1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA lop 3 tuan 22 (Uong Dong Anh)

22 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 361 KB

Nội dung

TUẦN 22 Thứ hai ngày 01 tháng 02 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I/ Mục tiêu: - HS biết đọc đúng lời nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ khó (SGK), nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhàø bác học Ê - đi - xơn giàu trí sáng tạo luôn mong muốn đưa khoa học phục vụ cho mọi người. II/ Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. - Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo “ và TLCH. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó: nhà bác học, cười móm mém. Đặt câu với từ móm mém. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và chú thích dưới ảnh Ê - đi - xơn, TLCH: + Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn? + Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào ? - 3 học sinh lên bảng đọc bài. - Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện đọc các từ khó phát âm. - Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - Giải nghĩa từ mới (SGK) và đặt câu: Bà em cười móm mém. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và phần chú thích về Ê - đi - xơn để trả lời: + Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh năm 1847 và mất năm 1931 + Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện mọi người khắp nơi ùn ùn kéo về xem và bà cụ là một trong các số người đó. - Yêu cầu một học sinh đọc thành tiếng đoạn 2 và đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo. + Bà cụ mong muốn điều gì ? + Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo? + Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4. + Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện ? + Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người ? c) Luyện đọc lại : - Đọc mẫu đoạn 3. - Treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. - Mời 2HS lên thi đọc đoạn 3. - Mời ba HS đọc phân vai toàn bài. - Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất. Kể chuyện * Giáo viên nêu nhiệm vụ: - Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 2 Hướng dẫn dựng lại câu chuyện - Nhắc học sinh nói lời nhân vật do mình nhập vai. Kết hợp làm một số động tác điệu bộ. - Yêu cầu lập ra các nhóm và phân vai. - Yêu cầu từng tốp 3 em lên phân vai kể lại. - Giáo viên cùng lớp bình chọn nhóm kể hay nhất. d) Củng cố dặn dò : - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Về nhà học bài xem trước bài “Cái cầu”. - Một học sinh đọc đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm. + Bà mong ông Ê - đi - xơn làm được một loại xe mà không cần ngựa kéo mà lại rất êm. + Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. + Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện. - Cả lớp đọc thầm đoạn 4. + Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê – đi – xơn, sự quan tâm đến con người và lao đọng miệt mài của ông để thực hiện bằng được lời hứa. + Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Hai em thi đọc lại đoạn 3 của bài. - 3 em đọc phân vai toàn bài. - Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe. - Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - Lần lượt các nhóm thành lập và phân công thành viên đóng vai từng nhân vật trong chuyện - Các nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện trước lớp. - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. - Ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Mong muốn mang lại điều tốt cho con người đã thúc đẩy ông lao động cần cù và sáng tạo. Toán: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Củng cố về kĩ năng xem lịch. II/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ: - Một năm có mấy tháng ? Nêu tên những tháng đó. - Hãy nêu số ngày trong từng tháng ? 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Cho học sinh xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004. - Hướng dẫn cho học sinh làm mẫu 1 câu. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu học sinh xem lịch năm 2005 và tự làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở rồi chữa bài. - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh. c) Củng cố - Dặn dò: - Xem lịch 2005, cho biết: Tháng 11 có mấy thứ năm, đó là những ngày nào ? - Về nhà tập xem lịch, chuẩn bị compa cho tiết học sau. - 2HS trả lời miệng. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp theo dõi. - Một học sinh nêu đề bài. - Xem lịch và tự làm bài. - 2HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung. + Ngày 3 tháng 2 là thứ ba. + Ngày 8 tháng 3 là thứ hai. + Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5. + Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28. - Một em nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp xem lịch năm 2005 và làm bài. - 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. + Ngày quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư. + Ngày quốc khánh 2 tháng 9 là ngày thứ sáu. + Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là chủ nhật. + Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy. - Một học sinh nêu đề bài tập 3. - Cả lớp làm vào vở. - Một HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung. + Trong một năm : I/ Những tháng có 30 ngày là: tư, sáu, chín và tháng mười một. II/ Những tháng có 31 ngày: tháng một, ba, năm, bảy, tám mười và mười hai. - Tháng mười một có 4 thứ năm, là các ngày: 3, 10, 17, 24. Đạo đức TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (TIẾT 2) I/ Mục tiêu : Như tiết 1. II /Tài liệu và phương tiện : vở bài tập đạo đức. III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Vì sao cần tôn trọng người nước ngoài ? - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: * Hoạt động 1: Liên hệ thực tế. - Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau và TLCH: + Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo). + Em có nhận xét gì những hành vi đó ? - Mời một số học sinh lên trình bày trước lớp. - GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt. * Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. - Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận trao đổi để xét về cách ứng xử với người nước ngoài theo các tình huống sau: + Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện. + Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua quà lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối. + Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung. - Giáo viên kết luận: sách giáo viên. * Hoạt động 3 : Xử lí tình huống và đóng vai. - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống: - Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai. - Mời các nhóm lên trình diễn trước lớp. Giáo viên kết luận chung: sách giáo viên. * Hoạt động 4: Tích hợp ngoại khóa. - Gv cho hs tìm hiểu về ngày tết cổ truyền của dân tộc. -Gv mở rộng. -Gv yêu cầu hs về nhà có những việc làm phù hợp để thể hiện tình cảm của mình trong ngày tết cổ truyền . * Dặn dò: - 2HS trả lời câu hỏi. - Lớp theo dõi nhận xét. - Từng cặp dựa vào câu hỏi gợi ý để trao đổi, chỉ ra được những hành vi nói về thái độ tôn trọng, lịch sự khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài. - Đại diện các cặp lên trình bày trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận. - Các nhóm tiến hành thảo luận nêu nhận xét về cách ứng xử của các bạn với khách nước ngoài trong 3 tình huống GV đưa ra. - Các nhóm lần lượt cử đại diện của nhóm mình lên trình bày về cách ứng xử của nhóm đối với khách nước ngoài. - Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung. - Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. - Lần lượt từng nhóm lên đóng vai về cách giải quết tình huống của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn. -Hs trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của mình. -Tết tổ chức theo lịch âm 1/1 -Hs lắng nghe. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Cần thực hiện những điều đã được học. Thứ ba ngày 02 tháng 02 năm 2010 Tập đọc: CÁI CẦU I/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài.Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu : Hiểu được các từ khó trong bài qua chú thích “ chum, ngòi, sông Mã. -Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha. Học thuộc lòng bài thơ. II/Chuẩn bị : Tranh minh họa bài thơ. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em đọc bài“Nhà bác học ”kết hợpTLCH. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm bài thơ. - Cho học sinh quan sát tranh minh họa bài thơ. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu học sinh đọc từng câu. - Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó phát âm. - Yêu cầu HSđọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp. - Nhắc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ biểu cảm trong bài. - Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới trong bài. - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ. + Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? + Cha đã gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào ? - YCHS đọc thầm lại các khổ 2, 3, 4 của bài thơ. +Từ chiếc cầu của cha làm bạn nhỏ nghĩ đến gì ? + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ? -Mời 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo. + Trong bài em thích nhất khổ thơ nào ?Vì sao +Tình cảm của bạn nhỏ đối với cha thế nào ? - Giáo viên kết luận. d) Học thuộc lòng bài thơ : - Giáo viên đọc mẫu lại bài thơ. - Hd đọc từng câu giọng nhẹ nhàng tha thiết. - Mời 2 em thi đọc bài thơ. - Hướng dẫn học sinh HTL bài thơ theo phương pháp xóa dần. - Mời từng tốp 4 em thi đọc thuộc lòng 4 khổ thơ - Mời 2HS thi đọc thuộc cả bài thơ. - Giáo viên theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. đ) Củng cố - Dặn dò:- Nx đánh giá tiết học. - Hai học sinh đọc bài, mỗi em đọc 2 đoạn và nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu. - Lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Lớp quan sát tranh minh họa. - Nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc hai dòng thơ. - Luyện đọc các từ ở mục A. - Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp - Tìm hiểu nghĩa từ: chum, ngòi, sông Mã (SGK). - Luyện đọc trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - Đọc thầm bài thơ. + Người cha làm nghề xây dựng cầu. + Cầu Hàm Rồng bắc qua con sông Mã. - Lớp đọc thầm lại các khổ thơ 2, 3, 4. + Bạn nghĩ tới sợi tơ nhỏ như chiếc cầu … + Bạn yêu nhất chiếc cầu Hàm Rồng vì - 1 em đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm. + Phát biểu suy nghĩ của mình. + Bạn nhỏ rất yêu cha. -Lắng nghe. - Hai học sinh thi đọc cả bài thơ. - Đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên. - 2 nhóm thi đọc thuộc lòng 4 khổ của bài thơ. - Hai em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ trước lớp Ca Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. - 2 em nhắc lại nội dung bài. Toán: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH I/ Mục tiêu: - Học sinh biết biểu tượng hình tròn ; biết tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm, và bán kính cho trước. II/ Chuẩn bị: - Một số mô hình về hình tròn như : mặt đồng hồ, đĩa hình, compa. III/ Hoạt động day - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - KT 2HS về cách xem lịch. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác : * Giới thiệu hình tròn : - Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn. - Cho HS quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM, và đường kính AB. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và OB. + Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB ? + Đd đk AB gấp mấy lần đd bk OA hoặc OB ? - GV kết luận: Tâm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Đd đkAB gấp 2 lần độ dài bán kính. - Gọi HS nhắc lại kết luận trên. * Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn. - Cho học sinh quan sát com pa. + Compa được dùng để làm gì ? - Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bk 2cm. - Cho HS vẽ nháp. c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS vẽ vào vở. - Theo dõi uốn nắn cho các em. Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét đánh giá bài làm HS. d) Củng cố - Dặn dò:- Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên, bán kính, đường kính của hình tròn. - Về nhà học tập vẽ hình tròn. - Hai học sinh lên bảng chữa bài số 4. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu. - Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn. - Tìm thêm các vật khác có dạng hình tròn như : mặt trăng rằm, miệng li … - Lớp tiếp tục quan sát lên bảng và chú ý nghe GV giới thiệu và nắm được: Tâm hình tròn là điểm nằm giữa hình tròn, bán kính là đoạn thẳng nối tâm với 1 điểm trên hình tròn, đường kính là đoạn thẳng đi qua tâm nối hai điểm trên hình tròn + Độ dài 2 đoạn thẳng OA và OB bằng nhau. + O là trung điểm của đoạn thẳng AB. + Gấp 2 lần độ dài bán kính. - Nhắc lại KL. - Quan sát để biết về cấu tạo của com pa. - Com pa dùng để vẽ hình tròn. - Theo dõi. - Thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm - Nêu cách lại cách vẽ hình tròn bằng com pa. - Một em đọc đề bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 2HS nêu kết quả, lớp theo dõi bổ sung. - HS vẽ vào vở. - 1HS nêu cầu BT. - Cả lớp tự vẽ bán kính OM, đường kính CD vào hình tròn tâm O cho trước, rồi trả lời BTb. + Hai câu đầu sai. + Hai câu cuối đúng. Chính tả:(Nghe viết) Ê - ĐI - XƠN I/ Mục đích, yêu cầu : - Rèn kỉ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn bài Ê - đi - xơn. - Làm đúng bài tập điền các âm và thanh dễ lẫn (thanh hỏi / ngã). II/ Chuẩn bị : - Bảng phụ viết ( 2 lần ) nội dung của bài tập 2b. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp 4 tiếng có dấu hỏi và 4 tiếng có dấu ngã. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị: - Giáo viên đọc đoạn văn. - Yêu cầu hai em đọc lại, cả lớp đọc thầm. + Những chữ nào trong bài được viết hoa ? + Tên riêng Ê - đi - xơn được viết như thế nào ? - Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấùy bảng con và viết các tiếng khó. - Giáo viên nhận xét đánh giá. * Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở. * Chấm, chữa bài. III/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2b : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT. - Giáo viên mở bảng phụ. - Mời 2 học sinh lên bảng thi làm bài và đọc câu đố. - Cùng với cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng. - Gọi 1 số HS đọc lại các câu đó đã điền dấu hoàn chỉnh. d) Củng cố - Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. - 2 em lên bảng viết. - Cả lớp viết vào giấy nháp. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. + Viết hoa những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê - đi - xơn. + Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch ngang giữa các tiếng. - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con một số từ như : Ê - đi - xơn, sáng kiến. - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - 1 em đọc yêu cầu BT. - Học sinh làm bài vào VBT. - Hai em lên bảng thi làm bài. - Cả lớp nhận xét bổ sung: Chẳng, đổi, dẻo, đĩa - là cánh đồng. - Bình chọn bạn làm đúng và nhanh nhất. - 2HS đọc lại câu đố sau khi đã điền dấu hoàn chỉnh. - Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả. Thủ công ĐAN NONG MỐT ( TIẾT 2 ) I/ Mục tiêu : - Học sinh biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật. - Rèn khéo tay. II/ Chuẩn bị : - GV: Tranh quy trình kĩ thuật và sơ đồ đan nong mốt. - HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 3: Thực hành đan nong mốt. - Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong mốt đã học ở tiết trước. - GV nhận xét và hệ thống lại các bước. + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2: Đan nong mốt. + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Tổ chức cho HS thực hành đan nong mốt. - Theo dõi, giúp đỡ học sinh để các em hoàn thành được sản phẩm. - Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và tuyên dương học sinh trước lớp. - Đánh giá sản phẩm của học sinh. c) Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt - Chuẩn bị cho tiết sau: giấy TC, kéo, thước. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài. - Nêu các bước trình tự đan nong mốt. - Thực hành đan nong mốt bằng giấy bìa theo hướng dẫn của giáo viên nan ngang thứ nhất luồn dưới các nan 2, 4, 6, 8, 10 của nan dọc. + Nan ngang thứ hai luồn dưới các nan 1, 3, 5, 7, 9 …của nan dọc. + Nan ngang thứ ba lặp lại nan ngang thứ nhất. + Dán bao xung quanh tấm bìa. - Trưng bày sản phẩm của mình trước lớp. - Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn. Thể dục: ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I/ Mục tiêu: - Ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Học TC “Lò cò tiếp sức “. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chủ động. II/ Địa điểm phương tiện: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, VS sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, dây, kẻ sân cho trò chơi. III/ Lên lớp : Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1/ Phần mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. - Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp. - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi "Chim bay, cò bay" 2/ Phần cơ bản: * Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: - Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Lớp tập hợp theo đội hình 1 -4 hàng ngang thực hiện mô phỏng các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. - Chia lớp về từng tổ để luyện tập. - Đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. - Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng. * Học trò chơi “ Lò cò tiếp sức": - Nêu tên trò chơi, nhắc lại các yêu cầu trò chơi như : Không được xuất phát trước lệnh của giáo viên. - Không nhảy lò cò vòng qua cờ hay vật cản, không chạm chân co xuống đất. Bao giờ người nhảy trước về tới nơi chạm tay vào thì người nhảy sau mới được xuất phát, sau đó giải thích và hướng dẫn học sinh cách chơi. -H ọc sinh thực hiện chơi trò chơi. - Học sinh vừa nhảy nhẹ nhàng vừa hát câu : “ Học – tập – đôi - bạn. Chúng – ta – cùng – nhau – học – tập – đôi – bạn “. - Nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 6phút 12phú t 8 phút 5phút                                 GV [...]...Th t ngy 03 thỏng 02 nm 2010 Luyn t v cõu: M RNG VN T: SNG TO DU PHY, DU CHM, DU CHM HI I/ Mc tiờu : M rng vn t : Sỏng to.ễn tp v du phy, du chm, du chm hi II/ Chun b : - Mt t giy kh to k bng ghi li gii BT1; - 2 bng giy vit 4 cõu vn ca bi tp 2 - 2 bng giy vit truyn vui : in - BT3 III/ Hot ng dy - hc: Hot ng ca thy 1 Kim tra bi c: - Yờu cu 2 em lờn bng lm bi tp 2 v 3 ca tit trc - Nhn xột... lp b sung: I/ nh, em thng giỳp b xõu kim II/ Trong lp, Liờn luụn chỳ ý nghe ging - Mt hc sinh c bi tp 3 + Bi tp 3 trong truyn vui in bn Hoa in ton du chm vo ụ trng, chỳng ta cn kim tra li - Lp c lp suy ngh v lm bi vo nhỏp - Hai hc sinh lờn thi lm trờn bng - C lp nhn xột tuyờn dng bn thng cuc - 3 em c li truyn vui sau khi ó in ỳng du cõu - C lp lm bi vo VBT - Hai hc sinh nờu li ni dung va hc Toỏn:... 5 = 1000 30 00 x 2 = 6000 2000 x 5 = 10000 - 2HS nhc li cỏch thc hin phộp nhõn s cú bn ch s vi s cú 1 ch s Chớnh t: MT NH THễNG THI I/ Mc tiờu: - Rốn k nng vit chớnh t: nghe v vit li chớnh xỏc bi Mt nh thụng thỏi - Lm ỳng bi tp bit phõn bit v tỡm ỳng cỏc ting cú cỏc õm hoc vn v cỏc t ch hot ng cú cỏc õm v vn d ln (õm u r/ d/ gi hoc vn t / c ) - BT2b v 3b II/ Chun b: 4 t phiu hc sinh lm bi 3b III/ Hot... chủ yếu : 1 Phần mở đầu: (2) - Giới thiệu nội dung tiết học 2 Phần hoạt động : (30 ) Nội dung 1 : Ôn BH Cùng múa hát dới trăng (20) Giáo viên : - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH - Lu ý hs hát đúng những tiếng có luyến trong bài - Chia lớp thành 3 nhóm hát nh sau : + Nhóm 1 : Mặt trăng khu rừng + 2 : Thỏ mẹ vui múa + 3 : Hơu nai nhảy cùng + 4 : La la .dới trăng (2 lần) - Kiểm tra một số nhóm (Nhận... ỳng c) Cng c - Dn dũ: - V nh hc bi v xem trc bi mi Hot ng ca trũ - 2 em tr li ni dung cõu hi - Lp theo dừi nhn xột - Lp theo dừi - Tng cp ngi quay mt vi nhau quan sỏt tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong sỏch giỏo khoa trang 82 v 83 ch tranh v núi cho nhau nghe v tờn v c im ca tng loi r cõy cú trong cỏc hỡnh - Mt s em i din cỏc cp ln lt lờn mụ t v c im v gi tờn tng loi r cõy - Lp lng nghe v nhn xột b sung... - Nhn xột ghi im 2.Bi mi: a) Gii thiu bi: * Hng dn phộp nhõn khụng nh - Giỏo viờn ghi lờn bng phộp nhõn : 1 034 x 2 = ? - Yờu cu HS t thc hin nhỏp - Gi hc sinh nờu ming cỏch thc hin phộp nhõn, GV ghi bng nh sỏch giỏo khoa - Gi 1 s HS nhc li * Hng dn phộp nhõn cú nh - Giỏo viờn ghi bng : 2125 x 3 = ? - Yờu cu c lp thc hin vo nhỏp - Mi 1HS lờn bng thc hin - Gi HS nờu cỏch thc hin, GV ghi bng - Cho HS nhc... cha bi - Giỏo viờn nhn xột ỏnh giỏ Bi 2: - Gi hc sinh nờu bi tp 2 - Yờu cu c lp lm bi vo v - Mi hai hc sinh lờn bng gii bi - Yờu cu lp theo dừi i chộo v v cha bi - Giỏo viờn nhn xột ỏnh giỏ Bi 3: - Gi hc sinh c bi 3 - Hng dn HS phõn tớch bi toỏn - Yờu cu c lp thc hin vo v - Chm v 1 s em, nhn xột cha bi Bi 4: - Gi HS c yờu cu bi v mu - Yờu cu c lp t lm bi - Mi hai hc sinh nờu ming kt qu - Giỏo viờn nhn... cỏc bi tp c, v chớnh t cỏc tun 21, 22 tỡm cỏc t ng ch trớ thc v hot ng trớ thc - Mi i din cỏc nhúm dỏn nhanh bi lm lờn bng v c kt qu - Nhn xột cht li cõu ỳng, bỡnh chn nhúm thng cuc Bi 2 : - Yờu cu mt em c thnh ting v yờu cu bi tp 2 -Yờu cu c lp c thm - Dỏn lờn bng 2 bng giy ó vit sn 4 cõu - Mi hai hc sinh lờn bng lm bi - Yờu cu c li 4 cõu sau khi ó in du xong Bi 3: - Yờu cu HS c bi v truyn vui :... p cha + Ta phi lm gỡ ? + V mu nh th no cho p? - Nờn v mu ch m mu nn nht, hoc ngc li - Cú th xoay giy luụn nhỡn thy nột ch bờn trỏi - Cú th v mu nn hoc trng - Cú th trang trớ gúc, trờn hoc di 3- Hot ng 3: Thc hnh - Gv cho hs xem 1 s bi hs v - Gv quan sỏt, gi ý hs v 4-Hot ng 4: Nhn xột, ỏnh giỏ: - Gv chn 1 s bi hs cựng xem - Em cú nhn xột gỡ ? - Em thớch bi no nht? Vỡ sao? - GV nhn xột v tuyờn dng... - Cỏc hỡnh trong SGK trang 82, 83 - Su tm cỏc loi r cc, r chựm, r ph, r c mang n lp III/ Hot ng dy - hc: Hot ng ca thy 1 Kim tra bi c: - Kim tra 2HS: + Nờu chc nng ca thõn cõy i vi cõy + Nờu ớch li ca thõn cõy - Nhn xột ỏnh giỏ 2.Bi mi a) Gii thiu bi: b) Khai thỏc: * Hot ng 1: Lm vic vi SGK Bc 1 : Tho lun theo cp : - Yờu cu tng cp quan sỏt cỏc hỡnh 1, 2, 7 trang 82, 83 v mụ t v c im ca r cc r chựm, . giáo viên nan ngang thứ nhất luồn dưới các nan 2, 4, 6, 8, 10 của nan dọc. + Nan ngang thứ hai luồn dưới các nan 1, 3, 5, 7, 9 …của nan dọc. + Nan ngang thứ ba lặp lại nan ngang thứ nhất. +. bài tập 3. - Cả lớp làm vào vở. - Một HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung. + Trong một năm : I/ Những tháng có 30 ngày là: tư, sáu, chín và tháng mười một. II/ Những tháng có 31 ngày:. quả, lớp nhận xét bổ sung. + Ngày 3 tháng 2 là thứ ba. + Ngày 8 tháng 3 là thứ hai. + Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5. + Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28. - Một em nêu yêu cầu

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w