Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 314 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
314
Dung lượng
6,2 MB
Nội dung
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Chủ biên: ThS. CÙ NGỌC BẮC
ThS. HÀ VĂN CHIẾN - ThS. VŨ ĐỨC HẢI
GIÁO TRÌNH
CƠ KHÍNÔNGNGHIỆP
(Dùng cho sinh viên hệ đại học thuộc chuyên ngành Nông học, Khuyến nông,
Phát triển Nông thôn, Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNGNGHIỆP
HÀ NỘI - 2008
2
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ sở để nâng cao năng suất lao động trong nôngnghiệp là áp dụng cơ giới
hóa tổng hợp và sử dụng các phương tiện tự động, áp dụng các hệ thống máy phù
hợp với điều kiện của ừng vùng sản xuất. Trong ngành trồng trọt ở Việt Nam hiện
nay, việc sử dụng máy nôngnghiệp trong một khâu hay một Hệ thống máy canh
tác cho các loại cây trồng rất phổ
biến. Việc áp dụng hệ thống máy hiện đại có ý
nghĩa quyết định trong việc nâng cao sản lượng cây trồng, hạ giá thành sản
phẩm, giảm nhẹ lao động và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên việc cơ giới
hóa trồng trọt và thu hoạch phải phù hợp với điều kiện thiên nhiên và điều kiện
canh tác của từng vùng nôngnghiệp cụ thể. Chính vì vậy nội dung của cuốn giáo
trình Cơ
khíNôngnghiệp giới thiệu cấu tạo của một số loại máy và thiết bị cơ khí
nông nghiệp có thể sử dựng phù hợp cho vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Giáo trìnhCơkhíNôngnghiệp được biên soạn theo chương trình đào tạo dành
cho sinh viên đại học các ngành Trồng trọt, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp,
Khuyên nông, Phát triển nông thôn, Kinh tê nôngnghiệp v.v
Giáo trình gồm 2 Phần:
- Phần I - Động lực trong nông nghiệp.
-
phần II - Máy nông nghiệp.
Trong phần I chúng tôi giới thiệu cấu tạo của một số dạng động lực dùng
trong nôngnghiệp như động lực di động và động lực tĩnh tại, những kiến thức cơ
bản về bảo dưỡng - sửa chữa một số loại máy kéo vừa và nhỏ.
Trong phần II chúng tôi giới thiệu cấu tạo, cách sử dụng của các lo
ại máy
trong hệ thống máy canh tác, trong hệ thống máy thu hoạch và sau thu hoạch.
Ngoài ra còn giới thiệu cách lính toán một số chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật của liên
hợp máy nông nghiệp.
Giáo trình này do ThS. Cù Ngọc Bắc làm chủ biên và phân công biên soạn
như sau:
Trong phần I: chương I, chương do ThS. Cù Ngọc Bắc biên soạn, chương III
do ThS. Vũ Đức Hải biên soạn.
Trong phần: chương IV do ThS. Cù Ngọc Bắc biên soạn, chương V và chương
VI do ThS. Cù Ngọc Bắc và ThS. Hà Văn Chiến cùng biên soạ
n.
Để biên soạn cuốn giáotrình này chúng tôi đã hết sức cố gắng, tuy nhiên sẽ
không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được những lời góp ý quý
báu của độc giả.
Nhóm tác giả
3
Phần I
ĐỘNG LỰC TRONG NÔNGNGHIỆP
4
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC TRONG NÔNGNGHIỆP
Trong sản xuất nôngnghiệp hiện nay thường dùng hai loại động lực: động lực
di động và động lực tĩnh tại.
Động lực di động là động lực chuyển động trong quá trình làm việc như máy
kéo các loại và ô tô.
Động lực tĩnh tại là động lực cố định tại một chỗ khi làm việc và truyền động
năng cho các máy canh tác như động cơ điện, động cơ nổ
tĩnh tại, động cơ sử
dụng sức gió, nước v.v
1. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY KÉO
Máy kéo là động lực đi động, có thể chạy trên địa hình phức tạp và có lực kẻo
ở móc lớn. Máy kéo có công dụng rất lớn trong sản xuất nôngnghiệp dùng để kẻo
máy nôngnghiệp loại treo và móc, có trục trích công suất của máy kéo để truyền
chuyển động quay cho các bộ phận làm việc của máy nông nghiệp,
đùng để làm
đất, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, thu hoạch, chuyên chở nông sản, phân
bón, san ủi cải tạo đồng ruộng máy kéo còn dùng để truyền động cho những máy
tĩnh tại như bơm nước, xay xát, đập lúa
Máy kéo là loại máy phức tạp gồm nhiều cơ cấu, hệ thống khác nhau, có tác
động lẫn nhau. Cấu trúc và phân bố những cơ cấu và hệ thống này có thể khác
nhau, nhưng về nguyên tắc c
ấu tạo và nguyên lý làm việc của chúng giống nhau.
Cấu tạo chung của máy kéo có thể chia làm các phần chính sau đây: động cơ, hệ
thống truyền lực, hệ thống chuyển động. cơ cấu điều khiển, các trang bị làm việc
và trang bị phụ.
a. Cầu sau chủ động; b. Hai cầu chủ động
1. Động cơ; 2. Ly hợp chính; 3. Truyền lực trung gian; 4. Hộp số: 5. Truyền lực chính; 6. Bộ
vi sai; 7. Truyền lực cuối cùng; 8. Bán trục; 9. Cầu sau chủ động; 10. Hộp phân chia;
11.Truyền lực các đăng; 12. Truyền lực chính cầu trước; 13. Bộ vi sai; 14. Truyền lực cuối
cùng;
Sơ đồ các bộ phận chính của máy kéo trình bày trên hình 1.1 gồm có: động cơ
1, ly hợp chính 2, truyền lực trung gian 8, hộp số 4, truyền lực chính 5, bộ vi sai 6
5
và bộ phận truyền lực cuối cùng 7 với các bán trục 8. Bộ phận truyền lực chính,
bộ vi sai và bộ phận truyền lực cuối cùng của máy kéo bánh thường đặt trong một
thân chung. Nhóm cơ cấu này gọi là cầu sau chủ động của máy kéo.
1.1. Động cơ
Động cơ dùng để biến nhiệt năng của nhiên liệu cháy trong xilanh thành công cơ
học (cơ năng) tác động lên trục khuỷu và truyền đến phần truyền lực của máy kéo.
Động cơ gồm có những cơ cấu và hệ thống chính sau đây:
* Cơ cấu biên tay quay: dùng để thực hiện chu trình làm việc của động cơ và biến
chuyển động tịnh tiến của piston trong xilanh thành chuyển động quay tròn của trục
khuỷu.
* Cơ cấu phân phối khí: dùng để nạp không khí sạch vào xilanh, đồng thời
đẩy khí cháy ra khỏi động cơ vào những thời điểm xác định, theo đúng trật tự làm
việc của động cơ.
* Hệ thống cung cấp nhiên liệu: có nhiệm vụ cung cấp hỗn hợp đất hoặc
không khí và nhiên liệu vào xilanh động cơ.
* Hệ thống bôi trơn: có nhiệm vụ cung cấp liên tục dầu nhờn sạch đến bề mặt
làm việc các chi tiết máy của động cơ với một lượng cần thiết, với một áp suất và
nhiệt độ nhất định.
* Hệ thống làm mát: dùng để thu nhiệt lượng từ các chi tiết của động cơ bị
nóng lên trong quá trình làm việc và truyền ra ngoài, nhằm giữ cho động cơ làm
việc ở chế độ nhiệt tốt nhất.
* Hệ thống khởi động: dùng để thực hiện việc khởi động động cơ chính được dễ dàng.
1.2. Phần truyền lực
Phần truyền lực máy kéo gồm một loạt các cơ cấu, bộ phận dùng để truyền
lực từ động cơ đến bánh chủ động và cho phép thay đổi trị số của lực đó, cũng như
chiều chuyển động quay tuỳ thuộc điều kiện làm việc của máy kéo.
Nhiệm vụ các cơ cấu, bộ phận trên hệ thống truyền lực máy kéo:
* Ly hợp chính: dùng để nối êm dịu và ly khai một cách nhanh chóng động cơ
làm việc (trục khuỷu) với phần truyền lực (trục hộp sốt.
* Truyền lực trung gian: (còn gọi là truyền lực các đăng) dùng để truyền
chuyển động quay (mômen quay) từ trục khuỷu (hoặc trục ly hợp chính) đến trục
sơ cấp hộp số.
* Hộp số: dùng để thay đổi tốc độ chuyển động của máy kéo, đồng thời thay đổi
lực kẻo của nó và bảo đảm cho máy kéo có thể chạy lùi hoặc cắt truyền động từ
động
cơ đến các bộ phận truyền động cho bánh chủ động khi cán đừng máy kéo lâu.
6
* Truyền lực chính: dùng để tiếp tục giảm số vòng quay của trục truyền động
với mục đích làm tăng mômen quay truyền đến các bánh chủ động.
* Bộ vi sai: dùng để làm cho hai bánh chủ động có thể quay với tốc độ khác
nhau, nhằm đảm bảo cho máy kéo quay vòng được dễ đàng.
* Truyền lực cuối cùng: để giảm tốc độ quay và tăng mômen quay truyền đến
các bánh chủ động của máy kéo lần cuối cùng.
1.3. Phần di động và cơ cấu lái
* Phần di động: gồm các bánh chủ động và bánh hướng dẫn máy kéo bánh
lốp. Với máy kéo xích phần di
động bao gồm bánh sao chủ động (cầu chủ động)
hệ thống bánh đỡ và đè xích, bánh dẫn và dải xích.
* Cơ cấu lái: dùng để thay đổi hướng chuyển động của máy kéo.
Với máy kéo bánh lốp cỡ lớn cơ cấu lái có chức năng thay đổi hướng di
chuyển của bánh dẫn hướng để thay đổi hướng di chuyển của xe.
Với máy kéo bánh lốp cỡ nhỏ và máy kéo xích cơ cấ
u lái bao gồm các ly hợp
chuyển hướng và phanh hãm hỗ trợ cho quá trình chuyển hướng.
* Phanh hãm: dùng để giảm tốc độ di chuyển của xe khi cần thiết, hỗ trợ cho
quá trình ra vào số (máy kéo xích), hỗ trợ xe khi cần quay vòng gấp và khi bị sa
lầy (máy kéo bánh hơi và bánh xích).
1.4. Các trang bị làm việc và hệ thống điện
* Hệ thống nâng hạ thuỷ lực: bảo đảm treo
máy nôngnghiệp vào máy kéo, hạ máy nông
nghiệp xuống vị
trí làm việc và nâng lên vào vị
trí đi đường. Ngoài nhiệm vụ chính, các bộ phận
của hệ thống nâng hạ thuỷ lực còn có thể sử
dụng để làm các công việc phụ khác (nâng máy
kéo, điều khiển các bộ phận làm việc của máy
nông nghiệp móc… ).
* Trục thu công suất: dùng để truyền động
cho các bộ phận làm việc của máy nôngnghiệp
móc vào máy kẻ0, cũng như để truyền độ
ng cho
máy khi làm việc tĩnh tại.
* Hệ thống điện: bao gồm hệ thống chiếu
sáng và báo hiệu, hệ thống đốt cháy (dùng để đốt
cháy hỗn hợp làm việc trong động cơ khởi động)
và hệ thống khởi động động cơ bằng điện.
Hình 1.2. Các phần chính của ôtô
1. Động cơ; 2. Bánh dẫn hường;
3. Ly hợp chính; 4. Hộp số; 5 Truyền lực
các đăng; 6. Bánh chủ động;
7. Hộp vi sai; 8. Truyền lực trung ương
7
2. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA ÔTÔ
Ô tô là loại xe có động cơ tự chuyển động trên đường bộ có vận tốc lớn dùng
để chuyên chở hành khách, hàng hoá và kẻo rơ moóc.
Về cơ bản, những cơ cấu và hệ thống của mô và sự phân bố chúng giống như
những cơ cấu và hệ thống của máy kéo bánh lốp. mô dùng động cơ đất trong gồm
các phần chính sau đây: động cơ, khung xe, thùng xe, các trang bị làm việc và
trang b
ị phụ (hình 1.2).
Động cơ thô không những truyền lực cho bánh xe chủ động làm cho mô
chuyển động mà cókhi còn được dùng làm những việc phụ như nâng thùng xe ở
mô tự đổ nâng vật liệu hàng hóa ở mô cần cẩu
Khung xe ôm dùng để lắp những hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động,
cơ cấu điều khiển. Thùng xe và buồng lái được đặt trên khung xe dùng để chỗ
hành khách hoặc để ch
ứa bàng hóa và để chỗ cho người lái.
Các trang bị làm việc và trang bị phụ của mô gồm bộ phận móc rơ moóc, móc
tời các dụng cụ kiểm tra, bơm bánh xe, những trang bị sưởi ấm, quạt gió
3. CÁC DẠNG ĐỘNG LỰC TĨNH TẠI TRONG NÔNGNGHIỆP
Động lực tĩnh tại dùng trong nôngnghiệp bao gồm 2 dạng chính là: động cơ
nổ tĩnh tại và các dạng động cơ điện. Động c
ơ nổ tĩnh tại thường dùng gồm động
cơ điêzen 4 kỳ với công suất nhỏ từ 4 - 20 mã lực, động cơ xăng 2 và 4 kỳ. Động
cơ xăng 4 kỳ dùng cho các loại máy phun thuốc đặt tại chỗ, máy phát điện. Động
cơ điêzen và động cơ điện thường dùng cho các loại máy như bơm nước, xay, xát,
nghiền và các loại máy thái, trộn dây chuyền chế biến thứ
c ăn và trong trang trại
chăn nuôi.
Chương I
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN ÔTÔ MÁY KÉO
1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của động cơ
Động cơ đầu tiên của loài người ra đời vào năm 1784 do Giêm Oát phát minh
ra vì đó là một động cơ sử dụng hơi nước. Tuy công suất của động cơ này mới chỉ
có 20 mã lực, hiệu suất làm việc của động cơ mới chỉ đạt 2 - 2,5% nhưng nó đ
ã
đánh dấu một giai đoạn mới trong việc sử dụng năng lượng.
8
Đến năm 1867 ông và Lăng ghen đã chế tạo ra động cơ đất trong hai kỳ đầu
tiên công suất của loại động cơ này đạt 10 - 12% vượt xa so với loại động cơ hơi
nước đương đại.
Năm 1877 hai nhà phát minh này lại phát minh ra động cơ đốt trong 4 kỳ đầu
tiên. Cả hai loại động cơ 2 và 4 kỳ đầu tiên đều sử dụng nhiên liệu dạng khí ga,
hỗn hợp đố đượ
c đốt cháy bằng tia lửa điện. Sau đó năm 1885 Đămle đã chế tạo ra
loại động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu lỏng (xăng), loại động cơ này có kết cấu
nhỏ gọn được đặt là xe và những chiếc xe ôm đầu tiên đã được chế tạo. Đến năm
1897 Điêzen phát minh thành công chiếc động cơ đầu tiên sử dụng nhiên liệu là
dầu điêzen, lo
ại động cơ này có tỷ số nén cao, hỗn hợp đốt được nén lại với áp
suất cao nên có nhiệt độ cao và tự bốc cháy, do vậy động cơ này không có hệ
thống điện cao áp. Từ đó động cơ đất trong ngày càng được cải tiến, hiệu suất,
công suất của động cơ ngày càng được nâng cao. Đến nay hiệu suất của động cơ
có thể đạt trên 45%, công suất của độ
ng cơ đạt đến hàng chục nghìn mã lực.
1.1.2. Nguyên lý làm việc chung, phân
loại động cơ nhiệt đới trong
1.1.2.I. Nguyên lý làm việc của động cơ
nhiệt
Nguyên lý làm việc chung của động cơ
nhiệt là sử dụng đặc tính co giãn của không
khí khi nhiệt độ thay đổi để chuyển hoá từ
nhiệt thành công cơ năng. Để chứng minh
nguyên lý này ta thực hiện thí nghiệm như sau:
Hình 1.3. Sơ đồ thí nghiệm
1.Cốc hình trụ (xilanh);
2. Quả cân đặt trong piston.
Ta sử dụng một cốc thủy tinh dạng hình trụ, bên trong cốc có đặt một piston.
Piston có khả năng kín khít với thành cốc và trượt được theo thành cốc. Piston có
trọng lượng là P, ban đầu trong cốc có không khí, đo trọng lượng nên piston bị
kéo xuống phía dưới nén không khí trong cốc lại piston sẽ dừng lại tại vị trí khi áp
suất của không khí trong cốc cân bằng với trọng lượng của piston. Sau đó ta dùng
ngọn lửa đèn cồn
đốt dưới đáy cốc Sau một khoảng thời gian thì nhiệt từ ngọn lửa
truyền vào không khí trong cốc làm nhiệt độ không khí trong cốc nóng lên, không
khí giãn nở (áp suất tăng lên) sẽ đẩy piston di chuyển ngvợc lên phía trên. Như
vậy sự giãn nở vì nhiệt của không khí đã thực hiện một công cơ học, đây là
nguyên lý làm việc chung của động cơ nhiệt đất trong.
Do các loại nhiên liệu có đặc tính khác nhau: xăng và dầu điêzen có kh
ả năng
bốc hơi khác nhau vì vậy phương pháp để tạo thành hỗn hợp đốt được thực hiện
khác nhau. Do vậy trình tự làm việc của mỗi loại động cơ khác nhau, thể hiện trên
sơ đồ các bước thực hiện chu trình làm việc của hai loại động cơ xăng và điêzen
(hình 1.4).
9
1.1.2.2. Phân loại động cơ nhiệt
Trước hết ta biết rằng động cơ nhiệt là loại động cơ sử dụng các nguồn
nguyên, thiên liệu có trong thiên nhiên, các dạng nguyên nhiên liệu này sẽ được
chuyển hoá hành nhiệt năng sau đó từ nhiệt năng sẽ chuyển hoá thành cơ năng. Từ
đây ta có thể nhân loại động cơ nhiệt dựa vào những chỉ tiêu như:
* Dựa vào dạng nguyên nhiên liệu:
- Động cơ sử dụ
ng nguyên liệu rắn như củi, than đá
- Động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng như xăng, dầu điêzen, dầu hoả
- Động cơ sử dụng nhiên liệu khí như khí ga, hơi đất, hiđro
- Động cơ sử dụng đa nhiên liệu.
* Dựa vào phương pháp tạo thành và đốt cháy hỗn hợp đất:
- Động cơ tạo thành hỗn hợp đốt
ở bên ngoài xilanh.
- Động cơ tạo thành hỗn hợp đốt ở bên trong xilanh.
- Động cơ đốt cháy hỗn hợp đốt bằng tia lửa điện, bằng mồi điện.
- Động cơcó hỗn hợp đất tự cháy.
* Dựa vào kiểu động cơ
- Động cơ kiểu phản lực (phản lực thông thường và phản lực dùng nguyên
liệu lỏng).
- Độ
ng cơ kiểu tua bin.
- Động cơ kiểu piston:
10
+ Kiểu piston chuyển động tịnh tiến.
+ Kiểu piston quay (Walken).
* Dựa vào chu trình làm việc:
- Động cơ 2 kỳ.
- Động cơ 4 kỳ.
- Động cơcó chu truất nhiệt đẳng tích, đẳng áp
* Dựa vào các chỉ tiêu khác:
- Động cơ quay trái, quay phải.
- Động cơ đặt tĩnh tại, di động
* Dựa vào số xilanh, phương pháp bố trí xilanh:
- Động cơ một hay nhiều xilanh.
- Động cơ nhiều xilanh xếp thành một hàng thẳng, xếp thành hình chữ V,
dạng hình sao.
1.1.3. Các thông số cơ bản của động cơ
- Điểm chết trên (ĐCT): là điểm mà khoảng cách từ đáy piston đến tâm trục
cơ là xa nhất (lúc này tay biên và trục cơ thẳng hàng nhau).
- Điểm chết dưới (ĐCD): là điểm mà khoảng cách từ đáy piston đến tâm trục
cơ là gần nhấ
t (lúc này tay biên và trục cơ trùng nhau).
- Hành trình của piston (S): là khoảng cách giữa hai điểm chết S = 2R.
- Thể tích buồng đốt (V
c
): là khoảng không gian được giới hạn bởi nắp xilanh,
xilanh và đáy của piston khi piston ở ĐCT.
- Thể tích làm việc của xilanh (V
h
): là khoảng không gian của xilanh giới hạn
giữa hai điểm chết (ĐCT và ĐCD):
Trong đó: - d: đường kính xilanh.
- S: hành trình của piston S = 2R.
- R: bán kính tay quay của trục cơ.
- Thể tích toàn phần (toàn bộ) của xilanh (V
a
): là tổng thể tích làm việc và thể
tích buồng đốt.
V
a
= V
h
+ V
c
- Tỷ số nén (tỷ lệ nén) (ε): là tỷ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng
[...]... quay của động cơ xăng 2 kỳ - Cơ cấu biên tay quay của động cơ xăng 4 kỳ - Cơ cấu biên tay quay của động cơ điêzen 4 kỳ - Cơ cấu biên tay quay của động cơ điêzen 2 kỳ - Cơ cấu biên tay quay của động cơ 4 kỳ có tăng áp hoặc không có tăng áp - Cơ cấu biên tay quay của động cơ điêzen 4 kỳ có hoặc không có buồng đất trước 23 2.2 Cấu tạo các bộ phận thuộc cơ cấu biên tay quay Cơ cấu biên tay quay nói chung... nhược điểm trên của động cơ một xilanh người ta chế tạo động cơ nhiều xilanh 1.4.1 Định nghĩa động cơ nhiều xilanh Động cơ nhiều xilanh là động cơ bao gồm nhiều cụm piston - xilanh có cùng kích thước lắp chung trên một thân động cơ, có chung trục cơ, có chung các hệ thống làm việc khác 1.4.2 Chu trình làm việc của động cơ nhiều xilanh Để thiết lập chu trình làm việc của động cơ nhiều xilanh nhằm khắc... nhiệt của động cơ thấp hơn Tuổi thọ của động cơ thấp hơn, không chế tạo được loại động cơcó công suất rất lớn - Khả năng an toàn của động cơ thấp hơn (nguy cơ cháy động cơ cao) 1.4 Động cơ nhiều xilanh Các loại động cơ một xilanh đều có chung các nhược điểm như sau: - Không có khả năng tăng công suất - Số vòng quay của trục cơ thấp, trục cơ quay không đều 20 - Khả năng tăng tốc chậm - Động cơ làm việc... do áp suất khí còn dư ở cuối kỳ sinh công một phần sản phẩm khí cháy tự thoát ra ngoài, phần còn lại sẽ bị piston dồn ra ngoài qua cửa xả Cuối quá trình xả P = 1,1- 1,15 Kg/cm2, T = 700 - 9000K Sau đó động cơ lại tiếp tục thực hiện một chu trình làm việc mới, cứ như vậy động cơ sẽ làm việc liên tục 1.2.2 Động cơ 2 kỳ 1.2.2.1 Động cơ xăng 2 kỳ a Định nghĩa: động cơ xăng 2 kỳ là loại động cơ nhiệt đất... nạp đầy không khí và dồn khí xả ra ở trước cửa nạp động cơ điêzen bố trí một máy nén khí do vậy động cơ điêzen hai kỳ chỉ sản xuất loại động cơcó công suất lớn c Chu trình làm việc của động cơ: * Hành trình thứ nhất: giả sử piston đang ở điểm chết trên, lúc này cả hai xupap đều đóng kín Trong xilanh không khí đã được nén lại, nhiên liệu đã được phun vào hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp đất,... của động cơcó nhiệm vụ hình thành nên buồng làm việc của động cơ, thực hiện chu trình làm việc của động cơ, biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục cơ thực hiện quá trình sinh công (chuyển hoá nhiệt năng thành công cơ năng) 2.1.2 Phân loại Căn cứ vào cấu trúc, cách làm việc ta có thể phân ra các loại cơ cấu biên tay quay như sau: - Cơ cấu biên tay quay của động cơ xăng... sinh công), khả năng tăng tốc của động cơ chậm, số vòng quay của trục cơ thấp hơn Động cơ khó khởi động hơn b Động cơ xăng: * Ưu điểm: Kết cấu của động cơ nhỏ gọn hơn, trọng lượng bánh đà và tổng thể cả động cơ nhẹ hơn (trên đơn vị công suất) - Số vòng quay của trục cơ lớn hơn, khả năng tăng tốc của động cơ nhanh hơn Động cơ dễ khởi động hơn - Giá thành chế tạo động cơ rẻ hơn * Nhược điểm: Nhiên liệu đắt... động cơ được gia công phẳng nhẵn để lắp với nắp xilanh, phía dưới trên thân động cơcó gia công các ổ đặt để lắp trục cơ Với một số loại động cơcó xilanh liền trên thân động cơcó khoan các ống xilanh Để làm mát che xilanh, piston trên thân động cơcó gia công các cánh tản nhiệt với các động cơ nhỏ, với các động cơ lớn trong thân động cơcó các khoảng trống để chứa nước làm mát Với các động cơ 4 kỳ... Hình 1.13 Cơ cấu dẫn động đầu trục cơ 1 Bánh răng phân phối khí; 2 Bánh răng trung gian; 3 Bánh răng cung cấp nhiên liệu; 4 Bánh răng trục cơ; 5 Bánh răng bơm dầu nhờn 2.2.9 Cơ cấu dẫn động đầu trục cơ Trong quá trình làm việc, trục cơ dẫn động để các hệ thống làm việc khác hoạt động đồng bộ với nó Mômen quay từ trục cơ sẽ điều khiển các hệ thống làm việc, để truyền mômen quay ở đầu trục cơcó lắp... phối khí kiểu xupap (động cơ 4 kỳ) - Cơ cấu phân phối khí kiểu phối hợp ngăn kéo - xupap (động cơ điêzen 2 kỳ) Căn cứ vào phương pháp bố trí xupap có thể phân ra các loại sau: a Kiểu xupap đặt bên b Kiểu xupap treo 1 Trục cam; 2 Con đội; 3 Lò xo xupap; 4 Xupap; 5 Nắp xilanh; 6 Thân động cơ; 7 Đũa đẩy; 8 Trục đòn gánh; 9 Đòn gánh - Cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo hình 1.1.4b - Cơ cấu phân phối khí . Chính vì vậy nội dung của cuốn giáo
trình Cơ
khí Nông nghiệp giới thiệu cấu tạo của một số loại máy và thiết bị cơ khí
nông nghiệp có thể sử dựng phù hợp.
Khuyên nông, Phát triển nông thôn, Kinh tê nông nghiệp v.v
Giáo trình gồm 2 Phần:
- Phần I - Động lực trong nông nghiệp.
-
phần II - Máy nông nghiệp.