Ở nước ta, CSSKSS VTN đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người, đầu tư cho thế hệ tương lai.Theo thống kê của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIVAIDS(UNAIDS), tổng số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 1024 tuổi là 26 triệu(khoảng 30% dân số và 55% lực lượng lao động, trong đó 51,5% là nam và 49,5% là nữ). Đây là thế hệ đang bước vào tuổi trưởng thành, chiếm một vị trí hết sức quan trọng quyết định đến tương lai, vận mệnh của đất nước. CSSKSS VTN là một việc làm quan trọng liên quan đến tương lai nòi giống, chất lượng con người Việt Nam mai sau. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc chăm sóc SKSS cho trẻ VTN. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, hàng triệu trẻ em VTN đang phải đối đầu với nhiều nguy cơ thách thức. Đó là tình trạng tảo hôn, sinh con sớm còn khá phổ biến; tình trạng lây nhiễm HIVAIDS ngày một gia tăng và tình trạng nạo phá thai đang ở mức báo động… Mặt khác, ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường với mặt trái của nó, những ảnh hưởng tiêu cực từ phim ảnh, nền văn hóa phương Tây cũng như sự tiếp cận các nguồn thông tin không đầy đủ và đúng đắn về việc CSSKSS của VTN…
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô, cán bộ địa phương, các bạn học sinh, phụ huynh học sinh và gia đình.
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo Khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động xã hội
đã truyền đạt cho em những tri thức và kinh nghiệm để thực hiện đề tài này.
Ths Lê Thị Thủy là người đã trực tiếp hướng dẫn em ngay từ lúc ban đầu cũng như trong suốt quá trình thu thập thông tin và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu này.
Gia đình(bố mẹ và các anh chị) đã động viên em rất nhiều trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Bạn bè Đại học khóa 3, khoa Công tác xã hội đã có nhiều ý kiến đóng góp chân thành cũng như những thông tin quý giá trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Ban lãnh đạo, cán bộ giáo viên trường THPT Yên Dũng I cán bộ địa phương cùng các bạn học sinh và phụ huynh học sinh trường THPT Yên Dũng I
đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thu thập thông tin, điều tra vàhoàn thiện khóa luận
Tác giả khóa luận
Sinh viên Bùi Thị Bích Ngọc
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất phát
từ tình hình thực tế của đơn vị
Tác giả khóa luận
Bùi Thị Bích Ngọc
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Phân bố giới tính và tuổi số VTN được điều tra 22Bảng 2 : Số lượng VTN nghe nói – tìm hiểu về CSSKSS VTN 24
Bảng 4 : Nguồn thông tin về CSSKSS VTN mà VTN thường xuyên
tìm hiểu
27
Bảng 5 : Hiểu biết về sự thay đổi thể chất của cơ thể VTN 31Bảng 6 : Hiểu biết về đặc điểm sinh lý của lứa tuổi VTN 31Bảng 7 : Hiểu biết về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi VTN 36Bảng 8 : Quan điểm của VTN về sự cần thiết của việc có bạn/người
yêu ở tuổi VTN
42
Bảng 9 : Số lượng VTN hiểu biết về tình dục an toàn 46Bảng 10 : Hiểu biết về các BLTQĐTD của VTN 49Bảng 11 : Hiệu quả các chương trình CSSKSS VTN qua đánh giá của
VTN
58Bảng 12 : Mức độ tham gia các chương trình CSSKSS VTN của VTN 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Mức độ nhận thức về ý nghĩa của CSSKSS VTN 26Biểu đồ 2 : Nhận thức về tầm quan trọng của CSSKSS VTN theo giới 26
Trang 4tínhBiểu đồ 3 : Cách thức CSSKSS cho bản thân của VTN 33Biểu đồ 4 : Hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của VTN 37
Biểu đồ 6 : Mức độ chia sẻ về vấn đề CSSKSS với bạn/nhóm bạn chơi
cùng
39
Biểu đồ 9 : Tỷ lệ VTN có người yêu theo tuổi và giới tính 41Biểu đồ 10 : Cách thức giải quyết của VTN khi gặp vấn đề về tình bạn,
tình yêu
43
Biểu đồ 11 : Tỷ lệ hiểu biết về các BPTT của VTN 47Biểu đồ 12 : Tỷ lệ hiểu biết về tính dễ/khó chữa trị của BLTQĐTD 50Biểu đồ 13 : Tỷ lệ tán thành QHTD ở tuổi VTN 51
CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản
ICPD : Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển
Trang 5KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ năm 1994, việc CSSKSS VTN đã được hội nghị quốc tế về dân số vàphát triển Cairo là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu Vấn đề này ngàycàng được quan tâm ở cả trên thế giới và Việt Nam Nhiều chương trình hànhđộng, nhiều nội dung về CSSKSS VTN đã trở thành chủ đề chính trong các buổithảo luận, trong các buổi thảo luận, hội thảo chuyên đề
Ở nước ta, CSSKSS VTN đã và đang trở thành một vấn đề quan trọngtrong chiến lược phát triển con người, đầu tư cho thế hệ tương lai
Theo thống kê của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc vềHIV/AIDS(UNAIDS), tổng số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-24 tuổi là 26triệu(khoảng 30% dân số và 55% lực lượng lao động, trong đó 51,5% là nam và49,5% là nữ) Đây là thế hệ đang bước vào tuổi trưởng thành, chiếm một vị tríhết sức quan trọng quyết định đến tương lai, vận mệnh của đất nước CSSKSSVTN là một việc làm quan trọng liên quan đến tương lai nòi giống, chất lượngcon người Việt Nam mai sau Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm đến việc chăm sóc SKSS cho trẻ VTN Tuy nhiêntrong xã hội hiện đại, hàng triệu trẻ em VTN đang phải đối đầu với nhiều nguy
cơ thách thức Đó là tình trạng tảo hôn, sinh con sớm còn khá phổ biến; tìnhtrạng lây nhiễm HIV/AIDS ngày một gia tăng và tình trạng nạo phá thai đang ởmức báo động… Mặt khác, ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường vớimặt trái của nó, những ảnh hưởng tiêu cực từ phim ảnh, nền văn hóa phươngTây cũng như sự tiếp cận các nguồn thông tin không đầy đủ và đúng đắn về việcCSSKSS của VTN…
Thống kê của Hội KHHGĐ Việt Nam và Viện nghiên cứu giáo dục chothấy, ở Việt Nam, hiện có hàng loạt vấn đề SKSS/TD VTN và TN như: thiếukiến thức và thông tin về SKSS kết hợp với những thay đổi về văn hóa, kinh tế -
xã hội đã dẫn đến những hành vi có nguy cơ cao ở nhóm đối tượng này Thực tếcho thấy phần lớn số VTN và TN từng có QHTD trước hôn nhân đã không sửdụng bất kỳ một BPTT nào Hậu quả là trung bình mỗi năm cả nước có khoảng300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi từ 15 đến 19, nhiều em đã nạo hút thai nhiềulần(theo thống kê mới nhất của Hội KHHGĐ Việt Nam, 2010)
Trang 7Theo thống kê được công bố năm 2010 của Hội KHHGĐ, Việt Nam làmột trong năm nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và có tỷ lệ phá thai ở
độ tuổi sinh sản cao nhất ở Đông Nam Á, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạophá thai 2,5 lần trong đời Trong khi đó, tuổi trung bình có QHTD lần đầu đã hạxuống 17,8 tuổi, sớm hơn so với thanh niên cùng lứa tuổi trong điều tra cách đây
5 năm là 19,6 tuổi
Quỹ Dân số Liên hợp quốc nhận định, không phải tất cả người dân ViệtNam đều dễ dàng tiếp cận thông tin và dịch vụ về SKSS, đặc biệt là VTN/TNchưa lập gia đình và người dân sống ở vùng sâu vùng xa Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổisinh sản mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản là 20% và BLTQĐTD cao –25% Đóng góp của y tế công góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con, tuynhiên tử vong mẹ vẫn còn ở mức cao(29,9/1.000), đặc biệt là ở miền Trung, caonguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sau 5 năm triển khai thực hiện dự án chămsóc sức khỏe sinh sản, đã tạo được dư luận trong xã hội và có nhiều người quantâm, cùng với sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội, các cơ quan như y tế, Đoànthanh niên, các cấp hội phụ nữ song kết quả đạt được còn khoảng cách khá xa
so với yêu cầu Theo số liệu thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sảntỉnh, năm 2009, trong toàn tỉnh số phụ nữ có thai là hơn 26.000 người, nhưngtrong đó có hơn 1000 người có thai là ở tuổi vị thành niên, điều đáng nói hơn làtrong đó 5.070 người nạo phá thai thì có 59 người phải chịu hậu quả của các taibiến sản khoa
Những con số nêu trên đã phần nào phản ánh thực trạng CSSKSS củaVTN ở nước ta Hiểu biết, thái độ và hành vi của các em về vấn đề này còn tồntại những sai lệch và chưa thật đúng đắn Điều này đã, đang và sẽ làm ảnhhưởng đến cuộc sống, đến tương lai của VTN nói riêng và chất lượng của conngười Việt Nam mai sau nói chung
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên trường THPT Yên Dũng I”
nhằm tìm hiểu hiểu biết, thái độ và hành vi của VTN về CSSKSS để đánh giáđược thực trạng CSSKSS của các em học sinh VTN, qua đó đề xuất một số giảipháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả CSSKSS của VTN
Trang 82 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng CSSKSS của VTN trường THPT Yên Dũng Inhằm nắm bắt được thực trạng CSSKSS của VTN như thế nào để đánh giá và cóbiện pháp CSSKSS phù hợp cho VTN
3 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng CSSKSS của VTN qua hiểu biết, thái độ và hành vi CSSKSScủa VTN
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng là thực trạng CSSKSS của VTN
- Phạm vi khách thể:
+ VTN đang là học sinh của trường THPT Yên Dũng I
+ Giáo viên trường THPT Yên Dũng I
+ Cán bộ trên địa bàn xã Nham Sơn
+ Bố mẹ VTN đang là học sinh của trường THPT Yên Dũng I
- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu liênquan đến vấn đề nghiên cứu như: sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu vàmột số công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến SKSS đã xuất bản vàcông bố
- Phương pháp phân tích: nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phântích mô tả để trình bày các kết quả nghiên cứu thu được thông qua các so sánhnhư hiểu biết, thái độ và hành vi về SKSS của nam VTN với nữ VTN; hiểu biết,thái độ, hành vi của lứa tuổi này với lứa tuổi khác…
Trang 9- Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn
Các thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu được thu thập theo phươngpháp phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế sẵn
+ Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu bao gồm: 06 VTN, 10 cán bộ giáoviên trường THPT Yên Dũng I, 03 cán bộ địa phương và 03 phụ huynh VTN.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân nhằm thu thập những thông tin định tính vềhiểu biết, thái độ, hành vi của VTN đối với các vấn đề liên quan đến SKSS củaVTN nhằm bổ sung những thông tin mà phương pháp định lượng không thựchiện được; phỏng vấn sâu cũng thu thập được những thông tin ảnh hưởng tớiviệc CSSKSS VTN từ phía nhà trường, địa phương và gia đình
- Phương pháp thống kê toán học
Thống kê toán học là một phương pháp khoa học phân tích và xử lý
dữ liệu có được nhờ các thí nghiệm Những dữ liệu ở đây có thể là nhữngđặc tính định tính, cũng có thể là những đặc tính định lượng Từ những dữliệu thu thập được, dựa vào các quy luật xác suất để đưa ra những quyếtđịnh, những đánh giá và các dự báo về những hiện tượng đang được thínghiệm hoặc đang được quan sát
Sau khi tiến hành điều tra sẽ đến bước tổng hợp lại những phiếu điềutra dưới dạng bảng hỏi để lấy kết quả Thống kê cần tiến hành cẩn thận vàchính xác
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CSSKSS CỦA VTN
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Một số nghiên cứu về SKSS VTN trên thế giới
Nghiên cứu về SKSS VTN được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ởcác quốc gia phát triển, nhưng thường được gọi với những tên khác nhau, chẳnghạn như sức khỏe VTN hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên Từ sau hội nghịquốc tế về dân số và phát triển (ICPD) tại Cairo (tháng 4/1994), sau khi địnhnghĩa chính thức về SKSS được thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thếgiới thì mối quan tâm của không chỉ các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhàquản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ đối với vấn đề SKSS VTN được đẩy lên mộttrình độ mới
Theo thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc(UNFPA), hiện nay trên thếgiới có khoảng 1/5 dân số thuộc tuổi VTN, như thế nghĩa là hiện đang có khoảnghơn 1 tỷ người đang ở tuổi VTN
Các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực QHTD, nạo hút thai, sinh đẻ ở VTNtrên thế giới gây nhiều điều bất ngờ và đáng lưu tâm Theo Tổ chức Y tế thếgiới(WHO), hàng năm có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn TheoUNFPA, hiện nay có khoảng 15 triệu VTN nữ sinh con, chiếm 10% số phụ nữsinh con trên thế giới Mỹ là quốc gia có tỷ lệ nữ VTN mang thai sớm cao nhất ởcác nước phát triển Tại Mỹ có khoảng 20% số phụ nữ sinh nở trước tuổi 20 (4).Các nghiên cứu cụ thể cho thấy, ở Châu Phi có thai ngoài dự định dao động từ 50-90% trong số VTN chưa chồng và 25 – 40% trong số VTN có chồng (1), ở Kênia,
số VTN có thai ngoài dự định trong nhóm chưa kết hôn là 74% so với nhóm đãkết hôn là 47%, còn ở Pêru số VTN có thai ngoài dự định trong nhóm chưa kếthôn là 69% và nhóm kết hôn là 51% Nhìn chung, số VTN mang thai ngoài dựđịnh ở các nước Mỹ - Latinh dao động từ 20-52% Với tình trạng mang thai ngoài
dự định như trên mỗi năm có tới 4,4 triệu ca nạo phá thai của VTN, đây là mộttrong những nguyên nhân cơ bản tàn phá SKSS VTN hiện nay
Các số liệu tổng hợp về tình trạng VTN sinh con ngoài ý muốn ở một sốkhu vực có tỷ lệ cao là: Mỹ - Latinh(40 - 50%) (1), Bắc Phi và Tây Á(15 - 23%),
Ấn Độ và Pakistan(16%), Philippin, Bangladesh, Srilanka và Thailand(23 - 41%)
…(5)
Trang 11Tình trạng QHTD sớm và mắc các BLTQĐTD ở VTN là một nguy cơmang tính toàn cầu và thực sự phải được báo động đỏ trong mọi quốc gia QHTDsớm thường để lại hậu quả xã hội nghiêm trọng về mang thai, nạo hút thai ngoài ýmuốn và các bệnh LTQĐTD, đặc biệt là mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Một nghiên cứu cho thấy, VTN ở Mỹ, ở tuổi 15 có khoảng 27% nữ và 33%nam đã có QHTD, đến tuổi 17 tỷ lệ này tăng lên 50% và 66%.(1) Nếu tính riêngtrong nhóm VTN học sinh thì có đến 72% học sinh Mỹ có QHTD khi bước vàonăm cuối PTTH, trong số đó có tới 40% các học sinh ở tuổi 15.(3) Theo ước tínhcủa Văn phòng thông tin dân số Mỹ về SKSS VTN thì có ít nhất 80% số ngườibước vào tuổi 20 ở vùng cận sa mạc Shahara(Châu Phi) đã từng QHTD Vì thếnên đây cũng là nơi mắc BLTQĐTD lớn nhất, chẳng hạn như HIV/AIDS theoUNAIDS thì ở đây số người mắc HIV/AIDS chiếm 2/3 bệnh nhân này của thếgiới.(6) Ở Thái Lan, ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nghiên cứu đãcho thấy có tới 60% VTN nam có QHTD trong đó có một số không nhỏ mới ởtuổi 13; ở Trung Quốc các thống kê mới đây khẳng định có 20% nữ học sinh cóQHTD; ở Bangladesh 25% và Nêpan 34% VTN nữ 14 tuổi đã kết hôn(1); ChâuPhi là lục địa có tỷ lệ VTN có QHTD và mắc các bệnh LTQĐTD lớn nhất thếgiới Các nghiên cứu cụ thể cho thấy, ở Bostwana có 41% nữ và 15% nam ở tuổi15-16 đã có QHTD(6); ở Cameroon 55% nữ và 70% nam đã có QHTD ở tuổi 15,nghiên cứu này còn khẳng định, VTN càng lớn tuổi mức độ QHTD càng tăng và
có tới 5% nữ và 16% nam ở tuổi từ 12-17 đã có trên hai bạn tình thường xuyên.(6)
Theo ước tính của WHO, mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc cácBLTQĐTD, trong đó nhóm tuổi 15-19 chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau nhóm 20-24tuổi Sở dĩ nhóm thanh niên mắc các BLTQĐTD cao là do khi QHTD nhóm nàythường không sử dụng BPTT an toàn là bao cao su.(6)
Cùng với tình trạng QHTD sớm, có thai, nạo hút thai và sinh đẻ sớm, mắccác BLTQĐTD gia tăng nhanh, thực trạng VTN dính líu và tham gia vào các tệnạn xã hội như tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, trộm cắp… đang đòi hỏi cấp bách
và cần có chiến lược mang tính toàn cầu về SKSS VTN Đó cũng là nội dungxuyên suốt các nghiên cứu nói trên
Trang 121.1.2 Một số nghiên cứu về SKSS VTN tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu SKSS của VTN/TN được nhiều công trình đề cập.Nội dung SKSS trong các nghiên cứu này thường bao gồm các vấn đề về tìnhbạn, tình yêu, tình dục, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thaitrong lứa tuổi VTN, nhận thức về HIV/AIDS và các BLTQĐTD
Cuộc Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam(SAVY 1)
năm 2003 do Bộ Y tế và Tổng cục thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tàichính của WHO và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF) Tổng điều tra mẫu là7.584 đối tượng VTN/TN nam và nữ đã có vợ/chồng và chưa có vợ/chồng, độtuổi từ 14-25 sống trong hộ gia đình trên toàn quốc, phân bố trên cả 8 vùng lãnh
thổ, khu vực thành thị, nông thôn Kết quả cho thấy: 1) Hiểu biết về SKSS: TN
còn thiếu kiến thức về thời điểm thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có 27,8%trả lời đúng, trong đó nữ hiểu biết cao hơn nam (33,3% so với 21,1%) Điểm hiểubiết các BLTQĐTD của thanh thiếu niên thấp, đạt 3/9 điểm Hầu hết thanh thiếuniên(97%) đều biết ít nhất một BPTT và trung bình đạt 5,6/10 biện pháp, nhóm22-25 tuổi có mức độ nhận thức về các BPTT cao hơn nhóm trẻ tuổi hơn…;
2) Hiểu biết và nguồn thông tin về HIV: 97% thanh thiếu niên được phỏng vấn
cho biết có nghe nói về HIV/AIDS Gần một nửa số thanh niên được hỏi(49,3%)cho biết họ có tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về HIV/AIDS(nghĩa là tiếp cậnđược với từ 7-9 nguồn thông tin), trong đó các PTTTĐC là nguồn thông tin phổbiến nhất(96,5%), không có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thị và nôngthôn ở tất cả các nhóm tuổi; nguồn thông tin quan trọng thứ 2 là từ giađình(88,2%), tiếp đến là nhóm chuyên môn(giáo viên, nhân viên y tế) (85,5%) vàcác tổ chức xã hội(68,2%) Mức độ hiểu biết của TN về HIV cách phòng tránhHIV tương đối cao
Điều tra cuối kỳ (năm 2006) chương trình sáng kiến sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên châu Á(RHIYA) về kiến thức, thái độ, hành vi SKSS của thanh thiếu niên được thực hiện bởi Viện dân số và các vấn đề xã hội(IPSS) – Trường
đại học kinh tế quốc dân với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của UNFPA Đốitượng điều tra là các em nam, nữ VTN/TN từ 15-24 tuổi đang sống tại gia đình,thuộc 7 tỉnh(Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, KhánhHòa, Thành phố Hồ Chí Minh) Tổng số đối tượng VTN/TN trong mẫu khảo sát
là 1216 người, trong đó có 50,2% nam và nữ Kết quả điều tra như sau: 1) Kiến thức về SKSS: Kiến thức về khả năng thụ thai của VTN/TN vẫn còn thấp, chỉ có
Trang 1321,3% được đánh giá là có kiến thức đúng; tỷ lệ VTN/TN biết nơi mua/nhận cácBPTT khá cao 90,4% Tỷ lệ VTN/TN nêu được tên của ít nhất hai BPTT là80,4% BPTT được VTN/TN biết đến nhiều nhất là bao cao su(96,1%) và viênthuốc tránh thai(78,7%); HIV/AIDS là khối kiến thức tốt nhất của VTN/TN, tỷ lệ
có hiểu biết đúng về khối kiến thức này lên tới 99,3% Kiến thức về từng nội dungtrong SKSS khá cao, tuy nhiên kiến thức tổng hợp về SKSS của các em còn chưasâu, chỉ có 32,6% các em có kiến thức đúng về khối kiến thức này và VTN/TN nữ
có kiến thức tổng hợp về SKSS tốt hơn nam rất nhiều; 2) Thái độ đối với SKSS:
Hầu hết TN(91,2%) đánh giá việc nhận thông tin về các BPTT là rất quan trọng,89,6% VTN/TN cho rằng việc tiếp cận thông tin về các BPTT là khá dễ dàng Đốitượng chủ yếu được TN tìm đến thảo luận về BPTT, HIV/AIDS và các bệnh
LTQĐTD là bạn bè(khoảng từ 60% đến 70%); 3) Hành vi liên quan đến SKSS/TD: tỷ lệ nam TN có QHTD trước hôn nhân nhiều hơn nữ (70 nam/10 nữ
cho biết đã có QHTD trước hôn nhân) Đại bộ phận VTN/TN nam có QHTD lầnđầu với bạn gái của mình, còn đại bộ phận VTN/TN nữ có QHTD lần đầu vớichồng chưa cưới Tỷ lệ VTN/TN sử dụng bao cao su khi QHTD khá cao 94,6%
Luận văn thạc sỹ y tế công cộng của Phạm Thị Phương Dung, trường Đại
học Y tế công cộng, Hà Nội, 2006 nghiên cứu về “Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của nữ sinh viên một trường cao đẳng tại quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2006”, cỡ mẫu khảo sát là 402
trường hợp là những nữ sinh viên chưa có chồng tại một trường cao đẳng tại quậnTây Hồ - Hà Nội Nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức của sinh viên về cácBLTQĐTD và HIV/AIDS(QHTD trước hôn nhân) Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tỷ lệ nữ sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức các bệnh LTQĐTD là 70,6% nhưngkiến thức cụ thể còn chưa tốt: 23,1% không kể được một bệnh LTQĐTD nào,dưới 70% biết được một số triệu chứng của bệnh, gần 40% không biết nguyên tắcđiều trị các bệnh LTQĐTD; chỉ có 40,5% nữ sinh viên đạt yêu cầu và kiến thứcHIV…
Luận văn thạc sỹ xã hội học của Bùi Thị Hạnh, trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 nghiên cứu về “Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay – Qua khảo sát tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Bách khoa Hà Nội”, tổng số mẫu điều tra
định lượng gồm 306 sinh viên hệ chính quy và phỏng vấn sâu cá nhân được thực
Trang 14hiện trên nhóm đối tượng là sinh viên(5 nam và 5 nữ) Kết quả nghiên cứu đã đưa
ra một bức tranh khá tổng quát về hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc SKSS
của sinh viên 3 trường khảo sát: 1) Kiến thức tổng hợp của sinh viên về SKSS/TD
VTN/TN, bao gồm kiến thức về khả năng thụ thai, các biện pháp tránh thai, nơicung cấp các BPTT, HIV/AIDS và các BLTQĐTD, chỉ ở mức độ trung
bình(26,93 điểm/49 điểm); 2) Đa số sinh viên đều có thái độ đúng đối với vấn đề
nạo phá thai, đó là nạo phá thai không phải là một biện pháp của KHHGĐ, nạophá thai có hại cho sức khỏe, nạo thai có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh hay nạo thai
dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm Phần lớn sinh viên không chấp nhận nạo pháthai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi Tuy nhiên, vẫn còn trên dưới 10%sinh viên có quan điểm sai cho rằng nạo thai là một biện pháp KHHGĐ(13,7%),nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp cặp vợ chồng muốn có con trainhưng siêu âm cho thấy thai nhi là nữ (9,5%), nạo thai có thể chấp nhận đượctrong trường hợp cặp vợ chồng muốn có con gái nhưng siêu âm cho thấy thai nhi
là nam(8,2%); 3) Hành vi CSSKSS của sinh viên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố
nguy cơ không an toàn: khoảng 6% sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng cóQHTD, trong đó có 16 người QHTD lần đầu tiên với người yêu(bạn trai/bạn gái),còn lại có QHTD lần đầu tiên với chồng/vợ sau khi cưới và chồng/vợ trước khicưới Gần 50% số sinh viên đã từng có QHTD đã không sử dụng bất kỳ mộtBPTT nào trong lần QHTD đầu tiên QHTD không an toàn là một hành vi nguy
cơ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân sinh viên, đặcbiệt là sinh viên nữ Chỉ có 3 sinh viên trong số 306 sinh viên trong mẫu khảo sát
đã từng mắc một trong số các bệnh LTQĐTD Tất cả họ đều chữa trị tại các cơ sở
y tế công(bệnh viện/trạm y tế/phòng khám) Đây là hành vi tích cực cần khuyếnkhích trong CSSKSS cho sinh viên BCS là BPTT được đa số(73,2%) sinh viênlựa chọn sử dụng khi có QHTD trong tương lai
Nghiên cứu về SKSS VTN học sinh, có một số đề tài nghiên cứu như: BanGiáo dục dân số - KHHGĐ thuộc Bộ giáo dục và đào tạo năm 2001 có đề tài
“Giáo dục dân số trong các trường ở Việt Nam, vấn đề và giải pháp” đã đánh giá
việc thực hiện các chương trình giáo dục dân số tại các trường THCS và THPTcho thấy không có giáo viên giảng dạy chuyên sâu, chủ yếu lồng ghép vào buổihọc ngoại khóa môn giáo dục công dân, sinh học và địa lý, vì vậy việc truyền tảikiến thức cho học sinh rất sơ sài và giáo viên gặp lúng túng khi giảng dạy, họcsinh thì không dám nêu ý kiến hay hỏi han gì sợ cô cho là “bậy bạ”, về phía giáo
Trang 15viên thì không có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này nên luôn lảng tránh câuhỏi của học sinh.
Luận văn thạc sỹ xã hội học của Trương Thị Kim Hoa, trường Đại họcKhoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, nghiên cứu về
“Nhu cầu giáo dục SKSS VTN tại các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ”
cho thấy tỷ lệ học sinh biết đến các nội dung của CSSKSS VTN chiếm 92,2%,tuy nhiên chỉ có 15,7% các em biết đến nội dung SKSS từ thầy, cô giáo Điều nàycho thấy nguồn thông tin các em tiếp nhận từ các thầy cô giáo là rất thấp Có đến81,6% các em biết nội dung SKSS được giảng dạy từ sách giáo khoa sinh học lớp
8 Tất cả những điều này nói lên rằng: nhà trường ảnh hưởng lớn đến việcCSSKSS của các em
Luận văn thạc sỹ xã hội học của Nguyễn Hoàng Anh, trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, nghiên cứu về “Nhu cầu giáo dục SKSS VTN của học sinh THPT hiện nay(nghiên cứu tại trường THPT Yên Hòa – Cầu Giấy - Hà Nội và trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội” cho thấy học sinh đã nhận thức được những nội dung cơ bản về SKSS VTN,
nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ và chính xác, nhất là về BLTQĐTD và cáchphòng tránh BLTQĐTD, BPTT, nạo hút thai… Số học sinh đã yêu đánh giá mức
độ hiểu biết của mình về SKSS lớn hơn số học sinh chưa yêu Phần lớn học sinhđược hỏi cho rằng không nên QHTD khi ở lứa tuổi VTN do làm ảnh hưởng đếnhọc tập và gặp phải những nguy cơ về sức khỏe, mang thai ngoài ý muốn
Tóm lại, nghiên cứu về vấn đề SKSS/TD VTN và TN đã được nhiều nhànghiên cứu trong nước đề cập tới bằng phương pháp điều tra xã hội học Chủ đềxuyên suốt các nghiên cứu này là về vấn đề thực trạng hiểu biết, thái độ, hành vicủa VTN đối với SKSS Những nội dung thường được đề cập đến là tình bạn, tìnhyêu, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN;nhận thức về HIV/AIDS Đối tượng nghiên cứu là VTN và TN độ tuổi từ 15-24.Các nghiên cứu trên hầu hết chỉ tập trung vào việc tìm hiểu hiểu biết, thái độ,hành vi hay nhu cầu của VTN về CSSKSS mà chưa có nhiều nghiên cứu sâu vàolĩnh vực CSSKSS của VTN Nhất là VTN tại các trường THPT ở khu vực nôngthôn và miền núi Bài nghiên cứu này của chúng tôi nhằm tập trung tìm hiểu thựctrạng CSSKSS của VTN độ tuổi từ 16-18, ở khu vực trung du miền núi(YênDũng, Bắc Giang) thông qua hiểu biết, thái độ và hành vi CSSKSS của VTN đanghọc tại trường THPT Yên Dũng I
Trang 161.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Sức khỏe
Sức khỏe được định nghĩa trong mối liên hệ với chuẩn mực sức khỏe và lệch
chuẩn hay bệnh tật Theo định nghĩa của tổ chức WHO: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không đơn thuần là không có bệnh tật hay không có tàn tật”.
Sức khỏe sinh sản
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam không thấy đề cập đến khái niệmSKSS mà chỉ nói đến sức khỏe, giới tính và tình dục Khái niệm SKSS được dunhập từ các nước phương Tây vào nước ta trong thời gian gần đây SKSS khôngphải là cái gì xa lạ mà nó là một phận của sức khỏe con người nói chung
Cho đến nay, vẫn còn nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về SKSS.Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng, SKSS chỉ liên quan đến bộ máy sinh sản vàquá trình sinh sản của con người Quan điểm khác lại chỉ đề cập đến SKSS như
là hoạt động tình dục hoặc là sự khỏe mạnh về thể chất, thể lực…
SKSS được nêu ra một cách chính thức từ Hội nghị quốc tế về dân số vàphát triển tại Cairo(Ai Cập) năm 1994 Tại Hội nghị này SKSS được định nghĩa
như sau: “Reproductive health is a state of complete physical, mental and social well – being, and not merely the absence of reproductive disease or infirmity Reproductive health deals with the reproductive processes, functions and system
at all stages of life” tạm dịch:“SKSS là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó”.
Trong kế hoạch hành động sau Hội nghị Cairo của UNFPA, SKSS baogồm 6 nội dung chính:
(1) Tư vấn, giáo dục, truyền thông và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả
và chấp nhận tự do lựa chọn của khách hàng, kể cả nam giới
(2) Chú trọng SKSS VTN ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục vàsinh sản
(3) Giáo dục sức khỏe và CSSK bà mẹ, trẻ sơ sinh bao gồm cả chăm sóctrong lúc có thai, khi đẻ và sau đẻ
(4) Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục và cácbệnh LTQĐTD
Trang 17(5) Điều trị vô sinh
(6) Xử trí các vấn đề sức khỏe phụ nữ như các bệnh phụ khoa, giáo dụctình dục học cho cả nam và nữ, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗihành vi tình dục và sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Theo “Một số nghiên cứu về SKSS tại Việt Nam sau Cairo”: “CSSKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng rư, chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các BLTQĐTD” Định nghĩa này ngụ ý nói về quyền của phụ nữ và
nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp KHHGĐ an toàn, hiệu quả, dễdàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ cũng như được lựa chọn nhữngphương pháp thích hợp nhằm điều hòa việc sinh đẻ không trái với pháp luật,quyền được tiếp cận với các dịch vụ CSSK thích hợp giúp cho người phụ nữ trảiqua thai nghén và sinh đẻ an toàn, và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiệntốt nhất để có đứa con khỏe mạnh
Cũng có ý kiến cho rằng: CSSKSS là hiểu biết, thái độ, hành vi, nhằm đạtđược sự khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khíacạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứkhông phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản
Như vậy, CSSKSS không chỉ là hiểu biết, thái độ, hành vi nhằm đạt được
sự khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnhliên quan đến hệ thống sinh sản mà còn là cách tiếp cận và hưởng lợi từ các biệnpháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc phòng ngừa
Trang 18Theo WHO, VTN có độ tuổi từ 10-19 tuổi Trên cơ sở quan niệm này,người ta thường phân chia VTN thành ba nhóm: VTN sớm: 10-14 tuổi, VTNtrung: 15-17 tuổi, VTN muộn: 18-19 tuổi.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định từ 18 tuổi trở lên được coi là công dân đãtrưởng thành Nghĩa là khi đó họ không còn là VTN nữa Như thế, VTN ở nước
ta thường được xác định trong độ tuổi từ 10 đến trước 18 tuổi Đây là một điểmrất đáng lưu tâm trong nghiên cứu so sánh các chỉ báo về VTN ở nước ta và cácnước trên thế giới
Trong nghiên cứu này, đối tượng là VTN từ 16 đến 18 tuổi Đây là đốitượng diễn ra rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, đồng thời chịu sựchi phối của các mối quan hệ trong cuộc sống và những tác động mạnh mẽ củanhững yếu tố xã hội Điều đặc biệt là các em có tâm lý muốn làm người lớn,thích được sống độc lập, thích tự khẳng định mình
Đối với nhóm tuổi này đang trong giai đoạn học sinh, đây cũng là thời kỳ
mà nhận thức xã hội của các em đang dần trưởng thành, va chạm với xã hội tănglên, sức ép từ môi trường xung quanh và nhiệm vụ học tập cũng nặng nề hơnnhững năm phổ thông trước đó
b, Đặc điểm tâm sinh lý VTN đang trong độ tuổi THPT(16 -18 tuổi)
Ở tuổi này đang có những biến đổi to lớn cả về tâm sinh lý và tình cảm,đặc biệt là tâm lý “muốn được làm người lớn” và sự xuất hiện, nảy nở một loạitình cảm đặc biệt, đó là tình yêu nam nữ Sự phát triển về tính dục trong giaiđoạn này của các em dẫn đến nhu cầu về tình dục và sự hấp dẫn giới tính giữahai người khác phái Đặc điểm chung của VTN là:
+ Về mặt giới tính: đa số các em đã qua thời dậy thì, dấu hiệu giới tính đãphát triển rõ rệt làm cho cơ thể của các em có sự thay đổi rõ ràng
- Sự phát triển về mặt xã hội:
+ Trong gia đình: cương vị của lứa tuổi thanh niên được nâng cao rõ rệt
so với lứa tuổi thiếu niên Các em cảm thấy trách nhiệm của mình lớn hơn, đồng
Trang 19thời, nếp sống của gia đình, sự giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến bộ mặttâm lý của lứa tuổi này.
+ Ở nhà trường: ở lứa tuổi này ý thức được rằng mình đang đứng trướcngưỡng cửa của cuộc đời nên thái độ tự giác của các em tăng lên Chính vì vậy,hoạt động học tập mang ý nghĩa sống trực tiếp với các em
+ Ngoài xã hội: hoạt động giao tiếp của lứa tuổi này phát triển mạnh, vaitrò xã hội và hứng thú xã hội được mở rộng(vai trò độc lập và có trách nhiệm, có
ý thức với việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai Các em có khả năng và uytín để tham gia công tác xã hội như: tuyên truyền, bổ túc văn hóa, hiến máunhân đạo, tình nguyện…)
- Sự phát triển của quá trình nhận thức:
+ Tri giác: thời kỳ này có độ nhạy cảm cao nhất với tri giác nhìn và trigiác nghe
+ Trí nhớ: ghi nhớ có logic, ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh và giữvai trò chủ đạo trong hoạt động nhận thức
+ Tư duy: ở giai đoạn này, các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừutượng một cách độc lập, sáng tạo Tư duy chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn
+ Tưởng tượng: tưởng tượng sáng tạo và tái tạo đều phát triển nhưng dầndần tưởng tượng sáng tạo chiếm ưu thế
- Sự phát triển nhu cầu:
+ Nhu cầu giao tiếp: quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so vớiquan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn Điều này thể hiện lòng khátkhao có vị trí bình đẳng trong cuộc sống Cùng với sự trưởng thành về nhiềumặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằngquan hệ bình đẳng, tự lập
Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hóa hoạt động riêng của lứatuổi này khiến cho số lượng nhóm quy chiếu của các em tăng lên rõ rệt Sự thamgia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến sự khác nhau về quan điểm, định hướng giá trị…
và có thể xung đột vào vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn các vai trò khác nhau ởcác nhóm
Trong công tác giáo dục cần chú ý ảnh hưởng của nhóm, hội tự phát ngoàinhà trường… bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, sinh độngkhiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của các em
Trang 20+ Nhu cầu xác định vị trí xã hội: đây là biểu hiện của nhu cầu tự khẳngđịnh, các em đòi hỏi xã hội công nhận các quyền lợi, nghĩa vụ xã hội của mìnhnhư: quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tham gia các đoàn thể xã hội… Sựđòi hỏi không chỉ dừng lại ở chỗ được xã hội thừa nhận về mặt thủ tục hànhchính mà chủ yếu là sự tôn trọng của xã hội đối với các em trong việc thực hiệnquyền lợi và nghĩa vụ đó.
Do vị thế của người học sinh, vị thế xã hội, gia đình được tăng cường nêncác em xuất hiện nhu cầu xác định vị trí xã hội Biểu hiện của nhu cầu này là:
* Các em quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hộitrên thế giới và trong nước
* Các em sẵn sàng tham gia hoạt động xã hội phù hợp với hứng thú và sởtrường của mình Tâm lý chung là các em thích tham gia vào những công việclớn, muốn thử sức mình trong những công việc có nhiều khó khăn, thậm chínguy hiểm mà không thích làm những công việc nhỏ đời thường
Với mong muốn xác định vị trí xã hội của mình, các em cố gắng khôngngừng để tìm cách được sự tôn trọng và tin tưởng của người lớn
- Đời sống tình cảm: đời sống xúc cảm, tình cảm của lứa tuổi này rấtphong phú và đa dạng Những đặc điểm nổi bật về tình cảm ở độ tuổi này biểuhiện tập trung ở những đặc điểm:
+ Tình bạn ở độ tuổi này đã có cơ sở, có lý trí và bền vững hơn lứa tuổithiếu niên: các em mong muốn sự chân thành, sự tin tưởng, hiểu biết và tôntrọng, sẵn sàng giúp đỡ lần nhau Tình bạn rất bền vững, nguyên nhân kết bạnphong phú
+ Đối với cha mẹ: các em thường biểu hiện tính tự lập Các em có tâm lýcho rằng người lớn thường đánh giá không đúng đắn, nghiêm túc những điều màcác em nghĩ, những việc các em làm cũng như sự trưởng thành của các em Bởivậy, các em dễ có xu hướng xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ởcác bạn cùng lứa tuổi
+ Có sự phân hóa tình cảm cấp cao, có ý thức rõ rệt về ranh giới, phạm vi
và nội dung của mỗi loại tình cảm
Tình cảm đạo đức được bộc lộ rõ như: sự khâm phục, kính trọng nhữngcon người dũng cảm, kiên cường Những tình cảm cao đẹp khác về trí tuệ, thẩm
mỹ cũng được hình thành sâu sắc: sự say mê văn học, nghệ thuật hoặc nhữngmôn khoa học… và phấn đấu vì nó không mệt mỏi
Trang 21- Sự phát triển nhân cách:
+ Sự phát triển của tự ý thức: sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểmnổi bật trong sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này Hơn bất cứ tuổi nào, lứatuổi này đánh giá “hình ảnh bản thân” một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc Từ đó hìnhthành “hình ảnh bản thân” Hình thành này là một thành tố quan trọng của sự tự
ý thức ở lứa tuổi đầu thanh niên
Ở lứa tuổi này, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và cótính chất đặc thù riêng: nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý củamình theo quan điểm và mục đích sống của mình Chính điều này làm cho các emquan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng
Từ sự ý thức phát triển mà sự đánh giá ở lứa tuổi này cũng khá phát triển.Lứa tuổi này thường có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá Hoặc làđánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh giá quácao nhân cách của mình Vì vậy, cần giúp đỡ các em để các em hình thành mộtbiểu tượng khách quan về nhân cách của mình
+ Sự hình thành thế giới quan: các em quan tâm nhiều đến các vấn đề liênquan đến con người, giữa quyền lợi và nghĩa vụ và tình cảm Tuy nhiên thời kỳnày một số em do chưa được giáo dục đầy đủ nên thế giới quan của các em cònchịu ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực như say mê văn hóa phẩm không lànhmạnh, đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ…
Như vậy, nhìn một cách chung nhất, trong giai đoạn không còn là trẻ connhưng chưa trở thành người lớn này, đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội này là sựtăng trưởng nhanh về mặt thể chất với việc hoàn thiện cơ quan sinh sản và sựtrưởng thành nhanh chóng về xã hội Chính trong thời điểm này, ở tuổi VTNdiễn ra một sự đổ vỡ và khủng hoảng trong tâm lý và tình cảm Các em hầu nhưrơi vào tâm trạng đảo lộn các chuẩn mực giá trị và thẩm mỹ Và sự đảo lộn ấy sẽcàng gay gắt hơn trong một môi trường nhiều biến động và sự thay đổi mạnh mẽnhư xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay Vì vậy, người lớn cần có thái độnghiêm túc, tôn trọng các em, đồng thời phải quan tâm, giúp đỡ các em trongcuộc sống để các em phát triển một cách tốt nhất
Trang 22Sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKSS VTN là khái niệm mới được du nhập từ phương Tây: “Adolescents reproductive health is a state of complete physical, mental and not merely the absence of disease or infirmity, in all matters relating to the reproductive system of people between the ages of 10 and 19”.(7)
Tác giả tạm dịch: SKSS VTN là một trạng thái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của con người trong độ tuổi từ 10 đến 19.
Bên cạnh khái niệm trên, cũng có ý kiến cho rằng: SKSS VTN là nhữngnội dung liên quan đến lứa tuổi VTN, bao gồm sức khỏe và dinh dưỡng, nhất làđối với VTN nữ Những hiểu biết về cách giữ gìn sức khỏe khi có thai, biến đổicủa cơ thể trong giai đoạn phát triển quan trọng này của mỗi con người, pháttriển hiểu biết về tình dục và “sức khỏe tình dục” là những mặt quan trọng củaSKSS trong suốt đời người Ngoài ra, những vấn đề khác của tuổi VTN còn cóvấn đề tình yêu, QHTD, phòng tránh thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở tuổi VTN,viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS.(8)
Chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN: bao gồm tư vấn về tuổi dậy thì, vệ
sinh kinh nguyệt, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnhLTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS (8)
Như vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản của VTN không chỉ là hiểu biết, thái
độ, hành vi nhằm đạt được sự khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xãhội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản mà còn là cáchtiếp cận và hưởng lợi từ các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng caosức khỏe và hạnh phúc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS
Trang 23trung bình hiện nay của nữ giảm xuống chỉ còn 11 – 12 tuổi, thậm chí trong thực
tế có các bé gái dậy thì khi mới được 8 – 9 tuổi
Dậy thì sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản của người phụ nữ Khảnăng có con về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa trường thành vềmặt trí tuệ, tâm lý và xã hội để có thể làm mẹ
Chính những thay đổi về sinh lý sớm của trẻ kéo theo việc trẻ cần nhậnđược sự quan tâm đúng mực từ gia đình trong việc giáo dục về giới tính cũngnhư SKSS, sức khỏe TD Người xưa thường cho rằng con cái muốn trở thànhthương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, còn nếugần bọn trộm cướp thì cũng sớm vào tù ra khám “Gần mực thì đen, gần đèn thìrạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục này đến nay vẫn hoàn toàn đúng Nếu giađình không thường xuyên bảo ban và giáo dục con cái theo đúng hướng thì trẻ
sẽ nhận thức sai lầm từ trong gia đình, sau đó ra ngoài xã hội trẻ vẫn tiếp tục cáclối sống đã hình thành trong gia đình Những nhận thức và hành động sai lầm đó
sẽ không tốt cho cuộc sống của trẻ Do vậy, gia đình – môi trường giáo dục đầutiên – luôn luôn cần thiết là cái nôi để nuôi dậy trẻ, giúp các em hình thànhnhững nhận thức ban đầu đúng đắn Đặc biệt, hiện nay trong phần lớn các giađình cha mẹ vẫn còn quan niệm rằng không nên cho trẻ biết về vấn đề liên quanđến tình yêu, tình dục, sợ trẻ học đòi và cho rằng “vẽ đường cho hươu chạy” sẽ
hư Chính điều đó làm trẻ không nhận thức đúng vấn đề, tự mình tìm hiểu vàdẫn đến những nhận thức, thái độ, hành vi sai lầm đối với chính sức khỏe bảnthân và cuộc sống của trẻ
Vì vậy, những người thân trong gia đình cần quan tâm, tìm hiểu tâm tưnguyện vọng của các em để giúp các em có được những thông tin chính xác,hành vi CSSKSS phù hợp với lứa tuổi các em
b – Nhà trường
Nhà trường góp phần giáo dục không nhỏ cho trẻ Ngoài gia đình thì nhàtrường là nơi trẻ học tập, vui chơi giải trí chủ yếu, thời gian trẻ ở nhà trường rấtnhiều Trong nhà trường các em sẽ có sự hòa nhập và hình thành nhận thức rấtlớn Tuy nhiên nhà trường mới chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp những kiến thứcsách vở cho các em mà thiếu hẳn một mảng cung cấp cho các em kiến thức cụthể về đời sống, những vấn đề liên quan đến SKSS Hầu hết những bài giảng vềSKSS được lồng ghép trong các môn học khác mà chưa được coi là môn họcchính Chính vì vậy cũng chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác
Trang 24truyền tải những nội dung về SKSS hay giới tính cho các em Điều này ảnhhưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ về vấn đề SKSS Điều này đặt ra vấn đề cầnnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy về giáo dục giới tính, kỹ năngsống cho học sinh trong nhà trường.
c – Cộng đồng và xã hội
Ở lứa tuổi VTN, các em dễ nhạy cảm với những vấn đề mới, suy nghĩchưa chín chắn, chưa tự mình nhận định vấn đề nào là đúng hay sai, chịu sự tácđộng mạnh của xung quanh nên các em hay có biểu hiện đua đòi Trẻ đến trường
và chơi với chúng bạn, trẻ ảnh hưởng từ các bạn rất nhanh, vì cùng lứa tuổi,cùng vui đùa nên trẻ hay tự hoàn thiện mình bằng cách học theo bạn, bạn làm gì,
có gì trẻ cũng học tập và làm theo bằng được Điều đó dẫn đến đến trẻ sẽ ảnhhưởng cả tích cực và tiêu cực từ phía bạn bè Vì vậy, cộng đồng và xã hội cần cónhững chương trình, chính sách phù hợp với lứa tuổi VTN
d – PTTTĐC
Thông tin đại chúng hiện nay là nguồn mà các bạn trẻ rất dễ tiếp cận, nhất
là hiện nay đang trong thời kỳ phát triển mạnh của công nghệ thông tin, cácphương tiện như báo, tạp chí, sách cũng không ngừng gia tăng Tuy nhiên chưa
có một điều tra chính thức nào đánh giá về chất lượng của các nguồn thông tinđại chúng hiện nay Chất lượng có chăng chỉ là ở một số kênh thông tin chínhthức từ: Ti vi, đài phát thanh và truyền hình trung ương Ở lứa tuổi VTN các emrất hay tò mò lại chưa có sự phân loại thông tin chính xác nên các em gặp khókhăn trong việc tiếp cận những thông tin có ích Chính vì vậy PTTĐC tuy rấtphổ biến nhưng thực tế lại chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu vểSKSS của VTN Thế nên việc quản lý và sàng lọc các thông tin trên cácPTTTĐC cũng là việc làm hết sức cần thiết
1.3.2 Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan xét đến ở đây chính là bản thân trẻ VTN Hiện nay, trẻ
em có cơ hội được học tập và tiếp cận với nền giáo dục đang ngày một tiên tiến
và hoàn thiện không chỉ về mặt kiến thức mà cả về nội dung kỹ năng sống Tuynhiên bên cạnh những em có thái độ tích cực tìm hiểu kiến thức, nâng cao kiếnthức thì lại có những em trì trệ, không hề nghiên cứu hay tìm hiểu bất kỳ thôngtin nào, không trau dồi kỹ năng sống và làm việc Vậy nên những em này hạnchế về hiểu biết
Trang 25Kéo theo đó, các em này sẽ có thái độ và hành vi tiêu cực Ví dụ: các em
có thái độ thờ ơ với mọi người xung quanh, các em sống theo bản năng vàkhông tôn trọng đạo đức, truyền thống xã hội dẫn tới lối sống buông thả thậmchí không biết chăm sóc bản thân Mặc dù các em có lối sống không lành mạnhkhông phải là đa số nhưng đây cũng là điều đáng lưu ý của xã hội Bởi lẽ ở tuổiVTN các em rất dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè, nhóm xã hội bên ngoài hay cácluồng thông tin trên các PTTTĐC Chính vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hộicần có những chương trình và hành động cụ thể để quan tâm tới VTN hơn nữa
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA
VỊ THÀNH NIÊN TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG I
2.1 Khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Yên Dũng I được thành lập vào năm 1965, trường là mộttrong những trường thuộc tốp đầu của tỉnh Bắc Giang về giáo dục và đào tạo
Về cơ sở vật chất kỹ thuật: trường THPT Yên Dũng I được đánh giá làmột trong những trường có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và hiện đại sovới các trường khác ở trong huyện Trường có 05 dãy nhà cao tầng, 01 nhà tập
đa năng phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy và làm việc; hệ thống nhà để
xe kiên cố, phòng học tin học trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiệnđại… đáp ứng nhu cầu của cán bộ giáo viên và học sinh trong trường
Về quy mô lớp học: hiện nay, nhà trường có 36 lớp học ở cả 3 khối lớp
10, 11 và 12 Chất lượng tuyển chọn đầu vào của nhà trường rất cao nên hàngnăm tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và họcnghề là rất lớn, trên 70%
Ngoài việc chú trọng vào học tập, trường THPT còn thường xuyên tổchức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa – văn nghệ - thể thao giữa cáckhối lớp, giữa các trường phổ thông trong huyện, ngoài huyện… tạo điều kiện
để các em học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau Những hoạt động ngoạikhóa này đã phát huy được hiệu quả tích cực của nó: các em học sinh hào hứngtham gia các hoạt động như “Tài trí học đường”, “Tôi 18”, thể dục thể thao,Hiến máu nhân đạo từ đó các em có tinh thần thoải mái, sảng khoái, học tậpđạt kết quả cao hơn…
Đáng chú ý là trong năm học 2010 – 2011, BCH Chi Đoàn giáo viên đã
phối hợp thành lập tổ tư vấn về Kỹ năng sống cho các em học sinh Hoạt động
chủ yếu của tổ là cung cấp, tư vấn, hướng dẫn các thông tin về sức khỏe VTN,tâm lý, tình bạn, tình yêu, học tập Hoạt động này đã thu hút được sự quan tâmcủa các em học sinh trong trường và bước đầu có kết quả tích cực
Nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng trên địabàn(xã Nham Sơn) phối hợp tổ chức các chương trình liên quan tới CSSKSS thuhút đông đảo các em học sinh…
Như vậy, có thể thấy học sinh trường THPT Yên Dũng I có điều kiện và
cơ hội để tiếp cận, giao lưu, trao đổi thông tin liên quan đến CSSKS VTN
Trang 272.1.2 Khách thể nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành điều tra phiếu hỏi trên 84 em họcsinh trên tổng số 1571 học sinh(theo báo cáo tổng kết năm học 2010 – 2011 củatrường THPT Yên Dũng I)
Bảng 1: Phân bố giới tính và tuổi số VTN được điều tra
mồ hôi hoạt động mạnh hơn Qua trao đổi với nhóm các em nữ, kết quả cho thấy
các em đã có xuất hiện kinh nguyệt Đối với nam giới, các em cũng có sự phát
triển nhanh về chiều cao, giọng nói trầm hơn, xuất hiện trứng cá, tuyến mồ hôi,tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ, có em bắt đầu có “mộng tinh” Tuy nhiên bêncạnh những em phát triển bình thường như những VTN khác, thì VTN trườngTHPT Yên Dũng I, vẫn còn một số em có thể trạng thấp bé và chưa có sự pháttriển toàn diện, biểu hiện hết những dấu hiệu sinh lý của lứa tuổi mình
Về tâm lý, ở các em có sự thay đổi những năng lực tâm lý Đó là sự biểu
hiện của cá tính, thể hiện qua cách ăn mặc, đầu tóc, phong cách giao lưu của các
em đối với bạn bè và mọi người xung quanh mình Hầu hết các em đều tự ý thứcđược về bản thân mình, đề cao cái tôi cá nhân, muốn khẳng định mình, có chínhkiến riêng của mình và muốn trở thành người lớn
Ở các em xuất hiện những sắc thái tình cảm khác nhau do sự biến đổi củacác năng lực tình cảm và tâm lý Trạng thái tình cảm của các em luôn biến đổithất thường, vui buồn vô cớ Các em thân thiết với nhóm bạn bè hơn, cũng từ đónảy sinh tình cảm với bạn cùng trường, cùng lớp, xuất hiện tình yêu học trò.Thực tế tại trường THPT Yên Dũng I cho thấy, tất cả VTN trong nhóm được
Trang 28nghiên cứu đều chơi với nhóm bạn cả nam và nữ hoặc chỉ chơi với bạn nam haybạn nữ, và ¼ trong tổng số VTN đó trả lời là “đã có người yêu”.
Như vậy, nhìn tổng thể, trong giai đoạn không còn là trẻ con nhưng cũngchưa trở thành người lớn này, đặc trưng cơ bản về tâm – sinh lý của VTN trườngTHPT Yên Dũng I cũng giống với đặc điểm của những VTN khác Tuy vậy, vẫncòn có những em chưa phát triển toàn diện về thể chất
Trường THPT Yên Dũng I có 90 cán bộ giáo viên, trong đó 10% có trình
độ Thạc sỹ, 86,7% có trình độ Đại học, 1,1% có trình độ cao đẳng và 2,2% trình
độ trung cấp Số cán bộ, giáo viên được phỏng vấn sâu là 10 người, trong đó có
1 người có trình độ thạc sỹ, 8 người trình độ Đại học và 1 người có trình độtrung cấp Qua quan sát và tiếp xúc, tác giả được biết, hầu hết cán bộ, giáo viênnhà trường đều tận tụy và thân thiện với học sinh Họ đều có nắm được nhữngbiểu hiện và đặc điểm tâm – sinh lý học sinh của mình và có những biện phápgiúp đỡ các em cả trong học tập và cuộc sống
Về phía cán bộ địa phương được điều tra, cả 3 người đều có trình độ trungcấp và sinh sống, làm việc tại địa phương Họ là những người nắm bắt khá toàndiện và cụ thể về đặc điểm chung của dân cư trên địa bàn
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu 3 đối tượng là phụhuynh VTN Phụ huynh VTN được điều tra hầu hết đều đã trung tuổi, có hiểubiết chung về xã hội và cũng có kiến thức về SKSS VTN
2.2 Thực trạng CSSKSS của VTN trường THPT Yên Dũng I
2.2.1 Thực trạng tổng quan về CSSKSS của VTN
Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập, sự giao thoa giữa văn hóa phươngĐông và phương Tây, sự phát triển không ngừng của các phương tiện thông tinđại chúng… Do đó đã tạo ra nhiều thay đổi trong phong cách sống, cách suynghĩ, nhận thức của giới trẻ, đặc biệt là của VTN Hiểu biết, suy nghĩ và hành vicủa VTN tương đối phong phú về các khía cạnh khác nhau liên quan đến SKSSnhư: tình yêu, tình dục, giới tính, đặc điểm của tuổi dậy thì, các BPTT, cácBLTQĐTD…Hiểu biết chung về CSSKSS của VTN trong nghiên cứu này đượcxác định thông qua thông tin nghe nói hay tìm hiểu về CSSKSS VTN, hiểu biết
về CSSKSS, nhận thức về tầm quan trọng của CSSKSS VTN và hành vi tìmhiểu thông tin về CSSKSS
Trang 29Với câu hỏi 1.1“Bạn đã bao giờ nghe nói hay tìm hiểu về CSSKSS VTN”,
có 73/84 người(chiếm 86,9%) số người được hỏi hiểu biết về CSSKSS VTN, vàchỉ có 13,1% VTN chưa từng nghe nói – tìm hiểu về CSSKSS Điều này chothấy CSSKSS VTN không phải là những từ ngữ quá khó hiểu hay xa vời với các
em học sinh đang ở lứa tuổi VTN( xem bảng 2)
Bảng 2 : Số lượng VTN nghe nói – tìm hiểu về CSSKSS VTN
Nghe nói – tìm hiểu về
CSSKSS
SL(VTN)
TL(%)
SL(VTN)
TL(%)
SL(VTN)
TL(%)Chưa từng nghe nói – tìm
CSSKSS Tuy nhiên, thực tế “các chương trình CSSKSS tại địa phương chủ yếu nhằm vào đối tượng VTN nữ”(Cán bộ y tế địa phương) thế nên chính vì vậy
VTN nữ có điều kiện và cơ hội nghe nói – tìm hiểu về CSSKSS nhiều hơn Hơn
nữa, có một số VTN nam lại có ý kiến cho rằng: “không cần thiết phải tìm hiểu thông tin về CSSKSS, khi nào trưởng thành sẽ tự biết” Chính những yếu tố vừa
khách quan lại vừa chủ quan như vậy đã phần nào ảnh hưởng đến sự hiểu biếtcủa các em về kiến thức CSSKSS Đây là một điều đáng lưu ý bởi vì lứa tuổiVTN là lứa tuổi rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhóm bạn bè, những văn hóa phẩm, tràolưu trong xã hội… Thông tin về giới tính, tình dục, SKSS hiện nay tràn ngậptrên các PTTTĐC, nếu các em không được hướng dẫn một cách đúng đắn, cụthể và hợp lý, các em sẽ rất dễ ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin đa dạng, cókhi lại trái chiều nhau
Tỷ lệ 86,9% VTN có nghe nói – hiểu biết về CSSKSS không phải là mộtcon số nhỏ, tuy nhiên, kỳ vọng của tác giả khi đặt ra câu hỏi này với VTN là học
Trang 30sinh THPT thì câu trả lời “có” đạt tới 100% Bởi lẽ, VTN là học sinh THPT, các
em có đủ các điều kiện tiếp cận nguồn thông tin và tìm hiểu về CSSKSS
Mặc dù tỷ lệ nghe nói – tìm hiểu về CSSKSS VTN của các em họcsinh lên tới 86,9%, nhưng hiểu biết cụ thể về CSSKSS của VTN thì cònchưa đầy đủ, bảng 3
Bảng 3: Số lượng VTN hiểu biết về CSSKSS
Hiểu biết về CSSKSS
SL(VTN)
TL(%)
SL(VTN)
TL(%)
SL(VTN)
TL(%)
Có hiểu biết về CSSKSS 15 17,9 18 21,4 33 39,3Không có hiểu biết gì về
CSSKSS
Theo bảng 3, chỉ có 33/84 VTN(chiếm 39,3%) có hiểu biết cụ thể vềCSSKSS VTN, và có tới 60,7% VTN không có hiểu biết gì về CSSKSS Điềunày có thể giải thích do đa số VTN trong nghiên cứu chưa có người yêu(75% -biểu đồ 7) nên chưa có nhu cầu tìm hiểu kiến thức về CSSKSS
Khi phỏng vấn sâu VTN, kết quả cho thấy có 5/33(15,2%) em trong sốnhững em có hiểu biết về CSSKSS hiểu được rằng CSSKSS là biện pháp đảmbảo sức khỏe thể chất, tinh thần và tình dục Tuy vậy, những hiểu biết vềCSSKSS mà các em nắm được rất chung chung Có tới 15/33(45,5%) VTN
thuộc nhóm có biểu biết về CSSKSS cho rằng “CSSKSS là giúp mọi người hiểu
rõ về SKSS, nâng cao nhận thức về SKSS” Các em không hiểu được cụ thể SKSS là gì và hình dung được nó như thế nào! Có em thì lại cho rằng: “CSSKSS
là CSSK cho phụ nữ trước và sau khi mang thai” hay “CSSKSS là chăm sóc cơ thể mình trong tuổi dậy thì” Tóm lại, nhận thức về CSSKSS của các em VTN
còn hạn chế và chỉ bó hẹp trong phạm vi rằng CSSKSS là nâng cao hiểu biết vềSKSS (một cụm từ mà các em rất khó nói chính xác bao gồm vấn đề cụ thể nào
và CSSK tình dục) Như vậy là nhận thức của VTN về CSSKSS chưa đạt đượcnhững mức đầy đủ của khái niêmh CSSKSS mà tác giả đã đưa ra
Nhận thức ý nghĩa của việc CSSKSS VTN, hầu hết các em VTN đều chorằng CSSKSS VTN là cần thiết, biểu đồ 1thể hiện rõ điều này:
Trang 31Biểu đồ 1: Mức độ nhận thức về ý nghĩa của CSSKSS VTN
89.30%
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
89,3% các em VTN cho rằng việc CSSKSS VTN là quan trọng, đây làdấu hiệu khả quan cho thấy các em có quan tâm tới vấn đề này Tuy nhiên vẫncòn một bộ phận nhỏ VTN (6% và 4,7%) cho rằng việc CSSKSS là bình thường
và không quan trọng Không có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm tuổi khiđánh giá mức độ quan trọng của việc CSSKSS
Biểu đồ 2: Nhận thức về tầm quan trọng của CSSKSS
VTN theo giới tính Đơn vị %
38.1 51.2
Biểu đồ 2 chỉ ra rằng, có 51,2% VTN nữ cho rằng CSSKSS VTN làquan trọng, cao hơn tỷ lệ VTN nam tương ứng là 38,1%; tỷ lệ VTN nam chorằng CSSKSS VTN là bình thường chiếm 4,7% cao hơn tỷ lệ VTN nữ tương
Trang 32ứng là 1,2% Số VTN cho rằng CSSKSS là không quan trọng chiếm tỷ lệ rất
ít 4,7% - trong đó tỷ lệ nữ VTN là 3,5%, nam VTN 1,2%
Tại sao lại tồn tại sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam giới và nữ giới trongnhận thức về tầm quan trọng của CSSKSS VTN như vậy? Phải chăng là vìVTN chịu tác động và ảnh hưởng bởi việc giáo dục, tuyên truyền từ phía giađình, nhà trường Các bậc phụ huynh được phỏng vấn tại điều tra này đều chorằng CSSKSS chủ yếu tập trung vào nữ giới; thầy giáo Hiệu phó trường
THPT Yên Dũng I thậm chí còn cho rằng “Chỉ có học sinh nữ mới cần những kiến thức về CSSKSS thôi Các em nam thì không cần thiết cho lắm!”…
Theo bảng 2, đại đa số VTN đều đã từng nghe nói – tìm hiểu về CSSKSShoặc cho rằng CSSKSS VTN là quan trọng Vậy nên các em tiếp cận đến cácnguồn thông khác nhau từ gia đình, nhà trường, xã hội và các PTTTĐC để tìmhiểu về vấn đề CSSKSS Bảng 4 cho thấy từ người nào và từ đâu mà VTNTHPT thường xuyên tìm hiểu những thông tin về CSSKSS VTN:
Bảng 4: Nguồn thông tin về CSSKSS VTN mà VTN thường xuyên tìm hiểuNguồn thông tin
Mức độ tìm hiểuThường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờSL(VTN) TL(%) SL(VTN) TL(%) SL(VTN) TL(%)
có tới 61,9% VTN thỉnh thoảng tìm hiểu về CSSKSS qua các PTTTĐC Với tốc
độ phát triển và phổ biến của các PTTTĐC như hiện nay trên thế giới cũng như
ở Việt Nam thì PTTTĐC dần dần sẽ trở thành nguồn thông tin chủ lực trongviệc truyền bá và cung cấp thông tin nói chung và thông tin về CSSKSS nói
Trang 33riêng Các PTTTĐC được các em VTN coi là nguồn cung cấp thông tin đa dạng
và khi cần có thể dễ dàng tra cứu mà lại không ngại bị người khác đánh giá là tò
mò vào những chuyện “người lớn”
Phỏng vấn sâu VTN cho thấy, các em thường tìm hiểu thông tin từ ti vi,đài báo, phổ biến nhất là từ Internet Mặc dù các PTTTĐC có vai trò quan trọng
và không thể phủ nhận nhưng chúng ta cần lưu ý tới mặt trái của những phươngtiện truyền thông này, đặc biệt là mạng Internet Nhất là hiện nay, khi các trangweb có nội dung không lành mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều và chưa có cácbiện pháp kiểm soát, can thiệp Rất nhiều VTN được hỏi cho rằng các em đã vôtình hoặc cố ý truy cập vào những trang web này Việc VTN học sinh THPT tiếpcận những trang web có nội dung xấu, thông tin sai lệch, kích động, đặc biệt là
về tình dục sẽ khiến cho VTN – với lứa tuổi thích khám phá, tò mò… xuất hiệnnhu cầu tự đòi hỏi, khó kiềm chế cảm xúc và dẫn tới hậu quả khôn lường:QHTD sớm, có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
Nguồn thông tin mà VTN tiếp cận thường xuyên nhiều tiếp theo là từ giađình 22,6 % VTN trả lời rằng các em thường xuyên tìm hiểu thông tin CSSKSS
từ bố mẹ và tỷ lệ tương ứng với nguồn thông tin từ anh, chị các em là 20,2%.Tuy nhiên cũng có tới 21,5% VTN không bao giờ tìm hiểu thông tin về CSSKSS
từ bố mẹ và tỷ lệ tương ứng với anh chị là 25% Và số VTN thỉnh thoảng tìmhiểu về CSSKSS từ bố mẹ và anh chị lần lượt là 58,3% và 52,4% Qua nhữngcon số này, chúng ta có thể thấy được rằng tỷ lệ VTN thường xuyên tìm hiểuthông tin về CSSKSS từ gia đình và không bao giờ tìm hiểu thông tin này từ giađình chiếm tỷ số tương đối tương đương(1 : 1,04 và 1: 1,1) Mức độ thỉnhthoảng tìm hiểu thông tin về CSSKSS từ gia đình được đa số các bạn VTN lựachọn(58,3% thỉnh thoảng tìm hiểu thông tin CSSKSS từ bố mẹ và 52,4% thỉnhthoảng tìm hiểu thông tin CSSKSS từ anh chị) Trong giai đoạn này, VTN cóxúc cảm giới tính mới Các em cần được quan tâm nhiều hơn Với bạn khác giớiVTN cư xử khá thân mật, nhưng đôi khi lại thận trọng Rõ ràng là các em đã cónhững nhận thức về giới tính của mình Các em thường muốn có một người nào
đó để nói chuyện tâm tình, chia sẻ những cảm giác vui buồn và trao đổi về tìnhyêu, TD, SKSSVTN Trong nghiên cứu này, ta thấy gia đình là người mà VTNtìm hiểu về CSSKSS nhưng lại chưa phải là nguồn mà các em thường xuyên tìmđến tìm hiểu về SKSS
Trang 34Chỉ có 14,5% VTN thường xuyên tìm hiểu thông tin về CSSKSS qua bạn
bè của mình Trong khi đó tỷ lệ VTN không bao giờ tìm hiểu thông tin vềCSSKSS từ bạn bè là 28,4%, chiếm gần gấp đôi tỷ lệ VTN tương ứng ở mức độthường xuyên Và có tới 57,1% VTN thỉnh thoảng tìm hiểu thông tin vềCSSKSS từ bạn bè Có thể các em là những người đồng trang lứa nên việc traođổi thông tin về những vấn đề vốn được coi là “tế nhị” như CSSKSS sẽ được dễdàng và thoải mái hơn Hơn nữa các em cũng có điều kiện để hiểu biết, so sánhđược sự thay đổi tương tự của bản thân về tâm – sinh lý hay sức khỏe tình dụcvới bạn của mình Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho việc tiến hành công táctuyên truyền nâng cao nhận thức về CSSKSS thông qua hình thức giáo dục đồngđẳng Tuy nhiên thì đây lại là đối tượng hạn chế cả kiến thức lẫn kinh nghiệmtrong vấn đề CSSKSS
Nguồn thông tin từ cán bộ y tế mà các em thường xuyên tiếp cận chiếm13,1%, đây là kênh thông tin chính xác, đáng tin cậy về vấn đề giới tính vàSKSS Có 40, 5% VTN thỉnh thoảng tìm hiểu về CSSKSS qua cán bộ y tế Điềunày chứng tỏ các em cũng đã quan tâm tới sức khỏe của bản thân và đã biết tìmhiểu về chúng Tuy nhiên khi tìm hiểu về CSSKSS vẫn có tới 46,4% VTNkhông bao giờ tìm đến cán bộ y tế Con số này cho thấy ngành y tế chưa thực sựphát huy hết sức vai trò của mình và VTN chưa được tiếp cận rộng rãi với nguồnthông tin này
11,9% VTN cho biết nguồn thông tin về CSSKSS mà các em thườngxuyên có được là từ thầy cô, 54,8% các em thỉnh thoảng tìm hiểu từ thầy cô và33,3% VTN không bao giờ tìm hiểu thông tin này từ thầy cô giáo của mình
Người mà các bạn VTN không bao giờ tìm đến để tìm hiểu chiếm tỷ lệcao nhất lại là Nhà tư vấn – 54,8% Chỉ có 8,3% thường xuyên tìm tới nhà tưvấn và 36,9% thỉnh thoảng Vốn dĩ nhà tư vấn là những người có kiến thức,chuyên môn và kinh nghiệm trong vấn đề CSSKSS Tuy nhiên trong trường hợpnày họ lại là người mà VTN ít tìm đến nhất khi cần biết những thông tin vềCSSKSS
Qua bảng 4 chúng ta thấy được rằng số lượt VTN thỉnh thoảng tìm hiểuthông tin về CSSKSS chiếm số lượng lớn nhất 311 lượt lựa chọn 249 lượt VTNkhông bao giờ tìm hiểu thông tin về CSSKSS từ bất cứ nguồn nào và chỉ có 102lượt VTN thường xuyên tìm hiểu thông tin về CSSKSS VTN từ các nguồn khác
Trang 35nhau Như vậy, tìm hiểu CSSKSS VTN vẫn chưa phải là một hành động thườngxuyên của học sinh THPT Yên Dũng I.
Tóm lại, PTTTĐC được coi là nguồn cung cấp thông về CSSKSS hiệuquả nhất cho học sinh THPT, gia đình là người gần gũi và chia sẻ thông tinnhiều cho VTN
Kết luận: Nhìn chung, VTN học sinh có sự quan tâm, hiểu biết, và ý thức
được tầm quan trọng của CSSKSS; các em cũng biết cách tìm kiếm thông tin từcác nguồn thông tin khác nhau để bổ sung thêm hiểu biết của mình Tuy nhiênvẫn có những VTN chưa ý thức được tầm quan trọng của việc CSSKSS, các em
có hiểu biết rất hạn chế về thế nào là CSSKSS Các em còn ít tìm hiểu vềCSSKSS qua các kênh thông tin tin cậy như: cán bộ y tế, nhà tư vấn, thầy côgiáo Thậm chí các em cũng rất ít thường xuyên chia sẻ với bạn bè Chủ yếu làcác em tự tìm hiểu trên các PTTTĐC Hành động tìm hiểu về các cách CSSKSSVTN của học sinh THPT vẫn chưa phải là hành động thường xuyên
2.2.2 Thực trạng CSSK thể chất của VTN
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng của con người, nó xuất hiện vớinhững biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm – sinh lý Đó là giai đoạn từtuổi ấu thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất vàtâm hồn sâu sắc
Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành về mặt sinhdục, nghĩa là có khả năng sinh con Ở bạn gái được thể hiện ở sự kiện có kinhnguyệt lần đầu và ở bạn trai được thể hiện ở việc xuất tinh lần đầu(mộng tinh)
Theo quan sát và tìm hiểu thực tế của tác giả, các nữ VTN trường THPTYên Dũng I thường bắt đầu dậy thì vào tuổi từ 9 – 14 và nam giới dậy thì muộnhơn ở tuổi từ 12 – 15 Nhìn chung, nữ dậy thì sớm hơn nam từ 2 – 3 tuổi Ở tuổinày, cả VTN nam và nữ đều có sự trưởng thành của hóc môn sinh dục, hệ cơquan sinh dục và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu có QHTD
Trang 36Kết quả điều tra định lượng cho thấy, hiểu biết của các em về những dấuhiệu dậy thì về mặt sinh lý của cả nam và nữ là khá tốt Gần 100% số người đượchỏi đều mô tả đúng các dấu hiệu đặc trưng của sinh lý tuổi dậy thì,(bảng 5, bảng 6):
Bảng 5: Hiểu biết về sự thay đổi thể chất của cơ thể VTN
Phát triển chiều cao Phát triển chiều cao
Xuất hiện lông mu Xuất hiện lông mu
Giọng nói thay đổi Giọng nói trầm hơn
Tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt động
mạnh
Tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt độngmạnh
Hông mở rộng, vòng eo thu hẹp Lông trên cơ thể và râu xuất hiện
Đùi thon, xuất hiện kinh nguyệt Dương vật, tinh hoàn phát triển
Bảng 6: Hiểu biết về đặc điểm sinh lý của lứa tuổi VTN
16 17 18 SL(VTN) TL(%)
1 Phát triển hình thể(chiều cao, cân
nặng)
4 Tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt động
mạnh
6 Hoàn chỉnh sự phát triển của cơ
quan sinh dục
Phần lớn các em đều nhận thức được rằng cơ thể mình cũng như các bạn
đã, đang và sẽ có những thay đổi (94%) Đó là phát triển về hình thể(chiều cao,cân nặng), thay đổi về giọng nói, 100% VTN chỉ ra được những đặc điểm này.Các đặc điểm sinh lý khác như: hoàn chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục;tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh; vú, khung chậu phát triển; lông và lông
mu phát triển, có tới hơn 90% các em hiểu biết được Lý do hầu hết các emVTN có hiểu biết về sinh lý lứa tuổi là do phần lớn các em đều đã trải qua giaiđoạn dậy thì nên có những hiểu biết nhất định về vấn đề này Hơn nữa, những
Trang 37kiến thức về sinh lý như vậy, các em đã được tiếp cận trong quá trình học tập tạibậc Trung học cơ sở và chương trình THPT cũng có đề cập tới những vấn đềnày.
Để đánh giá chính xác việc hiểu biết về vấn đề CSSK thể chất của các em,tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu Kết quả phỏng vấn sâu thu đượchết sức khả quan Ngoài việc mô tả đúng các dấu hiệu chính của lứa tuổi VTNkhi dậy thì, các em còn tìm ra được những dấu hiệu phụ đó là: nổi nhiều mụntrứng cá ở nam và nữ; nổi yết hầu ở nam; khung xương chậu của nữ rộng ra…
“Với nữ giới thì có kinh nguyệt, ngực phát triển, mọc lông mu, lông nách Còn nam giới giọng nói nghe ồm ồm và có xuất tinh thì phải” ( Nữ 17 tuổi)
“ Em thấy hầu như ai cũng mọc nhiều mụn trứng cá và hay soi gương, hay để ý tới ngoại hình hơn” (Nam 16 tuổi).
Như vậy, VTN đã có sự quan tâm và những hiểu biết nhất định về sinh lýlứa tuổi mình Đây là một dấu hiệu tích cực về tình hình CSSKSS của VTN.Vậy trên cơ sở hiểu biết về sinh lý như thế, các em có biết cách chăm sóc bảnthân mình đúng cách không? Biểu đồ 3 sau đây sẽ chỉ rõ cách thức CSSK thểchất của VTN trường THPT Yên Dũng I
Với câu hỏi 5“Bạn làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bản thân ở tuổi dậy
thì?’, kết quả thu được:
Trang 38Biểu đồ 3: Cách thức CSSK cho bản thân của VTN Đơn vị %
82.1 66.8
67.9 50
95.2 29.8
11.9
61.9 2.4
16.7 26.1 25 33.3 4.8
51.2 34.5
32.1 0
1.2 7.1 7.1 16.7 0
19
53.6 6
97.6
Ăn uống điều độ Làm việc điều độ Học tập điều độ Sắp xếp thời gian hợp lý
Vệ sinh cá nhân Đến cơ sở ý tế thăm khám
Chia sẻ với nhân viên tư vấn
Theo dõi sự thay đổi của cơ thể
Khác
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Qua biểu đồ 3, ta có thể thấy được, VTN sử dụng tất cả các cách thứcchăm sóc sức khỏe bản thân và ở nhứng mức độ khác nhau Trong đó cách thức
vệ sinh cá nhân, có 95,2% VTN thường xuyên, không có VTN nào không baogiờ vệ sinh cá nhân, mức độ VTN thỉnh thoảng vệ sinh cá nhân là 4,5% Đâycũng là cách CSSK mà VTN sử dụng nhiều nhất
Cách CSSK mà VTN lựa chọn tiếp theo là ăn uống điều độ Trong đó
có 82,1% VTN thường xuyên ăn uống điều độ, chỉ có 1,2% VTN không baogiờ ăn uống điều độ, và có 16,7% VTN cho biết thỉnh thoảng các em ăn uốngđiều độ Lứa tuổi VTN đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, các
em cần bổ sung nhiều dinh dưỡng Các cách chăm sóc bản thân mà VTN lựachọn cũng hợp lý với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người đó là
ăn, ở và sinh hoạt
Cách học tập điều độ và làm việc điều độ có tỷ lệ VTN thường xuyên lựachọn khá tương đương nhau chiếm tương ứng là 67,9% và 66,8% Chỉ có 7,1 %các em không bao giờ học tập và làm việc điều độ Có 26,1% VTN thỉnh thoảnglàm việc điều độ và 25% VTN học tập điều độ Điều này chứng tỏ rằng các em
Trang 39VTN đã có ý thức trong học tập, làm việc khoa học để giảm bớt áp lực học tập
mà các em phải đối mặt trong giai đoạn THPT, nhất là đối với học sinh cuối cấp
Vì vậy mà có 50% VTN thường xuyên biết sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo
về mặt sức khỏe
Có 61,9% VTN thường xuyên biết theo dõi sự thay đổi của cơ thể, 32,1%VTN thỉnh thoảng làm việc này và chỉ có 6% VTN không bao giờ theo dõi sựthay đổi của cơ thể mình Đây là việc làm đúng đắn, bởi vì ở lứa tuổi này, các
em luôn có những biến đổi về mặt sinh lý Qua phỏng vấn với một số VTN nam
và nữ, kết quả cho thấy rằng, các em đã từng theo dõi sự thay đổi cơ thể Các em
nữ cho biết, các em theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không, mỗi lần tớichu kỳ có biểu hiện đau bụng hay biểu hiện bất thường gì khác không Còn các
em nam, các em hay tiến hành sự theo dõi này với nhóm bạn chơi thân để sosánh xem giữa mình với bạn bè có gì khác biệt về thể trạng cũng như những bộphận khác…
Tuy nhiên, theo bảng 6 thì có tới 94% VTN có hiểu biết về những biểu hiện sinh lý của lứa tuổi VTN mà theo biểu đồ 3 lại chỉ có 61,9% VTN biết
cách theo dõi những thay đổi của cơ thể mình thường xuyên để đảm bảo cho bảnthân sức khỏe tốt nhất và 32,1% VTN thỉnh thoảng theo dõi sự thay đổi của cơthể Như vậy, vẫn còn một bộ phận VTN có hiểu biết sinh lý lứa tuổi nhưng lạichưa có những hành động đúng và thường xuyên Tự CSSK vẫn chưa trở thànhthói quen hàng ngày của các em
Bên cạnh đó một số cách thức có sự can thiệp của người có chuyên môn,trình độ chuyên sâu về lĩnh vực CSSK thì lại chưa được các em VTN để tâm tớinhiều Chỉ có 29,8% VTN thường xuyên và 51,2 % VTN thỉnh thoảng đến các
cơ sở y tế thăm khám, tỷ lệ VTN không bao giờ tới các cơ sở y tế thăm khám là19% Cách VTN chia sẻ với nhân viên tư vấn khi có vấn đề về sức khỏe chiếm11,9% tương ứng với mức độ thường xuyên, có tới 53,6% VTN không bao giờchia sẻ với nhân viên tư vấn và 34,5% VTN thỉnh thoảng chia sẻ với nhân viên
tư vấn Vẫn còn tồn tại vấn đề này có thể do tâm lý còn e ngại, tính phổ biến của
các hình thức CSSK này chưa cao Có em đã tâm sự rằng “Em rất ngại đến cơ
sở y tế mỗi khi ốm, vì phải chờ đợi rất lâu mà thái độ của nhân viên y tế nhiều khi lại chẳng thân thiện gì.”(Nữ, 18 tuổi) Phải chăng chính những tác động
ngoại cảnh như vậy đã ảnh hưởng tới tâm lý của các em mỗi khi có ý định đếncác cơ sở y tế thăm khám?
Trang 40Trả lời câu hỏi của tôi “Tại sao các em không thường xuyên tìm đến những tư vấn viên có chuyên môn mà tìm hiểu cách CSSK?” thì tôi nhận được
câu trả lời từ phía VTN như sau:
“Em tưởng là tư vấn viên họ chỉ trả lời những câu hỏi về thông tin kinh tế
- chính trị - xã hội thôi hả chị? Trên đài họ vẫn quảng cáo thế mà Em chưa bao giờ gọi điện như vậy cả nên không biết!” (Nam VTN, 17 tuổi)
Và “Nhiều khi gọi điện tới tổng đài tư vấn là người khác giới nên ngại lắm chị à, nên tốt nhất là em tự mình tìm cách giải quyết” (Nữ VTN 16 tuổi).
Như vậy là các em còn rất thiếu thông tin về cách thức hoạt động, nộidung mà nhà tư vấn viên sẽ cung cấp cho các em Tóm lại vì nguyên nhân chủquan, tâm lý ngại chia sẻ nên các em từ chối chia sẻ với tư vấn viên, thậm chícác em không bao giờ nghĩ tới mình sẽ chia sẻ với họ
Đây cũng chính là điều mà những người hoạch định chính sách, nhữngngười triển khai chương trình liên quan tới CSSK nói chung và CSSKSS cầnquan tâm để có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, những chương trình phù hợp vàthân thiện với VTN
Tóm lại, Hầu hết VTN trường THPT Yên Dũng I đã có những hiểu biết
cơ bản về sinh lý, biết cách lựa chọn các biện pháp CSSK cần thiết Các em đãbiết quan sát, tìm hiểu về những thay đổi của lứa tuổi mình để từ đó CSSK chobản thân Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sức khỏe VTN trường THPT YênDũng I Mặc dù hiểu biết và có tìm hiểu về tâm sinh lý bản thân như vậy nhưngcác em VTN vẫn chưa có hành động đúng và chăm sóc sức khỏe thể chất mộtcách thường xuyên Bên cạnh đó, các em còn chưa tận dụng tối đa các cơ hội vàquyền lợi từ y tế công cộng cũng như dịch vụ xã hội để CSSK bản thân một cáchtoàn diện và hiệu quả nhất
2.2.3 Thực trạng CSSK tinh thần của VTN
CSSK tinh thần là cách thức đảm bảo tình trạng tâm thần và cảm xúc tốtcủa mỗi cá nhân Đó là việc con người có cảm thấy đủ khả năng tự tin, có thểđối mặt với những tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữ được các mốiquan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập và dễ phục hồi sau nhữngtình huống khó khăn
Thực trạng CSSK tinh thần của VTN trong nghiên cứu này được xác địnhthông qua thông tin về hiểu biết những đặc điểm tâm lý ở tuổi VTN, tỷ lệ có