Chương 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN: Từ kết quả phân tích ở chương 5, ta rút ra một số kết luận sau: Nhận thức: a/ Ta nhận thấy người tiêu dùng có nhận biết về lợi ích của thảo dược cao, sự nhận thức này tương đối đồng nhất, và có ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn đánh giá các phương án lựa chọn của người tiêu dùng. - Những người có độ tuổi khác nhau có ảnh hưởng khác nhau về nhận thức và mỗi độ tuổi lại có cách đánh giá khác nhau đối với những lợi ích khác nhau. Thể hiện rõ nhất là nhóm tuổi từ 35 đến 44 có mức độ nhận biết về các lợi ích này cao nhất. - Nữ giới nhận biết về các lợi ích của thảo dược cao hơn nam giới . - Trình độ học vấn & nghề nghiệp không có tác động lên nhận thức. - Thu nhập đặc biệt có ảnh hưởng đến nhận thức về lợi ích thảo dược tốt cho sức khỏe trong điều trị, bồi bổ & tăng cường sức khỏe đối với những người có thu nhập cao > 5 triệu đồng. b/ 3 nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất việc tiêu dùng thảo dược là: Thời gian điều trị lâu là nguyên nhân lớn nhất Lượng thuốc sử dụng nhiều cho một liều dùng Đã quen sử dụng thuốc tây từ trước - Nam giới có tỷ lệ nhận thức về những bất lợi của thảo dược cao hơn nữ giới. c/ Người tiêu dùng đa số đều biết thảo dược được bào chế từ các loại cây cỏ trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nhận biết về các dạng sản phẩm, các loại sản phẩm, cũng như sản phẩm thảo dược có sẵn để dùng không phải nấu hoặc sắc thì còn khá mơ hồ, không biết nhiều lắm. - Những người chưa sử dụng thảo dược thường không biết nhiều lắm về các loại sản phẩm. - Người lao động biết nhiều về các loại sản phẩm thảo dược hơn các nhóm khác. - Thu nhập không có ảnh hưởng lên nhận thức về đặc tính sản phẩm. d/ Người tiêu dùng có thái độ trung dung khi so sánh giữa sản phẩm thuốc tây & thảo dược. Họ không biết rõ lắm về những khác biệt giữa 2 loại sản phẩm này, đặc biệt những người chưa sử dụng sản phẩm thảo dược. Tuy nhiên, người tiêu dùng thiên về khuynh hướng cho rằng thảo dược không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây. - Thảo dược có thể điều trị một số bệnh mà thuốc tây không làm được, được những người thuộc nhóm tuổi từ 35 đến 44 tán thành nhiều nhất. Các yếu tố tác động: a/ Thầy thuốc/ Bác sĩ là nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiêu dùng các sản phẩm thuốc. Các nguồn thông tin: Gia đình bạn bè; các bài viết trên báo/ tạp chí chuyên ngành; các chương trình hội thảo hướng dẫn sử dụng; Thông tin tại các trung tâm sức khỏe; Sự hướng dẫn của người bán – có mức ảnh hưởng khá. Các hình thức thông tin khác có mức độ ảnh hưởng thấp: Quảng cáo trên tivi, đài phát thanh, báo chí, internet ít có ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong việc tiêu dùng thảo dược. - 3 loại báo dược người tiêu dùng thường đọc nhất theo thứ tự 1, 2, 3 là: Báo tuổi trẻ; Báo phụ nữ; Báo khoa học phổ thông. - 3 loại tạp chí được người tiêu dùng thường đọc nhất theo thứ tự 1, 2, 3 là: Thuốc & sức khỏe; Kiến thức ngày nay; Sức khỏe & đời sống. - 3 yêu cầu quan trọng nhất đối với một thông tin quảng cáo là: Trung thực; Thông tin về sản phẩm rõ ràng dễ hiểu; Thông tin về công nghệ sản xuất. - 3 thông tin quan trọng đối với một sản phẩm thuốc là: Lợi ích & công dụng sản phẩm; Hạn sử dụng; Nhãn hiệu sản phẩm. b/ 3 yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người tiêu dùng khi mua một sản phẩm thuốc là: Chất lượng sản phẩm; Sản phẩm được chứng nhận của một cơ quan kiểm định có uy tín; Giá cả. - 3 yếu tố quan trọng hàng đầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm thuốc có chất lượng cao là: Sản phẩm an toàn – không gây tác dụng phụ; Hiệu quả sử dụng cao – có tác dụng lâu dài; Có khả năng điều trị bệnh nhanh chóng. c/ Hiệu thuốc được tín nhiệm & hiệu thuốc gần nhà được người tiêu dùng chọn mua thường nhất. d/ Nữ giới có tỷ lệ sử thảo dược cao hơn nam giới. Nữ giới có tỷ lệ nhận thức về các lợi ích của thảo dược cao hơn nam giới. Nữ giới có tỷ lệ nhận thức vể những bất lợi của thảo dược thấp hơn nam giới. e/ Người lao động có tỷ lệ sử dụng thảo dược cao nhất. f/ Khi đau bệnh người tiêu dùng: - Thường không đi khám Bác sĩ chỉ ra hiệu thuốc mua thuốc có tỷ lệ cao nhất, trong đó độ tuổi từ 15 – 24 chiếm tỷ lệ cao nhất. - Độ tuổi trên 45 có tỷ lệ đi khám Bác sĩ nhiều nhất với chi phí tự trả. Xu hướng tiêu dùng: Đa số người tiêu dùng (85%) đều cho rằng thảo dược sẽ được phát triển nhiều trong tương lai. 6.2. KIẾN NGHỊ: Từ những kết quả thu thập được, có thể kết hợp với các thông tin khác về môi trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, … có thể xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm của công ty xâm nhập thị trường mới. Phần kiến nghị này chỉ tập trung vào những thông tin đã thu thập được qua quá trình thực hiện đề tài: Kết hợp những thông tin có được trong phần điều tra sơ bộ thực trạng thị trường ngành dược về tốc độ tăng trưởng của ngành này, tỷ lệ số người đã sử dụng thảo dược và khuynh hướng tiêu dùng đã thể hiện một thị trường tiềm năng to lớn cho các sản phẩm của công ty. Tuy nhiên để chiến lược thâm nhập thị trường mới thành công, người thực hiện đề tài có một số kiến nghị quan trọng dựa trên kết quả nghiên cứu: Vấn đề hiện nay là đa số người tiêu dùng còn thiếu thông tin về loại sản phẩm này vì hầu hết đều chưa nhận biết hết các đặc tính, các loại, các dạng sản phẩm thảo dược hiện có, cũng như nhận thức về những bất lợi của thảo dược, thông tin đến với họ còn quá ít, ngay như các sản phẩm thảo dược của các công ty trong nước đã được sản xuất khá nhiều nhưng hầu như người tiêu dùng vẫn còn xa lạ với loại sản phẩm này. Công ty nên có một chiến dịch thông tin cụ thể và trực tiếp đến người tiêu dùng trước hết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, tivi; đặc biệt thông tin qua thầy thuốc/ Bác sĩ thì sẽ có hiệu quả cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ số người đi khám Bác sĩ thấp, do đó hiệu quả thông tin cao nhưng không đến được với nhiều người. Vấn đề quan trọng là thông tin tại các điểm bán chưa làm người tiêu dùng tin tưởng, vậy công ty phải có những chính sách thích hợp để tạo cho những nơi này có thể vừa là nơi bán thuốc, vừa là địa điểm để người tiêu dùng có thể tin cậy khi cần tư vấn trong vấn đề sức khỏe. Có thể gọi những địa điểm như vậy là những “Nhà thuốc phục vụ bán lẻ & chăm sóc khách hàng” Để thực hiện điều này, những người bán lẻ phải được huấn luyện cẩn thận, nhà thuốc hoàn toàn chỉ bán những loại sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Qua đó, giáo dục người tiêu dùng biết nhiều hơn về các loại, các dạng sản phẩm, cũng như những lợi ích của nó khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên này. Ngoài ra, cũng nên mở các buổi hội thảo, giới thiệu & hướng dẫn sử dụng cũng có kết quả khả quan. Thành lập các đường dây nóng, … Đối với một thông tin quảng cáo, công ty nên giới thiệu sản phẩm một cách trung thực, rõ ràng & một số thông tin về công nghệ sản xuất sản phẩm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng khá quan trọng trong niềm tin người tiêu dùng. 6.3. NHỮNG HẠN CHẾ & HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP: Do hạn chế về thời gian & kinh nghiệm, đề tài chỉ thực hiện tập trung phân phối mẫu theo vùng, chưa chú trọng đến việc phân phối mẫu theo những yếu tố khác như: độ tuổi, giới tính, …. Hơn nữa lĩnh vực nghiên cứu tiếp thị ở Việt Nam chỉ mới phát triển vào những năm gần đây, các tiền đề ban đầu chưa có, do vậy cơ sở để thực hiện đề tài chỉ dựa theo những kiến thức thu thập được qua học tập và kinh nghiệm bản thân, chắc chắn còn nhiều vấn đề mà đề tài chưa được đề cập & phân tích đầy đủ. Việc khảo sát các môi trường hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như: luật pháp, công nghệ, nhân khẩu, kinh tế, xã hội, môi trường cạnh tranh, & nhiều yếu tố khác mà đề tài chưa thực hiện được, nên công tác thực hiện chiến lược tiếp thị cho công ty chỉ mới dừng ở phần khảo sát về thông tin tiếp thị mà thôi. Những phần khác sẽ được tiếp tục thực hiện sau. . hưởng thấp: Quảng cáo trên tivi, đài phát thanh, báo chí, internet ít có ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong vi c tiêu dùng thảo dược. - 3 loại báo dược người tiêu dùng thường đọc nhất theo. nhận biết về các lợi ích của thảo dược cao hơn nam giới . - Trình độ học vấn & nghề nghiệp không có tác động lên nhận thức. - Thu nhập đặc biệt có ảnh hưởng đến nhận thức về lợi ích thảo. nhiều cho một liều dùng Đã quen sử dụng thuốc tây từ trước - Nam giới có tỷ lệ nhận thức về những bất lợi của thảo dược cao hơn nữ giới. c/ Người tiêu dùng đa số đều biết thảo dược được