xác định thời điểm thừa kế khi giải quyết các trường hợp thừa kế

5 578 1
xác định thời điểm thừa kế khi giải quyết các trường hợp thừa kế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ KHI GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ TS. Đoàn Đức Lương Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Khoa học Huế Theo quy định tại Điều 633, khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 “thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong truờng hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừ kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”. Theo quy định của pháp luật thì quan hệ thừa kế chỉ phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế, do đó, khi giải quyết các trường hợp thừ kế haợc liên quan đến thừa kế thì yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ chứng minh (giấy chứng tử, quyết định của toà án tuyên bố một người là đã chết). Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng nhằm: Thứ nhất, xác định di sản do người chết để lại bao gồm những tài sản gì. Thông thường trong các trường hợp thừa kế nhiều năm sau những người thừa kế mới yêu cầu chia di sản. Có những trường hợp người quản lý di sản đó đã mua bán trao đổi đối với một phần di sản (nhất là những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, kể cả nhà đất) nên thời điểm giải quyết di sản đó không còn nguyên vẹn so với thời điểm mở thừa kế nữa. Thứ hai, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm đó. Có những trường hợp và thời điểm mở thừa người thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc còn sống nhưng thời điểm chia di sản họ đã chết thì vẫn được thừa kế theo pháp luật và theo di chúc. Thứ ba, từ thời điểm mở thừa kế xác định di chúc có hiệu lực pháp luật, người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản trong thời hạn sáu tháng, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế,… Trong thực tiễn cơ quan có thẩm quyền do sơ suất hoặc thiếu cẩn trọng nên đã không yêu cầu những người liên quan cung cấp giấy chứng tử để xác định thời điểm mở thừa kế, khi giải quyết xong mới phát hiện người có tài sản vẫn còn sống nên giải quyết hậu quả gặp nhiều khó khăn và rắc rối. Chúng tôi đơn cử một số trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp thứ nhất: Anh Lưu Hoàng Vũ và chị Phạm Thị Yến thuận tình ly hôn, Toà án công nhận sự thuận tình ly hôn và thoả thuận chị Yến nuôi con chung là cháu Lưu Hoàn Mỹ đến khi đủ 18 tuổi. Trong quết định Toà án cũng quyết định giao ngôi nhà và đất số 118 – đường K cho cháu Mỹ được quyền sở hữu (đến khi đủ 18 tuổi sẽ trực tiếp quản lý và sử dụng). Thực tế ngôi nhà này vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Lê Quý Thảo và bà Nguyễn Thị Oai (ông bà nội của cháu Mỹ) đã lập di chúc cho cháu Mỹ được hưởng trước đó nhưng đến thời điểm giải quyết ly hôn và hiện nay ông bà vẫn còn sống. Vụ án được giải quyết năm 2004, đến tháng 3 năm 2008 cháu Vũ đủ 18 tuổi làm thủ tục đứng tên nhà đất lúc đó cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện nhà đất đã quyết định trong bản án đang thuộc quyền sở hữu của ông ông Thảo và bà Oai. Lúc này ông Thảo và bà Oai mới được biết nội dung quyết định của Toà án đã quyết định nhà đất của mình. Trong trường hợp này Toà án giải quyết tuy không phải là tranh chấp quyền thừa kế mà vụ án ly hôn, trong đó có con chung của họ được chỉ định thừa kế theo di chúc. Lẽ ra khi giải quyết phần tài sản trong vụ án ly hôn có liên quan đến quyền thừ kế, Toà án phải yêu cầu đương sự cung cấp các chứng cứ để xác định thời điểm mở thừa kế của người lập di chúc để làm cơ sở xác định di chúc đã có hiệu lực pháp luật hay chưa. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và năm 2005 đều quy định “Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế”. Khi giải quyết các vụ án ly hôn nhưng có liên quan đến thừa kế toà án có thẩm quyền đã sai sót quyết định tài sản trong di chúc chưa có hiệu lực pháp luật nên đã vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu tài sản được pháp luật công nhận và bảo hộ. Sau đó gia đình ông Thảo có đơn gửi Toà án và Viện kiểm sát cấp trên để yêu cầu xem xét để huỷ phần quyết định tài sản không đúng trong quyết định công nhận thuận tình ly hôn nhưng đều được các cấp trả lời thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã hết. Hiện nay, ngôi nhà trên có hai chủ sở hữu theo hai giấy tờ khác nhau, một là vợ chồng ông Thảo là chủ sở hữu (có giấy tờ hợp pháp cho Uỷ ban nhân nhân cấp), Cháu Mỹ được công nhận là sở hữu (theo quyết định của toà án). Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đã hết và một ngôi nhà đúng tên hai chủ sở hữu theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cũng có ý kiến cho rẳng vợ chồng ông Thảo không nhất thiết phải yêu cầu các cơ quan tố tụng kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của toà sơ thẩm mà có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập theo Điều 662 của Bộ luật dân sự năm 2005. Nếu vợ chồng ông Thảo thực hiện quyền huỷ bỏ di chúc đã lập cho cháu Mỹ thì di chúc đó không còn giá trị nữa vậy phần quyết định của Toà án sơ thẩm đương nhiên không có hiệu lực hay phải tiến hành theo thủ tục tái thẩm với căn cứ tạm vhấp nhận là “tình tiết mới” để có thể huỷ phần quyết định sai lầm đó. Như vậy qua trường hợp trên cho thấy thực chất của tài sản vẫn thuộc sở hữu của vợ chồng ông Thảo nhưng do Toà án khi giải quyết đã áp dụng sai pháp luật biến “di chúc của người sống thành của người chết” nên dẫn đến hậu quả khó giải quyết. Trường hợp thứ hai: Việc nhận cha con giữa ông Bình và cháu Hoà. Ông Bình đã có vợ hợp pháp và ba con, năm 2001 bà Thuận đưa anh Thành từ Quảng Nam (19 tuổi) ra nhận cha con. Để giữ hoà khí trong gia đình ông Bình đã tổ chức họp gia đình, theo biên bản họp vợ và con ông Bình cho rằng việc nhận cha con chủ yếu nhằm mục đích sau này thừa kế tài sản, còn anh Thành và bà Thuận cho rằng chỉ quan tâm đến tình cảm, việc nhận cha con để lấy chỗ đi lại chính thức thăn nom nhau, nhận họ hàng chứ không quan tâm đến tài sản. Theo gợi ý của vợ ông Bình, hai mẹ con anh Thành đã lập văn bản từ chối nhận di sản với nội dung “mặc dù được công nhận là cha con nhưng chúng tôi chỉ cần tình cảm, sau này ông Bình (cha đẻ của tôi) qua đời tôi không nhận thừa kế bất kỳ tài sản gì”. Văn bản từ chối được Uỷ ban nhân dân xã chứng thực có chữ ký của hai mẹ con anh Thành. Tháng 2 năm 2006 ông Bình chết, đến tháng 2 năm 2007 vợ và ba người con của ông Thành đã làm thủ tục thoả thuận phân chia di sản. Khi nhận hồ sơ giải quyết, Công chứng viên yêu cầu phải có anh Thành đồng ý thì mới hợp pháp, do vậy bà Bình đã bổ sung giấy từ chối nhận di sản được lập năm 2001. Sau khi Biên bản thoả thuận phân chia di sản được công chứng, mẹ con bà Bình đã làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu và bán ngôi nhà trên vào tháng 3 năm 2008 với giá 3,8 tỷ đồng. Anh Thành cho rằng trước đây có từ chối nhưng nay kinh tế khó khăn nên đã yêu cầu được nhận 100 triệu đồng từ việc bán nhà do cha cháu để lại nhưng bị bốn mẹ con bà Bình từ chối. Vì vậy anh Thành đã nộp đơn khởi kiện tại toà án yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đựoc hưởng một phần thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và năm 2005 “Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế”. Như vậy mặc dù người từ chối hoàn toàn tự nguyện, nội dung giấy từ chối nhận di sản không vi phạm pháp luật nhưng lại được lập trước thời điểm mở thừa kế thì không có giá trị. Từ thời điểm mở thừa kế mới phát sinh quan hệ thừa nên cá nhân không thể từ chối những gì mà mình chưa có. Trong trường hợp này, việc Công chứng viên chấp nhận giấy từ chối nhận di sản được lập trước thời điểm mở thừa kế để công nhận sự thoả thuận giữa bốn mẹ con bà Bình để sau đó làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là trái với quy định của pháp luật dân sự. Lẽ ra khi làm thủ tục phải có ý kiến của anh Thành với tư cách là người thừa kế ở hàng thứ nhất thể hiện ý chí đối với phần di sản được hưởng theo pháp luật rồi lúc đó mới quyết định thì không xảy ra những sai sót đáng tiếc như trường hợp nêu trên. Trường hợp thứ ba: Ông Lê Quang Uẩn có hai người con là Lê Quang Liêm và Lê Quang Thái (cảc người con đã kết hôn). Anh Liêm đang sống với ông Uẩn, còn anh Thái là giáo viên của trường đại học y dược. Năm 1998, ông Uẩn lập di chúc hợp pháp cho anh Liêm hưởng thừa kế ngôi nhà ở, còn anh Thái được thừa kế 300 m2 quyền sử dụng đất. Năm 2003 anh Thái được cử sang thực tập sinh tại Liên bang Nga, đến tháng 10 năm 2005 thì bị chết trong một tai nạn giao thông. Năm 2008 ông Uẩn chết, đến tháng 2 năm 2009 chị Liên (vợ anh Thái) và anh Sơn (con anh Thái) mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, di chúc đến Uỷ ban nhân dân làm thủ tục thừa kế 300 m2 quyền sử dụng đất do ông Uẩn để lại. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chị Liên phải cung cấp giấy chứng tử để xác định thời điểm mở thừa kế thì anh Thái là người thừa kế đã chết trước người lập di chúc. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc thì di sản chia theo pháp luật (phần di chúc đó không phát sinh hiệu lực). Cơ quan có thẩm quyền đã từ chối làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng diện tích đất trên cho vợ con của anh Thái vì phần di sản này của ông Uẩn được chia theo pháp luật, trong đó có anh Liêm (được thừa kế ở hàng thứ nhất) và anh Sơn (được thừa kế thế vị). Trong thực tế người lập di chúc (ông Uẩn trong trường hợp trên) và những người thân của người thừa kế theo di chúc (chị Liên và anh Sơn trong trường hợp trên) do không hiểu biết pháp luật đều quan niệm rằng di chúc đã được lập hợp pháp thì đương niên người được chỉ định trong di chúc được hưởng, nếu chết trước thì phần di sản thuộc về những người ở hàng thừa kế thứ nhất của người được chỉ định trong di chúc. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết phải xác định rõ thời điểm mở thừa kế và giải thích quyền của họ theo quy định của pháp luật. Trên đây là một và ý kiến trao đổi để Uỷ ban nhân dân, tổ chức hành nghề công chứng, Toà án nhân dân khi giải quyết các trường hợp thừa kế hoặc những trường hợp có liên quan về thừa kế lưu ý xác định thời điểm mở thừa kế để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. . hành nghề công chứng, Toà án nhân dân khi giải quyết các trường hợp thừa kế hoặc những trường hợp có liên quan về thừa kế lưu ý xác định thời điểm mở thừa kế để tránh những hậu quả xấu có thể. quy định của pháp luật thì quan hệ thừa kế chỉ phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế, do đó, khi giải quyết các trường hợp thừ kế haợc liên quan đến thừa kế thì yêu cầu phải xuất trình các giấy. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ KHI GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP THỪA KẾ TS. Đoàn Đức Lương Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Khoa học Huế Theo quy định tại Điều 633, khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 “thời

Ngày đăng: 03/07/2014, 18:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan