Bí quyết để sinh viên thiếu kinh nghiệm làm việc chiến thắng trong tuyển dụng Với những sinh viên mới ra trường, câu hỏi “Bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc như thế nào?” luôn là một thử thách khó vượt qua. Các nhà tuyển dụng đều mong muốn tuyển những ứng viên đã có những kinh nghiệm làm việc thực tế để tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo. Trong khi bản thân sinh viên lại chưa có những va chạm công việc cần thiết. Hệ quả là doanh nghiệp thiếu nhân viên có khả năng làm việc, sinh viên không có việc làm khi ra trường. Khi bạn là một trong những sinh viên thiếu kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ làm gì để thuyết phục nhà tuyển dụng trao cơ hội công việc cho mình. Những gợi ý sau đây từ nhà cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến VietnamLearning sẽ giúp bạn giải đáp những khó khăn. Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng thái độ làm việc. Với các nhà tuyển dụng, thái độ làm việc của ứng viên sẽ là một yếu tố quan trọng khi ra quyết định tuyển dụng hay không? Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có thái độ làm việc tốt như thế nào. Thái độ làm việc bắt đầu chính từ thái độ của bạn khi bước chân vào phòng phỏng vấn. Bạn cần thể hiện một tác phong chuyên nghiệp, một thái độ lịch sự, nhã nhặn, tự tin và tôn trọng người phỏng vấn. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy thái độ làm việc nhiệt tình, trách nhiệm và tinh thần cầu tiến của bạn như thế nào qua một ví dụ thực tế trong cuộc sống, công việc và học tập bạn đã từng trải qua. Kỹ năng đặc biệt bạn đã được trang bị. Yếu tố quan trọng thứ 2 trong mọi quyết định tuyển dụng là kỹ năng làm việc của ứng viên. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy tranh thủ thời gian tham dự các khóa đào tạo kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy… Bạn có thể lựa chọn hình thức đào tạo classroom nếu như bạn ở gần một trung tâm đào tạo hoặc tham dự các khóa đào tạo kỹ năng trực tuyến trên mạng. Những kỹ năng mềm bạn được trang bị sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và là căn cứ để họ tuyển dụng bạn hay không? Hoặc chí ít bạn cũng có những kỹ năng cần thiết để việc học của mình hiệu quả hơn. Những thành tích học tập của bạn. Bằng cấp là điều nhiều ứng viên sẽ có nhưng những giải thưởng cho thành tích trong học tập, hay những điểm số xuất sắc các môn liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển sẽ là một dấu ấn đặc biệt bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cần xác định cho mình rất rõ những mục tiêu học tập cụ thể. Hãy cố gắng học thật tốt các môn liên quan đến nghề nghiệp bạn lựa chọn. Ngoài học ở trường, bạn nên đọc thêm sách báo chuyên ngành để có thêm các kiến thức cập nhật. Kinh nghiệm tham gia hoạt động tập thể. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những hoạt động tập thể mà bạn tham gia. Nếu bạn đã từng tham gia những hoạt động như vậy hãy nói cho nhà tuyển dụng biết. Bạn nên tích cực tham gia vào các phong trào sinh viên tình nguyện. Hãy ghi tên mình vào hoạt động của các câu lạc bộ trong trường. Qua quá trình hoạt động đó bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm làm việc thực tế. Và biết đâu, từ những hoạt động đó, sẽ có nhà tuyển dụng “chấm” bạn. Những việc làm bán thời gian. Đầu tư toàn bộ thời gian của bản thân vào việc học là điều tốt nhưng tốt hơn bạn nên dành thời gian để tham gia vào những công việc làm thêm. Nếu bạn có người thân làm trong các doanh nghiệp, hãy gợi ý với họ về ý định đi làm thêm của mình và nhờ họ giúp đỡ. Bạn nên tham gia ứng tuyển vào các vị trí cộng tác viên. Qua những công việc làm thêm đó, bạn sẽ tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần thiết để có thể bắt đầu một công việc mới tốt hơn. Bạn đang là sinh viên, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua kỳ tuyển dụng để tìm cho mình một công việc phù hợp khi làm theo những gợi ý này. Chúc bạn may mắn và thành công. . Bí quyết để sinh viên thiếu kinh nghiệm làm việc chiến thắng trong tuyển dụng Với những sinh viên mới ra trường, câu hỏi “Bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc như thế nào?”. dụng đều mong muốn tuyển những ứng viên đã có những kinh nghiệm làm việc thực tế để tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo. Trong khi bản thân sinh viên lại chưa có những va chạm công việc cần. tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần thiết để có thể bắt đầu một công việc mới tốt hơn. Bạn đang là sinh viên, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua