tong biet hanh 11

5 416 0
tong biet hanh 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRường: THPT LÊ TRUNG KIÊN Ngày dạy:30-01-2007 Lớp : 11B6 Thời gian: 1 tiết GVHD : Trần Văn Nga SVTT : Lê Thò Hoàng Yến Giảng văn Bài: TỐNG BIỆT HÀNH -Thâm Tâm- I. MỤC TIÊU: Qua bài này giúp học sinh nắm được: 1. Kiến thức: - Chất bi tráng, bi hùng trong bài thơ. - Tình cảm của tác giả đối với người bạn của mình. 2. Kó năng: - Đọc diễn cảm. - Cảm thụ thơ trữ tình. - Phân tích thơ trữ tình. 3. Thái độ: Hiểu được sự khẳng khái của thế hệ thanh niên thời kỳ tổng khởi nghóa tháng 8- 1945. II. PHƯƠNG PHÁP: Vận dụng linh hoạt các phương pháp cho bài giảng tốt hơn,nhưng ở đây chủ yếu là dùng phương pháp: Đọc diễn cảm, gợi mở,giảng bình. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo khoa lớp 11,nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài dạy. - Học sinh : Tìm hiểu,đọc trước bài thơ,sách giáo khoa lớp 11,soạn bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY/CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 1.HOẠT ĐỘNG 1:Kiểm tra bài cũ: - Ổn đònh lớp. - Gọi học sinh lên bảng. - Đặt câu hỏi:Em hãy đọc thuộc một khổ thơ mà em thích trong bài”Đây thôn Vó Dạ”và giải thích vì sao? 2.HOẠT ĐỘNG 2: Đặt vấn đề vào bài mới: Đềø tài tống biệt là đề tài quen thuộc trong thơ ca kim cổ. Như ta đã biết đến cuộc tiễn đưa trong bài”Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”của Lí Bạch,và cũng buồn với nhà thơ Tản Đà qua bài”Tống Biệt”,và chắc hẳn sẽ khó quên cảnh đưa tiễn bao lưu luyến trong”Chinh phụ ngâm”của Đặng Trần Côn. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đề tài này trong bài thơ của nhà thơ mới,đó là bài”Tống Biệt hành”của Thâm Tâm. 3.HOẠT ĐỘNG 3 : Bài mới(giải quyết vấn đề) - GV: Em hãy đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa? - HS: Đọc tiểu dẫn. - GV: Về nhà xem kó phần tiểu dẫn trong sách bây giờ chúng ta đi tìm hiểu về tác phẩm - Em cho cô biết bài thơ viết theo thể thơ gì? Nhằm mục đích gì? - HS: trả lời. - GV: Bài thơ viết vào năm 1941 theo thể hành, một thể thơ cổ của Trung Quốc. Thể thơ có lối viết tự do, phóng khoáng thường đểû diễn đạt tâm trạng con người trong cảnh đưa tiễn. Thể thơ thường viết theo hai lối: Bi hùng và bi phẫn. Tống biệt hành tác giả viết theo lối bi hùng để tiễn người bạn lên chiến khu. Để hiểu sâu hơn chúng ta đi vào phân tích bài thơ. - GV: Gọi HS đọc bài thơ. - GV: Đọc lại bài thơ. - GV: Bài thơ diễn tả tâm trạng con người trong cảnh tiễn đưa. Trước hết ta đi vào phân thích xem bốn câu thơ đầu có gì đặc sắc. -GV:Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh thơ như thế nào trong bốn câu đầu? Hình ảnh ấy gợi lên điều gì? - HS: Trả lời câu hỏi. - GV: Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc gợi tích xưa , gợi sự chia li,li biệt như câu thơ: “Đừng làm thuyền trên sông, Thuyền chở người ly biệt Đừng làm trăng trên sông Trăng soi người biệt li” . Và gợi buồn “không sông” nhưng có “sóng “, sóng ở đây là sóng lòng ở cả người đi lẫn kẻ ở lại Hình ảnh đôi mắt trong nói lên điều gì? -HS: trả lời. -GV: Cho ta thấy người ra đi là người có ý chí, quyết tâm cứng cỏi và cũng cho ta thấy đó là con người đa cảm. -GV: Theo em nhòp thơ ở câu 1, 2, 4 có gì đặc biệt? Nó thể hiện điều gì? I.Giới thiệu chung: 1. Tác giả: ( SGK ) 2.Tác phẩm: - Sáng tác vào năm 1941. - Viết theo thể Hành (thể thơ cổ của Trung Quốc ). - Đưa tiễn người bạn lên chiến khu. II.Phân tích: 1.Tâm trạng con người trong cảnh tiễn đưa: -Hình ảnh thơ: +Cảnh đưa tiễn vào buổi chiều. +”Dòng sông”hình ảnh quen thuộc gợi tích xưabiểu tượng cho sự chia li,li biệt. +” Hoàng hôn trong mắt trong”  cảnh ảm đạm Tâm trạng buồn ở người ra đi hiện lên trong đôi mắt. -Thanh điệu: + Câu 1.4 toàn thanh trắc  Gợi nỗi buồn trầm lắng. -HS: Trả lời câu hỏi. -GV: Câu 1 toàn thanh bằng và câu 4 có tới 6 tiếng là thanh bằng tạo câu thơ trầm lắng, gợi nỗi buồn thâm trầm ở người đi và kẻ ở.Câu 2 có tới 4 vần trắc liên tiếp tạo cho câu thơ trúc trắc khó đọc gợi nỗi đau dồn nén trong lòng người trong cảnh biệt li. - GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở 4 câu thơ này? - HS: Trả lời câu hỏi. - GV: Tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ “không “ mà” sao” để tô đậm nỗi buồn và điệp từ “không” để nói có để nhấn mạnh tâm trạng con người trong cảnh tống biệt. Chỉ với 4 câu thơ đầu tác giả đã lột tả được nỗi đau, niềm bâng khuâng ở người đưa tiễn và nỗi đau cố dồn nén trong lòng nhưng nỗi đau ấy vẫn dâng lên trên đôi mắt trong của người đi.Bây gời ta đi sâu vào phân tích hình ảnh người đi. - GV: “Đưa người ta chỉ đưa người ấy Một giã gia đình, một dửng dưng” Người ra đi từ giã với thái độ dửng dưng như thế là thật hay giả ta đi vào phân tích tiếp. - HS: Trả lời. - GV: Nhười đi mang một tâm thế dửng dưng lạnh lùng nhưng đó chỉ là tâm trạng giả bên ngoài để che đậy nỗi lòng đang dậy sóng. Nỗi lòng đó như thế nào chúng ta sẽ đi tìm hiểu… - GV: Từ ngữ trong 6 câu thơ tiếp ttheo có gì đặc biệt? - HS: Trả lời. - GV: Tác giả đã dùng những từ cổ tạo cho âm hưởng thơ trang trọng, giọng thơ dứt khoát nói lên sự dứt khoát ở người ra đi. Câu “ Li khách! Li khách! Con đường nhỏ” giọng thơ hào hùng như tiếng giục hành quân. “Con đường nhỏ”đối lập với “chí nhớn” cho ta thấy con đường đầy gian truân của người ra đi. Hình ảnh thơ này gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh lẫm liệt của những đấng trượng phu xưa như những câu thơ: “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu” Hoặc: “ Làm trai đứng ở trong trời đất, + Câu 2 có tới 4 vần trắc  Gợi nỗi đau dồn nén trong lòng người ra đi và người ở lại. -Nghệ thuật: +Câu hỏi tu từ: “không” mà “sao” Tô đâm nỗi buồn. +Điệp từ”không” Nhấn mạnh tâm trạng con người trong cảnh đưa tiễn. 2.Hình ảnh người ra đi: a.Tư thế thái độ người ra đi : -Từ ngữ cổ: Li khách , giã gia đình… - Dùng hô ngữ giọng thơ giục giã như tiếng giục hành quân. - Đối lập gữa ý chí với thực tế Ý thơ dứt khoát.  Lời thơ trang trọng, dứt khoát, thể hiện ý chí dứt khoát thể hiện ý chí quyết tâm của người ra đi. Phải có danh gì với nước non” Hay hình ảnh của những chàng lính Tây Tiến với quyết tâm “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. GV: Có phải người đi khong chút vướng bận như thế khong ta đi vào tìm hiểu đoạn cuối bài thơ. -Điệp từ "buồn” gợi lên điều gì ? -HS: Trả lời. -GV: Hình ảnh người thân được tác giả lột tả như vậy nhằ mục đích gì ? - GV: Điệp khúc chỉ thời gian kết hợp với những vần trắc làm câu thơ trúc trắc khó đọc làm gợi lên nỗi đau chồng chất gây nên bi kòch nội tûi người ra đi. Hình ảnh hai chò tàn tạ như sen mùa hạ với dòng lệ sót, hìng ảnh người em gái nhỏ hồn nhiên đôi mắt biếc gói tròn thương nhớ chiếc khăn tay, càng cho ta thấy ở người đi một nỗi tiếc thương luyến tiếc không nguôi. Dẫn đến bi kòch nội tâm ở người ra đi nhưng cuối cùng người đi đã vượt qua tất cả để lên đường, thể hiện ở sự thốt lên đầy ngạc nhiên”Người đi?Ừ nhỉ, người đi thật!” - GV: Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì ở 3 câu cuối?. - HS: Trả lời câu hỏi. - GV: qua nghệ thuật được sử dụng ở đây cho ta thấy người ra đi đang lâm vào tình trạng khó sử, như đang phân thân lựa chọn….Cuối cùng người đã cố gồng người lên để dồn nén nỗi đau trong lòng mà xem người thân của mình như :”chiếc lá bay, hạt bụi, hơi rượu say” mà ra đi thực hiện chí làm trai. 4. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết. -GV: Qua phân tích ở trên em hãy rút rachủ đề bài thơ? - HS: Trả lời. - GV: “Tồng biệt hành” là bài thơ hay, hay từ đề tài cho đến âm hưởng và hình ảnh thơ. Bài thơ cho ta cảm nhận được một tình bạn đẹp, một tâm hồn cao đẹp sẵn sàng hi sinh tất cả để ra đi thực hiện trách nhiệm làm trai mà. Lí tưởng yêu nước được đặt lên trên hết. 5.HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố khắc sâu… Qua bài học em hãy chú ý tính chất bi hùng, cái cao cả trong bài thơ thông qua hình ảnh người ra đi. b. Nỗi lòng người ra đi : - Điệp khúc : “Ta biết người buồn” : chiều hôm trước …mùa hạ… một chò,hai chò… …dòng lệ sót… Sáng hôm nay…  gợi nỗi đau chồng chất ở người ra đi. - Nhiều thanh trắc tạo câu thơ trúc trắc khó đọc  Bi kòch nội tâm giũa tình cảm gia đình với trách nhiệm làm trai. - Nghệ thuật: phép so sánh. Điệp từ. Kết cấu đồng dạng. Người ra đi gạt bỏ tình riêng xem người thân của mình như những thứ gì thoảng qua để ra đi thực hiện trách nhiệm làm trai. III.Chủ đề: Cho ta cảm nhận được tình bạn đẹp, một tâm hồn cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam những ngày Tổ Quốc lâm nguy. V.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 6.Củng cố: Nắm vững nội dung bài học theo bố cục đã phân tích. 7. Bài tập về nhà: - Họ thuộc bài thơ. - Phân tích tâm trạng con người trong buổi đưa tiễn. 8. Hướng dẫn chuẩn bò bài mới: 1. Đọc và soạn trước bài “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. 2. Sau khi học bài thơ này em có suy nghó gì khi hiện tại ở thời bình mà còn có nhiều thanh niên trốn lính? 3. Chuẩn bò bài tiết sau ta học bài Tiếng Việt “Thơ lcụ bát, hát nói, thơ thất ngôn, thơ mới”. . lên trong đôi mắt. -Thanh điệu: + Câu 1.4 toàn thanh trắc  Gợi nỗi buồn trầm lắng. -HS: Trả lời câu hỏi. -GV: Câu 1 toàn thanh bằng và câu 4 có tới 6 tiếng là thanh bằng tạo câu thơ trầm. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo khoa lớp 11, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến bài dạy. - Học sinh : Tìm hiểu,đọc trước bài thơ,sách giáo khoa lớp 11, soạn bài và trả lời những câu hỏi trong. TRường: THPT LÊ TRUNG KIÊN Ngày dạy:30-01-2007 Lớp : 11B6 Thời gian: 1 tiết GVHD : Trần Văn Nga SVTT : Lê Thò Hoàng Yến Giảng văn Bài: TỐNG BIỆT HÀNH

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan