1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tài liệu về đề cương kinh tế vĩ mô

34 708 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 454 KB

Nội dung

Kinh tế học vĩ mô là một nhánh của Kinh tế học, tập trung nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tếdiễn ra hàng ngày như : tăng trưởng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Kinh tế học đã trở thành một môn học mang tính phổ cập và được quiđịnh là một môn khoa học cơ sở đối với sinh viên ngành kinh tế ở tất cả cáctrường đại học trong cả nước

Kinh tế học vĩ mô là một nhánh của Kinh tế học, tập trung nghiên cứu các

hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tếdiễn ra hàng ngày như : tăng trưởng kinh tế, lạm phát,thất nghiệp, cán cân thanhtoán, cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ Nhằm nâng cao chấtlượng của sinh viên khối ngành kinh tế trong các trường đại học, nâng cao khảnăng thực hành về các vấn đề của kinh tế vĩ mô trong chính sách vĩ mô của nhànước.Ngoài việc học những kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô sinh viên các khốingành kinh tế cần làm những bài tập lớn của môn kinh tế vĩ mô.Việc làm bài tậplớn sẽ giúp cho sinh viên hiểu thêm về tình hình kinh tế vĩ mô thực tế của nhànước ta hiện nay những điều mà sinh viên không được thấy trên sách vở.Qua đó cũng là một lần các sinh viên tự kiểm tra, áp dụng những gì mình đã được họcvào phân tích các chính sách vĩ mô của nhà nước

Với đề tài nghiên cứu : “Tìm hiểu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ sau thời kì đổi mới đến nay Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với nguồn đầu tư này” Em hi vọng bước đầu đánh giá được

tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta từ năm 1987 đến nay

Sự kiện Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2006 đánh dấu bước phát triển trong nền kinh tế nước ta và đem lại nhiều cơ hội ,thách thức mới Như vậy, việc gia nhập WTO ảnh hưởng như thế nào tới nguồn đầu tư này?

Qua bài tập lớn này giúp em hiểu sâu , rõ hơn về môn học kinh tế vĩ mô, trang bị cho em một số kiến thức thực tế dựa trên những kiến thức lí thuyết đã học trên giảng đường Điều đó tạo nền tảng và cơ sở vững chắc kiến thức cho các môn học sau này cũng như công việc trong tương lai Bài tập lớn gồm 3 phần:

-Phần 1: Lời mở đầu

-Phần 2: Nội dung chính

-Phần 3: Kết luận

Bài tập lớn đước hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Kim Loan

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay với đầu tư nước ngoài.

1 Giới thiệu về môn học, vị trí của môn học trong chương trình đại học.

a Giới thiệu môn học:

-Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thếnào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhucầu của cá nhân và toàn xã hội

-Kinh tế học vĩ mô - một phân nghành của kinh tế học - nghiên cứu sự

vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diệntoàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trong kinh tế học vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề Thứnhất, chúng ta tìm cách nắm bắt phương thức hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.Thứ hai, chúng ta tìm cách giải đáp câu hỏi là liệu chính phủ có thể làm điều gì

để cải thiện thành tựu chung của toàn bộ nền kinh tế Tức là chúng ta quan tâmđến cả giải thích và khuyến nghị về chính sách

Giải thích liên quan đến nỗ lực để hiểu hành vi của nền kinh tế trên bốnphương diện cơ bản: sản lượng và tăng trưởng kinh tế; việc làm và thất nghiệp; sựbiến động của mức giá chung; và thu nhập ròng nhận được từ thương mại và tàichính quốc tế Kinh tế học vĩ mô tìm cách giải thích điều gì quyết định đến cácbiến số đó, tại sao chúng lại biến động theo thời gian và mối quan hệ giữa chúng

Trong kinh tế học vĩ mô chúng ta tìm hiểu phương thức hoạt động củatoàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên chúng ta không thể xem xét mọi giao dịch cánhân trên tất cả các thị trường trong nền kinh tế Trái lại cúng ta cần phải đơngiản hóa, trừu tượng hóa thế giới hiện thực Chúng ta sử dụng phương pháp trừutượng hóa để giảm bớt các chi tiết phức tạp của nền kinh tế, nhằm tập trungphân tích những mối quan hệ kinh tế then chốt, qua đó dễ dàng phân tích, đánhgiá và dự báo hành vi của các biến số quan trọng Quyết định nghiên cứu cácbiến số tổng hợp, chứ không phải nghiên cứu các biến số đơn lẻ cũng là một sựtrừu tượng hóa Đặc biệt trong những năm gần đây và dự đoán trong nhiều nămtới, các mô hình kinh tế lượng vĩ mô sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trongcác lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện tại

Một quốc gia, có thể có những lực chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràngbuộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị xã hội Song sự lựachọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mangtính khách quan của hệ thống kinh tế Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến

thức và công cụ phân tích kinh tế đó Ngày nay, những kiến thức và công cụ

phân tích này càng được hoàn thiện thêm để có thể mô tả chính xác hơn đờisống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta

Trang 3

Phương pháp nghiên cứu:

Mỗi quốc gia có thể những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràng buộc của

họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội Song, sự lựa chọnđúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tínhkhách quan của hệ thống kinh tế Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức

và công cụ phân tích kinh tế đó Những kiến thức và công cụ phân tích này đượcđúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh

tế thuộc nhiều thế hệ khác nhau Ngày nay, chúng càng được hoàn thiện thâm để

có thể mô tả chính xác hơn đời sống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta

Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, kinh

tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp, tức làxem xét sự cân bằng đồng thời tất cả các thị trường hàng hóa và các nhân tố.xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ của nền kinh tế,

từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng Ngoài ra, kinh tế học vĩ

mô cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừutượng, phương pháp phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế, Đặc biệtnhững năm gần đây và tương lai, các mô hình kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô sẽchiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại

b Vị trí của môn học trong chương trình học đại học:

Kinh tế học vĩ mô là một trong những chủ đề quan trọng nhất đối với sinhviên vì tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của sinh viên Mứcviệc làm và mức thất nghiệp chung sẽ quyết định khả năng tìm kiếm việc làmsau của chúng ta sau khi tốt nghiệp, khả năng thay đổi công việc và khả năngthăng tiến trong tương lai Mức lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà chúng ta

có thể nhận được từ khoản tiết kiệm của chúng ta trong tương lai

Kinh tế vĩ mô sẽ giúp cung cấp cho chúng ta những nguyên lý cần thiết

để hiểu rõ tình hình kinh tế của đất nước, đánh giá các chính sách kinh tế màChính phủ đang thực hiện và dự đoán các tác động của những chính sách đó tớiđời sống của chúng ta như thế nào?

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tếthế giới, đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO,trong đó tất cả hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển qua biên giới các quốc giaLần đầu tiên mọi người đều chơi theo một luật chơi chung “ Luật chơi của kinh

tế thị trường toàn cầu “ Đây là một thách thức rất lớn Người thắng sẽ có lợi

nhuận ,thu nhập cao, thành đạt trong cuộc sống và kẻ thua cuộc sẽ tụt lại đằngsau nhiều khi còn dẫn đến phá sản Vì vậy , vị trí bộ môn kinh tế trong cáctrường đại học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó trang bị cho sinh viênnhững kiến thức cơ bản về kinh tế học, về kinh tế vi mô hay kinh tế vĩ mô Nógiúp cho sinh viên làm quen với các khái niệm kinh tế

2.Giới thiệu chung về nền kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới đên nay

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đó bước vào thời kì xây dựng đấtnước theo định hướng XHCN Tuy nhiên, phải đến tháng 12 năm 1986, với Nghị

Trang 4

quyết Đại hội Đảng VI về thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chính sách mở,nền kinh tế Việt Nam mới thực sự khởi sắc và bước đầu đạt được những thànhtựu kinh tế quan trọng Sau hai mươi năm đổi mới, Việt Nam hiện đang sở hữumột tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên tục, bền vững qua nhiều năm.Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện Đất nước hiện cóquan hệ ngoại giao với 170 quốc gia, xây dựng mối quan hệ thương mại với hơn

150 nền kinh tế, có quan hệ đầu tư buôn bán sâu rộng với trên 30 nước và vùnglãnh thổ… Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA đổ vào Việt Nam trongnhững năm qua với số lượng và chất lượng ngày càng lớn đã và đang tác độngtích cực đến tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp phần chuyển đổi

cơ cấu kinh tế Việt Nam ngày càng tập trung vào các ngành hàng có ưu thế trênthương trường quốc tế Cho đến nay đã có hơn 5000 dự án FDI với số vốn đăng

kí gần 100 tỷ USD được cấp giấy phép ở Việt Nam Nhiều ngành công nghiệpmới được phát triển nhanh chóng…

Trong hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách cải cáchkinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là tự do hoá, ổn định hoá, thay đổi thể chế,chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa nềnkinh tế ra thế giới, Việt Nam đó đạt được những thành tựu đáng ghi nhận vềtăng trưởng kinh tế Từ chỗ hầu như không có tăng trưởng, thì ngay sau đổi mới,trong giai đoạn 1986-1990, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuytốc độ chưa cao Trong nửa đầu những năm 1990, nền kinh tế liên tục tăng tốc.Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 1995 (9,54%), tỷ lệ tăng trưởngkinh tế của Việt Nam đó bị sút giảm và xuống mức đáy vào năm 1999 (1999:4,77%), chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực.Bắt đầu từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đó liên tục cao lên Với

đà tăng trưởng bình quân hàng năm 7,3% như trong suốt giai đoạn từ năm 1990đến nay, thì tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam sẽ gấp đôi sau khoảng 1thập kỉ

Trang 5

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2007

Ngay sau khi thực hiện Đổi mới, nước ta đó vấp phải một thách thức lớn: nềnkinh tế bị mất ổn định nghiêm trọng Giá cả hàng hoá và dịch vụ bắt đầu tăngtốc Giai đoạn 1986 - 1988 là những năm lạm phát phi mó, tỉ lệ lạm phỏt tănglờn 3 con số (1986: 774,7%; 1987: 360,4%; 1988: 374,4%) với những hậu quảkhụn lường như: triệt tiờu động lực tiết kiệm và đầu tư, làm đình trệ sự pháttriển lực lượng sản xuất, thất nghiệp tăng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân

cư, đặc biệt là những người làm việc trong bộ máy nhà nước bị suy giảm nghiêmtrọng Năm 1989, chương trỡnh ổn định mà nội dung chủ yếu là ỏp dụng chínhsách lãi suất thực dương, Việt Nam đó thành công trong việc chặn đứng sườnlạm phát Song, kết quả này đó không bền vững: lạm phát cao đó quay trở lạitrong hai năm sau đó và thâm hụt ngaan sách được duy trì ở mức thấp và đặcbiệt đó không tài trợ bằng phát hành tiền; việc cải cách kinh tế và chủ động hộinhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đó đưa đến những thành cũng đángkhích lệ: lạm phát được kiểm soát và kinh tế tăng trưởng cao Tuy nhiên từ năm

1999, nước ta phải đối mặt với một thách thức mới: lạm phát quá thấp đi cùngvới đà tăng trưởng kinh tế chậm lại Với chủ trương kích cầu kịp thời, nền kinh

tế nước ta dần dần khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao Bướcsang năm 2004, lạm phát đột ngột tăng tốc trở thành mối quan tâm chung cho sựphát triển kinh tế ở nước ta: chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5% Đây là mức tăng giácao nhất trong 9 năm qua và cũng là năm đầu tiên kể từ năm 1999 tỉ lệ lạm phátvượt ngưỡng do Quốc hội đề ra là 5% Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự kiếncủa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và của mọi người dân

Trang 6

1992

1993

1994

1995

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam, 1986 - 2007

Đứng trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước đó sớm đề ra mục tiêu kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững Ngânhàng Nhà nước đó đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ Tăng dự trữ bắt buộc

từ 5 lờn 10% và sau đó đưa tiếp lên 11% Khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứngkhoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, sau đó sửa thành 20% vốn điều

lệ theo hướng thắt chặt hơn Khống chế tốc độ tăng dư nợ tín dụng cả nămkhông vượt quá 30% Sớm có biện pháp để đập tắt cơn sốt giỏ USD trờn thịtrường tự do; đưa biên độ giao dịch mua bán USD từ ± 1% lên ±2% Đặc biệt

đó hai lần đưa lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và từ 12% lên 14% Đẩy mạnhxuất khẩu, kiềm chế nhập siêu… Kết quả, tốc độ tăng giá tiêu dùng đó cóxuhướng giảm trong vài tháng nay, tính bình quân hai tháng qua chỉ còn tăng1,36%/tháng, thấp hơn lãi suất huy động tính theo kì hạn năm nay Tính thanhkhoản của ngân hàng thương mại được cải thiện Mặt bằng lãi suất có xu hướnggiảm để tạo điều kiện cho sản xuất, xuất khẩu Nhập siêu giảm dần ở mức 1 tỷUSD từ tháng 6; cán cân thanh toán tổng thể được đảm bảo Đầu tư trực tiếpnước ngoài tăng mạnh cả về vốn đăng kí và vốn thực…

Trang 7

3.Giới thiệu về FDI, nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của FDI đối với nền

kinh tế Việt Nam.

a.Giới thiệu về FDI

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu

tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh nghiệp về FDI Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trựctiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty

Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người

sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó

là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để

có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu

tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thườnghoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải tất cả các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ

sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp đòng và giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài

Trang 8

Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế

và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư

Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung Tuy nhiên, nó có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với đầu tư nội địa:

- Chủ đầu tư là người nước ngoài Đặc điểm này có liên quan đến cáckhía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán, Nói chung,đây là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ đầu tư ởnước ngoài

- Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới Đặc điểm này có liênquan chủ yếu đến các khía cạnh về chính sách, pháp luật, hải quan và cước phívận chuyển

Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, mộthình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn

bổ xung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường củacác công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay Nhiều trường hợp, việc buôn bánhàng hoá ở nước sở tại là bước đi tìm hiểu thị trường, luật lệ để đi đến quyếtđịnh đầu tư Đến lượt mình, việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư ở nước sởtại lại là điều kiện để xuất khẩu máy móc, vật tư nguyên liệu và khai thác tàinguyên của nước chủ nhà

Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoàingày càng phát triển mạnh mẽ hợp thành những dòng chính trong trào lưu cótính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu Sự phát triển của đầu tư quốc tế gắnliền với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các quốc gia và sự phát triển của xuhướng khu vực hoá, toàn cầu hoá Nhu cầu về vốn của các nước đang phát triển

và sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn làm chođầu tư nước ngoài diễn ra với quy mô ngày càng lớn, đa dạng và rộng khắp b.Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế

- Tạo thu nhập cho nước nhận đầu tư

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo racông ăn việc làm cho người lao động

Trang 9

* Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yêu cầu tất yếu của quá trình toàncầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ Với những đặc điểm của mình, FDIđóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư vànước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên kết, nhằm duy trìnhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước mình FDI có vai trò quan trọng trong quátrình phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới FDI đã đem lại mộthơi thở mới cho nền kinh tế thế giới, mở cửa cho sự toàn cầu hóa lan rộng khắpthế giới

-FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tíchlũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹthuật thế giới phát triển mạnh

-Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài đãchuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhậnđầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ, kỹthuật tiên tiến, hiện đại, những kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing, độingũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt ( trình độ kỹ thuật, phươngpháp làm việc, kỷ luật lao động )

-Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩytính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác cóhiệu quả các tiềm năng của đất nước Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

-Với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào cảnh nợ nần, khôngchịu những ràng buộc về chính trị, xã hội FDI góp phần tăng thu cho ngân sáchnhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài Thông qua hợptác với nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư cso điều kiện thâm nhập vào thịtrường thế giới Như vậy, các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tàichính cho các dự án phát triển

Tuy nhiện, bên cạnh những ưu điểm, FDI cũng có những hạn chế nhấtđịnh Đó là nếu đầu tư vào nơi có môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, thìnhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn Còn đối với nước sở tại, nếu không có quyhoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, kém hiệuquả, tham nhũng, tài nguyên thiên nhiên bị khi thác quá mức và nạn ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng

Chương 2: Đánh giá vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Trang 10

Năm 2004 được xem là năm thành công nhất của Việt Nam trong việc thu

hút vốn đầu tư nước ngoài trong 7 năm qua Số dự án và vốn đầu tư tăng đáng

kể so với năm 2003 cũng như những năm trước đó Những kết quả đạt được rấtđáng khích lệ và tạo ra những kỷ lục mà Việt Nam chưa từng đạt được trongvòng 7 năm Tổng vốn đầu tư cấp phép đạt trên 4 tỷ USD, nếu nói chính xác thì4,1-4,2 tỷ USD So với năm 2003, mức tăng trưởng về vốn mới năm 2004 đạt35% Đây là kỷ lục thứ nhất Kỷ lục thứ hai chính là vốn thực hiện, số vốn nàyđạt 2,85-2,9 tỷ USD so với năm 2003 là 2,6 tỷ Điều này cho thấy niềm tin củanhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam và từ niềm tin đó họnhanh chóng triển khai những gì họ đã đăng ký, tức cam kết

Năm 2005, Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cả năm sẽ đạt trên 5,8

tỷ USD vốn đăng ký, tăng 25% so với năm 2004 và cao hơn nhiều so với mụctiêu ban đầu đề ra là 4,5 tỷ USD

Đây là số liệu chính thức được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn BíchĐạt thông báo tại Hội nghị giao ban về đầu tư nước ngoài diễn ra hôm20/12/2005

Cũng theo Bộ kế hoạch và đầu tư, trong năm 2005, các dự án FDI góp khoảng3,3 tỷ USD vốn thực hiện để xây dựng nhà xưởng và sản xuất kinh doanh, vớikhoảng 120 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2005

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu khoảng 21 tỷ USD (trừdầu thô), trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 10,3 tỷ USD, tăng 26,6% so với năm2004; nộp ngân sách Nhà nước đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước

và chiếm 12% tổng thu ngân sách của cả nước

Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng kýmới, tăng 57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay, vượt mức kỷ lục đã đạt được vàonăm 1996 là 8,6 tỷ USD Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng kýnăm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷUSD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.Như vậy, cả vốn đăng ký của các dự án mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất đềutăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng tới77% Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũngđạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua Tiến độ giải ngân vốn ĐTNN trongnăm 2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộngsản xuất Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng24,2% so với năm 2005

Hai năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu sự tăng trưởngđột biến của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI cũng như sự gia tăng đóng gópcủa khu vực kinh tế có vốn FDI vào phát triển kinh tế đất nước Vốn FDI đăng

ký mới năm 2008, đạt 64 tỷ USD, lớn gấp 5 lần kết quả năm 2006 và 3 lần năm

Trang 11

2007 Tính riêng trong 2 năm 2007-2008, tổng vốn FDI đăng lý mới đạt 85 tỷUSD, gấp hơn 2 lần tổng vốn FDI đăng ký của 19 năm trước cộng lại Theo đó,ngoài các dự án đã hết hạn hoặc giải thể trước hạn, tại Việt Nam đã có hơn10.500 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn trên 155 tỷ USD tự các nhà đầu

tư từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào việt Nam Bước vào năm

2008, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới và những khókhăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả năng pháttriển của đất nước Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thu hút được lượng lớnnguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tổng số dự án FDI được cấp mớivào Việt Nam cả năm 2008 là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷUSD, tăng 222% so với năm 2007 Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự ánđăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốnđăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI năm 2008 lµ trên 64 tỷ USD, tăng 3 lần sovới năm 2007, và vốn giải ngân cũng đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay(11,5 tỷ USD) đã chứng tỏ sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư trongbối cảnh khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cơn bão tài chính thế giới Vốn FDI thực hiện năm 2008, cũng đạt con số kỷ lục 11,5 tỷ USD, tăng43% so với năm 2007 và gấp 2,8 lần so với năm 2006 Sự gia tăng của các dự ánmới cũng như vèn đăng ký và vèn giải ngân đã làm tăng quy mô của khu vựckinh tế có vốn FDI Hiện đã có trên 4.000 DN có vốn FDI đi vào hoạt động,đóng góp hơn 40,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước Năm 2008,khu vực FDI đóng góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDPcủa cả nước ở mức trên 6,25%.Luồng vốn FDI thu hút kỷ lục trong năm 2008 đãchứng tỏ, ngay trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, không thuận, cả ởbên ngoài và bên trong nền kinh tế, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hứa hẹncủa FDI Năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh

tế nước ta, và tác động đến các nhà đầu tư Dự báo, thu hút FDI sẽ là 30 tỷ USD

Năm 2010, Đầu tư nước ngoài giải ngân từ tháng một-Tháng Chín đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 4,8 phần trăm so với cùng kỳ năm 2009 Cơ quan Đầu tư nước ngoàinói rằng: Chín tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhìn thấy thành công thu hút 12190000000$ Mỹ giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài và cấp phép

720 dự án mới lên tới 11400000000 USD Nhà chức trách đang làm việc hướng tới một mục tiêu FDI từ 22 tỷ USD đến 25 tỷ USD vào cuối năm nay

b lợi ích của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

-FDI bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển

xã hội và tăng trưởng kinh tế:

Đóng góp của ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷtrọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995 Tỷ lệnày đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tàichính khu vực (năm 2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếmkhoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%(Theo Niên giám Thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực ĐTNN năm

Trang 12

2003 là 16%, năm 2004 là 14,2%, năm 2005 là 14,9% và năm 2006 là 15,9%,ước năm 2007 đạt trên 16%).

Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước Từ năm1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗinăm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% (nông lâm ngư tăng2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 7,2%); (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%,dịch vụ tăng 5,75%) Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tănggấp hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001-2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5%(nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%;(iv) Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng10,37%, dịch vụ tăng 8,29% và (iv) Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%

-FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao

năng lực sản xuất công nghiệp:

Trong 20 năm qua ĐTNN đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởngcủa nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từngbước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển cácngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động Nhiều côngtrình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều côngtrình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công vàđẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, côngnghiệp phục vụ xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơnmức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH),tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp quacác năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm2006)

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước Cụthể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và

2005 Đặc biệt, một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc ) tỷ lệnày đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn

ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiềungành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy,thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, dagiày, dệt may… Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩmcông nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33%hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sảnlượng sợi, 25% hàng may mặc

Trang 13

ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại,đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ.

- FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ:

ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam,phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm

dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự ánsản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnhvực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng cácthiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực Hầuhết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến,được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.Trong nông-lâm-ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàmlượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới

- Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nềnkinh tế:

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng cácdoanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời, có tác độnglan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữadoanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ vànăng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN Sự lantỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theohàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành Mặt khác, các doanhnghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nướcnhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa

-FDI đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô:

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam,mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng.Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộpngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước Trong 5 năm 2001-2005,thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bìnhquân 24%/năm Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đãnộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời

kỳ 2001-2005

ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đốingân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việcchuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua kháchquốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu

Trang 14

-FDI góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế

quốc tế:

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, caohơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăngkim ngạch xuất khẩu của cả nước Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vựcĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước,chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếmtrên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007

ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí,84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng maymặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiềusản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTNN đã tạo ra nhiều khách sạncao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡngđáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuấtkhẩu tại chỗ

Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bướchội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

2 Thống kê số liệu về FDI từ năm 1987 đến nay, lập bảng và vẽ biểu đồ

về sự thay đổi của FDI

Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ.Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ.Tuy nhiên con số dăng kí đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao

Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90 Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà

họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầuxuất khẩu vốn Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này[1]

Trang 15

Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng

trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã

có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm

1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực

sự tại quốc gia của mình Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu

mở rộng sang châu Á Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn

Trong 5 năm 2001 – 2005 khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng15,5% GDP Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầuthô) cũng gia tăng nhanh chóng qua các năm trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34

tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cảdầu thô tỷ lệ này là 56% Riêng năm 2006, xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng30,1% so với năm trước

FDI đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm.Hiện nay, FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh,máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, … FDI cũng chiếm 60% sản lượngthép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế

FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trườngquốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam FDI chiếm một tỷ lệ đáng

kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% côngnghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linhkiện

Đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005

là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn nămtrước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005

Bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1, 13 triệu người Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua.

Số dự án Vốn đăng ký Tổng số vốn

Trang 16

(Triệu đô la Mỹ) (*)

thực hiện

(Triệu đô la Mỹ)

Vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) từ 1986- 2009

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của FDI qua các năm

Trang 17

Phân theo hình thức đầu tư (Tính từ ngày 22/10/2008-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

III Dịch vụ 2366 54.869.655.398 19.520.757.540GTVT- Bưu điện 230 6.248.618.683 3.470.979.206Khách sạn, du lịch 249 14.928.330.335 4.388.904.460

Ngày đăng: 03/07/2014, 21:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2007 - tài liệu về đề cương kinh tế vĩ mô
Hình 1 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2007 (Trang 4)
Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2007 - tài liệu về đề cương kinh tế vĩ mô
Bảng 1 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2007 (Trang 5)
Bảng 2: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam, 1986 - 2007 - tài liệu về đề cương kinh tế vĩ mô
Bảng 2 Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam, 1986 - 2007 (Trang 6)
Hình 2: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam, 1986 - 2007. - tài liệu về đề cương kinh tế vĩ mô
Hình 2 Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam, 1986 - 2007 (Trang 6)
Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT Vốn điều lệ - tài liệu về đề cương kinh tế vĩ mô
Hình th ức đầu tư Số dự án TVĐT Vốn điều lệ (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w