(n hững con chim bay lạc, bài số 127)

Một phần của tài liệu Tính chất hướng nội trong tư duy nghệ thuật thơ r tagore (Trang 66 - 70)

Bài thơ là những chiêm nghiệm, suy tởng của nhà thơ về lẽ sống ở đời, về sự hi sinh, cống hiến, về sự hởng thụ Sống là cống hiến hết mình cho cuộc đời mà không…

vì những lợi ích cá nhân, cống hiến mà không đòi hỏi đợc hởng thụ, đợc đền đáp. Ta cũng bắt gặp tứ thơ này trong một bài thơ của nhà thơ Tố Hữu:

Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Hay:

Hãy để ngời chết tìm sự bất tử của danh vọng/ những ngời sống thì tìm sự bất tử của tình yêu.

(Những con chim bay lạc, bài số 279)

Nhân vật trữ tình trong dáng dấp một nhà hiền triết chìm đắm trong suy tởng, chiêm nghiệm về cuộc đời từ đó khái quát lên những chân lí thiết thực, sâu xa, khuyên răn nhắn nhủ con ngời: Phải sống có ý nghĩa hơn để khi chết đi không hối hận mà luôn tự hào ta đã để lại đợc gì cho đời. Cũng nh vậy, khi đang tồn tại trên cõi đời này, hãy thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của cái chết, sống lạc quan, hởng thụ tình yêu mà cuộc đời ban tặng. Đó chính là triết lí nhân sinh cao cả của bài thơ.

Chiêm nghiệm suy t qua những khái quát tổng thuật cũng là dạng thức thờng gặp trong thơ ca– triết học ấn Độ và ở thơ trữ tình– triết lí của nhiều nhà thơ lớn nh G.Gớt (1749 - 1832), B.Brêcht (1898 - 1956). Chúng ta từng biết đến câu thơ rất nổi tiếng của G.Gớt đợc dùng quen thuộc nh một châm ngôn trong cuộc sống:

Mọi lí thuyết đều xám xịt, còn cây đời mãi mãi xanh tơi.

Đây là một quan niệm vô cùng sâu sắc của Gớt mà sau này ta cũng bắt gặp trong sáng tác của R.Tagore. Đó là quan niệm, là cái nhìn khái quát về cuộc đời của nhà

thơ. Cuộc sống vui tơi, tràn đầy, chính vì thế con ngời phải lạc quan, tin tởng và hoà mình vào cuộc sống.

B.Brêcht là nhà thơ nổi tiếng của Đức, ông là ngời có sức sáng tạo kì diệu…

Những vần thơ giàu cảm xúc, giàu chất suy t của Brêcht thể hiện sinh động tình yêu đối với Con Ngời, cuộc sống và đề cao lí tởng cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một trong những “châm ngôn” nổi tiếng của Brêcht đó chính là:

Kẻ nào không có gan đấu tranh, kẻ đó có gan nhịn đói.

Đây quả là một triết lí sống sâu sắc của Brêcht. Con ngời là một thực thể của xã hội, vì thế phải biết dũng cảm đấu tranh để dành sự sống. Đó là cách biểu thị tình yêu cuộc sống của con ngời. Bởi “hạnh phúc là đấu tranh”(C.Mác), hạnh phúc là đ- ợc dâng hiến, đợc đấu tranh vì lẽ sống ở đời. Còn “không có gan đấu tranh”,cuộc sống sẽ bị tù đọng và con ngời chứ không phải ai hết sẽ phải chịu đựng cuộc sống đó– một cuộc sống không có ý nghĩa.

Nh vậy, chiêm nghiệm, suy t qua những khái quát tổng thuật là một hình thức khá quen thuộc trong thơ ca nhng không phải ai cũng thành công khi sử dụng hình thức sáng tạo nghệ thuật này. Những tác giả lớn nh G.Gớt, B.Brêcht, và đặc biệt là R.Tagore là một trong số ít đã đạt đợc thành công với hình thức này, đa những sáng tác của mình lên một tầm cao mới và trờng tồn mãi mãi trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

Trong số các tập thơ của R.Tagore thì có lẽ hình thức những bài thơ ngắn xuât hiện nhiều nhất là ở tập Những con chim bay lạc.Phần lớn những bài thơ trong tập thơ đợc thể hiện dới hình thức này, và vì thế nó cũng gắn liền với giọng chiêm nghiệm suy t, thể hiện những nghĩ suy, chiêm nghiệm của nhà thơ, và đựơc khái quát lên thành những triết lí sâu sắc, đặc biệt là trong mảng thơ tình yêu. Bài thơ số 162 là minh chứng tiêu biểu cho điều đó:

Tình yêu ơi! Khi ngời đến

Với ngọn đèn bừng sáng trong tay Thì ta có thể nhìn thấy mặt ngời

Và biết ngời là tuyệt vời hạnh phúc.

R.Tagore đã nâng tình yêu lên thành triết lí, thành lẽ sống, là nhân tính thiêng liêng của con ngời, là “ hành vi cao cả nhất của tâm hồn và là kiệt tác của con ngời”. Con ngời sinh ra trên cõi đời này ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, vì đó là nhu cầu của sự sống nh ngọn lửa và ánh mặt trời cần cho con ngời vậy. Vì thế theo Tagore: tình yêu là “tuyệt vời hạnh phúc”. T tởng này ta cũng bắt gặp trong một quan niệm của Gớt: “Yêu và đợc yêu là sung sớng và hạnh phúc nhất trên đời”.

R.Tagore còn quan niệm “tình yêu là cuộc đời trong trạng thái tròn đầy nh cái cốc có rợu (Những con chim bay lạc, bài số 283) ” . Và cái tôi trữ tình nhà thơ thêm một lần suy ngẫm về tình yêu và cảm thấy thỏa mãn là suốt đời đã từng yêu và mong muốn đợc nói lên điều đó trớc khi đi vào cõi chết :

Cõi đời ơi khi tôi đã chết rồi Thì trong cõi vắng lặng của ngời Chỉ một lời này còn lại

Tôi đã từng yêu .

(Những con chim bay lạc, bài số 277)

Càng đi sâu vào “vờn hoa tình ái” của R.Tagore chúng ta càng cảm nhận rõ hơn những quan niệm tình yêu đúng đắn và tiến bộ của ông, từ đó có thể rút ra nhiều bài học quý báu. Chính vì những vần thơ say đắm nh thế và những triết lí sâu sắc nh thế trong tình yêu mà R.Tagore đợc mệnh danh nh một Henrich Hainơ của ấn Độ. Góp vào thành công đó của nhà thơ một phần phải kể đến hình thức sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông, đó là: chiêm nghiệm, suy t qua những khái quát tổng thuật.

Tóm lại, sự thành công trong việc sử dụng giọng điệu chiêm nghiệm, suy t trong t duy nghệ thuật hớng nội là kết quả của một tài năng thiên bẩm với một tâm hồn mơ mộng nhng cũng rất tinh tế. Với ba hình thức: độc thoại nội tâm, đối thoại hoá và những bài thơ ngắn trong giọng chiêm nghiệm suy t, R.Tagore đã khái quát đ- ợc những vấn đề trừu tợng, lớn lao từ những gì cụ thể, gần gũi quanh ta. Nổi bật lên

đó là lòng yêu thơng con ngời, lòng yêu cuộc sống thể hiện qua những triết lí sâu sắc đợc đúc rút từ dòng chảy của mạch cảm xúc.

Kết luận

1. Tìm hiểu tính chất hớng nội trong t duy nghệ thuật thơ R.Tagore là một vấn

đề thú vị nhng cũng rất phức tạp. Đây là kiểu t duy nghệ thuật đặc thù. Tài năng, cá tính sáng tạo, phẩm chất nghệ thuật đặc thù của thơ R.Tagore đợc bắt nguồn từ kiểu t duy khác lạ này. Tìm hiểu tính chất hớng nội trong t duy nghệ thuật thơ R.Tagore, vì vậy cũng chính là tìm đến bản chất nghệ thuật thơ ông.

2.Luận văn đã chỉ ra đợc những thành tố cơ bản góp phần làm nên tính chất hớng nội trong t duy nghệ thuật thơ R.Tagore qua một số tập thơ, đó là: cái tôi trữ tình, không gian nghệ thuật và giọng điệu trữ tình .Qua đó, R.Tagore bộc l , gửi gắm những suy ngẫm, triết lí về kiếp nhân sinh, về cuộc đời của mình, và hơn hết là bộc lộ lòng yêu thơng con ngời, lòng khát khao giao cảm với đời.

3. T duy hớng nội trong thơ, về thực chất là quá trình nội cảm hoá khách thể và biểu đạt nó bằng một thế giới hình tợng cụ thể, cảm tính. Hớng nội là cách thức nhà thơ trở về với chính mình, khám phá những vỉa tầng thăm thẳm trong thế giới tinh thần.ở đó có cả phần ý thức và phần vô thức chìm lấp trong bản thể con ngời. Nó chỉ phát lộ trong những giây phút thăng hoa của ngời nghệ sĩ. vì thế, với tính chất hớng nội, thơ R.Tagore đã có một sức lôi cuốn mạnh mẽ và đặc biệt với ngời đọc. Đến với thơ R.Tagore cũng chính là đến với một tấm lòng yêu đời, yêu ngời, qua đó ngời đọc tìm thấy cho mình một tình yêu cuộc sống, khát khao hớng tới cái chân– thiện– mĩ .

4.Vì điều kiện khách quan và chủ quan, nhất là sự khó khăn trong việc nghiên cứu một tác giả ở tầm vĩ đại của thế giới cộng với hạn chế về đối tợng, phạm vi khảo sát (nh đã nêu ở phần mở đầu) nên mặc dù đã rất cố gắng song chúng tôi vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định trong quá trình nghiên cứu đề tài. Nhng với

những vấn đề đã trình bày, chúng tôi hi vọng đây là sự khởi đầu cho một vấn đề thực sự có ý nghĩa và hấp dẫn, mở ra triển vọng lớn cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về R.Tagore.

Một phần của tài liệu Tính chất hướng nội trong tư duy nghệ thuật thơ r tagore (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w