Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng Những điều cơ bản về Cocktails 1. Cocktail – Nét Văn hoá đa quốc gia Khi ban hành luật cấm rượu được ban hành ở Mỹ, chắc những nhà làm luật chẳng ngờ rằng họ đã tạo điều kiện cho một loại đồ uống hoàn toàn mới ra đời. Mới cả về cách làm ra nó, cách uống nó. Hương vị mới và cả hình dáng cũng mới. Do lệnh cấm khá gắt gao, người ta phải tìm mọi cách để “hóa trang” cho tiệc rượu và những ly rượu. Còn gì hợp lý hơn là cầm trên tay một ly rượu nhưng trông lại như một ly nước hoa quả, thậm chí là còn màu mè sặc sỡ nữa. Cho dù là nhầm lẫn hay cố tình thì loại đồ uống pha trộn lung tung này cũng vẫn ra đời. Không những tồn tại mà còn phát triển lan tràn ra khắp thế giới. Mặc dù Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng những câu chuyện về nguồn gốc của nó vẫn còn chưa ngã ngũ. Cả những người Pháp, vốn đã có Champagne và Cognac, hay người Anh đã có Gin nhưng vẫn muốn kéo những câu chuyện xuất xứ của cocktail về nước mình. Nhưng càng ngày người ta càng đồng ý rằng: cùng với nhạc jazz và Hollywood, cocktail được coi là một trong ba đặc trưng văn hóa của người Mỹ. Của người Mỹ mà lại là của cả thế giới vì mỗi ngày lại có hành chục loại cocktail mới được bartender khắp nơi sáng tạo ra. Quốc gia nào cũng cố gắng chế ra những loại cocktail làm từ thứ rượu, bia đặc trưng của nước mình để đánh dấu tên mình trên bản đồ cocktail thế giới. Cocktail ra đời đánh đổ sự bảo thủ của những người tôn thờ cái thuần khiết trong nghệ thuật ẩm thực. Đừng nghĩ rằng thưởng thức các loại rượu đặc trưng từ những vùng miền văn hóa khác nhau đã là đủ. Chính những sự kết hợp tài tình chúng với nhau mới là tuyệt vời. Nếu coi mỗi loại rượu, bia hay đồ uống là một đặc trưng văn hóa cho một nước thì khi pha chế cocktail, những bartender khéo léo đã hòa trộn những mảng văn hóa vào với nhau. Trong đó có sake của Nhật Bản, rum của Cuba, whiskey của Scotland, champagne của Pháp, tequila của Mê-hi-cô… Bất kể người pha và người uống mang quốc tịch nào, quan điểm chính trị hay địa vị xã hội, túi tiền ra sao thì bartender vẫn cứ pha và khách vẫn cứ uống. 2. Khái niệm Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng -Cocktail là một thứ đồ uống gồm rượu pha trộn với rượu, hoặc với nước hoa quả hoặc với nước có gas. Bản chất, pha cocktail là “làm loãng” rượu ra. Nhưng mà pha xong thì rượu lại ngon hơn. -Cocktail là một thức uống hỗn hợp được chuẩn bị từ các loại rượu, các loại nước trái cây, ban đầu, người ta dùng một số lá hương liệu nghiền hoặc nước chanh uống chung với rượu để tăng thêm mùi vị khoái khẩu, dần dần do nhu cầu đa dạng hóa, thức uống này được pha chế với nhiều loại thức uống khác nhau để thành những thứ cocktail. 3. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Có thể nói cocktail đã xuất hiện từ thế kỉ 16, nhưng đến cuối thế kỉ 19 bắt đầu phổ biến ở Mĩ. Khi lính Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, cocktail càng trở nên phổ biến rộng rãi ở Châu Âu (và ở Nhật thời hậu chiến CTTG 2), cộng thêm luật cấm buôn bán rượu ở Mĩ (1920) , cocktail càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn. -Đầu thế kỷ 19, cocktail ra đời mà không ai nhớ nổi chính xác là lúc nào. Có lẽ những người đầu tiên trên thế giới thưởng thức cocktail đều đã lơ mơ cả nên không ai kịp ghi lại. 200 năm sau, người ta đành lấy ngày 13/5/2006 để kỷ niệm ngày thứ đồ uống pha tuyệt diệu này xuất hiện trên báo viết. Hôm đó, tạp chí Balance của Mỹ tuyên bố “Cocktail là một loại rượu thú vị, trộn từ bất kỳ thứ rượu nặng nào với đường, nước và bitters…” Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng -1860-1920: California-Nơi ra đời loại cocktail đầu tiên. Một trong những công thức cocktail lâu đời nhất được công nhận là Martini. Hồi năm 1862, người ta gọi nó là Martinez . Thành phần gồm bốn phần vermouth ngọt, một phần rượu gin, trang trí bằng một quả anh đào. Đến đầu thế kỷ 20, Martini nổi danh khắp nước Mỹ, rồi lan cả sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Đây được coi là thời điểm bắt đầu sự lên ngôi của thứ đồ uống mới. Danh mục những loại cocktail kinh điển dần dần được nối dài và càng ngày càng trở nên phổ biến. -1920-1933: Hoa Kỳ cấm rượu.Hiến pháp nước Mỹ được thay đổi lần thứ 18, đánh dấu bằng việc cấm sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu bất kỳ “loại rượu nào có thể làm cho người ta say”. Chẳng ngờ, nạn rượu lậu càng ngày càng phổ biến. Cocktail lên ngôi vào lúc tưởng chừng khốn khó nhất. Đơn giản là vì các đệ tử lưu linh chỉ có cách pha chế lung tung mới làm cho mùi vị khủng khiếp của rượu lậu chất lượng kém trở nên dễ nuốt hơn. Nhiều công thức cocktail mới được nghĩ ra trong những quán bar, câu lạc bộ phi pháp, những bữa tiệc giấu diếm ở những thành phố chính của Mỹ. Cocktail không cồn-còn gọi là mocktail (sinh tố) cũng xuất hiện trong thời điểm này. -1934-1959: Margarita nổi tiếng ra đời. Giai đoạn cách tân cho các công thức cocktail đã đến. Margarita, một trong những loại cocktail phổ biến nhất đã ra đời năm 1948. Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng - Những năm 70 thì cocktail được làm chủ yếu với gin, whiskey hoặc rum, và một lượng ít ỏi hơn của vodka. Từ 1970 việc sử dụng vodka trong cocktail trở nên phổ biến và tăng mạnh hơn. -Cuối thế kỷ 20 là lúc cocktail được phổ biến và tung hô khắp nơi trên thế giới. Cả văn học và phim ảnh đều góp phần tạo ra cho cocktail một hình ảnh lãng mạn, đẳng cấp. Giới sành điệu khó có thể bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự sang trọng, tinh tế của mình. Vậy nên nhiều người chọn nâng một ly cocktail trong quán bar, nhà hàng, tiệc đứng…. 4.Pha cocktail: Vị và độ mạnh của cocktail đều được chia làm 5 mức. Cách pha cocktail được chia làm 4 kiểu: shake, stir, build, blend. Tương ứng với nó là các dụng cụ : shaker, mixing glass, glass, blender (thường kí hiệu bằng hình vẽ nhỏ trong công thức pha). Cocktail ngày nay thường gồm 3 thành phần khác nhau: - Base thường là chất có cồn như vodka, whiskey, gin, rum, tequila, vài loại rượu khác… - Main flavoring. Dùng để tăng mùi thơm của base, đồng thời làm cho vị của nó dễ uống hơn. Ví dụ như nước hoa quả, rượu vang, thậm chí có thể là trứng gà hoặc kem. Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng - Special favoring. Dùng để thêm hương vị và màu sắc cho base, ví dụ như Grenadinne, blue curacao. 5.Cốc dùng cho cocktail - Tùy từng loại cocktail uống nhanh- short drink (10-20 phút) hoặc lâu – long drink( 30 phút trở lên) hoặc một số đặc trưng khác mà dùng cốc. -Thường dùng 4 loại chính : tumbler (lùn, chiều cao bằng đường kính), highball glass(cao, chiều cao gấp 2,3 lần đường kính), champagne glass (cốc uống champagne), classic cocktail glass (hình chữ Y). 6. Trang trí cocktail - Cocktail stick có 2 loại: gỗ và nhựa. Loại làm bằng gỗ thì thông dụng hơn nhưng chỉ dùng được một lần, còn loại làm bằng nhựa khi trang trí thì trông không được tự nhiên lắm nhưng tái sử dụng được. Cái này dùng để xiên những lát hoa quả trang trí thành hình cái cờ, cái nón trên cốc cocktail. - Straw- ống hút thì thường được dùng với long drink trong highball glass - Một cách thường dùng khi trang trí cocktail là frosting (phủ lên miệng cốc một lớp bột mỏng) Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng - Ngoài ra đơn giản nhất là một miếng vỏ cam, chanh khéo tạo hình một chút, một chút hoa, quả, lá bạc hà trên miệng cốc sao cho hợp với vị và tên của cocktail. Trên thực tế có hơn mườn ngàn công thức pha chế cocktail khác nhau, đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, có một số công thức tương đối đơn giản mà bạn đọc hoàn toàn có thể tự pha chế cho các bữa ăn gia đình. Thậm chí, những người sành uống có thể tự pha chế cocktail theo sở thích riêng của mình một cách tuỳ ý sao cho uống được là được. Bạn có thể dễ dàng tìm được loại cocktail hợp khẩu vị vì đây là loại đồ uống pha trộn hỗn hợp đa mùi vị chua có, mặn có, ngọt có và thậm chí cả vị chát nữa. Màu sắc cũng đa dạng, màu da cam, màu đỏ, tím lam, hay xanh như màu nước biển. . Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng Những điều cơ bản về Cocktails 1. Cocktail – Nét Văn hoá đa quốc gia Khi ban hành luật cấm rượu được ban hành ở Mỹ, chắc những nhà làm luật. đời. Không những tồn tại mà còn phát triển lan tràn ra khắp thế giới. Mặc dù Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng những câu chuyện về nguồn gốc của nó vẫn còn chưa ngã ngũ. Cả những người. rượu nặng nào với đường, nước và bitters…” Giáo trình quản trị khách sạn, nhà hàng -1 86 0-1 920: California-Nơi ra đời loại cocktail đầu tiên. Một trong những công thức cocktail lâu đời nhất được