1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN - Phuong phap ket hop luat phap trong day hoc GDCD

15 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Phần A những vấn đề chung I. Lí DO CHN TI thc hin tt cỏc chc nng v nhim v ca mụn hc, ngi giỏo viờn trong mi tit dy cn phi quỏn trit sõu sc cỏc nguyờn tc c bn: - Nguyờn tc tớnh ng. - Nguyờn tc tớnh khoa hc. 1 Sở giáo dục - Đào tạo lO CAI Trờng THPT Số 3 Bảo Yên đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài giảng giáo dục công dân Ngời thực hiện: T rần Thị Kim Oanh Tổ: Văn - Sử - Anh GDCD- năm học: 2009 - 2010 Mê Linh /2007 - Nguyên tắc tính thực tiễn. Đó là luận điểm xuất phát có tính quy luật chỉ đạo toàn bộ quá trình giảng dạy của người giáo viên nói chung và việc học tập môn GDCD của các em học sinh nói riêng. Thực tế cho thấy rằng việc áp dụng kinh nghiệm “Cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bản vào trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường phổ thông trung học” đã giúp cho tiết dạy, giờ dạy của cá nhân tôi, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy tôi xin được trình bày với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân đã được đúc rút từ trong thực tế giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT. Tôi hi vọng rằng, những sáng kiến đó sẽ giúp cho kinh nghiệm giảng dạy của các bạn càng thêm phong phú. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT, một yêu cầu tổng quát đặt ra cho mỗi người giáo viên là truyên thụ chính xác, đầy đủ các tri thức khoa học về chủ nghĩa Mác-LêNin, các đường lối chủ trương chính sách của Đảng tới đối tượng học sinh THPT còn ít tuổi, vốn sống thực tiễn nghèo nàn, khả năng tư duy khái quát chưa cao. Chính vì vậy việc quán triệt các nguyên tắc, tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn vào trong việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT vùng 3 nói riêng và ở các trường THPT nói chung là một luận điểm có tính chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy của người giáo viên và hoạt động học của người học sinh. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Thứ nhất: Xuất phát từ những thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên THPT, mặc dù dạy môn GDCD cũng luôn trăn trở về đổi mới phương pháp giảng dạy của mình, về đối tượng giảng dạy của mình… để làm sao đó cho mỗi giờ giảng phải đạt kết quả cao nhất. * Thứ hai: Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn GDCD với nội dung là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-LêNin, những đường lối chính sách của Đảng cho nên việc truyền thụ kiến thức GDCD phải mang tính Đảng – Tính khoa học và tính thực tiễn. 2 Qua thực tế áp dụng kinh nghiệm “Cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học và tính thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở nhà trường THPT tôi thấy giờ dạy của mình đạt hiệu quả cao hơn. IV. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1.Đối với giáo viên Nguyên tắc tính Đảng sẽ giúp cho người giáo viên có một lòng nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin, đấu tranh không khoan nhượng với những khuynh hướng sai lầm đi ngược lại với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc tính khoa học sẽ giúp cho người giáo viên đưa ra một kết cấu bài giảng và kết cấu kiến thức cơ bản cho học sinh ghi một cách lôgíc hơn. Qua đó hình thành cho các em một tư duy lý luận chặt chẽ. Nguyên tắc tính thực tiễn sẽ giúp cho người giáo viên phải không ngừng cập nhật với các số liệu mới nhất, thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng của mình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động. 2. Đối với học sinh Nguyên tắc tính Đảng sẽ hình thành cho các em thái độ và hànhđộng kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực ở xung quanh nơi mình đang sống. Các em biết tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nguyên tắc khoa học sẽ giúp các em có một tư duy lôgíc trong khi lý giải một vấn đề thực tiễn và hiểu các qui luật, phạm trù của chủ nghĩa Mác-LêNin một cách chính xác hơn. Nguyên tắc thực tiễn sẽ giúp các em tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, tin tưởng vào tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-LêNin. Mặt khác nguyên tắc tính thực tiễn còn giúp các em biết nhìn thẳng vào sự thật của xã hội để thấy được mặt tích cực và mặt tiêu cực của xã hội. 3 PHẦN B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN. I. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG: Việc quán triệt các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn trong việc dạy môn GDCD ở nhà trường THPT có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với người giáo viên không những ở khâu giảng bài ở trên lớp mà còn có tác dụng tích cực ở khâu soạn giáo án trước khi lên lớp. Trong quá trình giảng dạy với những kiến thức được học ở trường ĐH tôi nhận thấy rằng học thuyết Mác-Lênin là học thuyết xã hội mang tính đúng đắn sâu sắc, vì thế khi soạn giảng tôi cố giảng chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất của bài học để học sinh dễ hiểu dễ nhớ dễ vận dụng, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được tính chính xác tính trung thực với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Mặt khác trong quá trình giảng bài ở trên lớp khi đưa ra nhiều tình huống, nhiều bài tập … nếu học sinh có cách hiểu sai không đúng với bản chất của chủ nghĩa Mác- LêNin và đường lối chủ trương của Đảng ta, thì tôi tìm cách phân tích, giảng giải để học sinh thấy được cái sai của mình. Đó chính là một yêu cầu của nguyên tắc tính Đảng (đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm thù địch). Hơn thế nữa tri thức của chủ nghĩa Mác-LêNin bao giờ cũng mang tính khoa học cho nên tôi thấy mình càng phải trình bày diễn giải và đưa ra các kiến thức cơ bản một cách tinh giản, cô đọng lôgíc. Điều đó sẽ làm cho các em dễ hiểu và dễ nhớ hơn. (Vì kiến thức ở bài học đã được tinh giản nhất). Và để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng thì tôi cố gằng tìm cách liên hệ kiến thức với thực tiễn để phân tích đánh giá và tìm hiểu các câu chuyện có liên quan đến bài học để kể cho các em nghe. Qua đó sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục của bài giảng. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Những ảnh hưởng về phẩm chất và năng lực của người thầy, cô giáo trong giáo dục đạo đức cho học sinh. 4 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một việc làm rất quan trọng đối với sự tồn vong của một dân tộc, bởi thế hệ trẻ là người chủ tương lai của nước nhà và điều này được thông qua: Thứ nhất:Nguyên tắc tính Đảng Một số yêu cầu cơ bản trong việc bảo đảm nguyên tắc tính Đảng: - Trước tiên phải trung thực với chủ nghĩa Mác-LêNin: Điều đó đòi hỏi người giáo viên GDCD phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá - tư tưởng của Đảng. Do đó cần phải trung thực với chủ nghĩa Mác-LêNin mà sự trung thực ở đây không phải trung thực trên từng câu, chữ mà là trong thực chất hành động cách mạng và khoa học vốn là hai mặt đặc tính căn bản kết hợp làm một số trong bản thân của chủ nghĩa Mác-LêNin. Trung thực với chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi người giáo viên GDCD phải công khai giữ vững lập trường của giai cấp công nhân của Đảng mà giảng dạy. Lê Nin có nói rằng: Chủ nghĩa duy vật bắt buộc chúng ta mỗi khi đánh giá một sự kiện phải công khai dứt khoát đứng về một tập đoàn xã hội nhất định (quan điểm giai cấp). Trung thực với chủ nghĩa Mác-Lênin là yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với người giáo viên GDCD. Nó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết một cách thấu đáo về chủ nghĩa Mác-Lênin, về đường lối chính sách của Đảng, đồng thời phải không ngừng rèn luyện bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng. Trong hai điều đó thì nhiệt tình cách mạng là cái gốc. * Ví dụ: Khi giảng dạy bài 2 thế giới vật chất tồn tại khách quan thì cần khẳng định được tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật về nguồn gốc con người và xã hội loài người. Con người, xã hội loài người chỉ là một sản phẩm của giới tự nhiên theo sơ đồ sau: SĐ: Thế giới TN vô cơ –> Thế giới TN hữu cơ –> Hạt côa xecva –>Thế giới thực vật –> Thế giới động vật –> Vượn người –>Người tối cổ –> Người tinh khôn. 5 Mặt khác chúng ta còn hiểu rằng con người chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên. Do đó con người cần có nhận thức đúng đắn về tự nhiên và có hành động đúng để tác động vào tự nhiên một cách phù hợp với quy luật của nó. Hơn thế nữa trong khi giảng bài này người giáo viên cũng không thể quên không phê phán các quan điểm duy tâm về nguồn gốc của con người. ( Bà Nữ Oa dùng bùn nặn ra con người và thổi vào đó sự sống. Đất sét nặn ra đàn ông, xương sườn người đàn ông tạo ra đàn bà) ấy. (Con người có hai phần: Phần thể xác được tạo thành từ đất, nước, lửa, không khí. Thể xác là vật hữu hình nên có sinh tử. Còn linh hồn con người do thượng đế tạo ra, nên nó là bất tử. Khi con người chết đi linh hồn thoát ra khỏi thể xác tới ngụ ở một ngôi sao nào đó. Khi một thể xác mới ra đời thì linh hồn đó lại nhập và tạo ra con người hoàn chỉnh – Pla ton). * Ví dụ: Trong bài giảng về nhà nước và cuộc đấu tranh giai cấp công nhân, khi lý giải các vấn đề đưa ra cho học sinh. Chẳng hạn nói đến hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản thì cần chỉ ra rằng: - Giai cấp tư sản là giai cấp thống trị bóc lột nhân dân lao động vì chúng chiếm đoạt tư liệu sản xuất trong xã hội. - Còn giai cấp vô sản là giai cấp mất hết tư liệu sản xuất phải đi làm thuê cho giai cấp tư sản. - Cho nên giai cấp vô sản gọi là giai cấp bị bóc lột, giai cấp tư sản gọi là giai cấp bóc lột. Từ đó, chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản là mẫu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Vì thế trong xã hội tư bản thường xuyên có cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản còn được gọi là phong trào vô sản. 2. Nguyên tắc tính khoa học Như chúng ta đã biết việc giảng dạy môn GDCD là một khoa học xét cả về mặt nội dung tri thức và cả hình thức tổ chức. 6 Do đó, việc xây dựng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, cho học sinh không phải là một cái gì khác mà chính là ở ngay trong việc truyền thụ tri thức qua các bài học GDCD ở chương trình các khối lớp 10, 11, 12. Quan niệm trên đòi hỏi người giáo viên dạy môn GDCD phải truyền thụ kiến thức một cách lôgic, khoa học. Chính vì vậy ta cần quán triệt một số yêu cầu trong việc đảm bảo tính khoa học như sau: Một là: Phải truyền thụ chính xác các khái niệm phạm trù, nguyên lí quy luật của CN Mác-Lê nin: - Bất kỳ một môn học nào cũng bao gồm hệ thống các khái niệm, quy luật … chúng là những công cụ, ngôn ngữ chung của tư duy dễ diễn đạt tư tưởng. Nếu không hiểu đúng các khái niệm, quy luật… thì sẽ không nắm được nôi dung khoa học của môn học từ đó sẽ nhầm lẫn giữa cái nọ với cái kia. Ví dụ: Ở bài 4 nguồn gốc vận động và phát triển (Lớp 10). - Khi tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. - Ta phân tích ở ba khía cạnh: + Chỉnh thể là một khối thống nhất. Ví dụ: Trong một cơ thể sinh vật có biến dị và di truyền . + Thống nhất với nhau là: Liên hệ, gắn bó với nhau. + Đấu tranh với nhau là: Trái ngược nhau, bài trừ nhau. * Ví dụ: Bài 5 về cách thức vận động của các sự vật hiện tượng (Lớp 10). Về khái niệm “ chất là thuộc tính tiêu biểu nhất để phân biệt nó với các sự vật khác ”. Nhưng thuộc tính tiêu biểu đó phải được đặt trong cùng một quan hệ nào đó. + Chẳng hạn lấy ví dụ về nước: Phải đặt trong mối quan hệ là trạng thái ta sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra: - Từ 100 0 C trở lên: H 2 O bay hơi. - Trong khoảng từ 0 0 C đến 100 0 C: H 2 O trạng thái lỏng. - Dưới 0 0 C: H 2 O ở trạng thái rắn. 7 Hoặc trong quan hệ khác thì ta có thể phân biệt các chất: Đường, ớt, gừng, muối qua cùng một quan hệ là mùi vị: - Đường: Vị ngọt, màu trắng, hạt nhỏ. - Ớt: Vị cạy, màu đỏ. - Gừng: Vị cay, màu vàng. - Muối: Vị mặn, màu trắng, hạt to. Hai là: Khi đưa ra sự kiện phải chân thực, khi khái quát phải đúng đắn, khi kết luận phải chính xác. Đây cũng là yêu cầu có tính nghiêm ngặt đối với việc giảng dạy môn GDCD để nhằm đảm bảo tính khoa học của tri thức. Ăng ghen đòi hỏi rằng khi chúng ta muốn nhận xét tự nhiên, xã hội, lịch sử loài người hay sự hoạt động tinh thần của chính bản thân ta một cách có suy nghĩ thì phải tôn trọng bức tranh hiện thực. Bởi vậy bất kỳ một sự kiện nào, một chi tiết nào khi đưa vào bài giảng đều phải kiểm tra cẩn thận và phải có cơ sở vững vàng của nó. Và trong khi nêu sự kiện chúng ta không nên lẩn tránh các vấn đề tiêu cực của xã hội chính vì thế Lê nin cho rằng: Cần phải cho nhân dân ta biết sự thật và sự thật dù có chua chát đến đâu, người ta cũng phải nhìn thẳng vào nó. Chỉ có như thế nhân dân mới học được cách đấu tranh chống lại sự dối trá. Nếu không học sinh sẽ có lý do để nghi ngờ việc đưa ra các sự kiện, cách khái quát và kết luận của giáo viên. Song, trung thực trong giảng dạy không giống với thái độ lãnh đạm khách quan của giai cấp tư sản. Vì vậy khi đưa các sự kiện đòi hỏi người giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về hoàn cảnh kinh tế chính trị và xã hội phải biết nắm vững toàn bộ sự kiện, từng nhân tố trong mối quan hệ rằng buộc giữa chúng từ đó khái quát và kết luận đúng bản chất của vấn đề và vạch ra xu hướng vận động phát triển của chúng một cách khoa học. * Ví dụ: Bài 7 thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Người giáo viên đưa ra các sự kiện phải chân thực chính xác: 8 Sự kiện năm 1952 Wat Mam người Đức đã tìm ra Step tô mi xin. Tiếp thu thành tựu đó sau 3 tháng Bác sỹ Đặng Văn Ngữ tìm ra 18 loại Steptômixin chữa được các loại vết thương mãn tính đã bị mưng mủ. Hoặc đưa ra câu chuyện thú vị về cái biết do nhân thức cảm tính đem lại thường không đủ giải thích bản chất của sự vật hiện tượng. Đó là câu chuyện “ Mặt trời xa hay gần ”. “ Khổng Tử đi chơi ra phía Đông thì thấy hai đứa bé cãi nhau. Khổng Tử hỏi tại làm sao thì một đứa nói rằng “ Tôi thì cho mặt trời lúc mới mọc gần ta hơn, về buổi chưa thì ở xa ta hơn ”. Còn đứa kia thì nói rằng “ Tôi thì tôi cho rằng mặt trời lúc mới mọc ở xa ta hơn, về buổi trưa lại gần ta hơn. Đứa kia cãi: “ Mặt trời lúc mới mọc to như cái bánh xe, đến giữa trưa lại nhỏ như cái bát ăn. Thế chẳng phải ở xa mới nhỏ, ở gần ta mới to là gì?” Đứa sau cãi: “ Lúc mặt trời mới mọc thì mát mẻ, lúc đến trưa thì nóng nực. Thế chẳng phải tại ở xa ta mới mát, ở gần ta mới nóng nực ”. Khổng Tử nghe nói thế, không giải quyết được ra làm sao. Hai đứa bé mới bảo: “ Thế thì gọi ông là người học rộng, hiểu nhiều thế nào được ”. Ba là: Trình bày các tri thức và bài giảng phải có lôgic chặt chẽ. Nguyên tắc tính khoa học còn thể hiện ở sự trình bày các tri thức và kết cấu bài giảng một cách lôgic chặt chẽ. Những đặc điểm đó là cái vốn có trong các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-LêNin và đường lối chính cách của Đảng. Bởi vì bất kỳ một môn khoa học nào cũng là một hệ thống chặt chẽ lôgic các khái niệm, phạm trù, nguyên lý và học thuyết. Như chúng ta đều biết chủ nghĩa Mác-LêNin “ Một học thuyết cân đối và hoàn bị ” (Lê Nin). Còn đường lối của Đảng có tính thuyết phục cao là bởi vì nó là sản phẩm của trí tuệ mà ở đó tính lôgic là cái nổi bật về sự vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn nước ta. Để đảm bảo tính lôgic chặt chẽ không có nghĩa là giảng dạy theo lối tỉ mỉ tuần tự máy móc mà ngược lại phải biết lựa chọn kiến thức cơ bản. Từ đó học sinh thấy 9 được mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Hiện nay các em học sinh THPT đã tiếp cận với nhiều thông tin đại chúng cho nên cần rèn luyện cho các em tư duy khái quát hoá, trừu tượng hoá để có thể hình thành các khái niệm khoa học, để hiều rõ hơn về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Ví dụ ở bài 4 nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (Lớp 10) thực chất chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cho nên trong bài này ngoài việc cần hiểu được khái niệm “ Mâu thuẫn ” mà còn phải hiểu mâu thuẫn chính là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong tự nhiên sở dĩ các giống loài mới xuất hiên là do sự đấu tranh giữa hai mặt di truyền và biến dị. Trong xã hội có giai cấp sở dĩ có sự thay đổi các xã hội cũ bằng xã hội mới là do sự đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng . Trong nhận thức sở dĩ các tư tưởng khoa học ngày càng phát triển vì luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai. Quá trình đó sẽ tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới. - Nếu cái lạc hậu mà chiến thắng cái tiến bộ (Xét trong một thời kì nào đó) thì đó là vận động thụt lùi. - Nếu cái tiến bộ mà chiến thắng cái lạc hậu thì đó là sự phát triển đi lên. - Nhưng theo quy luật của tự nhiên và xã hội thì trước sau cái tiến bộ sẽ là cái chiến thắng. Như vậy kiến thức ở bài 4 đã có sự liên kết gắn bó với bài 3 (Lớp 10). Hoặc ở bài 13 chính sách giáo dục và đào tạo… (Lớp 11). Từ việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo. - Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là: 1) Nâng cao dân trí: Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh tư duy như sau: Các em cần hiểu được dân trí là gì? Chúng ta làm gì để nâng cao dân trí. 10 [...]... THỰC HIỆN 1- Những ảnh hưởng về phẩm chất và năng lực của người thầy,cô 1 1 2 3 6 6 6 giáo trong giáo dục đạo đức cho học sinh 2- Tạo ra niềm tin, thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng cho 10 học sinh 3- Giáo dục lý tưởng cách mạng,thế giới quan khoa học cho học sinh 14 phổ thông 4- Chú trọng đến giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên 16 trong cuộc sống cho các em học sinh II- KẾT QUẢ THU... hạn: Hoạt động mua bán ở một siêu thị nào đó, hoạt động cạnh tranh trong sản xuất… để minh hoạ cho bài quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Hay các tranh ảnh về tính tàn phá tài nguyên môi trường ở nước ta… Trong bài 13 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ( lớp 11)… 13 Có được như vậy tôi tin rằng bài giảng môn GDCD sẽ không khô khan, trái lại hấp dẫn và sinh động hơn nhiều không... cái nhược điểm của nhận thức cảm tính + Hoặc trong bài 13 Công dân với cộng đồng (lớp 10) khi tìm hiểu về vai trò của cộng đồng Hãy cho học sinh tìm hiểu vai trò của gia đình ( bố mẹ, anh chị em 11 ruột) đối với bản thân em Từ đó sẽ suy ra vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của mỗi con người Chúng ta vẫn biết rằng trong các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, dù là trừu tượng nhất lại không thể... thể không có một ý nghĩa thực tiễn Hiểu nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng phải biết chỉ ra, biết khai thác đông đủ ý nghĩa của nó thì nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, phải hiểu biết sâu sắc các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải có vốn sống thực tiễn nhiều…thì mới liên hệ tốt kiến thức... nhanh hơn IV/ KẾT LUẬN Công việc giảng dạy là hoạt động rất quan trọng trong nhà trường THPT Do đó người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi cái phương pháp dạy học để khơi dậy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình Trong thực tế tôi luôn luôn sưu tầm các ví dụ thực tiễn cuộc sống... không có giá trị thực tiễn Do đó, việc giảng dạy và học tập môn GDCD phải đạt được cái đích là nắm được chính xác kiến thức đã học đến mức làm chỉ được nó và sử dụng thành thạo vào trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn Chỉ có như thế mới đạt đến trình độ nắm vững trí thức Từ lâu Hồ Chủ Tịch đã chỉ ra rằng: Học tập chủ nghĩa Mác-LêNin là học tập cái tinh thần xử trí mọi công việc đối với... và sinh động hơn nhiều không như mọi người tưởng, việc áp dụng kinh nghiệm cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn vào trong quá trình giảng dạy môn GDCD đã làm cho giờ dạy của tôi có hiệu quả hơn Vì vậy trong thời lượng nhất định để biên soạn sáng kiến này rất eo hẹp,cho nên tôi thiết nghĩ rằng sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót Rất mong các đồng nghiệp... về hiệu quả của nguyên tắc, tính khoa học trong quá trình giảng dạy môn GDCD chỉ phát huy tác dụng khi nó được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của các em học sinh ngay hiện tại và tương lai sau này Dựa trên cơ sở lí luận và ý nghĩa đó cho nên chúng ta có thể thấy được một số yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn như sau: Một là: Đảm bảo tính thực tiễn trong khâu giảng bài: + Chẳng hạn khi dạy... III/ KẾT QUẢ 12 Với việc áp dụng nguyên tắc tính Đảng vào trong giảng dạy tôi đã thấy mình tâm huyết hơn với nghề nghiệp của mình Và thường xuyên để cho học sinh nói ra những hiểu biết của mình từ đó tìm ra những chỗ hiểu không đúng để mà uốn nắn kịp thời cho học sinh Hoặc thấy những hiện tượng xã hội đi ngược lại với quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin với đường lối chính sách của Đảng để phân tích cho... gắng tinh giản kiến thức, sắp xếp một cách lôgích và lập luận một cách chặt chẽ để học sinh hiểu được bản chất các nguyên lý, phạm trù của chủ nghĩa Mác-LêNin Từ đó giúp học sinh biết lý giải các hiện tượng của thực tiễn cuộc sống bây giờ Không những thế trong khi soạn bài tôi còn tìm ra các ví dụ thích hợp tiêu biểu để minh hoạ cho từng phần của bài giảng Nhờ việc áp dụng kinh nghiệm giaỉng dạy đó tôi . giáo dục công dân Ngời thực hiện: T rần Thị Kim Oanh Tổ: Văn - Sử - Anh GDCD- năm học: 2009 - 2010 Mê Linh /2007 - Nguyên tắc tính thực tiễn. Đó là luận điểm xuất phát có tính quy. cầu cơ bản trong việc bảo đảm nguyên tắc tính Đảng: - Trước tiên phải trung thực với chủ nghĩa Mác-LêNin: Điều đó đòi hỏi người giáo viên GDCD phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá - tư tưởng. được đặt trong cùng một quan hệ nào đó. + Chẳng hạn lấy ví dụ về nước: Phải đặt trong mối quan hệ là trạng thái ta sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra: - Từ 100 0 C trở lên: H 2 O bay hơi. - Trong

Ngày đăng: 03/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w