Nhận định trên được đưa ra tại cuộc hội thảo xoay quanh những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB tổ chức đầu tuần này.. T
Trang 1TÌNH HUỐNG THỨ 12
CẬP NHẬT: 15/11/2007 08:05:07 (GMT+7)
Rủi ro tỷ giá: Vì nước chưa đến chân?
Đăng Long - Hoàng Xuân
Có những thiệt hại không thể hiện trên sổ sách, tỷ giá vẫn được “bảo hộ”, nên nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với giải pháp phòng ngừa
Nhận định trên được đưa ra tại cuộc hội thảo xoay quanh những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức đầu tuần này
Khi nước chưa đến chân
Những năm gần đây, chủ trương điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước được nhấn mạnh ở tính linh hoạt Tuy nhiên, ngay trong một văn bản chỉ đạo mới đây, tính “linh hoạt” đó có cả trong yêu cầu không để VND tăng hoặc giảm quá mức
Tính chung, biến động tỷ giá VND/USD bình quân một năm chỉ trong khoảng 1%,
có sự ổn định tương đối, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khi mà USD đang là đồng tiền chiếm khoảng 70% trong thanh toán Sự ổn định đó cũng làm
mờ nhạt đi những rủi ro về tỷ giá và vai trò của những sản phẩm phái sinh
Theo phân tích của MB, rủi ro tỷ giá được xếp vào 1 trong 5 áp lực chính mà doanh nghiệp phải đối mặt trong kinh doanh (bên cạnh chính sách thuế, môi trường cạnh tranh, năng lực vốn và biến động thị trường)
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thùy Chi, Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ
MB, dù đồng USD chiếm chủ yếu trong thanh toán xuất nhập khẩu, có nhiều biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng ảnh hưởng không quá lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam, vì có chính sách “bảo hộ” của Ngân hàng Nhà nước
“Dù biên độ tỷ giá VND/USD đã được nới rộng lên +/-0,5% nhưng vẫn khá hẹp, hạn chế mức độ rủi ro trong biến động tỷ giá Đáng chú ý là khi có rủi ro, những thiệt hại đó lại không thể hiện trên sổ sách nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm và đó là sự lãng phí”, bà Chi nói
Sẽ đến lúc phải phòng ngừa
Nhưng sự “bảo hộ” tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong tương lai sẽ dần nới lỏng Đó là dự báo mà MB đưa ra; và khi biên độ tỷ giá VND/USD càng nới rộng, rủi
ro càng lớn
Mặt khác, trong phân tích của mình, bà Chi cho rằng rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), môi trường kinh doanh rộng mở, hoạt động thanh toán có sự góp mặt ngày càng lớn của những
Trang 2ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD
Gần gũi là đồng Euro với sự tăng giá khá mạnh so với VND kể từ đầu năm Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi buộc thanh toán bằng đồng tiền này theo yêu cầu của bạn hàng phải đối mặt với những rủi ro lớn
Bà Chi đưa ra ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang EU sẽ nhận thanh toán bằng đồng EUR, giá trị hợp đồng là 1 triệu EUR Ngày ký hợp đồng, 1 EUR = 20.220 VND, tương đương với giá trị hợp đồng 20,22 tỷ đồng Ngày thanh toán, tỷ giá biến động, 1 EUR giảm còn 20.100 VND, giá trị hợp đồng còn 20,1 tỷ đồng, công
ty bị thiệt hại 120 triệu đồng
Ở ví dụ trên, nếu là doanh nghiệp nhập khẩu (đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là nước nhập siêu), với tỷ giá VND/EUR tăng mạnh từ đầu năm đến nay, thiệt hại là rất lớn
Ngay cả với khi thanh toán bằng USD, được “bảo hộ” về tỷ giá, rủi ro vẫn không thể bỏ qua Ví dụ 1 bản hợp đồng nhập khẩu thiết bị trị giá 2 triệu USD, ngày ký hợp đồng 1 USD đổi được 15.990 VND, giá trị hợp đồng xác định ở mức 31,98 tỷ đồng Ngày thanh toán, giá USD tăng lên 16.020 VND, doanh nghiệp sẽ phải bù thêm 60 triệu đồng
Đáng chú ý là trong những rủi ro trên doanh nghiệp hầu hết đều không lường trước được mức độ của nó Ở đây cần vai trò của những sản phẩm phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại cho doanh nghiệp
Chủ động cho kinh doanh
Theo khuyến nghị của MB, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần tính đến những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá Hoạt động này có thể khá “đơn giản” từ ý thức thực hiện định kỳ định giá lại tài sản và nguồn vốn của mình theo tỷ giá của thị trường
Trong thanh toán xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm ngoại hối và công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro như mua ngoại tệ giao ngay, thực hiện hợp đồng mua/bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán/quyền chọn mua
Trong đó, với các hợp đồng kỳ hạn, thông qua thỏa thuận mua bán ngoại tệ với ngân hàng về một tỷ giá và số lượng ngoại tệ xác định được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai, doanh nghiệp có thể loại bỏ nguy cơ tỷ giá biến động theo chiều bất lợi Việc xác định tỷ giá được chủ động tính toán và đặt trong kế hoạch kinh doanh
Ngoài ra, theo giới thiệu của MB, hiện có một loại sản phẩm khá mới ở Việt Nam
là hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, cho phép doanh nghiệp có quyền (nhưng không kèm theo nghĩa vụ) mua hoặc bán một loại ngoại tệ bằng một loại ngoại tệ khác với một tỷ giá ấn định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai
Trang 3Với những sản phẩm trên, doanh nghiệp có thể đưa ra một tỷ giá mong muốn, phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và loại trừ tối đa rủi ro tỷ giá Tất nhiên, để
có được điều này, phải kèm theo một khoản phí nhất định
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1 Theo bài báo này chúng ta thấy có những loại rủi ro ngoại hối nào?
2 Có những biện pháp nào để quản lý rủi ro ngoại hối?