1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình Cơ lý đá pptx

152 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Giáo trình Cơ lý đá 1 Mục Lục 2 Bài mở đầu 1. Khái niệm Cơ lý đá là môn khoa học lý thuyết và ứng dụng, với các đối tượng nghiên cứu bao gồm đá và khối đá. Đồng thời cơ lý đá là một lĩnh vực của cơ học, nghiên cứu các biểu hiện cơ học, vật lý của đá và khối đá dưới tác dụng của các trường vật lý khác nhau. Các vấn đề cơ bản liên quan với cơ lý đá trong lĩnh vực khai thác mỏ và xây dựng công trình ngầm như sau: - Phá vỡ, tách bóc khối đá; - ổn định công trình ngầm, bờ dốc, nền đá; - Sự cố, tác động nguy hại đến công trình; Đối tượng nghiên cứu trong cơ lý đá được phân chia ra hai nhóm là đá và khối đá xuất phát từ những đặc điểm riêng của chúng, liên quan với các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu và những yêu cầu ứng dụng thực tế. Quá trình biến đổi cơ học: Trong và sau khi thi công các công trình lên trên hoặc vào trong khối đá sẽ có những biến đổi cơ học nhất định trong khối đá - Thay đổi điều kiện chất tải trong khối đá; - Hình thành trạng thái ứng suất, biến dạng mới; - ứng suất có thể vượt quá độ bền (khả năng chịu tải); - Có thể gây mất ổn định do cấu trúc (rơi, trượt các khối nứt); - Cần hay không cần sử dụng các giải pháp bảo vệ, chống giữ; Khác với một số lĩnh vực cơ học kỹ thuật trong cơ học đá không phải lúc nào cũng coi phá huỷ là nguy hiểm, tác hại cần phải loại trừ, mà trong nhiều trường hợp phải chấp nhận, phải tìm cách sử dụng, điều khiển cho có lợi, đặc biệt trong khai thác mỏ và xây dựng công trình ngầm. 2. Nhiệm vụ của cơ lý đá và phương pháp nghiên cứu Nhiệm vụ chính của cơ lý đá là: - Nghiên cứu các tính chất cơ học của đá và khối đá; - Nghiên cứu các hiện tượng biến đổi hay các quá trình biến đổi cơ học khi đá và khối đá chịu tác động kỹ thuật nhân tạo; - Nghiên cứu các tính chất vật lý đá. Do những đặc điểm phức tạp của đối tượng nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu nên cho đến nay, để thực hiện được các nhiệm vụ này, cơ học đá đã phát triển cũng như đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Các tính chất cơ học của đá, khối đá được nghiên cứu bằng thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường hay tại chỗ bằng cách gây các tác 3 động cơ học lên mẫu đá (trong phòng thí nghiệm), khối đá (tại hiện trường) trong những điều kiện cho phép và ghi nhận lại các hiện tượng, các biểu hiện biến đổi của mẫu, cho phép có được nhận định về các tính chất cơ học của chúng. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng được các mô hình cơ học về đá cũng như khối đá, bao gồm mô hình biến dạng, mô hình phá huỷ. Các hiện tượng hay các quá trình biến đổi cơ học được nghiên cứu, ghi nhận bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm: - Nghiên cứu lý thuyết: hình thành các sơ đồ bài toán cơ học với các điều kiện biên, điều kiện ban đầu và các mô hình cơ học xác định, sau đó giải các bài toán đã được xây dựng bằng phương pháp giải tích hay phương pháp số; - Nghiên cứu trên mô hình: xây dựng các các mô hình vật chất mô phỏng khối đá với các công trình xây dựng (mô hình vật liệu tương đương, mô hình quang ứng suất ) và nghiên cứu các diễn biến trên mô hình theo các nguyên lý tương đương về hình học, vật lý; - Nghiên cứu qua đo đạc, quan trắc tại hiện trường bằng các phương pháp của nhiều lĩnh vực khác nhau như trắc địa, địa vật lý, kỹ thuật đo lường. 3. Vai trò của cơ học đá trong lĩnh vực xây dựng mỏ và công trình ngầm Ngoài những công trình được triển khai phục vụ công tác khai thác khoáng sản, trên thế giới và Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình quan trọng, có quy mô lớn được tiến hành xây dựng trên mặt đất (nhà, đập nước, cầu đường, sân bay ) hoặc vào trong lòng đất (các đường hầm, các hầm trạm ngầm, nhà máy thuỷ điện ngầm…). Các vùng nhất định của vỏ trái đất trở thành nền đón đỡ các công trình trên mặt đất, hoặc trở thành không gian tiếp nhận các công trình ngầm. Nói chung khi tiến hành xây dựng các công trình, có hàng loạt vấn đề cơ học cần giải quyết nhằm: - Nâng cao hiệu quả của công tác khai đào; - Đảm bảo tính bền vững và ổn định lâu dài của công trình; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong khi xây dựng và trong quá trình sử dụng, vận hành, khai thác công trình; - Thoả mãn các yêu cầu về kinh tế, xã hội; Các vấn đề cơ học cần giải quyết trong lĩnh vực xây dựng cũng tương tự như trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, song với mức độ yêu cầu thường khắt khe hơn. Cũng vì thế, công tác chuẩn bị thi công xây dựng công trình thường đòi hỏi phải tiến hành nghiên cơ học đá chi tiết hơn và đầu tư kinh phí nhiều hơn so với lĩnh vực khai thác khoáng sản. Thực tế có nhiều trường hợp, công tác nghiên cứu cơ học đá còn tốn kém hơn so với chính công tác thiết kế, quy hoạch các công trình đó. 4 Chương 1. đại cương về đá và khối đá 1.1. Đá 1.1.1.Khái niệm Trong cơ học đá, đá được hiểu là mẫu đá, cục đá hoặc phần đá rắn cứng được bao quanh bởi các mặt phân cách (khối nứt) trong khối đá. Vì vậy, đá còn được hiểu với nghĩa hẹp là đá liền khối hay đá nguyên vẹn. Kích thước của chúng thường chất cơ học của không quá 50 cm. Các tính chúng cứu trong phòng thí nghiệm. Theo quan điểm của môn sức bền vật liệu, đá có thể được chủ yếu được nghiên hiểu theo nghĩa vật liệu đá. 1.1.2. Thành phần vật chất Đá là tập hợp các khoáng vật. Trong các loại đá khác nhau, các khoáng vật tồn tại ở dạng các tinh thể khoáng vật hoặc mảnh vỡ khoáng vật, tuỳ thuộc vào nguồn gốc cũng như điều kiện thành tạo của chúng. Mỗi loại khoáng vật có thành phần vật chất nhất định (các nguyên tố hay hợp chất hoá học hình thành và tồn tại tự nhiên) và chính các khoáng vật liên kết với nhau tạo nên đá do đó khoáng vật được coi là các phần tử cấu trúc của đá. Một loại đá có thể bao gồm từ một hay nhiều loại khoáng vật, do vậy thành phần vật chất của đá được đánh giá qua hàm lượng các loại khoáng vật có trong đá. Hàm lượng của mỗi loại khoáng vật thường được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) hay tỷ phần đơn vị (thập phân) của trọng lượng, thể tích hay diện tích của loại khoáng vật đó trong đá. Theo hàm lượng khoáng vật có trong đá, đá được phân biệt thành đá đơn khoáng và đá đa khoáng. Đá chỉ bao gồm từ một loại khoáng vật được gọi là đá đơn khoáng. Đá bao gồm từ hai hay nhiều loại khoáng vật gọi là đá đa khoáng. 5 Hình 1.1. M u áẫ đ 1.1.3. Đặc điểm cấu trúc Đặc điểm cấu trúc của đá bao gồm tất cả các dấu hiệu phản ánh hình dạng, kích thước các phần tử cấu trúc, mối liên kết giữa các phần tử cấu trúc, quy luật sắp xếp và quy luật phân bố phần tử cấu trúc. - Kích thước các phần tử cấu trúc của đá là đại lượng mang ý nghĩa thống kê, được định nghĩa bằng kích thước hạt trung bình phân tích trên lát mỏng. Hầu hết các phần tử cấu trúc của các loại đá có kích thước nằm trong khoảng 10 4− ÷10 2− mm. Tuy nhiên trên thế giới cũng đã tìm được một số tinh thể khoáng vật có kích thước lớn hơn như thạch anh, xpôđunmen, nhưng đó chỉ là những trường hợp không phổ biến. - Hình dạng các phần tử cấu trúc của đá rất đá rất phức tạp, một mặt bị chi phối bởi cấu trúc mạng tinh thể của các nguyên tố, các hợp chất hóa học của các khoáng vật, mặt khác chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thành tạo. Để cho đơn giản có thể chia ra làm ba nhóm là các phần tử cấu trúc dạng đều, dạng thanh và dạng tấm. Các phần tử cấu trúc theo ba phương gần như bằng nhau được xếp vào nhóm dạng đều (hay đều cạnh). Phần tử cấu trúc dạng thanh nếu như kích thước theo một phương nào đó lớn hơn hẳn so với kích thước theo hai phương khác. Phần tử cấu trúc dạng tấm nếu như kích thước theo một phương nào đó nhỏ hơn hẳn so với kích thước theo hai phương khác. Các phần tử cấu trúc của các đá trầm tích cơ học thường là các mảnh vỡ của các khoáng vật (gây ra do phong hoá vật lý, cơ học). Tuỳ thuộc vào quãng đường vận chuyển của các mảnh vỡ từ vị trí bị phá huỷ đến vị trí lắng đọng mà các phần tử cấu trúc có thể có dạng tròn cạnh nếu các mặt vỡ lồi và tròn (ví dụ như cuội kết), hoặc có dạng góc cạnh nếu các mặt vỡ lồi lõm và sắc cạnh (ví dụ như đá dăm kết). 6 Hình 1.2. Hình d ng ph n t c u trúc c a áạ ầ ử ấ ủ đ - Mối liên kết giữa các phần tử cấu trúc tạo đá phụ thuộc vào điều kiện thành tạo của đá và có thể được phân chia thành mối liên kết trực tiếp và mối liên kết gián tiếp. Về bản chất vật lý, mối liên kết trực tiếp có thể có dạng tương tự như mối liên kết bên trong các tinh thể. Trong một loại đá có thể tồn tại nhiều mối liên kết khác nhau. Do vậy, xác định lực liên kết cũng như năng lượng liên kết giữa các phần tử cấu trúc là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, có thể rút ra quy luật mang tính định tính là: Tổng năng lượng liên kết giữa các phần tử cấu trúc tỷ lệ thuận với diện tích mặt tiếp xúc giữa chúng. Điều đó có nghĩa là trong cùng một đơn vị thể tích đá, diện tích mặt tiếp xúc càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn. ở các đá trầm tích cơ học, lực liên kết và năng lượng liên kết phụ thuộc vào bản chất của các chất gắn kết. Các chất gắn kết thường là sét, thạch cao, can xít, thạch anh. Đá với chất gắn kết là sét, thạch cao thường có lực gắn kết nhỏ hơn so với đá với chất gắn kết là can xít, thạch anh. Dựa vào mức độ và bản chất mối liên kết giữa các phần tử cấu trúc của đá có thể phân biệt ba loại đá khác nhau: + Đá bở rời: là hỗn hợp cơ học của các phần tử cấu trúc cùng loại hay khác loại mà giữa chúng không có mối liên kết nào cả, ví dụ như cát, cuội sỏi. + Đá dính kết: khi giữa các phần tử cấu trúc có mối liên hệ keo với nước là chất gắn kết, ví dụ như sét, bô xít. + Đá cứng có mối liên kết vững chắc hay đá rắn chắc khi giữa các phần tử cấu trúc có mối liên kết cứng rắn. - Cấu trúc hướng: Các phần tử cấu trúc trong đá được sắp xếp hỗn độn không theo một quy luật, trật tự nào, ta nói rằng đá có cấu trúc vô hướng. Đá có cấu trúc có hướng nếu như các phần tử cấu trúc được sắp xếp thành các lớp, các dải, các nếp uốn và phiến. Đặc điểm của cấu trúc phân phiến là các khoáng vật dạng tấm sắp xếp song song với nhau. Cấu trúc của đá dạng dải nếu như các phân tử cấu trúc sắp xếp thành các dải song song với nhau nhưng thành phần vật chất ở các dải là khác nhau. Đặc điểm của cấu trúc nếp uốn là các dải, các phiến bị uốn cong, lượn sóng. Những đặc điểm cấu trúc có hướng này làm cho tính chất cơ học của đá cũng phụ thuộc vào hướng. Đá có cấu trúc vô hướng sẽ đẳng hướng về tính chất vật lý, cơ học; đá có cấu trúc có hướng sẽ dị hướng về tính chất vật lý, cơ học. - Cấu trúc phân bố: Các phần tử cấu trúc khác nhau trong đá có thể phân bố đều hoặc không đều. Khi các phần tử cấu trúc phân bố đều đặn theo hàm lượng của chúng có trong đá, được xem là có cấu trúc phân bố đều. Đá có cấu trúc phân bố không đều nếu như các phần tử cấu trúc khác nhau tích tụ thành từng ổ, từng đám. Tuy nhiên nếu như các ổ, các đám đó lại phân bố đều thì khi phạm vi được nghiên cứu, khảo sát (mẫu thí nghiệm) có kích thước đủ lớn, cấu trúc phân bố của 7 đá lại được coi là đều. Điều này có nghĩa là khái niệm đều hay không đều mang tính tương đối phụ thuộc vào kích thước của phạm vi được nghiên cứu, khảo sát. Cấu trúc phân bố của đá gây ra sự phụ thuộc của các tính chất cơ lý của đá vào toạ độ tức là gây ra tính đồng nhất (đồng chất) - đá có cấu trúc phân bố đều; hay không đồng nhất (không đồng chất) - đá có cấu trúc phân bố không đều. 1.2. Khối đá 1.2.1. Khái niệm Khối đá theo nghĩa rộng được hiểu là vùng nào đó trong vỏ trái đất, được sử dụng làm nền cho các công trình xây dựng trên bề mặt trái đất hoặc làm không gian xây dựng (chứa đựng) các công trình ngầm trong vỏ trái đất, cũng như ở dạng khối đá bờ mỏ, bờ dốc hoặc các tảng đá có kích thước khá lớn. Các tính chất cơ học của khối đá thường được nghiên cứu tại hiện trường hay tại chỗ. Kích thước của khối đá cần được chú ý đến khi nghiên cứu, khảo sát phụ thuộc vào kích thước của công trình xây dựng cũng như những đặc điểm địa chất, tính chất cơ học của khối nguyên. Khối nguyên là khối đá ở điều kiện tự nhiên, chưa chịu tác động kỹ thuật của con người. Như vậy khối đá được hiểu là một phần nào đó của khối nguyên, trong đó có diễn ra các quá trình biến đổi cơ học khi có tác động cơ học của con người. Cũng vì vậy, khối đá còn được hiểu là vùng chịu ảnh hưởng của các công trình xây dựng. 1.2.2. Mặt phân cách trong khối đá 1. Các loại mặt phân cách Khối đá có thể bao gồm từ một hay nhiều loại đá khác nhau và có kích thước lớn. Với kích thước lớn như thế, trong khối đá thường tồn tại các mặt phân cách khác nhau; đó là những bề mặt làm gián đoạn tính liên tục của khối đá. Các mặt phân cách trong khối đá có thể là mặt phân lớp, mặt phân phiến, các khe nứt (vi mô) và các phay phá hoặc đứt gẫy. Mặt phân lớp là bề mặt ranh giới phân chia các lớp đá trầm tích khác nhau ví dụ giữa các lớp cát kết và than, hoặc các lớp đá trầm tích cùng loại nhưng khác nhau về đặc điểm cấu trúc chẳng hạn giữa các lớp cát kết có kích thước hạt khác nhau. Các mặt phân lớp thường bằng phẳng, xuất hiện trong thời gian ngừng hoạt động hoặc thay đổi điều kiện của quá trình trầm tích. Mặt phân phiến có thể là các bề mặt bằng phẳng, cong hoặc lượn sóng xuất hiện ở phần dưới sâu hay phần trên của vỏ Trái đất do tác dụng của các lực kiến tạo. Chúng là hậu quả của các quá trình biến chất của các đá trầm tích, đá phun trào hoặc đá biến chất khác tạo thành các loại đá kết tinh mới. 8 Các khe nứt là các vết rạn nứt, xuất hiện trong các lớp đá do tác dụng của các lực kiến tạo gây ra, với đặc điểm là không có dịch chuyển tương đối của các phần tử đá hai phía (bờ) khe nứt dọc theo hướng phát triển. Phay phá (hoặc đứt gẫy) là các khe nứt đặc biệt lớn, ở đây đã xuất hiện hiện tượng dịch chuyển ngược chiều của các phần tử khối đá đối diện với nhau ở hai bờ của khe nứt, cũng vì vậy còn được gọi là đứt gẫy. Sau này, không chú ý đến nguồn gốc hình thành và đặc điểm riêng của các loại mặt phân cách, chúng ta gọi chung các mặt phân cách với khái niệm khe nứt hay vết nứt. Như vậy cách gọi này có tính chất quy ước. 2. Đặc trưng cơ bản Trong khối đá thường tồn tại từ một đến ba hệ thống khe nứt khác nhau (còn gọi là hệ hay họ khe nứt). Một hệ hay họ khe nứt là tập hợp các khe nứt chạy song song hoặc gần song song với nhau. Để có thể phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của các hệ khe nứt đến tính chất cơ học của khối đá cũng như các quá trình cơ học xảy ra trong khối đá, nhất thiết phải khảo sát, điều tra kỹ các hệ thống khe nứt tồn tại trong khối đá. Hiện nay, các hệ thống khe nứt thường được phân tích, mô tả định lượng thông qua các đặc trưng cơ bản: thế nằm hay vị trí trong không gian, chiều dài, chiều dày của khe nứt, trạng thái bề mặt của khe nứt và các chất lấp nhét trong khe nứt. 9 Hình 1.3. M t phân cách trong kh i áặ ố đ Thế nằm của khe nứt được đánh giá qua ba đại lượng là góc phương vị, góc dốc và phương vị hướng dốc, được xác định thông qua các yếu tố sau: - Đường phương của hệ khe nứt là giao tuyến của mặt phẳng chứa khe nứt với mặt phẳng nằm ngang. - Góc phương vị đường phương là góc tạo bởi đường phương và hướng bắc tính theo chiều kim đồng hồ kể từ hướng bắc α. - Đường hướng dốc là đường nằm trong mặt phẳng chứa khe nứt và tạo với đường phương một góc vuông. - Góc dốc là góc tạo bởi đường hướng dốc và hình chiếu của nó lên mặt phẳng nằm ngang β. - Góc phương vị hướng dốc là góc tạo bởi đường phương hướng bắc và hình chiếu của đường hướng dốc lên mặt phẳng nằm ngang theo chiều kim đồng hồ (α + 90 0 ). Chiều dài của các khe nứt của một hệ là kích thước dài trung bình đo theo hướng dốc; Chiều rộng là kích thước dài trung bình của mặt khe nứt đo theo đường phương. Tuỳ thuộc vào kích thước của khe nứt, các khe nứt có thể chạy xuyên suốt hay ngắt quãng, gián đoạn trong khối đá. 10 Hình 1.4. H th ng khe n t trong kh i áệ ố ứ ố đ Hình 1.5. Các Y u t th n m c a khe n tế ố ế ằ ủ ứ Hình 1.6. Chi u d i khe ề à n tứ [...]... phần vật chất trong đá? 13 2 Đặc điểm cấu trúc của đá? 3 Khái niệm khối đá? 4 Mặt phân cách trong khối đá? 5 Đặc điểm cấu trúc của khối đá? 14 Chương 2 Tính chất cơ lý của đất đá 2.1 Tính chất vật lý 2.1.1 Các đặc trưng vật lý cơ bản của đá 1 Mật độ của đá Mật độ của đá được đánh giá qua hai đại lượng vật lý đặc trưng là khối lượng riêng và khối lượng thể tích Khối lượng riêng của đá (ρ0) là khối lượng... khác, khối đá có cấu trúc phân bố không đều Rõ ràng là, khi khối đá bao gồm từ hai hay nhiều loại đá khác nhau, các loại đá tồn tại dưới dạng các lớp hay khối với ranh giới khá rõ rệt do đó không thể có được phân bố đều các loại đá khác nhau trong đá Nếu khối đá bao gồm chỉ từ một loại khối nứt thì khối đá được coi là đồng nhất, ngược lại là khối đá không đồng nhất Câu hỏi ôn tập 1 Khái niệm về đá và các... thời lượng nước liên kết vật lý có trong đá cũng phụ thuộc vào môi trường xung quanh như độ ẩm, nhiệt độ của môi trường Nước liên kết vật lý và nước lỗ rỗng bao bọc các phần tử cấu trúc của đá nên làm giảm lực liên kết giữa các phần tử cấu trúc, ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất cơ học, vật lý của đá cũng như dung trọng của đá 2.1.2 Tính chất âm học của đá Tính chất âm học của đá được đặc trưng bằng mối... cũng nghiên cứu các quá trình xảy ra trong đá dưới tác dụng của các trường Nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu đá bằng phương pháp điện từ là nghiên cứu và ứng dụng các mối quan hệ giữa tính chất điện từ của đá với cấu trúc của nó và tác động của các trường điện từ vào đá làm thay đổi tính chất cơ lý của nó Tính chất điện từ của đá hiện nay được ứng dụng nhiều trong địa vật lý và có rất nhiều triển... nhiệt độ thấp đối với đá còn chưa được quan tâm Hiện nay, các quá trình tác động luân phiên vào đá của nhiệt độ cao và thấp cũng như tác động phối hợp vào đá đồng thời các quá trình nhiệt học và cơ học mới chỉ được nghiên cứu rất ít 2.2.4 Tính chất điện từ của đá Điện động lực học của đá nghiên cứu từ trường và điện trường (và cả tập hợp của các trường đó) trong không gian mà đá chiếm chỗ, đồng thời... Vkvi vkvi = V tp (2-3) Khối lượng riêng của đá không phản ánh trực tiếp trạng thái vật lý của đá và ít được sử dụng trong cơ học đá Tuy nhiên, biết được khối lượng riêng và khối lượng thể tích của đá có thể xác định gần đúng được độ rỗng của đá Khối lượng thể tích của đá ρ được định nghĩa bởi tỷ số giữa khối lượng toàn phần Mtp và thể tích toàn phần Vtp của mẫu đá được khảo sát: M tp ρ= V tp (2-4) Khối... chất từ của đá Khi đặt vào đá một từ trường đá sẽ bị phân cực (bị nhiễm từ), dẫn đến sự thay đổi từ trường, sự thay đổi của từ trường liên hệ với sự nhiễm từ của đá Các lưỡng cực từ cơ bản tồn tại trong đá hoặc xuất hiện trong đá dưới tác dụng của từ trường bên ngoài là nguyên nhân của sự phân cực từ Các lưỡng cực từ sinh ra do các dòng điện cơ bản tồn tại trong các phân tử và nguyên tử của đá Do từ trường... nguyên lý dùng tia khí có vận tốc siêu âm tác động vào đá, tia này đốt nóng một lớp đá mỏng trên bề mặt gây nên ứng suất nhiệt trong đá, khi σt>σk làm phá vỡ các vảy mỏng khỏi bề mặt khối đá Khoan nhiệt chính là vận dụng sự “tróc vỡ” tách dòn khỏi bề mặt khối đá các vảy mỏng khi bị đốt nóng ứng suất phá vỡ trong đá cũng có thể được tạo nên nhờ các nhiệt độ không cao lắm (300÷4000C) Nhưng để quá trình. .. lớp vảy tróc ra càng nhỏ và hiệu quả khoan càng cao Khi đá có độ dẫn nhiệt cao, gradien nhiệt độ thấp, đá có tính dẻo, độ ẩm lớn, độ rỗng lớn, đá có nhiệt độ nóng chảy thấp (một lượng nhiệt lớn tiêu hao làm cho đá nóng chảy và tạo xỉ ở đáy lỗ khoan)…thì hiệu quả khoan thấp Các đá mềm, bở rời, các đá có chứa sắt, kim loại, có độ dẫn nhiệt lớn, đá nứt nẻ và dễ nóng chảy dẫn đến sự san bằng nhiệt độ ở... bh) hay độ chứa ẩm toàn phần Nước liên kết vật lý tồn tại trong đá dưới dạng màng mỏng liên kết với các phần tử cấu trúc của đá nhờ lực hút phân tử giữa chúng Lượng nước liên kết vật lý trong đá phản ánh khả năng hấp thụ nước của các khoáng vật tạo đá Lượng nước liên kết trong đá càng nhiều khi tỷ suất bề mặt các phần tử cấu trúc càng lớn, cũng như khi đá có chứa càng nhiều các loại muối hoà tan và . Giáo trình Cơ lý đá 1 Mục Lục 2 Bài mở đầu 1. Khái niệm Cơ lý đá là môn khoa học lý thuyết và ứng dụng, với các đối tượng nghiên cứu bao gồm đá và khối đá. Đồng thời cơ lý đá là một. là một lĩnh vực của cơ học, nghiên cứu các biểu hiện cơ học, vật lý của đá và khối đá dưới tác dụng của các trường vật lý khác nhau. Các vấn đề cơ bản liên quan với cơ lý đá trong lĩnh vực khai. thác mỏ và xây dựng công trình ngầm. 2. Nhiệm vụ của cơ lý đá và phương pháp nghiên cứu Nhiệm vụ chính của cơ lý đá là: - Nghiên cứu các tính chất cơ học của đá và khối đá; - Nghiên cứu các hiện

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Phích (2005), Cơ học đá, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ học đá
Tác giả: Nguyễn Quang Phích
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2005
2. Nguyễn Văn Vớ (1997), Giáo trình Cơ lý đá, trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo trình Cơ lý đá
Tác giả: Nguyễn Văn Vớ
Năm: 1997
3. Phí Lịch (1976), áp lực đất đá chống giữ công trình ngầm, trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: áp lực đất đá chống giữ công trình ngầm
Tác giả: Phí Lịch
Năm: 1976
5. Võ Trọng Hùng, Phùng Mạnh Đắc (2005), Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm va khai thác mỏ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm va khai thác mỏ
Tác giả: Võ Trọng Hùng, Phùng Mạnh Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
6. Vũ Ngọc Thuần (2010), Bài giảng cơ học đá, trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cơ học đá
Tác giả: Vũ Ngọc Thuần
Năm: 2010
7. V .V. RJEVXKI, G. Y. NOVIK, Cơ sở vật lý đá, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở vật lý đá
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
4. Trần Tuấn Minh, Bài giảng Cơ học đá, trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.5. Các Y u t  th  n m c a khe n t ế ố ế ằ ủ ứ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 1.5. Các Y u t th n m c a khe n t ế ố ế ằ ủ ứ (Trang 10)
Hình 1.7. Mật độ khe nứt - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 1.7. Mật độ khe nứt (Trang 11)
Hình 2.2. Sự khúc xạ và phản xạ của sóng siêu âm trên mặt phân giới của  hai môi trường; δ- Góc tới; γ- Góc phản xạ; ψ- Góc khúc xạ. - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 2.2. Sự khúc xạ và phản xạ của sóng siêu âm trên mặt phân giới của hai môi trường; δ- Góc tới; γ- Góc phản xạ; ψ- Góc khúc xạ (Trang 20)
Hình 2.4.  Đo độ sâu của lớp phản xạ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 2.4. Đo độ sâu của lớp phản xạ (Trang 22)
Hình 2.10. Thăm dò thân quằng bằng phương pháp đo miền dị thường - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 2.10. Thăm dò thân quằng bằng phương pháp đo miền dị thường (Trang 39)
Hình 2.15. Thí nghi m xác  nh  ệ đị độ ề  b n  u nố - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 2.15. Thí nghi m xác nh ệ đị độ ề b n u nố (Trang 45)
Hình 3.1. Xác  nh n i l c v   ng su t đị ộ ự à ứ ấ c a phân t  b ng phủố ằ ươ ng pháp m t c tặ ắ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 3.1. Xác nh n i l c v ng su t đị ộ ự à ứ ấ c a phân t b ng phủố ằ ươ ng pháp m t c tặ ắ (Trang 47)
Hình 3.2.  ng su t c a v t th  hình l p ph ứ ấ ủ ậ ể ậ ươ ng - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 3.2. ng su t c a v t th hình l p ph ứ ấ ủ ậ ể ậ ươ ng (Trang 48)
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa ứng suất và thời gian - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa ứng suất và thời gian (Trang 58)
Hình 3.29.  Đườ ng bao các vòng tròn  ng su t gi i  ứ ấ ớ h nạ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 3.29. Đườ ng bao các vòng tròn ng su t gi i ứ ấ ớ h nạ (Trang 72)
Hình 4.1. Dụng cụ xác định hệ số kiên cố của đất đá bằng phương pháp cối giã - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 4.1. Dụng cụ xác định hệ số kiên cố của đất đá bằng phương pháp cối giã (Trang 76)
Bảng 4.2. Phân loại khối đá theo Deere RQD Phân loại chất - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Bảng 4.2. Phân loại khối đá theo Deere RQD Phân loại chất (Trang 79)
Hỡnh 4.2. Vớ dụ xỏc định RQD từ lừi khoan lấy mẫu - Giáo trình Cơ lý đá pptx
nh 4.2. Vớ dụ xỏc định RQD từ lừi khoan lấy mẫu (Trang 80)
Bảng 4.4. Bảng các tham số chất lượng khối đá theo phương pháp của Bieniawski TT Tham - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Bảng 4.4. Bảng các tham số chất lượng khối đá theo phương pháp của Bieniawski TT Tham (Trang 84)
Hình 4.5. S   ơ đồ ự  l a ch n lo i hình k t c u ch ng h p lý cho công ọ ạ ế ấ ố ợ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 4.5. S ơ đồ ự l a ch n lo i hình k t c u ch ng h p lý cho công ọ ạ ế ấ ố ợ (Trang 86)
Hình 5.11. Biểu đồ phân bố ứng suất ở xung quanh công trình ngầm - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.11. Biểu đồ phân bố ứng suất ở xung quanh công trình ngầm (Trang 110)
Hình 5.12. Quá trình phát tri n c a áp l c  ể ủ ự mỏ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.12. Quá trình phát tri n c a áp l c ể ủ ự mỏ (Trang 113)
Hình 5.16. Sơ đồ phân bố áp lực chủ động theo chiều cao tường - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.16. Sơ đồ phân bố áp lực chủ động theo chiều cao tường (Trang 117)
Hình 5.17. Sơ đồ tính áp lực bị động lên tường chắn - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.17. Sơ đồ tính áp lực bị động lên tường chắn (Trang 118)
Hình 5.19. Biểu đồ phân bố áp lực bị động theo chiều cao tường chắn - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.19. Biểu đồ phân bố áp lực bị động theo chiều cao tường chắn (Trang 119)
Hình 5.20. Sơ đồ tính áp lực chủ động khi bên trên có tải trọng phân bố đều Để tính áp lực tác dụng lên tường chắn ta coi AD và BD như hai tường  chắn giả định - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.20. Sơ đồ tính áp lực chủ động khi bên trên có tải trọng phân bố đều Để tính áp lực tác dụng lên tường chắn ta coi AD và BD như hai tường chắn giả định (Trang 120)
Hình 5.21. Biểu đồ phân bố áp lực lên tường chắn khi có tải trọng phân bố đều - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.21. Biểu đồ phân bố áp lực lên tường chắn khi có tải trọng phân bố đều (Trang 121)
Hình 5.22. Sơ đồ tính áp lực nóc của Prôtôđiacônôv - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.22. Sơ đồ tính áp lực nóc của Prôtôđiacônôv (Trang 122)
Hình 5.24. Gi  thuy t c a Bierbaumier ả ế ủ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 5.24. Gi thuy t c a Bierbaumier ả ế ủ (Trang 125)
Hình 6.17. S   ơ đồ  xác  nh chi u r ng đị ề ộ t i các  o n lò giao nhauạđ ạ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 6.17. S ơ đồ xác nh chi u r ng đị ề ộ t i các o n lò giao nhauạđ ạ (Trang 132)
Hình 6.2. Trượt lở mái dốc do giảm sức kháng trượt của đất - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 6.2. Trượt lở mái dốc do giảm sức kháng trượt của đất (Trang 139)
Hình 6.3. Trượt lở do sự phong hóa, thời tiết làm giảm độ bền của đá - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 6.3. Trượt lở do sự phong hóa, thời tiết làm giảm độ bền của đá (Trang 141)
Hình 6.4. Trượt lở do phun trào núi lửa làm giảm khả năng chịu kéo của đá và  đẩy trồi đất đá trên mặt - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 6.4. Trượt lở do phun trào núi lửa làm giảm khả năng chịu kéo của đá và đẩy trồi đất đá trên mặt (Trang 142)
Hình 6.4. Trượt lở do tăng độ dốc, tăng tải trọng và tác động của phương tiện đi  lại (yếu tố công nghệ) - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 6.4. Trượt lở do tăng độ dốc, tăng tải trọng và tác động của phương tiện đi lại (yếu tố công nghệ) (Trang 143)
Hình 6.6. S   ơ đồ  tính  độ ổ đị   n  nh c a mái ủ d c l   á c ngố à đứ - Giáo trình Cơ lý đá pptx
Hình 6.6. S ơ đồ tính độ ổ đị n nh c a mái ủ d c l á c ngố à đứ (Trang 144)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w