Tri thức tích lũy nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển Số lượng lớn thông tin được sử dụng vào sản xuất, tri thức được dùng phầnlớn, gián tiếp vào sản xuất, khoa học kỹ thuật là lực l
Trang 1Bài giảng:
KINH TẾ TRÍ THỨC
……… , tháng … năm ……
Trang 2
Mục lục
BÀI MỞ ĐẦU 3Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức 3Các chỉ tiêu vi mô 254.1 Các cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xu thế kinh tế tri thứctoàn cầu 34
4.1.1 Những cơ hội phát triển 344.1.2 Những thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳkinh tế tri thức 344.2 Nhận dạng kinh tế tri thức ở Việt nam 364.2.1 Môi trường chính sách vĩ mô 36
Trang 3KINH TẾ TRI THỨC
BÀI MỞ ĐẦU
Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi Nhiều người rất hăng háixem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo đói,lạc hậu Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng, đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức
có thể làm cho chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đangcòn quá thấp kém Có lẽ mỗi ý kiến đều có phần đúng Cái khó là nhận thức saocho khách quan, đúng mức và thực tế
Chúng ta phải nhận thức rõ một điều, toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, có những mặttiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, hơn nữa, tuân thủcác luật chơi mới để tìm cách vươn lên Luật chơi mới chính là: ganh đua, cạnhtranh trí tuệ
Vì vậy, khôgn thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hoá, mặt khác,cũng không thể cạnh tranh nôỉ trong nền kinh tế toàn cầu hoá nếu không mở cánhcửa vào kinh tế tri thức Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế màkhông theo kịp họ trong kinh tế tri thức sẽ bị thua thiệt
Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức
- Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức/ Nền kinh tế tri thức, tính tất yếu kháchquan trong lịch sử nhân loại
Trong quá trình phát triển của nhân loại, từ nền văn minh nông nghiệp đếnvăn minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ, lịch sử đã cho thấy baobiến động diễn ra trong sự phát triển kinh tế của thế giới, cũng như sự phát triển
Trang 4thăng trầm từng quốc gia Đặc biệt trong mấy thập kỷ gần đây, những biến cố trongđời sống nhân loại càng thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm hơn đến nhữngvấn đề kinh tế đã và đang diễn ra Đó là:
- Sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai,
- sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế công nghiệp mới Đông Á,
- là hình ảnh về nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển cùng xu hướng toàncầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và ngay cả những vấn đề bức xúc về cơnbão khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á tuy đã qua nhưng không ít người vẫnmuốn tìm hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa của nó
- Đó là sự tan rã của một mô hình kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu qua cải tổ,cải cách là thành công của những nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Trung Quốc
và Việt Nam v.v
Như chúng ta đã từng chứng kiến, nhân loại phát triển kinh tế nông nghiệp
từ khoảng mười nghìn năm trước đây Trong tất cả muôn loài, chỉ có loài người là
có tri thức và biết lao động Vì vậy, khi bắt đầu bất kỳ một hoạt động lao động sảnxuất nào, con người cũng phải suy nghĩ, vận dụng mọi hiểu biết, tức là tri thức, đểđạt kết quả có lợi nhất Điều đó nói lên rằng, không phải chỉ từ sản xuất nôngnghiệp, mà từ rất lâu trước đó, con người đã phải vận dụng tri thức cần thiết trongmọi hoạt động, mà trước hết là hoạt động của sản xuất
Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người, tri thức đượctích lũy ngày càng nhiều và được sử dụng trong sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt
là các tri thức được trải nghiệm, do thực nghiệm và nghiên cứu khoa học Nhữngtri thức về vận động cơ học được phát triển ngày càng sâu sắc và đến giữa thế kỷ
18, nhờ các tri thức cơ giới, sáng tạo ra máy móc cơ khí, đặc biệt là máy hơi nước
Trang 5Máy móc cơ khí đã tạo ra cách mạng công nghiệp của thế kỷ 18 và hình thành nềnkinh tế công nghiệp (cổ điển)
Trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức, nhất là tri thức khoa học, đã có vaitrò đáng kể, thể hiện "bằng sáng chế" và "sở hữu trí tuệ" Nhưng tri thức vẫn chỉ cóvai trò thứ yếu đứng sau tài nguyên và lao động hay tư bản và lao động (tư bản đểmua tài nguyên và thuê lao động) Một tình thế mâu thuẫn âm ỷ phát triển và trởnên ngày càng nghiêm trọng Ðó là tri thức, nhất là tri thức khoa học phát triểnngày càng nhanh và dẫn tới đột phá mới: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ haixảy ra vào nửa sau thế kỷ 19 với sự hình thành nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí
- điện và tự động hóa cục bộ Vai trò của tri thức có dấu hiệu thách thức vai trò của
tư bản trong lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại
Khối lượng tri thức của nhân loại tăng ngày càng nhanh, nổi bật là thòi kỳcuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, từ giữa thế kỷ 20 Nói gọn lại làtri thức tăng theo hàm mũ với thời gian
Sự bùng nổ thông tin, tri thức xảy ra ngày càng mạnh và được ứng dụng vàomọi khâu, mọi quy trình, mọi phương tiện của sản xuất, ngày càng sâu rộng, đếnmức áp đảo cả tư bản (tiền vốn) Ðã tới lúc tiền vốn tuy vẫn còn cần nhưng khôngquan trọng bằng các tri thức sáng tạo nữa Ðó là vào khoảng cuối những năm sáumươi của thế kỷ trước và người nêu ra một tên gọi nổi tiếng "Nền kinh tế tri thứcKnowledge economy" là nhà kinh tế học hàng đầu của Hoa Kỳ Peter Drucker, viếttrong cuốn sách có tiếng vang lớn
Sau này còn có các tên gọi khác như: Nền kinh tế số (Digital economy) Nềnkinh tế mạng (Network economy) Nền kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge-basedeconomy) Nhưng cho đến nay, đa số các nhà kinh tế và Ngân hàng thế giới đềuchấp nhận tên gọi nền kinh tế tri thức (KTTT)
Trang 6Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển cho thấy sự hình thành vàxuất hiện nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử mang tính khách quan Cũngnhư kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức ra đời không phụthuộc vào ý chí của một nhóm người nào, mà hoàn toàn tuân theo quy luật kháchquan của sự phát triển lịch sử của xã hội loài người
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TRI THỨC
1.1 Những thay đổi về bản chất của các thời kỳ kinh tế
1.1.1 Kinh tế tài nguyên
Nền kinh tế tài nguyên là nền kinh tế mà sự phát triển của nó chủ yếu dựatrên sự khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để sản xuất, phục
đó là đất đai và sức lao động Bởi vậy, trong kinh tế nông nghiệp, yếu tố tri thứcchỉ có vai trò hạn chế trong lĩnh vực sản xuất
1.1.2 Thời kỳ phát triển kinh tế dựa trên nền tảng lao động (làn sóng kinh tế thứ
hai)
Bắt đầu từ khi Đế quốc la Mã sụp đổ đã thay đổi ý thức và phương thức sảnxuất của người nông dân Họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm canh tác, áp dụng
Trang 7nhiều biện pháp thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp, giải phóngbớt một phần lao động chuyển sang nghề thủ công nghiệp
Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như các cuộc thám hiểm ở Tây Âu vào thế
kỷ XV, thương nghiệp phát triển và hình thành thị trưởng thế giới… cuộc cáchmạng công nghiệp (đầu tiên ở Anh, tiếp theo là Pháp, Đức, Nga, và Mỹ…) đã làmthay đổi toàn cục nền kinh tế thế giới
Cơ sở kinh tế của các quốc gia chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất, cạnh tranh tự do và quy luật của nền kinh tế thị trường giữ vai trò điều tiếtnền kinh tế; thúc đẩy doanh nghiệp tư bản tăng cường nhập khẩu và ứng dụng máymóc thiết bị mới vào sản xuẩt
Tri thức tích lũy nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển
Số lượng lớn thông tin được sử dụng vào sản xuất, tri thức được dùng phầnlớn, gián tiếp vào sản xuất, khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất
1.1.3 Thời kỳ kinh tế tri thức
Tri thức được tích luỹ dần dần cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người,đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ này
Sự tiến bộ và tích luỹ của khoa học thể hiện ở 2 kết quả là tri thức và khoahọc trong đó:
o Sự phát triển của tri thức : nhằm phát hiện
o Sự tiến bộ của kỹ thuật: là để phát minh, sáng chế
Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (200 năm), sự phát triển của khoahọc mới làm cho xã hội vật chất phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, phát triển về trithức còn đứng sau sự phát triển về kỹ thuật
Sau cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng tri thức bùng lên như vũbão trên thế giới
Gọi là cuộc cách mạng bởi lẽ:
oKhối lượng tri thức phát triển rất nhanh 90% khối lượng tri thức củaloài người đã được sáng tạo ra trong nửa thế kỷ đó Khối lượng tri thức tạo ra ởthời kỳ này gấp 9 lần toàn bộ tri thức của nhân loại tạo ra từ bao đời trước đó Cáctên được đặt cho sự kiện này là: “Vụ nổ lớn tri thức”; “bùng nổ thông tin…
Trang 8oSự đổi mới, tiến triển của tri thức diễn ra vô cùng mau lẹ Sự tăngtrường và tốc độ lan truyền của tri thức nhanh đến mức vượt quá sức tiếp thu vềsinh lý cũng như về tâm lý của con người; vòng đời của tri thức trở nên ngắn ngủi,những cái mới mẻ hôm qua bỗng chốc trở nên lạc hậu sinh viên bước chân vàocổng trường đại học lòng thấy phấn chấn, tự tin thì khi ra trường, 60% tri thức thuđược khi ngồi trên ghế nhà trường đã bị lỗi thời Khối lượng tri thức của xã hội loàingười cứ 5 năm một lần bị thay đổi, thậm chí ngắn hơn; cả thế giới quay cuồngtrong cơn lốc tri thức.
oTri thức tích luỹ phong phú, khoa học kỹ thuật cao phát triển
oMột lượng siêu lớn thông tin được được ứng dụng trực tiếp vào sảnxuất, khoa học và kỹ thuạt là sức mạnh hàng đâu
1.2 Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí và nguyên tắc của nền kinh tế tri thức
1.2.1 Khái niệm kinh tế tri thức
1.2.1.1 Dữ liệu - Thông tin- kiến thức
Dữ liệu: tồn tại trong tự nhiên và xã hội, các giác quan con người nhận được
các tín hiệu Các tín hiệu này được thể hiện bằng con số, văn bản viết, hình vẽ và
âm thanh Chúng được gọi chung là các dữ liệu (data) Não người tiếp thu các dữliệu, xử lý chúng thành các thông tin
Thông tin: Các dữ liệu được tổ chức, xử lý có mục đích nhưng chưa được
đồng hoá, thông tin được lưu trữ trong trí nhớ và trở thành một dạng đầu vào của
tư duy, nhận thức Thí dụ: Tại một địa điểm đo nhiệt độ hằng ngày ta có bảng, biểucác số đo nhiệt độ, đó là các cơ sở dữ liệu Xử lý các bảng, biểu này ta có thông tin
về thời tiết nóng lạnh các ngày Thông tin có ý nghĩa xác định và khách quan
Tri thức: một khối lượng thông tin đã được xử lý, đồng hoá, đưa vào nhận
thức của cá nhân, là thông tin + phán đoán; Xử lý các thông tin bằng tư duy, nhậnthức ta đạt được các hiểu biết về tự nhiên và xã hội, đó là các tri thức Tri thức chỉtrở thành khách quan khi nó phù hợp với thực tiễn Trong các yếu tố của ý thức
Trang 9con người thì tri thức là cơ bản Tri thức thường là sản phẩm của lao động và mọisản phẩm của lao động đều là vật hóa của tri thức
+ Có hai loại tri thức:
1 Tri thức hiện là tri thức có thể diễn tả được bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ,
âm thanh, v.v nghĩa là có thể biểu diễn bằng công nghệ số (digitaliser) Tri thứchiện có thể ngày nay được phổ biến rất nhanh
2 Tri thức ẩn là tri thức chủ yếu tập trung ở não người sở hữu nó, khó truyền
bá, chỉ có thể truyền bảo theo kiểu "cầm tay chỉ việc" cho những môn đệ, thí dụmột số nghề thủ công, tinh xảo Tri thức ẩn rất phong phú và quan trọng cho pháttriển
Mối quan hệ giữa dữ liệu, thông tin, tri thức, thông tuệ, minh triết thường đượcbiểu thị bằng tháp trí tuệ
• Khôn ngoan: kết quả của sự phối hợp kiến thức với các
giá trị và kinh nghiệm
1.2.1.2 Kinh tế tri thức
Hiện nay, có nhiều quan điểm và định nghĩa về kinh tế tri thức
1> Có người dẫn lời Các Mác nói rằng, khi hàm lượng cơ bắp trong sảnphẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì lúc đó sẽ xuất hiện giai cấpcông nhân khoa học Và cho rằng điều đó đang được chứng minh trong nền Kinh tếTri thức (KTTT) Thực ra, không cần phải đến KTTT mới xuất hiện giai cấp côngnhân khoa học của Mác Trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại được tự độnghóa hoàn toàn như sản xuất xe ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hóa chất hàm lượng cơ bắp đã được giảm đến mức thấp nhất ngay từ khi chưa xuất hiệnkhái niệm KTTT
2> Cũng có những ý kiến đánh đồng KTTT với một số ngành kinh tếthường được gọi là ngành kinh tế mới như Kinh tế Internet, hay Công nghệ tin học
và truyền thông, để từ đó cho rằng KTTT là nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó
Trang 10kinh tế Internet trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhưng rõ ràng là, bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải dựa vào tri thức
và nền kinh tế Internet cũng chỉ là một trong những ngành kinh doanh, tuy đóngmột vai trò ngày càng quan trọng, nhưng không thể trở thành một ngành kinhdoanh độc lập mang tính quyết định cho một nền kinh tế được Sự sụp đổ của hàngloạt công ty kinh doanh Internet (cả của các công ty kinh doanh Tin học và Truyềnthông) hiện nay có thể sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn, phân biệt rõ hơn khái niệm
và vai trò của các ngành kinh doanh với một nền kinh tế
3> Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu
ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng
tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống"
4> Sau đó, năm 2003 chương trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra
một khái niệm rộng hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho
sự phát triển KT-XH Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sự thích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt"
5> Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Công nghệ thông tin
thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống"
Trong nền kinh tế tri thức, hai ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ
lệ thấp và chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựumới nhất của khoa học và công nghệ
Trang 11Đó có thể là những ngành mới như công nghiệp thông tin (công nghiệp phầncứng, công nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp, dịch vụ mới dựa vào côngnghệ cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao.
Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất ô tô thông minh không cần người lái;nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học, tự động điều khiển, hầu như không cóngười lao động; ngành công nghiệp dệt may sử dụng Internet để sản xuất và cungcấp hàng may mặc theo yêu cầu của khách hàng trên khắp thế giới
Như vậy, tri thức trở thành lực lượng sản xuất của thế kỷ 21 Đặc trưng củanền kinh tế tri thức là thị trường chất xám Trong đó, con người là vốn quý nhất.Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩysản xuất phát triển Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trongviệc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cáchrộng rãi Muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩmphải có tri thức, phải làm chủ được tri thức, phải biết vận dụng, quản lý tri thứcmới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững
Mới chỉ trong vài năm gần đây, qua việc theo dõi sáu ngành công nghiệpthen chốt của tương lai là:
Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệvật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ kỹ thuật hàng không-vũ trụmới, và công nghệ kỹ thuật bảo vệ môi trường, người ta đã ghi nhận sự xuất hiệncủa một nền kinh tế hoạt động theo một công thức khác hẳn về bản chất so vớicông thức của nền kinh tế hàng hóa mà loài người từng biết
Hoạt động của nền kinh tế hàng hóa- dù đó là kinh tế thị trường hay kinh tế
kế hoạch- đều tuân theo công thức nổi tiếng: Tiền - Hàng - Tiền Trong khi đó, nềnkinh tế mới xuất hiện lại hoạt động theo công thức: Tiền- Tri thức- Tiền
Trang 12Theo đánh giá chung của những học giả hàng đầu ở phương Tây thì ngàynay KTTT mới chỉ đang định hình ở 03 nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ,Đức và Nhật bản Vì vậy chưa thể đưa ra được một định nghĩa hay một công thứcxác định thế nào là KTTT Thông qua việc nghiên cứu sáu ngành công nghiệp thenchốt đã nói ở trên, người ta chỉ có thể ghi nhận được một số đặc trưng cơ bản nhất-cần chứ chưa phải đã đủ- của nền kinh tế mới này như sau:
* Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và rất linh
hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong hàng loạt lĩnh vực, mà đặcbiệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông Sản phẩm của những xínghiệp này là những sản phẩm "thông minh" Đó là những sản phẩm không chỉchứa một hàm lượng thông tin cao, mà còn cả một hàm lượng tri thức cao hơn hẳnsản phẩm công nghiệp cổ điển, khiến cho nó có khả năng sử dụng, chế biến thôngtin, đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng Trong năm 2000, những sản phẩmthông minh (ví dụ: hệ thống dẫn đường cá nhân) đã tạo ra tới 30% giá trị của mộtchiếc xe ô tô loại sang trọng và ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh quyết địnhtrong ngành sản xuất xe ô tô
* Các công nghệ mới đang làm thay đổi triệt để qúa trình sản xuất và cơ cấu
sản phẩm Chẳng hạn, kỹ thuật Gen bắt đầu thay đổi một cách căn bản qúa trìnhsản xuất, sản phẩm và cơ cấu sản phẩm trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệphóa chất Tương tự như vậy, công nghệ sản xuất vật liệu mới cũng thay đổi mộtcách sâu sắc sản phẩm của công nghiệp sản xuất vật liệu cổ điển Ví dụ: Sứ có tínhnăng đặc biệt đã được dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô Trong tương laikhông xa sẽ xuất hiện động cơ bằng sứ chịu được nhiệt độ cao hơn hẳn thế hệ động
cơ hiện tại và vì vậy sẽ tiết kiệm nhiều nhiên liệu hơn Hay những vật liệu siêu tinhkhiết mới cho công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử, v.v
* Lý thuyết của Ricardo về lợi thế đối chiếu (so sánh) vùng không còn giá trị
nữa đối với sáu ngành công nghiệp then chốt Theo Ricardo (đầu thế kỷ 19), mỗinước do diều kiện tự nhiên đều có sẵn những thuận lợi đặc biệt cho việc sản xuất
Trang 13những hàng hóa nhất định so với nước khác Chẳng hạn nước Bồ đào nha đầy ánhnắng mặt trời sẽ có lợi thế vùng lớn hơn Anh quốc trong việc sản xuất rượu vang;ngược lại, Anh quốc được lợi thế hơn trong sản xuất vật liệu Lợi thế vùng theothuyết Ricardo hiện đại được đánh giá qua ba yếu tố sản xuất quen thuộc là: đất,vốn tư bản, sức lao động Rõ ràng các yếu tố này có trở thành lợi thế cho sản xuấthay không là rất khác nhau đối với mỗi quốc gia Trong nền KTTT, lợi thế vùngnày không tồn tại vì phần đóng góp của giá đất, sức lao động là hết sức nhỏ bé khi
so với phần của tri thức trong qúa trình sản xuất Với thị trường tài chính có tínhchất tòan cầu, việc gọi vốn không còn phụ thuộc vào biên giới quốc gia nữa và do
số vốn đầu tư trong KTTT rất lớn, lại phải huy động trong khoảng thời gian ngắnnên- nói chung- nó cũng nằm ngoài khả năng một quốc gia Vì vậy, những lợi thếsản xuất trong KTTT chỉ có thể do chính các doanh nghiệp tạo ra Để so sánh, nênlưu ý là thuyết Ricardo hiện vẫn còn nguyên giá trị trong qúa trình toàn cầu hóanền kinh tế hàng hóa hiện đại Nhiều nước đang phát triển thậm chí coi việc pháthuy lợi thế về sức lao động, giá đất là chiến lược hấp dẫn đầu tư
* Vốn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như xây dựng nhà
máy sản xuất trong nền KTTT là hết sức lớn Để có thể hoàn vốn đầu tư, sản phẩmphải được sản xuất với số lượng lớn tối đa Không những thế, doanh nghiệp trongKTTT phải bằng mọi cách hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất trước khi sản phẩmthế hệ mới của công ty khác được tung ra thị trường, đây là điều xẩy ra rất nhanhtrong KTTT Thị trường của các doanh nghiệp trong nền KTTT vì vậy phải là thịtrường toàn cầu Rõ ràng là chỉ có không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được nhữngđiều kiện cạnh tranh gay gắt này Và cũng sẽ chỉ có một vài quốc gia đủ khả năng
hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn kinh doanh tòan cầu, cũng như giữ ổn định môitrường luật pháp-xã hội-chính trị để các công ty này không chuyển trụ sở sangnước khác
Trang 14* Như vậy, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ nhất để trả lời câu hỏi "KTTT là
gì?" như sau: KTTT là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng
hóa tư bản, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của Tri thức được thể hiện qua các mặt sau đây:
Vai trò của tri thức
* Hàm lượng Tri thức trong qúa trình sản xuất phải chiếm phần quyết định.Theo nhiều học giả thì hàm lượng này phải chiếm ít nhất là từ 60 đến 65% giáthành sản xuất và ít nhất là 35% giá trị sản phẩm (Các con số này trong một sốngành công nghiệp then chốt ở Đức hiện nay trung bình là 60 và 30%, ở Hoa Kỳ là
62 và 35%) Hàng hóa trong KTTT là Tri thức
* Trong KTTT, Tri thức vừa được sử dụng để quản lý, điều khiển, tham giavào qúa trình sản xuất như công cụ sản xuất, vừa trực tiếp là thành tố trong sảnphẩm như nguyên liệu sản xuất Vì vậy, ngoài vai trò là hàng hóa trong KTTT, Trithức- khác với hàng hóa trong kinh tế hàng hóa- cũng là tư liệu sản xuất Trí thức
để xử lý tri thức, để làm ra tri thức, tri thức quản lý điều hành cũng trở thànhhàng hóa và đó là những thứ hàng hóa được sản xuất không theo qúa trình sản xuấtquen thuộc trong nền Kinh tế Hàng hóa Chưa bao giờ Hàng hóa của một nền Kinh
tế lại đồng thời giữ nhiều vai trò quyết định khác nhau đến vậy trong cả phươngthức sản xuất lẫn quan hệ sản xuất như Hàng hóa Tri thức trong nền Kinh tế Trithức Còn qúa sớm để dự báo những thay đổi quan hệ xã hội trong tương lai.Nhưng chắc chắn KTTT sẽ dẫn đến những thay đổi triệt để và hết sức sâu rộngtrong xã hội hơn tất cả những thay đổi do các cuộc cách mạng công nghiệp, khoahọc kỹ thuật và xã hội mà loài người từng trải qua Người ta đã bắt đầu nói đến Xãhội Tri thức
* Sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học và truyền thông rút ngắncàng ngày càng nhanh thời gian chọn lọc, đánh giá, sử dụng và sáng tạo thông tin,khiến cho giá trị sử dụng tri thức cũng bị rút ngắn lại nhanh chóng Một tri thức
Trang 15hôm nay có giá trị hàng tỷ Dollars, ngày mai đã có thể vô giá trị Vì vậy, việc tiếpcận và trao đổi Tri thức ở phạm vi toàn cầu trong KTTT có ý nghĩa sống còn Cạnhtranh trong KTTT trước hết là cạnh tranh với thời gian Để bảo đảm sự phát triểnbình thường của mình, KTTT sẽ dẫn đến việc xóa bỏ biên giới quốc gia, ít nhất vàtrước mắt là trong lĩnh vực thông tin.
* Do tích chất đặc biệt của hàng hóa Tri thức, không những các ngành côngnghiệp sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học mà cả các lĩnh vực kinh tế, xãhội, chính trị cũng phụ thuộc và đan quyện vào nhau một cách chặt chẽ hơn baogiờ hết trong KTTT KTTT- với sản phẩm là Tri thức- sẽ dẫn đến tái cấu trúc kinhtế-xã hội và chính trị trên phạm vi toàn cầu Trước mắt, cuộc cạnh tranh giữa cácnhà nước (các nước công nghiệp phát triển) trong tư cách các hệ thống kinh tế- xãhội- chính trị với những lợi thế khác nhau về luật lệ, về thuế, về tiêu chuẩn an sinh
xã hội đã bắt đầu trở nên gay gắt để thu hút đầu tư Ai tái cấu trúc nhanh, người
đó sẽ thắng
Kinh tế tri thức là một khái niệm mà nó không có trong chủ nghĩa Mác Lênin cũng như trong các tài liệu triết học trước đó Nó ra đời trong bối cảnh nềnCNTT toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có Những đặc trưng chủyếu của nền kinh tế tri thức, dưới góc độ nào, công nghệ thông tin vẫn có vai trò rấtquan trọng và là một trong những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức Cómột số khái niệm về kinh tế tri thức như sau:
Trong báo cáo “Kinh tế lấy tri thức làm nền tảng”, cơ quan nghiên cứu củaLiên hợp quốc đã định nghĩa: “Kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sởsản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin” Từ định nghĩa nền kinh tế trithức có thể rút ra hai tiêu chí chủ yếu:
Lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tri thức, trí
óc trở thành yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của nền kinh tế giốngnhư yếu tố sức lao động và tài nguyên;
Trang 16 Trong quá trình phát triển sản xuất của nền kinh tế, tri thức có thể hình thànhnên một ngành kinh tế, tức là kinh tế chuyên ngành với tiêu chí là ngành khoa học
kỹ thuật cao
oTiêu chí thứ hai là một nét mới, gợi nhiều nội dung đáng suy nghĩ chocông tác thống kê như: phân ngành kinh tế; xác định phạm vi của ngành kinh tếmới này; phương pháp đánh giá kết quả sản xuất và đóng góp vào tăng trưởngchung của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm
oTrong nền kinh tế tri thức nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn trítuệ và công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng Nền kinh tế tri thứcmang tính toàn cầu hóa; quan hệ phân phối và trao đổi mang tính vừa hợp tác, vừacạnh trạnh rất cao; quan hệ sở hữu và sử dụng luôn có sự đan xen[4]
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã đưa ra chiến lược xâydựng và phát triển đất nước theo tiêu thức của nền kinh tế tri thức Trong “Chươngtrình năm 2000”, Liên minh châu Âu cũng đặt việc tri thức hóa vào vị trí ưu tiênhàng đầu, điều này chứng tỏ kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu của thời đại,đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
1.2.2 Đặc trưng của nền kinh tế tri thức
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã đưa ra chiến lược xây dựng vàphát triển đất nước theo tiêu thức của nền kinh tế tri thức Trong “Chương trìnhnăm 2000”, Liên minh châu Âu cũng đặt việc tri thức hóa vào vị trí ưu tiên hàngđầu, điều này chứng tỏ kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, đặcbiệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức thể hiện trong ba nội dung:
∗ Kinh tế hóa tri thức nghĩa là nhân tố tri thức với chủng loại ngày càng phong
phú, trình độ ngày càng cao hòa nhập vào quá trình hoạt động kinh tế và cũng chỉ
Trang 17ra kết quả của việc hòa nhập này Trình độ “Kinh tế hóa” của tri thức có thể đánhgiá bằng tỷ trọng của sản nghiệp tri thức trong nền kinh tế quốc dân(xem [4], trang27)
Với cách hiểu về kinh tế hóa tri thức nêu trên, ngành Thống kê sẽ dùng chỉ tiêu
gì để đánh giá trình độ kinh tế hóa của tri thức? Sản nghiệp là thuật ngữ mô tảtổng thể nói chung những tài sản để sinh sống hoặc để kinh doanh và như vậy sảnnghiệp tri thức là biểu hiện sức sản xuất thuộc thế hệ mới Theo tôi, sản nghiệp trithức có thể đánh giá bằng giá trị của các bằng phát minh sáng chế; giá trị bảnquyền; chương trình phần mềm; giá trị các công trình nghiên cứu khoa học đưa vào
áp dụng mang lại lợi ích cho thực tiễn,v.v… Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh trình
độ kinh tế hóa tri thức là tỷ lệ của sản nghiệp tri thức so với tổng giá trị tài sản củanền kinh tế, chỉ tiêu này có thể phân theo ngành kinh tế
∗ Tri thức hóa kinh tế là xu hướng tri thức của quá trình kinh tế và kết quả của
nó càng tăng mạnh thì hàm lượng tri thức càng tăng cao Trong quá trình pháttriển, yếu tố tri thức không ngừng đan xen và nảy nở vào mọi lĩnh vực của đờisống Chẳng hạn, thiết kế mẫu mã hàng hóa mang bản sắc văn hóa, trang trí, tuyêntruyền quảng cáo hàng hóa là các hoạt động đưa yếu tố tri thức vào kinh doanh nóiriêng và vào quá trình kinh tế nói chung
Chỉ tiêu thống kê dùng để mô tả đặc trưng này có thể là tỷ trọng chi cho thiết
kế mẫu mã, trang trí đóng gói, quảng cáo sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ so với giátrị nguyên vật liệu và các chi phí có tính vật chất để sản xuất ra sản phẩm
∗ Sản nghiệp hóa tri thức là vật chất hóa văn hoá, tinh thần, ý tưởng sáng tạo,
là sự thăng hoa của nền kinh tế hàng hóa và sản nghiệp (xem [4], trang 28) Nhưvậy, sản nghiệp hóa tri thức biểu hiện nét đặc trưng quan hệ đồng nhất, thống nhấtcủa tri thức và kinh tế
Trang 18Trong tiến trình phát triển, các nhà kinh tế đều nhận định ngoài sản nghiệp thứnhất thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; sản nghiệp thứ hai thuộc lĩnhvực công nghiệp và sản nghiệp thứ ba thuộc khu vực dịch vụ truyền thống, đãmanh nha sản nghiệp mới được cấu thành bởi những yếu tố cơ bản như văn hóa, trí
óc, tri thức, nhân tài, tin tức, khoa học kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo (xem [4], trang29)
Không có chỉ tiêu thống kê đơn thuần được đưa ra tính toán để mô tả nét đặctrưng thứ ba của nền kinh tế tri thức Theo tôi, có thể dùng bảng Cân đối liênngành để phân tích ảnh hưởng của một số ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịchtri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư qua các chỉtiêu: nhân tử đầu ra (Output multiplier); liên hệ ngược (Backward linkage) và liên
hệ xuôi (Fordward linkage)
Nền kinh tế tri thức có 5 đặc trưng nổi bật:
(1) Vai trò quan trọng của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin; (2) Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chủ yếu;
(3) Thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn; nguồn nhân lựctrong xã hội nhanh chóng được tri thức hóa;
(4) Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản
(5) Tri thức, thông tin, công nghệ luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất
và vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình phát triển
CHÚ Ý: NGHIÊN CỨU 10 ĐẶC ĐIỂM SAU CỦA KINH TẾ TRI THỨC,
LỰA CHỌN NỘI DUNG ĐỂ ĐƯA VÀO PHÂN TÍCH 5 ĐẶC TRƯNG CỐT LÕICỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐÂY KHI PHÂN TÍCH