Nguồn lực của nền kinh tế resoures @ Khái niệm: Là các yếu tố sản xuất factor of production tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra hàng hóasản phẩm, dịch vụ cho xã hội @ Các dạng ngu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
BÀI GIẢNG
KINH TẾ VĨ MÔ
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM HỌC: 2011 - 2012
Trang 2Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ
KINH TẾ VĨ MÔ
I Một số thảo luận.
@ Trước các nguồn lực hiện có, con người luôn tìm cách phân bổ và sử dụng chúng tốt nhất nhằm thoả mãn
nhu cầu ngày càng cao cho bản thân và cho xã hội,
cách làm trên thể hiện các hoạt động kinh tế.
@ Các hoạt động kinh tế có từ sơ khai của xã hội loài
người, từ nền kinh tế tự cung tự cấp cho đến nền kinh tế thị trường ngày nay
@ Tại sao cần tìm cách phân bổ và sử dụng nguồn lực
tốt nhất?
Vì con người thường không có đầy đủ những gì mong
muốn (unlimited want), nguyên nhân
* Nhu cầu của con người là vô hạn
* Nguồn lực có hạn hay khan hiếm (Scarce resources)
@ Ai là người phân bổ các nguồn lực ?
Xã hội sẽ phân bổ các nguồn lực (Cơ chế nền kinh tế)
@ Đối tượng được phân bổ nguồn lực
Trang 3II Một số khái niệm cơ bản về kinh tế
1 Kinh tế học (Economics)
a Khái niệm
b Nguồn lực của nền kinh tế (resoures)
@ Khái niệm: Là các yếu tố sản xuất (factor of production) tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra hàng hóa(sản phẩm, dịch vụ) cho xã hội
@ Các dạng nguồn lực
* Tài nguyên thiên nhiên(đất đai; khoán sản)
* Lao động
* Vốn
* Khoa học kỷ thuật
* Đất đai : Tài nguyên thiên nhiên không do lao
động tạo ra, nguồn lợi mang lại là tiền thuê
* Lao động (L): Khả năng sx của con người, thu
nhập có được là tiền lương.
* Vốn (K): Phương tiện sx để gia tăng sản lượng,
thu nhập nhận được là tiền lời.
* Doanh nghiệp: Người chấp nhận rủi ro, thu nhập
đạt được là lợi nhuận
c Do đặc thù về đối tượng, điều kiện và phương pháp nghiên cứu,
kinh tế học không phải là 1 môn khoa học chuẩn xác.
Trang 2 / 125
Trang 4c.1 Kinh tế học vi mô (Microeconomics)
@ Nghiên cứu cụ thể, chi tiết hoạt động của nền kinh tế trên cơ sở
khảo sát từng thành phần có trong nền kinh tế.
Cụ thể, kinh tế vi mô quan tâm đến
* Hành vi nhà sx và người tiêu dùng về sp xe gắn máy A
* Hành vi của DN và người lao động ở thị trường sức lao động
ngành may mặc
* Hành vi của nhà sx và người tiêu dùng về sản phẩm thịt gà ; …
@ Kinh tế học vi mô quan tâm đến:
* Giá và lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường
* Biến động thị trường khi có yếu tố tác động như thuế, trợ cấp, ,
@ Kinh tế vi mô dùng pp phân tích từng phần để giải thích hiện
tượng kinh tế
c.2 Kinh tế học vĩ mô (Marcroeconomics)
@ Nghiên cứu hành vi kinh tế ở gốc độ tổng quát, cụ thể xét hành
vi kinh tế ở gốc độ toàn quốc gia
@ Kinh tế vĩ mô quan tâm đến
*Thất nghiệp của quốc gia thay đổi ra sao khi lạm phát thay đổi ?
* Tỉ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia như thế nào?
* Giá trị sản phẩm quốc gia tạo ra hàng năm đạt bao nhiêu? Lượng cung tiền của quốc gia thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá cả hàng hóa dịch vụ, tình trạng thất nghiệp …?
* Sự thay đổi hành vi của các hộ gia đình, các DN, chính phủ và
nước ngoài ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế ?
* Nghiên cứu hiện tượng kinh tế dựa trên cơ sở
thực tế phát sinh, từ đó nhận diện tính qui luật
* Từ thực tế nghiên cứu, sẽ mô tả & giải thích các hiện tượng kinh tế xẫy ra
Trang 3 / 125
Trang 5Nội dung nghiên cứu của kinh tế học thực chứng
Tại sao điều đó xẫy ra và xẫy ra như thế nào?
Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó? …
Thí dụ
Khi giá 1 sp tăng, thì lượng tiêu dùng thay đổi ra sao?
Thuế nhập khẩu tăng ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế ?
Tăng lương ảnh hưởng như thế nào đến tỉ lệ lạm phát ? …
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm kiếm sự thật và trình bày
kết quả 1 cách khách quan
c.4 Kinh tế học chuẩn tắc (Normative economics)
Thí dụ
Chính phủ nên tăng trợ cấp cho thất nghiệp hay tăng đầu
tư hình thành các đơn vị sx?
Nên tăng thuế nhập khẩu hay tạo điều kiện giảm chi phí
sx của doanh nghiệp?
Giá dầu mỏ tăng, quốc gia nên gia tăng sản lượng khai
thác hay vẫn giữ mức khai thác bình thường?
Tuy có nhiều vấn đề được nêu ra nhưng cách giải quyết
thuộc về quan điểm của cá nhân
2 Nhu cầu và cầu 2.1 Nhu cầu (Need)
@ Sự ham muốn của con người về các loại hàng hóa thông qua các hoạt động diễn ra hàng ngày
Sự ham muốn mang tính tính khách quan và không phụ thuộc vào khả năng thoả mãn chúng
@ Qui luật phát triển của nhu cầu là đi từ thấp đến cao
@ Khái niệm nhu cầu được sử dụng trong nghiên cứu dài hạn
Trang 62.2 Sức cầu hay cầu (demand) Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như sau
* Sản xuất tạo ra thu nhập Thu nhập bao gồm: Thu nhập dành cho chi tiêu và thu nhập dành cho tiết kiệm
* Nhu cầu quyết định mức thu nhập dành cho chi tiêu.
* Lượng thu nhập dành cho chi tiêu sẽ tạo ra sức cầu.
* Sức cầu quyết định đến mực sản xuất.
* Sản xuất tạo ra thu nhập …….
3 Chi phí cơ hội
@ Là 1 khái niệm của kinh tế thể hiện 1 dạng chi phí của
nguồn lực, được dùng làm cơ sở cho việc phân bổ và sử
dụng hiệu quả nguồn lực hiện có cho các hoạt động
kinh tế sẽ xẫy ra ở tương lai
@ Từ 1 nguồn lực hiện có, nó có thể được dùng cho nhiều
hoạt động (phương án), trong đó có phương án đang
quan tâm
@ Khái niệm chi phí cơ hội: là giá trị lợi ích của phương
án tốt nhất còn lại bị bỏ qua khi nguồn lực hiện có
được sử dụng cho phương án đang quan tâm
Thí dụ Xét nguồn lực hiện có là 1 tấn thép, giá để được nhận quyền sở hữu
1 tấn thép là B đ
Trang 5 / 125
Trang 7@ Nếu Ađ > 120 trđ Thép nên dùng để sx ôtô
Nếu A đ < 120 trđ Thép không nên dùng để
sx ô tô (có thể dùng thép để sx 2 máy cán thép)
@ Khi dùng thép để sx ôtô, sẽ mất cơ hội thu được
lợi ích 120 trđ từ việc dùng thép để sx 2 máy cán
thép Lợi ích 120 trđ được gọi là chi phí cơ hội
của việc dùng 1 thép để sx ôtô
@ Chi phí cơ hội là cơ sở cho việc ra quyết định sử
dụng (phân bổ ) nguồn lực 1 cách hiệu quả
@ Ở gốc độ kinh tế, với 1 nguồn lực bất kỳ, sẽ có:
4 Nền kinh tế thị trường.
@ Kinh tế thị trường tự do: Hệ thống kinh tế
mà trong đó, quyết định về sản lượng và giá cả
được ấn định bởi lực lượng cung và lực lượng
cầu thị trường
@ Kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính
phủ: Hệ thống kinh tế thị trường với sự can
thiệp của chính phủ vào các lãnh vực nền kinh
tế tồn tại những thất bại.
5 Giá trị danh nghĩa và giá trị thực.
@ Nền kinh tế sd công cụ tiền tệ bất khả hoán tồn tại hiện tượng lạm phát và giảm phát (giá nhiều hàng hóa thay đổi trong
1 khoản thời gian do tác động của lượng cung tiền)
@ Lạm phát làm cho giá trị của : Vật dùng làm tiền (tiền tệ) thay đổi Giá trị tài sản (đất đai, nhà , …) thay đổi Giá trị các chỉ tiêu(doanh thu, chi phí, giá trị tổng SL quốc gia, …) thay đổi
Nói khác đi, giá trị của các vấn đề trên sẽ khác nhau ở các thời
điểm khác nhau
@ Do tồn tại hiện tượng lạm phát và giảm phát, giá trị của các vấn đề trên được xét ở 2 dạng:
Trang 8a Giá trị danh nghĩa Thí dụ
b Giá trị thực
Thể hiện:
@ Sức mua của vật dùng làm tiền, giá trị thực của 1 tài sản,
giá trị thực của 1 chỉ tiêu ở thời điểm tnso với thời điểm t0
(thời điểm t0được chọn làm gốc để so sánh)
@ Theo khái niệm, giá trị thực được xác định bằng cách
loại trừ tác động của lạm phát (giảm phát) của tiền tệ ra
khỏi giá trị danh nghĩa của yếu tố đang quan tâm
@ Giá trị thực có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá,
phân tích các vấn đề kinh tế theo thời gian
Trang 7 / 125
Trang 9Bài tập Xét sản phẩm G
Vào năm 2006: Giá sp là 320.000đ/sp
Vào năm 2007: Giá sp là 322.250 đ/sp
Tỉ lệ lạm phát năm năm 2007 và 2006 là 10%
Chọn năm 2006 làm gốc, hãy nhận diện sự biến động
giá sp G ở gốc độ cung cầu sp
Trang 10b.3 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
b.3.1 Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất được hình thành khi bộ phận cho vay và bộ phận đi vay đạt được thỏa thuận
@ Xét nền kinh tế có lạm phát với thông tin
* Mức lạm phát dự kiến sau 1 năm là p*
* Ở thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay thực sau 1 năm là r
@ Để đảm bảo lãi vay không bị giảm bởi lạm phát:
Bộ phận cho vay yêu cầu được nhận lãi vay là i = r + p*
Bộ phận đi vay đồng ý trả lãi vay i.
i là lãi suất vay danh nghĩa sau 1 năm Trang 9 / 125
Trang 11Thí dụ b.3.2 Lãi suất thực
@ Là lãi suất nhà đầu tư thực nhận khi cam kết về nợ được thực
hiện (bộ phận vay hoàn trả vốn gốc và lãi vay)
@ Nền kinh tế có lạm phát, làm giảm giá trị của lãi và vốn gốc
lãi suất thực nhận thay đổi so với lãi suất cam kết ban đầu
@ Lãi suất thực được xác định như sau:
A: Khỏan tiền cho vay; Thời hạn cho vay là 1 năm r’: Lãi suất cho vay thực/năm
p : Tỉ lệ lạm phát thực/năm
i : Lãi suất vay danh nghĩa
Theo thí dụ, r’ là lãi suất cuối năm 2004, đầu năm 2005
Thí dụ
Trang 12Bài tập
Đầu năm 2002, xét khoản tiền 250 trđ cho vay với thời gian 1 năm
Lãi suất cho vay thực đầu năm 2002 là r = 8%
Mức lạm phát dự kiến trong năm 2002 là p* = 4%
Vào cuối năm 2002, giả định, mức lạm phát thực tế là 6%
Đầu năm 2003, xét khoản tiền 300 trđ cho vay với thời hạn 1 năm
Mức lạm phát dự kiến trong năm 2003 là p* = 7%
Vào cuối năm 2003, giả định, mức lạm phát thực tế là 5% Yêu cầu:
@ Xác định lãi suất danh nghĩa: Giá trị danh nghĩa của vốn và lãi nhận
được cuối năm 2002; Lãi suất thực của khỏan tiền cho vay 250 trđ
(ĐS: i = 12%; 280 trđ; r’= 5,66%)
@ Xác định lãi suất danh nghĩa: Giá trị danh nghĩa của vốn và lãi nhận
được cuối năm 2003; Lãi suất thực của khỏan tiền cho vay 300 trđ
(ĐS: i = 12,66 %; 337.98 trđ; r’= 7,29%)
6 Lạm phát và giảm phát.
6.1.Khái niệm.
@ Lạm phát (Inflation): Tình trạng mức giá chung của nền kinh
tế tăng lên trong 1 thời gian nhất định
Mức giá chung tăng lên trong thời kỳ lạm phát không có nghĩa
là tất cả hàng hóa đều tăng giá và tăng cùng tỉ lệ(đa phần các hàng hóa tăng giá và mức tăng khác nhau)
Lạm phát xẫy ra khi nền kinh tế hđ sx quá khả năng có thể
@ Giảm phát (Deflation): Tình trạng mức giá chung của nền kinh
tế giảm xuống trong 1 thời gian nhất định Mức giá chung giảm xuống trong thời kỳ giảm phát không có
nghĩa tất cả hàng hóa đều giảm giá(đa phần hàng hóa giảm giá)
Giảm phát thường xẫy khi nền kinh tế hđ sx trì trệ (suy thoái, thất nghiệp cao)
6.2 Xác định tỉ lệ lạm phát
Trang 11 / 125
Trang 13* Tỉ lệ lạm phát > 0 Nền kinh tế
có tình trạng lạm phát.
* Tỉ lệ lạm phát < 0 Nền kinh tế có
tình trạng giảm phát
c Chỉ số giá (price index)
Chỉ tiêu phản ảnh tỉ lệ giữa tổng giá trị của 1 nhóm sản phẩm được chọn (có tính đại diện trong nền kinh tế) ở thời điểm đang xét so với thời điểm chọn là gốc
Hàng hoá của nền kinh tế phân thành:
* Hàng hóa tiêu dùng: Lương thực, thực
phẩm, quần áo, thuốc y tế, …
* Hàng hóa sx: Máy móc thiết bị, nguyên
vật liệu, công cụ lao động, …
* Hàng hóa chung: Vừa là hàng hóa tiêu
Trang 14d Cách tính chỉ số giá
@ Chọn 1 số hàng hóa đại diện; Xét mức giá P và
lượng hàng hóa Q được giao dịch trên thị trường
@ Vì cần đánh giá sự thay đổi của giá, nên lượng sp Q
phải cố định
@ Lượng sp tính toán có thể là lượng sp ở kỳ gốc Qo
hay ở kỳ nghiên cứu là Q1 (hay Qn)
@ Các nhà kinh tế đề xuất
Chỉ số giá CPI, PPI được tính theo Qo
Chỉ số giá OPI được tính theo Q1
Trang 13 / 125
Trang 15Nhận xét về cách tính chỉ số giá theo Q1 và Qo
@ Chỉ số giá theo Q1: Kết quả chỉ tiêu đạt thấp
giá có khuynh hướng tăng chậm
@ Chỉ số giá theo Qo: Kết quả chỉ tiêu đạt cao
giá cả có khuynh hướng tăng cao
Trang 16Đs:
* Chỉ số giá theo cách tính CPI:
Chỉ số giá năm 2004 = 100 ; Chỉ số giá năm 2005 = 97,85.
Tỉ lệ lạm phát = - 2,15% ; GT TS ở năm 2004 = 557,975 trđ
* Chỉ số giá theo cách tính OPI:
Chỉ số giá năm 2004 = 100 ; Chỉ số giá năm 2005 = 98,35.
Tỉ lệ lạm phát = - 1,65% ; GTTS ở năm 2004 = 555,179 trđ
* Chỉ số giá theo cách tính Fisher:
Chỉ số giá năm 2004 = 100 ; Chỉ số giá năm 2005 = 98,1.
Tỉ lệ lạm phát = - 1,9 % ; GTTS ở năm 2004 = 556,575 trđ
Trang 15 / 125
Trang 177 Thất nghiệp; Nhân dụng; Lực lượng lao động.
7.1 Một số khái niệm
a Lực lượng lao động (labour force)
@ Những người lao động hội đủ điều kiện
* Nằm trong độ tuổi lao động theo qui định
* Có khả năng làm việc (sức khoẻ và trình độ)
* Sẵn sàng cung ứng sức lao động (muốn đi làm)
@ Lực lượng lao động bao gồm : Số lao động có việc làm
và lao động thất nghiệp
Lực lượng lao động ký hiệu là L
b Thất nghiệp (unemployment hay mức thất nghiệp)
7.2 Phân loại thấp nghiệp theo nguyên nhân.
a Thất nghiệp cơ học (Frictional Unemployment)
Còn được gọi
Trang 18@ Tuỳ thuộc vào đặt điểm của từng quốc gia, thất nghiệp
cơ học được diễn giải như sau
* Những lao động mới gia nhập hay tái nhập lực lượng
lao động nhưng chưa có việc làm
* Những người bỏ việc làm củ và đang tìm việc làm mới
* Những người tàn tật 1 phần hay những người thất
nghiệp do thời vụ
@ Ở 1 gốc độ nào đó, thất nghiệp này được xem là mong
đợi, vì nó cho biết người dân có cơ hội thay đổi việc
làm như thế nào?
b Thất nghiệp cơ cấu (Structural Unemployment).
Tình trạng thất nghiệp xẫy ra khi có sự thay đổi:
@ Cơ cấu ngành sx: Thay đổi từ ngành sx này sang
ngành sx khác Lực lượng lao động ngành củ không đáp ứng với nhu cầu lao động của ngành mới.
@ Thay đổi kỷ thuật sx: Từ sx thủ công sang cơ giới
hay tự động hoá Khả năng lao động hiện tại không đáp ứng yêu cầu sx trong điều kiện kỷ thuật hiện đại.
c Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical Unemployment) 8 Sản lượng tiềm năng (Yp) (potential output)
@ Yp : Mức SL nền kinh tế đạt được với sự tồn tại của 1
mức thất nghiệp thực tế Ut bằng với “thất nghiệp tự nhiên Un” (Natural Unemployment)
@ Un bao gồm thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu
Hai thành phần thất nghiệp này hầu như luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường năng động.
@ Trong thực tế, Yp thể hiện giá trị ước tính từ các
nguồn lực hiện có của nền kinh tế Trang 17 / 125
Trang 19@ Nếu Yt < Yp
Ut > Un , thất nghiệp tăng, nền kinh tế suy
thoái, nguồn lực quốc gia sd lãng phí, hoạt động
kinh tế quốc gia được đánh giá là chưa tốt
@ Nếu Yt > Yp
Ut < Un , thất nghiệp giảm, nền kinh tế có lạm
phát cao, kinh tế quốc gia có xu hướng rơi vào
khủng hoảng tài chính, từ đó sx bị trì trệ, hoạt
động kinh tế quốc gia được đánh giá là chưa tốt
Quốc gia muốn Yt = Yp (nền kinh tế ổn định)
@ Yp không cố định và thay đổi theo thời gian
Sự thay đổi Yp phụ thuộc vào số lượng và chất
lượng các nguồn lực của nền kinh tế
Thông thường lượng vốn, lao động; kỷ thuật, … có
khuynh hướng tăng theo thời gian,
Khi nền kinh tế vận động bình thường và không
gặp phải các tình huống như chiến tranh, thiên
tai, … thì SL Yp có xu hướng tăng theo thời gian.
9 Chu kỳ kinh doanh (Business cycle)
@ Chu kỳ kinh doanh thể hiện tình trạng SL thực tế dao động xoay quanh SL tiềm năng Yp
@ Khoản thời gian giữa 2 điểm cực đại (hay 2 điểm cực tiểu) của SL thực tế sẽ thể hiện 1 chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế
* Chu kỳ kinh doanh nền kinh tế thể hiện 4 giai đoạn:
Phục hưng, hưng thịnh, khủng hỏang và suy thoái
* Thời gian của 1 chu kỳ kinh doanh có thể từ 5 đến 10 năm (hoặc ngắn hơn hay dài hơn) tùy thuộc vào thời gian của các giai đoạn của chu kỳ kinh tế Trang 18 / 125
Trang 2010 Ba vấn đề cơ bản khi sd nguồn lực của nền kinh tế 11 Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản theo cơ chế hoạt
động kinh tế
Mỗi xã hội có cách riêng để giải quyết 3 vấn đề trên, nếu không xét đến nền kinh tế cổ truyền (Traditional Economy), ngày nay, 3 vấn đề cơ bản trên được giải quyết theo cơ chế hoạt động kinh tế sau
@ Cơ chế thị trường tự do (Market Economy)
@ Cơ chế nền kinh tế kế hoạch (Command Economy)
@ Cơ chế nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ (Mixed Economy)
V Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô
1 Mục tiêu quản trị
a Tạo điều kiện ổn định nền kinh tế
b Tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế
@ Tăng trưởng kinh tế là tìm cách tăng giá trị của cải tạo ra đạt cao từ 1 đơn vị nguồn lực hiện có, cụ thể, tìm giải pháp để giá trị sản lượng năm sau đạt cao hơn năm trước
Tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ dài hạn
@ Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho quốc gia đạt được nhiều giá trị hàng hóa nhằm cải thiện và nâng cao đời sống người dân ( quốc gia có tốc độ tăng trưởng chậm so với các quốc gia khác, nền kinh tế bị đánh giá tụt hậu, kém phát triển, đời sống người dân không được cải thiện)
@ Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cần có chính sách thúc
đẩy tạo vốn, tăng NSLĐ (tăng năng lực sx, tạo điều kiện tăng Yp) Trang 19 / 125
Trang 212 Công cụ điều tiết vĩ mô
@ Nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế , chính phủ các
quốc gia cần có các công cụ tác động vào nền kinh tế
@ Các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:
3 Phân biệt các khoản chi tiêu trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế có nhiều loại chi tiêu được thực hiện bởi các khu vực khác nhau
3.1 Chi tiêu hàng hoá dịch vụ tiêu dùng hộ gia đình
3 2 Chi tiêu đầu tư
* Ký hiệu là I.
* Thể hiện tổng đầu tư mới trong 1 khoản thời gian của
tất cả các doanh nghiệp có trong quốc gia, thể hiện
qua việc mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, …,các
TSCĐ khác, vật tư, hàng hóa phục vụ cho sx
* Trong I , không xét đến khoản đầu tư tài chính, đầu tư
mua chứng khoán và trái phiếu, Vì chúng được mô tả
ở khoản chuyển nhượng các nguồn vốn
3 3 Chi tiêu của chính phủ.
Chính phủ có nhiều khoản chi tiêu xét trong 1 khoản thời gian, trong nghiên cứu, khoản chi chính phủ có 2 dạng:
Trang 22Chương 2
ĐO LƯỜNG SẢN
LƯỢNG QUỐC GIA
@ Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề như:
* Tổng sản lượng của nền kinh tế.
* Tỉ lệ lạm phát; Tỉ lệ thất nghiệp
* Cán cân thanh toán, tỉ giá hối đoái; …
@ Để lý giải về những thay đổi của các vấn đề trên, cần xác định giá trị quốc gia tạo ra sau 1 kỳ hoạt động
Để xác định giá trị quốc gia tạo ra, cần nhận
1 Quan điểm về sản xuất
a Vào thế kỷ 16, theo F.Quesnay
“Sản xuất là tạo ra sản lượng thuần tăng”.
Với nhập lượng ban đầu, qua tác động của con người Tạo thêm 1 số sản phẩm
Trang 21 / 125
Trang 23@ Khái niệm phù hợp với sx nông nghiệp, vì: b Đầu thế kỷ 18: Theo Adam Smith “Sx là sáng tạo ra các sp vật chất”
là những sp hữu hình có thể nhìn thấy được
Theo quan niệm:
* Ngành nông lâm ngư nghiệp, ngành công nghiệp, xây
dựng là ngành sx
* Ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện,
…không được xem là ngành sx
Theo khái niệm, giá trị SL quốc gia tạo ra được đánh giá không cao (chỉ xét giá trị ngành sx sp hữu hình)
c Vào thế kỷ 19: Theo Karl Marx
“Sx là tạo ra các sp vật chất bao gồm các sp hữu hình
và vô hình
@ SP hữu hình: Các ngành nông lâm ngư nghiệp, công
nghiệp, xây dựng và khai khoáng.
@ SP vô hình: Ngành thương mại, vận chuyển,bưu điện
Giá trị những ngành sx được tính vào SL quốc gia
Giá trị ngành phục vụ cho nhu cầu cơ bản xh không
được tính vào sản lượng quốc gia
Từ khái niệm, hình thành cách tính giá trị SL quốc gia ở
các nước XHCN
Chỉ tiêu đánh giá giá trị SL quốc gia được mô tả qua
“Hệ thống sx vật chất MPS”
Vào thế kỷ 19: Quan điểm về sx của các nhà kinh tế
theo cơ chế thị trường như sau:
Trang 24@ Chỉ tiêu đánh giá về giá trị SL quốc gia đươc xác định
từ “Hệ thống tài khoản quốc gia SNA”
(System of National Accounts).
@ Hệ thống SNA được Liên Hiệp quốc công nhận là 1 hệ
thống đo lường quốc tế
@ Hệ thống bao gồm 4 tài khoản tổng hợp:
+ Tài khoản sản xuất.
+ Tài khoản thu nhập và chi tiêu.
+ Tài khoản vốn.
+ Tài khoản giao dịch với nước ngoài.
2 Chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA
7 chỉ tiêu phản ảnh kết quả của nền kinh tế đạt trong 1 năm
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP Gross National Product) + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP Gross Domestic Product) + Sản phẩm quốc dân ròng (NNP Net National Product) + Sản phẩm quốc nội ròng (NDP Net Domestic Product) + Thu nhập quốc dân (NI National Income)
+ Thu nhập cá nhân (PI Personal Income) + Thu nhập khả dụng(DI Dispossable Income)
Trang 23 / 125
Trang 25@ Vấn đề “lãnh thổ 1 nước” và “ công dân 1 nước” tạo ra sự
khác nhau giữa GNP và GDP
@ Theo khái niệm
* Giá trị tạo ra trên lãnh thổ 1 nước được tính vào GDP nước đó
(tạo ra từ công dân trong nước và từ người dân nước ngoài)
* Giá trị do công dân 1 nước tạo ra sẽ được tính vào GNP của
quốc gia đang xé
Thí dụ:
Bài tập.
Hãy xác định giá trị GNP và GDP của các quốc gia
* Thu nhập của công ty Honda của Nhật đặt tại Việt
Nam và Thái Lan.
* Thu nhập của công ty liên doanh Việt Nam và Thái
Lan đặt tại Campuchia.
* Thu nhập của công ty liên doanh Việt Nam và Nhật
đặt tại Lào.
@ Vấn đề sản phẩm cuối cùng(SPCC)
* SPCC: Sp được giao dịch trên thị trường
* Sp cuối cùng: Sp được sx và cung ứng trên thị trường
nhằm phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư
Sp cuối cùng rất đa dạng: Lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, thuốc y tế, điện nước, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, dịch vụ, …
Xét về giá trị, ta có giá trị sp cuối cùng
* Sp cuối cùng dùng cho đầu tư, hình thành sp trung
gian phục vụ cho quá trình sx
Trang 26Sản phẩm trung gian
Sp phục vụ cho quá trình sx như : NVL, công lao
động, công cụ lao động, các loại dịch vụ, …
Sp trung gian sử dụng 1 lần trong quá trình sx
Xét về mặt giá trị, ta có giá trị sp trung gian
@ Ở gốc độ toàn bộ nền kinh tế
Thí dụ Xét quốc gia A với thông tin giả định như sau: Trong nước có 2 hoạt động: Ngư dân đánh bắt cá và nhà máy chế biến cá hộp
Ngư dân đánh bắt 1 số cá tươi trị giá 10 trđ Số cá này :
* Được bán cho tiêu dùng tại chợ là 2 trđ.
* Phần còn lại bán cho nhà máy chế biến cá hộp.
Với nhập lượng đầu vào, nhà máy sx sp cá hộp tạo được giá trị xuất lượng là 15 trđ và bán cho tiêu dùng
Giá tri tổng SL quốc gia tạo ra được xác định như sau
Trang 25 / 125
Trang 27@ Nếu tính giá trị tổng SL quốc gia theo xuất lượng @ Xác định GTSL quốc gia theo VA
* Ởû ngư dân
2 trđ cá tươi cung ứng cho tiêu dùng: Là GTSPCC
8 trđ cá tươi cung ứng cho nhà máy phục vụ cho đầu tư
là GTSPCC Giá trị SPCC do ngư dân tạo ra = 8 + 2 = 10 trđ
Ngư dân được xem là đơn vị đầu tiên trong quốc gia, nên nhập lượng trung gian đầu vào có giá trị = 0
VA ngư dân = Giá trị SPCC – Giá trị trung gian
Trang 28Bài tậpGiả định có thông tin trong quốc gia N như sau
* Nông dân trồng mía, tạo giá trị là 30 trđ Bán cho tiêu dùng 4 trđ;
Phần còn lại bán cho nhà máy đường
* Nhà máy đường tạo giá trị đường thành phẩm 36 trđ, bán cho các
chợ để cung ứng tiêu dùng là 10 trđ, phần còn lại cung ứng cho
nhà máy sx bánh kẹo
* Nhà máy bánh kẹo tạo xuất lượng 40 trđ, bán cho tiêu dùng
Nền kinh tế của quốc gia N chỉ có 3 ngành
Nông dân và nhà máy đường là người dân nước N
Nhà máy bánh kẹo là công dân nước H
Hãy xác định GDP và GNP của các quốc gia đang xét
(ĐS: GDPN= 54 trđ; GNP N= 40 trđ; GNPH= 14 trđ )
4 Mối quan hệ giữa GDP và GNP.
@ GNP : Giá trị sp cuối cùng do công dân 1 nước tạo ra
GNP gồm 2 phần : (a) + (b)
*(a):Giá trị do công dân trong nước tạo ra trên lãnh thổ của họ
*(b):Giá trị do công dân trong nước tạo ra ở lãnh thổ nước khác
+ Thu nhập của người dân trong nước làm việc ở nước ngoài
+ Lợi nhuận thu được do đầu tư vốn ở nước ngoài
+ Thu nhập do bán hay cho thuê bản quyền ở nước ngoài, …
@ Việc đưa vốn, lao động , …, ra nước ngoài, gọi là: Xuất khẩu
các yếu tố sx, do vậy tạo được thu nhập, gọi là:
* Thu nhập từ các yếu tố sx xuất khẩu
* Hay thu nhập chuyển vào trong nước từ yếu tố sx xuất khẩu
@ GDP: Giá trị sp cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ 1 quốc giaGDP gồm 2 phần : (a) + ( c)
(a): Giá trị do công dân trong nước tạo ra trên lãnh thổ của mình(c): GT do công dân nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ nước đang xét
+ Thu nhập của người dân nước ngoài làm việc ở nước đang xét + Lợi nhuận chia cho vốn đầu tư nước ngoài
+ Tiền thuê trả cho hoạt động thuê, mua bản quyền nước ngoài,
* Việc nhận vốn, lao động, …từ nước ngoài vào trong quốc gia được
gọi là nhập khẩu các yếu tố sx, tạo thu nhập của người nước
ngoài, gọi là :
+ Thu nhập từ các yếu tố sx nhập khẩu
+ Hay: Thu nhập chuyển ra nước ngoài từ yếu tố sx nhập khẩu
Trang 27 / 125
Trang 295 Sử dụng gía trong tính toán các chỉ tiêu SNA.
5.1 Sử dụng giá để tính giá trị SL hàng năm
a Giá thị trường và giá trị SL quốc gia
@ Nền kinh tế sử dụng tiền tệ bất cải hoán nên tồn tại hiện tượng lạm phát.
@ Lạm phát làm cho giá tăng qua các kỳ hoạt động
@ Để so sánh giá trị của 1 chỉ tiêu qua các kỳ, cần sd
giá không phụ thuộc vào tác động của lạm phát, là giá trị thực (giá đã loại lạm phát)
Trang 30Tóm lại
@ Để tính GDP hàng năm, sd giá thị trường (nhằm xác
định GDP danh nghĩa)
@ Để đánh giá thu nhập nền kinh tế, sd giá yếu tố sx
@ Để so sánh giá trị GDP qua các năm, sd giá trị thực
(GDP danh nghĩa đã loại lạm phát)
@ Ta có: GNP = GDP + (b) - (c)
Để tính GNP, NNP, NI , PI, DI, cần xđ giá trị GDP
II Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường
Theo lý thuyết, giá trị tổng sản lượng quốc gia được tính dựa trên 3 cách:
1 Một số khái niệm
1.1 Khấu hao De ( depreciation).
@ De thể hiện tổng giá trị khấu hao TSCĐ của tất cả các
hoạt động sx kd có trong quốc gia hàng năm
@ Ở gốc độ 1 doanh nghiệp, khấu hao thể hiện giá trị hao
mòn bình quân của TSCĐ hàng kỳ khi tham gia sx
@ De được tính vào giá thành sản phẩm, tạo khoản thu khi
tiêu thụ sp nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư trước đây khi
mua TSCĐ
@ TSCĐ: TS có giá trị lớn và thời gian sd dài (>1 năm)
@ KH được xác định dựa vào giá trị TS và thời gian sd TS
@ Giá trị KH hàng kỳ theo phương pháp hao mòn đều hàng kỳ (hay phương pháp đường thẳng)
KH /năm = Giá trị TS / Thời gian sd TS
Trang 29 / 125
Trang 31@ Giá trị KH hàng kỳ theo tỉ lệ 1.2 Đầu tư tư nhân I (Investment).
Thể hiện lượng tiền dùng để mua sắm TSCĐ
(máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi, nhà
làm việc, nhà ở,…) và đầu tư hàng tồn kho
I = Đầu tư TSCĐ + Chênh lệch hàng tồn kho Chênh lệch HTK= HTK cuối kỳ – HTK đầu kỳ
Nguồn tiền dùng để đầu tư I
@ Khoản tiền KH hàng năm De
Không làm tăng thêm TS của đơn vị và quốc gia, được gọi là
đầu tư bù đắp hay đầu tư thay thế.
@ Khoản tiền tiết kiệm trong nước hay vốn nước ngoài
Đâàu tư này làm tăng giá trị TSCĐ và tăng hàng tồn kho
Khoản đầu tư này gọi là đầu tư ròng (In- Net Investment)
hoặc đầu tư tăng thêm hay đầu mở rộng
Đầu tư ròng (In) = Tổng đầu tư (I) – Khấu hao(De)
1.3 Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình.
Trang 321.4 Thuế trực thu và thuế gián thu
a Thuế trực thu Td ( Direct Taxes).
* Thuế đánh trực tiếp vào thu nhập các thành
phần trong nền kinh tế
* Các lọai thuế trực thu
Thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập DN
Thuế di sản (thuế thừa kế)
Thuế “cộng đồng”(community charge); …
b Thuế gián thu Ti( indirect Taxes).
* Thuế đánh gián tiếp vào thu nhập của các thành viên trong nền kinh tế (thuế tính vào giá trị hàng hoá dịch vụ giao dịch trên thị trường)
* Các loại thuế gián thu
Thuế tiêu thụ đặc biệt ; Thuế VAT;
Thuế doanh thu ; Thuế xuất nhập khẩu ; Thuế tài nguyên ; Thuế trước bạ ; …
1.5 Chi tiêu của chính phủ.
a Chi mua hàng hoá, dịch vụ G
(Government Spending on goods anh services)
b Chi chuyển nhượngTr (Transfer payments).
@ Khoản chi có các dạng:
* Trả lương hưu trí cho nhân viên chính phủ
* Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thương binh liệt sĩ, gia đình có công với quốc gia
* Trợ cấp học bổng cho sinh viên học sinh
* Trợ cấp người nghèo; Bù lỗ cho xí nghiệp quốc doanh
* …
Trang 31 / 125
Trang 331.6 Xuất nhập khẩu
@ Do đang xét giá trị GDP, nên giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu không xét do ai tạo ra
1.7 Tiền lương; Tiền thuê; Tiền lãi; Lợi nhuận.
a Tiền lương W(Wage)
* Thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
* Thu nhập của lao động bao gồm:
+ Tiền lương định kỳ của CNVC + Tiền công theo công việc hay theo ngày công + Bảo hiểm xã hội tính theo lương
+ Tiền trợ cấp tính theo lương + Tiền thưởng, bồi dưỡng tăng ca; độc hại, …
b Tiền thuê R (Rental)
@ Khoản thu từ việc cho thuê tài sản như đất đai,
kho bãi, ….
@ Tiền thuê bao gồm 2 phần:
* Phần giá trị KH tài sản cho thuê
* Phần lợi tức của chủ tài sản
c Tiền lãi i (interest)
Thu nhập có được từ hoạt động cho vay
d Lợi nhuận Pr (Profit).
Trang 342 Sơ đồ chu chuyển kinh tế.
Trong nền kinh tế, có các chủ thể:
Hộ gia đình; Doanh nghiệp; Chính phủ và nước ngoài.
* Doanh nghiệp: Bộ phận sx sp hàng hoá dịch vụ cung
ứng cho nền kinh tế và cho xuất khẩu.
* Hộ gia đình: Người tiêu dùng các sp trong nước và
hàng nhập khẩu, là người cung cấp các nhập lượng cho
DN
* Chính phủ : Người thu thuế, các khoản lệ phí và chi
tiêu công
* Nước ngoài: Bộ phận tham gia mua, bán hàng hoá với
các chủ thể trong nước (DN, hộ gia đình, chính phủ).
3 Phương pháp tính GDP.
Từ sơ đồ chu chuyển kinh tế, GDP được tính theo các pp
3.1 Xác định GDP theo phương pháp sản xuất GDP = ΣΣΣΣVAi
VAi = Xuất lượng DN thứ i - Chi phí trung gian DN thứ i
@ Xuất lượng của DN: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ theo giá thị trường do DN cung ứng
@ Chi phí trung gian của DN: Những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài thuộc dạng sử dụng 1 lần trong sx Chi phí trung gian: NNVL, điện năng; nước;…; dịch vụ về vận chuyển, ngân hàng, điện thoại, … Trang 33 / 125
Trang 35Thí dụ Xét 1 quốc gia với thông tin giả định như sau:
* Giá trị xuất khẩu = nhập khẩu
* Nền kinh tế có 3 hoạt động:
Nông dân sx gạo
Doanh nghiệp sx bột
và doanh nghiệp sx bánh
Với thông tin
3.2 Xác định GDP theo phương pháp phân phối
* Từ xuất lượng, sau khi trừ chi phí trung gian, giá
trị còn lại gồm có: Tiền lương, tiền lãi, tiền
thuê, khấu hao, lợi nhuận và thuế gián thu.
* Các khoản này được dùng để phân phối cho
các thành viên trong nền kinh tế, đây cũng
chính là giá trị tạo mới VA của nền kinh tế
Trang 363.3 Xác định GDP theo phương pháp chi tiêu
Trong nền kinh tế:
* Chi tiêu được thực hiện từ thu nhập
* Thu nhập được tạo bởi giá trị gia tăng VA
* VA tạo nên GDP
Nếu thống kê tổng chi tiêu của nền kinh tế sẽ
xác định được GDP quốc gia
Trang 35 / 125
Trang 37DI = W + R + i + Pr –Pr* + Tr –Td
Pr* bao gồm :
* Phần lợi nhuận giữ lại trong DN để đầu tư mở
rộng sx tăng thu của DN ngoài giá trị De
* Phần thuế thu nhập DN nộp cho chính phủ
Tăng thu của chính phủ ngoài thu Ti và Td
Trong thực tế, vì nhiều lý do, kết quả tính toán của các
pp có chênh lệch
Khi có sự chênh lệch về giá trị GDP từ các pp, các nhà thống kê điều chỉnh theo các cách sau:
@ Lấy giá trị trung bình từ kết quả tính của các pp
@ Điều chỉnh các sai số để kết quả của các pp đạt như nhau
Trang 38III Tính các chỉ tiêu khác từ GDP
1 Đo lường GNP danh nghĩa theo giá thị trường
2 Giá trị sp quốc dân ròng NNP
@ NNP = GNP - De
@ NNP phản ảnh giá trị tạo mới do công dân
trong nước tạo ra và được dùng để phân phối
Cho người lao động (W).
Bộ phận cho thuê tài sản (R)
Bộ phận cho vay (i)
Bộ phận góp vốn (Pr)
Chính phủ (Ti).
3 Thu nhập quốc dân NI (National Income).
@ NI thể hiện thu nhập của nền kinh tế sau khi đã phân phối thuế gián thu cho chính phủ
Trang 37 / 125
Trang 394 Thu nhập cá nhân PI (Personal Income)
* PI = NI – Pr* + Tr
Pr*: Là lợi nhuận không chia và phần nộp cho
chính phủ; Pr* trích từ lợi nhuận Pr
* PI: Thể hiện khoản thu nhập phân phối cho các
cá nhân trong xã hội như người lao động,
người cho thuê TS, người cho vay, người góp
vốn hình thành DN
5 Thu nhập khả dụng DI (Dispoable Income).
IV Các chỉ tiêu dùng để so sánh.
@ Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu nẫy sinh
nhu cầu như so sánh thành quả đạt được
Giữa các quốc gia Giữa các vùng trong 1 nước qua các năm
@ Các nhà kinh tế đề xuất 2 chỉ tiêu:
Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế bq qua các năm.