Lãnh đạo trong thời kỳ thay đổi khí hậu Đầu năm nay, tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà kinh tế học về bền vững, Paul Polman, CEO của hãng sản phẩm tiêu dùng khổng lồ Unilever trị giá gần 40 tỷ Euro tuyên bố: "Chúng tôi đã đề ra tầm nhìn mới cho công ty - đó là thách thức khó khăn của việc tăng gấp đôi quy mô trong khi giảm các tác động đến môi trường". Doanh nghiệp có thể làm được rất nhiều điều mà không cần đến sự giúp sức của các chính trị gia - cho dù trong chuỗi cung cấp, các nhà máy hoặc trong thiết kế sản phẩm hoặc trong việc sử dụng thương hiệu của họ để giáo dục mọi người về cuộc sống bền vững hơn. Khẩn trương và dành ưu tiên cho việc xử lý vấn đề này sẽ tạo ra những phán đoán kinh doanh tốt. Các công ty nắm bắt được điều này và biến nó trở thành một phần trong chiến lược của mình sẽ nhận được mức tăng trưởng cao hơn với chi phí thấp hơn. Những công ty đợi đến lúc bắt buộc phải hành động hoặc các công ty chỉ coi nó là danh tiếng quản lý hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không làm được gì nhiều trong khi đã quá muộn và thậm chí có thể không tồn tại được. Khi cho rằng Unilever có thể đồng thời giảm các tác động đến môi trường một cách đáng kể mà vẫn tạo ra nhiều tiền, Polman đã thuộc về nhóm các CEO xuất sắc, gồm cả John Chambers của Cisco, người đã từng tuyên bố cho rằng hệ thống mạng lưới điện thông minh sẽ còn tuyệt vời hơncả Internet. Và Louis Chênevert, tại UTC, người nhận thấy sự cần thiết của việc giảm sử dụng năng lượng và hiệu ứng nhà kính là một nguồn "cơ hội vô tận". Đây là một mặt của khả năng lãnh đạo hiệu quả trong thời kỳ thay đổi khí hậu: việc ghi nhận các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt - không phải chỉ liên quan đến khí thải hiệu ứng nhà kính mà còn liên quan tới việc khan hiếm nguồn nước ngày càng tăng và sự suy giảm nhanh chóng của hệ thống tự nhiên mà chúng ta vẫn phụ thuộc vào - đồng thời là những cơ hội kiếm ra rất nhiều tiền. Tuy vậy, tôi ngờ rằng đấy chỉ là một mặt của vấn đề. Tôi nghĩ mặt kia của vấn đề có thể là sự công nhận hiển nhiên rằng đó đơn giản là điều đúng đắn phải làm. Tôi băn khoăn không biết liệu sự lãnh đạo trong thời kỳ biến đổi khí hậu sẽ chỉ là sự kết hợp của ý thức sâu sắc về mục tiêu đạo đức với ý thức sâu sắc tương đương về tầm quan trọng của việc chú trọng tới mục tiêu tài chính hay không. Tôi đang giảng dạy khóa học về "đạo đức", "lãnh đạo và trách nhiệm của doanh nghiệp" cho các học viên thạc sĩ quản trị kinh doanh năm đầu, do đó tôi nhận thức được rõ hơn rằng các cuộc thảo luận về "mục tiêu đạo đức" hoặc "giá trị chia sẻ" hoặc thậm chí là "đạo đức" có xu hướng khiến những người kinh doanh cảm thấy lo lắng, vì rất nhiều lý do chính đáng. "Làm những điều đúng đắn" có thể là quy tắc và chuẩn mực cho việc "làm điều đó cho dù thậm chí chúng ta sẽ không kiếm được tiền" và không ai muốn cho thấy rằng họ đang không cam kết với điều đó. Nói đến "các giá trị đạo đức" có thể dễ sa đà thành đạo đức giả. Tầm nhìn mới cho các công ty - tăng gấp đôi quy mô trong khi giảm các tác động đến môi trường Và cuối cùng nhưng không có nghĩa là kém quan trọng nhất thì những người làm kinh doanh bất đắc dĩ phải đề xuất đảm nhận các nhiệm vụ mà lĩnh vực công có thể thực hiện tốt hơn vì sợ rằng điều này có thể làm giảm biên độ của đồ thị hình nêm dẫn đến nhu cầu không ngừng từ một nhóm "người hưởng lợi" đa dạng không xác định. Tuy vậy, hai mươi năm làm việc trong các công ty thành công cho tôi thấy rằng các công ty thành công nhất thường có các tầm nhìn đạo đức rõ ràng cho dù họ không công khai nói về điều đó. Lĩnh vực y tế là nơi có nhiều công ty nơi mọi người đến làm việc mỗi ngày cam kết với việc chữa trị bệnh tật. Công nghệ cao cũng đầy những người muốn sản xuất ra các sản phẩm tiện lợi thay đổi đời sống của hàng triệu người. Thậm chí những người chủ yếu tập trung vào lợi nhuận tài chính cũng có lúc làm như vậy bởi vì họ cho rằng làm vậy là cách tốt nhất để gia tăng sự thịnh vượng toàn cầu. Thế giới có đầy những nhà lãnh đạo doanh nghiệp những người vô cùng tự hào về những việc làm họ tạo ra, về những cộng đồng họ đã xây dựng và về những khách hàng họ phục vụ. Khả năng lãnh đạo hiệu quả không phải chỉ là một nhà lãnh đạo lạnh lùng, lý trí và tỉnh táo trong kinh doanh hoặc một người chu đáo với các quy chuẩn về đạo đức. Đó là sự kết hợp của cả hai điều trên về việc tìm kiếm các cơ hội mang lại cả lợi nhuận và sự hài lòng về đạo đức. Khả năng kết hợp hai yếu tố đó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên, khẳng định lại cam kết với khách hàng mang lại ý nghĩa là mục tiêu cho công việc - và giúp cho công ty có thể nhận diện các cơ hội và chấp nhận các rủi ro mà các công ty khác có thể không nhận thấy. Việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể chỉ là kinh doanh, nhưng kinh doanh là một công việc khó khăn, mỗi ngày đều có sự đánh giá được đưa ra về việc thế giới sẽ phát triển như thế nào và những sự lựa chọn vô tận về nơi đầu tư. Trong một thế giới như vậy, cùng chia sẻ một nhận thức về mục đích chính là sự hướng dẫn tốt nhất. Ví dụ, nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng các công ty có thể xoay sở để vượt qua những thay đổi lớn là những công ty mà mọi người trong công ty đó cam kết gắn kết sâu sắc với việc học hỏi làm những điều mới bởi vì họ nghĩ điều thực sự quan trọng. Điều này có liên quan gì đến sự lãnh đạo trong hoàn cảnh thay đổi khí hậu? Từ góc nhìn của tôi thì là liên quan tới mọi điều. Những thách thức về môi trường chúng ta đang phải đối mặt sẽ mang lại hàng nghìn cơ hội kinh doanh và các công ty có thể nắm bắt được các cơ hội này sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng tôi thấy hoài nghi việc những nhà lãnh đạo nào dám nói rằng việc giảm thiểu nguy cơ rằng con cháu chúng ta sẽ phải thừa hưởng một thế giới mà hệ thống tự nhiên đã bị hủy hoại đến mức chúng không có được những lựa chọn mà chúng ta có được ngày hôm nay là một sự bắt buộc về đạo đức đòi hỏi chúng ta phải có hành động và đó là điều họ coi là một trong những mục tiêu định hướng cho các tổ chức của họ sẽ xây dựng được những công ty xuất chúng trong thế kỷ này. Rất nhiều người ghi nhận sự quan trọng của các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. Họ thấy vui mừng vì biết rằng chúng ta có thể kiếm tiền từ việc đáp lại những nhu cầu đối với nguồn nước và với việc giảm rác thải và phát thải khí thải nhà kính. Tuy nhiên, nói rằng những hành động trên cơ sở các nhu cầu trên cũng là một sự bắt buộc hành động vì đạo đức cũng là điều có thể chấp nhận - thực sự tôi ngờ rằng đó có thể là một thách thức chủ chốt đối với khả năng lãnh đạo. Một lần nữa Polman phác thảo cho chúng ta thấy điều này sẽ như thế nào trong tương lai. Trong câu nói tôi trích dẫn ở trên ông cũng nói: " Thậm chí nếu tinh thần đạo đức của một công ty không đủ để hành động Theo tôi, các công ty thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng như Unilever có trách nhiệm phải hành động - không chỉ vì sản phẩm mà còn vì lợi ích của những người hưởng lợi". Không chỉ vì lợi ích của những người hưởng lợi mà còn vì sản phẩm Tôi lại thấy rằng Unilever như đang ở trên đống lửa vì ông Polman thấy mức độ cam kết và sự nhiệt thành mà rất nhiều công ty khác đang có và rằng những công ty này sẽ tìm ra các cơ hội mà các công ty khác không có và nắm lấy những cơ hội đó để chống lại họ hiệu quả hơn. - Bài viết của Rebecca M. Henderson trên Harvard Business Publishing. Tác giả là giáo sư về quản lý môi trường tại Trường kinh doanh Harvard và là một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia. . là một mặt của khả năng lãnh đạo hiệu quả trong thời kỳ thay đổi khí hậu: việc ghi nhận các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt - không phải chỉ liên quan đến khí thải hiệu ứng nhà kính. Lãnh đạo trong thời kỳ thay đổi khí hậu Đầu năm nay, tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà kinh tế học về bền vững,. đúng đắn phải làm. Tôi băn khoăn không biết liệu sự lãnh đạo trong thời kỳ biến đổi khí hậu sẽ chỉ là sự kết hợp của ý thức sâu sắc về mục tiêu đạo đức với ý thức sâu sắc tương đương về tầm quan