Không gian tâm linh một dạng thức tồn tại đặc biệt của không gian nghệ thuật thơ

Một phần của tài liệu Tính chất hướng nội trong tư duy nghệ thuật thơ r tagore (Trang 31 - 36)

Không gian tâm linh với dòng cảm xúc hớng nội 2.1 Giới thuyết khái niệm

2.1.2 Không gian tâm linh một dạng thức tồn tại đặc biệt của không gian nghệ thuật thơ

nghệ thuật thơ

Không gian tâm linh là một dạng thức tồn tại đặc biệt của không gian nghệ thuật. Nó là sản phẩm sáng tạo của nhà thơ, là thế giới của những cảm xúc, suy t, mộng ảo, đối lập với thực tại. Hình thức không gian này gắn liền với một kiểu t duy nghệ thuật đặc thù- t duy tôn giáo, gắn liền với dòng cảm xúc hớng nội. Đặc điểm nổi bật của không gian tâm linh là sự tĩnh lặng, sâu đến vô cùng. ở đó, màu sắc, thanh âm trở nên nhạt nhoà. Đó là không gian tinh thần thuần khiết. Mọi liên hệ với thế giới bên ngoài dờng nh đã đợc loại bỏ. Gắn với không gian ấy là sự xuất hiện của một “cái tôi bề sâu” (Bergson). Con ngời ấy đang chìm trong miên man suy tởng, chiêm nghiệm về con ngời và cuộc đời .

Cùng với sự tĩnh lặng tuyệt đối, không gian tâm linh còn mang tính vĩnh hằng. Nhận xét về đặc điểm này, trong cuốn Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990, tác giả Lê Lu Oanh cho rằng đó là“một không gian linh thiêng cao cả với tinh thần vơn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới các giá trị vĩnh cửu để nghiền ngầm, khắc khoải về sự tồn tại của con ngời trong quy luật của tạo hoá”. Hình thức không gian tâm linh bộc lộ một nhu cầu đối thoại trong thẳm sâu ý thức và cảm xúc về những vấn đề mang tính muôn thuở: sự sống– cái chết, Thiện- ác, niềm vui– nỗi đau, lòng nhân ái, cái h vô của danh vị, h ảo của cuộc đời Đó còn là những giấc mơ, cơn say, sự mê sảng, tiếng nói…

ngời cũng đợc đụng chạm đến thông qua sự đứt đoạn và nối tiếp của dòng ý thức với những hình ảnh ngột ngạt, kì dị, và căng thẳng về cảm xúc, với những quằn quại, giằng xé. Vì thế, đó là một cõi miền bí ẩn, mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt, và cũng theo Lê Lu Oanh đó là một thế giới“luôn hớng tới một miền cao siêu, kì dị, vô thờng nhng không phải đi dến chốn tịch diệt mà là sự thấu suốt trải nghiệm về những nỗi đau trần thế, là một thể nghiệm xác định bản chất hoàn thiện vừa thâm trầm, vừa giông bão của sâu thẳm nội tâm, một khát khao về nỗi thánh thiện vô biên, một sự giải thoát làm nên cái cân bằng giữa đời thờng phàm tục và một niềm tin linh thiêng về những giá trị vĩnh hằng, bất biến, đầy thành kính nh một niềm tin tôn giáo ”. Hay đó chính là thế giới siêu thực gắn liền với khát vọng muốn vợt thoát khỏi những giới hạn chật hẹp đầy thiên kiến, mặc cảm để giải thoát sức tởng tợng, làm nên sự đầy đặn của việc thể hiện mộ quan niệm đa chiều một con ngời trong thơ. Hình thức này xuất hiện nhiều trong thơ ca phơng Đông, với sáng tác của các nhà thơ- thiền s nh M.Basô của Nhật Bản, Vơng Duy của Trung Quốc hay Hàn Mặc Tử của Việt Nam…

M.Basô là nhà thơ tiêu biểu của đất nớc hoa anh đào – Nhật Bản. Ông làm thơ nh một thiền s thiền định. Ông lấy sự im lặng để thấu đạt chân lí, “dĩ tâm truyền tâm”. Cũng nh nhiều nhà thơ phơng Đông khác, Basô là một ngời yêu thiên nhiên, luôn khát kháo trở về với thiên nhiên để gằn gũi, giao cảm. Với ông, nhìn thấy gì cũng đều nhớ tới hoa, nghĩ điều gì cũng liên tởng tới trăng. Dới cái nhìn nội cảm hoá của ông, thiên nhiên không còn là thực thể của ngoại giới nữa. Thiên nhiên trong thơ ông đã đợc tinh thần hoá, hoà đồng với con ngời trong khát vọng hớng tới cõi vô cùng. Tác phẩm “Con đờng sâu thẳm” nổi tiếng của Basô đợc xem là điển hình cho cách nhìn, cách cảm và lối thể hiện đầy biến ảo đó của ông:

áo bông tôi cởi/ Quẩy trên vai trần/ Mùa thay đổi áo.

Bài thơ chỉ có vậy nhng lại mang sức ám thị và hàm súc đặc biệt. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của thể thơ Haiku, nó đợc xem là tiêu biểu cho nghệ thuật Nhật Bản – một nền nghệ thuật chịu ảnh hởng sâu sắc của Mỹ học thiền. Thơ Haiku của Basô vừa chứa đựng cái Sabi(vẻ đẹp cổ kính không rực rỡ, lộng lẫy, phẩng phất nét cô tịch,

u huyền), vừa chứa đựng tính chất Wabi (đơn sơ, nhỏ nhoi, bình thờng), lại vừa chứa đựng tính chất Karumi(dịu nhẹ, man mác). ở tác phẩm này, không đơn thuần nói đến chuyện con ngời thay áo, mà ẩn chứa đằng sau đó là sự vận động không ngừng của vũ trụ, sự hoà mình của con ngời vào nhịp điệu sống của con ngời và đất trời. Thơ Basô là vậy! Từ những sự vật, sự việc nhỏ nhoi , bình dị mà ông bắt gặp trên đờng viễn du, rồi từ đó khái quát lên thành những điều bí ẩn của kiếp nhân sinh, của đời sống tâm linh. Vì thế, nếu xem sự tĩnh tâm, hớng nội là một đặc điểm nổi bật của t duy tôn giáo, thì ở đây t duy thơ Basô hoàn toàn nằm trong quỹ đạo ấy. Ông đã sáng tạo nên một thế giới của riêng mình, thế giới của những giá trị tinh thần thuần khiết. Bởi vậy, ngòi ta xem ông là biểu tợng của Văn hoá Nhật trong thế kỉ XX.

Trong thơ ca Việt Nam , hình thức t duy hớng nội rõ nhất là trong thơ Hàn Mặc Tử. Sáng tác của ông đợc xem là điển hình cho kiểu t duy thơ tôn giáo. Hàn Mặc Tử đã “coi tôn giáo với tất cả tinh thần của chữ ấy là một cái gì đời đời vĩnh hằng và tuyệt đích của nghệ thuật”. Với ông, thơ là để ca ngợi Đức Chúa trời và Đức mẹ Maria, là ớc mơ đợc cứu rỗi và giải thoát. Ông đã “đi vào vờn hoa tôn giáo để tìm hơng phấn về ớp cùng hơng thơm”. Và hơn ai hết, ông cũng là ngời nhận thức đ- ợc một cách sâu sắc về ý nghĩa, giá trị đích thực của cuộc sống, của hạnh phúc trần thế, “ở đời chỉ có một hạnh phúc, làm gì có đến hai cảnh Tịnh Độ và Niết bàn”(Kêu gọi Thơ văn xuôi).– Với quan điểm nghệ thuật đó Hàn Mặc Tử đã góp phần đem lại sự bí ẩn, huyền diệu trong những sáng tác của mình , nhất là ông đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc với không gian tâm linh đặc biệt. Không gian tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử là thế giới của những giằng xé quằn quại; là thế giới huyền ảo- cõi mộng và thế giới của Phục Sinh, Khải Huyền; là thế giới mà ở đó tôn giáo và thơ ca có cùng điểm hẹn làm nên những nét độc đáo trong thơ của thi nhân.

Hàn Mặc Tử có số mệnh éo le cả về đời t lẫn đời thơ. Định mệnh tàn khốc đã khiến ông phải gánh chịu nỗi đau đớn về mặt thể xác do một căn bệnh quái ác đem lại. Từ một con ngời yêu đời, yêu sống bỗng bị bứt ra khỏi cuộc sống bình thờng, phải trốn tránh xa lánh mọi ngời, phải đấu tranh chống chọi với bệnh tật trong đớn

đau vật vã nhiều lúc tởng nh vợt quá sức chịu đựng của con ngời. Nhng chính những đớn đau đó đã đa ông đến tận cùng những bến bờ của một cõi miền tâm linh sâu thẳm mà những con ngời bình thờng khó hình dung nổi:

Lời thơ ngậm cứng, không rền rĩ/ Mà máu tim anh vọt láng lai/ Thơ trong lòng reo chẳng ngớt/ Tiếng vang tha thiết dội khắp nơi.

(Lu luyến)

Thế giới của những đau đớn giằng xé trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới chao đảo, chập chờn giữa mơ và thực:

Ta đã ngậm hơng trăng đầy lỗ miệng/ Cho ngây ngời mê dại đến tâm can/ Thét chòm sao hoảng rơi vào đáy giếng/ Mà muôn năm rớm máu trong không gian.

(Rớm máu)

Đó là thế giới của sơng khói mông lung, mờ ảo. Nhà thơ không cảm nhận thế giới bằng thị giác quen thuộc nữa mà chỉ sống bằng cảm xúc- một cảm xúc không thật rõ ràng:

gió theo lối gió, mây đờng mây/ Dòng nớc buồn thiu, hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?/ Mơ khách đờng xa, khách đờng xa/ Aó em trắng quá nhìn không ra/ ở đây sơng khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ)

ý thức một cách đầy đủ về những bất hạnh, đổ vỡ mà cuộc sống đem lại, thi nhân hớng vọng về một thứ “ánh sáng muôn năm” với hi vọng phép mầu nhiệm của nó sẽ khoả lấp những nỗi đau đang day dứt trong tâm hồn. Đó là niềm mơ ớc về sự tồn sinh sau cái chết sẽ đợc phục hồi trong cảnh trời mới, đất mới, rạng ngời trong danh Cha cả sáng. Một miền không gian tơi mới- không gian của mùa xuân đầu tiên và điềm lạ ra đời:

Cả trời bỗng sáng lên muôn điệu nhạc/ Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác/ Rất phơng phi, trên hết cả anh hoa/ Xuân ra đời Điềm ngọc ấm nh ngà/ Thơ có tuổi và chiêm bao có tích.

(Ra đời)

Bàn về cá tính sáng tạo và kiểu t duy thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Thanh Hùng từng viết: “Hàn Mặc Tử thu hút vào thơ mình những gì trong sáng, huyền nhiệm của đời sống tự nhiên và thế giới tinh thần. Vì thế thơ của Hàn Mặc Tử ngời lên vẻ đẹp vĩnh cửu đợc sáng tạo tự do thoát ra khỏi những khuôn khổ thấp nhất của hiện thực, vơn tới những miền xa, cõi sâu mà con ngời có thể làm bến đỗ”

ở trên chúng tôi vừa bàn đến không gian tâm linh trong thơ Basô, thơ Hàn Mặc Tử– những hồn thơ có nhiều điểm tơng đồng, gặp gỡ trong t duy thơ với R.Tagore– nhà thơ vĩ đại của nhân dân ấn Độ. Vậy không gian tâm linh trong thơ R.Tagore đợc thể hiện nh thế nào? Có điểm nào tơng đồng, có điểm nào đặc sắc khác biệt với không gian tâm linh của các nhà thơ khác? Trả lời câu hỏi này cũng chính là tìm hiểu, giải mã những đặc thù của không gian tâm linh trong thơ R.Tagore.

2.2 Không gian tâm linh trong thơ R.Tagore

Nh đã nói ở trên, cái tôi trữ tình của nhà thơ cần có một thế giới đặc thù phản ánh tồn tại tinh thần của chính nó. Đó là thế giới mang tính biểu trng hoá, có những số đo, chiều kích, nhịp điệu vận động riêng khác hẳn với thế giới vật lí tồn tại trong thực tế. Nói nh Indra Ganđhi: “cũng nh thể xác cần một không gian để thở, tinh thần hoặc linh hồn cũng cần có một không gian bên trong, một không gian để suy tởng và một không gian để tìm thấy mình trong tất cả cái hợp thành bản năng”. Đó chính là không gian tâm linh mà chúng tôi đã đề cập. Nh vậy, có thể khẳng định: không gian tâm linh là một dạng thức tồn tại đặc biệt của không gian nghệ thuật thơ gắn liền với một kiểu t duy nghệ thuật đặc thù – t duy tôn giáo, gắn liền với dòng cảm xúc hớng nội. Thơ R.Tagore mang nét đặc trng đó. Những sáng tác của ông không chỉ phong phú về đề tài, đa dạng về cảm hứng mà còn thống nhất trong một t duy hớng nội. Xuất phát từ một quan điểm triết học cho rằng, có một hiện thực tinh thần, R.Tagore khao khát đi tìm kiếm chân lí trong cái hiện thực tinh thần âý. Và trong những sáng tác của R.Tagore, nó đợc hình tợng hoá thành một không gian nghệ thuật mang đậm

màu sắc tôn giáo- đó chính là không gian tâm linh. Khảo sát các tập thơ của R.Tagore ta thấy xuất hiện hai dạng thức không gian tâm linh đặc biệt: không gian chiêm nghiệm, suy t và không gian ngoại giới đợc nội cảm hoá. Dới đây chúng tôi đi vào khảo sát, tìm hiểu hai dạng thức không gian tiêu biểu đó trong thơ ông .

Một phần của tài liệu Tính chất hướng nội trong tư duy nghệ thuật thơ r tagore (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w