định một sự việc, có thể gặp các bất đồng, hay những phê phán

Trang 12

của đồng nghiệp, bạn nên bình tĩnh, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác Bạn nên can đảm đối mặt với sự thật, nói rõ quan điểm, suy nghĩ của mình là sự kiên nhẫn trước các khuyết điểm chỉ có giới hạn, cần bám sát các quy tắc của tập thể để giải quyết hài hòa các mục tiêu cá nhân và mục tiêu tập thể

Người lãnh đạo phát ngôn cần xác tín, có thái độ bình tĩnh trong giao tế nhân

sự và làm việc với các đối tác không hạn chế Những nhà lãnh đạo do dự, thiếu quyết đoán và thiếu sự kiên nhẫn thường không tồn tại lâu

c Kỹ năng quản lý thời gian

Nhà lãnh đạo tài năng ở cơ sở là người coi trọng giá trị thời gian, hiểu được tính năng động của nó và có khả năng sử dụng nó để tạo thuận lợi cho hoàn thành công việc của mình và công việc của nhân viên.Những nhà lãnh đạo giỏi luôn tôn trọng giá trị thời gian không những của riêng mình mà còn của người khác Nhà lãnh đạo giỏi là người biết vạch ra kế hoạch cụ thể về các hoạt động của tổ chức và của riêng mình; biết liệt kê các công việc theo thứ tự ưu tiên và thực hiện chúng

d Kỹ năng giao quyền hiệu quả

Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó Chỉ vậy mới khuyến khích nhân viên, giúp họ có động lực tốt hơn để phấn đấu, từ đó hiệu quả công việc chung cũng sẽ được nâng cao

e Kỹ năng truyền cảm hứng

Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều

mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ.Muốn có kỹ năng lãnh đạo giỏi,

Trang 13

bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo.Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.

f Kỹ năng thỏa hiệp

Những nhà lãnh đạo có tài thường nhận ra rằng họ không có tất cả các câu trả lời Ngay cả khi họ tin chắc một vấn đề nào đó, họ cũng luôn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng lắng nghe người khác Những nhà lãnh đạo hiệu quả sẵn sàng nhượng bộ khi họ nhận ra họ sai lầm hoặc có những thông tin không đầy đủ Khi có những bất đồng hoặc mâu thuẫn với nhân viên, họ sẵn sàng thỏa hiệp vì lợi ích của mỗi người

và lợi ích của tổ chức; bởi họ hiểu rằng duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức là mối quan tâm hàng đầu Những nguyên tắc thoải hiệp quan trọng sau đây để xây dựng sự thông đạt có tính thuyết phục:

- Nhấn mạnh những thuận lợi, toàn diện, sự thích hợp của các giá trị;

- Trích dẫn những kết quả đã được kiểm chứng;

- Cho phép thử nghiệm;

- Tránh những chiến thuận gây sức ép cao;

- Giảm thiểu những đe dọa về an toàn, địa vị hay sự tôn trọng

g Kỹ năng giao tiếp

Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết, vì điều

đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của tổ chức Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết

h Kỹ năng ứng biến

Trang 14

Sự ứng biến đòi hỏi người lãnh đạo cần có những suy nghĩ và hành động với một phong cách độc đáo Các nhà lãnh đạo phải dùng thời gian (hàng ngày, hàng tuần, định kỳ) để dự tính và vạch ra những phương án mới có hiệu quả để cải tiến việc cung cấp các dịch vụ của cơ sở

Việc xem xét thường xuyên về những thành tựu hiện tại và những mục tiêu trong tương lai của cơ sở là cần thiết cho tiến trình lãnh đạo

Hoạt động quản lý có tính tổng hợp, phức tạp và luôn thay đổi, điều này đòi hỏi người lãnh đạo không ngừng phát triển và có khả năng ứng biến thích hợp Thời đại thông tin hiện nay, khả năng sáng tạo là tìm tòi cái mới và ứng biến kịp thời với những thách thức của nghiệp vụ chuyên môn cũng như các mối quan hệ xã hội

Người lãnh đạo giỏi không bảo thủ, cứng nhắc, cần bình tĩnh, phát hiện kịp thời tình hình mới để tìm ra con đường đi riêng và đúc kết thêm kinh nghiệm thực tiễn Người lãnh đạo cần lắng nghe, phân tích cẩn thận các điều kiện một cách thấu đáo và dám đưa ra những phương pháp hay, ý tưởng mới, không hài lòng với những thành tích đã đạt được

2 Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo

Có thể liệt kê các vai trò mà nhà lãnh đạo thường phải đảm nhận là:

- Nhà nghiên cứu, đánh giá về chính sách, chương trình, dịch vụ, nhu cầu của đối tượng phục vụ và chiến lược phát triển ở cơ sở

- Nhà hoạch định và ra quyết định

- Người tổ chức và sắp xếp nhân sự

- Người điều hành và phối hợp các hoạt động của nhân viên

- Người giám sát, kiểm tra các hoạt động ở cơ sở

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tập tài liệu môn Quản trị Công tác xã hội - PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Khác
2. Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – Chủ biên: TS. Mai Thị Kim Thanh Khác
3. Giáo trình Tham vấn tâm lí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – Chủ biên: PGS.TS. Trần Thị Minh Đức Khác
4. Nghề Công tác xã hội Nền tảng triết lý và kiến thức – Bản dự thảo – TS. Gina A.Yap, Th.s Joel C. Cam, TS. Bùi Thị Xuân Mai Khác
5. Giáo trình Quản trị ngành Công tác xã hội, trường Đại học Lao động – Xã hội – Chủ biên: Trịnh Thị Chinh Khác
6. Công tác xã hội – Lý thuyết và Thực hành. NXB Đại học quốc gia. Hà Nội, 2010. Tác giả: Trần Đình Tuấn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w