Báo cáo " Kinh tế của sự thay đổi khí hậu " pdf

8 594 1
Báo cáo " Kinh tế của sự thay đổi khí hậu " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Kinh tế của sự thay đổi khí hậu (the economics of climate change) PGS.TS. Nguyễn Văn Song – Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1. Thất bại của thị trường dẫn tới sự thay đổi khí hậu (The market failures that lead to climate change) Sự thay đổi khí hậu là kết quả của hiện tượng khí nhà kính (Greenhouse – Gas - GHG), nó liên quan tới các hoạt động kinh tế của con người, bao gồm ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, vận tải và sử dụng đất. Cùng với những vẫn đề môi trường khác, hoạt động của con người gây ra GHG như là những ngoại ứng tiêu cực. Các hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ra hiện tượng GHG đã làm thay đổi khí hậu toàn cầu, tạo ra thiệt hại (chi phí) cho xã hội hiện tại và các thế hệ tương lai; nhưng một điều đáng lưu ý là những người gây ra hiện tượng ngoại ứng nhà kính không chịu các ảnh hưởng tiêu cực này một cách trực tiếp, hơn thế nữa các ảnh hưởng này cũng không được thông qua cơ chế giá cả của thị trường. Điều này có nghĩa là thị trường sẽ không hoạt động hiệu quả trong khu vực này. Các chi phí và thiệt hại do hiệu ứng nhà kính gây ra, xảy ra trong dài hạn, trên phạm vi rộng, và dường như không phải là hậu quả của các hoạt động gây ô nhiễm. Chính vì vậy mà họ (những người gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính) không có động lực để giảm lượng khí thải. Trong hoàn cảnh này, GHG được xem như ngoại ứng, vì vậy nó không được khắc chế thông qua thị trường trừ khisự can thiệp về mặt chính sách của Chính phủ hoặc các tổ chức liên quan. Hơn nữa, môi trường, khí hậu được coi như là một loại hàng hóa công cộng thuần túy. Là hàng hóa công cộng thuần túy do đó người này hưởng lợi gần như không ảnh hưởng hoặc làm giảm thỏa dụng của người khác, không thể loại trừ và không có tính chất cạnh tranh trong quá trình sử dụng. Hiện tượng “ăn không” thường diễn ra với các loại tài sản có sở hữu vô chủ hoặc hàng hóa công cộng thuần túy. Thị trường tự bản thân nó không cung cấp đủ lượng của hàng hóa công cộng thuần túy. Bởi vì, nếu không có sự can thiệp của các chính sách thì tư nhân không bao giờ đầu tư vào sản xuất các loại hàng hóa công cộng thuần túy. Tóm lại, sự thay đổi khí hậu là kết quả của các thất bại truyền thống của thị trường đó là ngoại ứng và hàng hóa công cộng. Như vậy, lý thuyết kinh tế cơ bản của sự thay đổi khí hậu đó là lý thuyết về ngoại ứng và hàng hóa 2 công cộng thuần túy. Kết luận này đã được nêu ra từ Pigou (1912), Samuelson (1954). 1.1 Thay đổi khí hậu là thách thức lớn cho các lý thuyết kinh tế cơ bản Có bốn đặc trưng cơ bản dưới đây thách thức các lý thuyết kinh tế cơ bản a) Thay đổi khí hậu mang tính chất toàn cầu dưới cả hai góc độ nguyên nhân và hậu quả Ảnh hưởng của khí nhà kính đến sự thay đổi khí hậu là hòan toàn độc lập với nơi nó được phát thải hoặc chỉ gián tiếp liên quan. Không giống như ảnh hưởng của sự ô nhiễm chất thải rắn, cũng như các chất thải khác thường có ảnh hưởng trong phạm vi hẹp. b) Ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trong dài hạn và ngày càng phát triển qua thời gian GHG tồn tại hàng trăm năm trên không trung, trong khi đó phản ứng của con người, các loài động thực vật và hệ thống khí hậu đối với sự thay đổi khí hậu là rất chậm. GHG đang hiện hành và ảnh hưởng hàng trăm năm sau. c) Tăng sự rủi ro và không chắc chắn trong các hoạt động kinh tế xảy ra rộng khắp toàn cầu Ảnh hưởng về sự thay đổi khí hậu tăng khả năng về rủi ro, không chắc chắn trong các hoạt động kinh tế ở mọi các lĩnh vực, mọi quy mô và trong dài hạn. d) Ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu Kết luận: Bốn (4) đặc điểm trên cho ta kết luận là: sự thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu, giải quyết vấn đề này không thể trong ngắn hạn tăng khả năng rủi ro và không chắc chắn với các hoạt động kinh tế. 1.2 Ảnh hưởng của thay đổi khí hậu tới Việt Nam 0 2 4 6 8 10 12 Vietnam Mauritania Egypt Suriname Benin Bahamas Guyana French Guiana Tunisia Ecuador Global results of sea level rise: GDP 3 Đồ thị 1. Việt Nam bị ảnh hưởng lớn nhất tới GDP khi mực nước biển dâng cao (nguồn: WB 2007) 0 2 4 6 8 10 12 Viet nam Egypt Maurit ania Suriname Guyana French Guiana Tunisia Unit ed Arab Emirat es Bahamas Benin Global results: P opulation Đồ thị 2: Việt Nam bị ảnh hưởng lớn nhất tới dân số khi mực nước biển dâng cao (nguồn: WB 2007) Đồ thị 3: Việt Nam bị ảnh hưởng thứ 2 thế giới dưới góc độ dân số khi mực nước biển dâng cao (nguồn: WB 2007) Việt Nam chúng ta là một trong số nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhấn của sự thay đổi khí hậu. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và dân cư. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Egypt Vietnam Suriname Bahamas Argentina Jamaica Mexico Myanmar Dominican Rep Guyana Global results of Sea level rise on agriculture extent 4 1.3 Mức giảm thải tối ưu trong một giai đoạn Chúng ta có thể thể hiện chi phí của xã hội (the social cost of carbon on the margin - SCC) đối với sự thay đổi khí hậu và chi phí giảm thải biên (the marginal abatement cost -MAC). SCC là tổng thiệt hại do hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra từ hiện tại cho tới tương lai; nó không giới hạn nếu chúng ta tiếp tục thải vào môi trường như hiện nay (chú ý là GHG tồn tại trong khí quyển hàng trăm năm). Vấn đề ở đây là, tổng lượng GHG trong khí quyển là sự cộng dồn của phát thải các giai đoạn trước đây và hiện nay vào khí quyển, như vậy nếu chúng ta giảm thải bây giờ và bất kỳ trong giai đoạn nào trong tương lai thì SCC sẽ giảm xuống trong tương lai. Đường MAC có hệ số góc dương (xu hướng đi lên) vì mỗi một tấn khí GHG không được giảm hiện tại sẽ làm cho phí giảm thải trong tương lai cao hơn nhiều do sự cộng dồn trong không khí của khí nhà kính. Đường SCC giảm dần nếu chúng ta tăng cường giảm thải (MAC) trong bất kỳ giai đoạn nào từ hiện tại tới tương lai. Khi mà SCC > MAC (bên trái của W 0 sẽ có lợi hơn nếu chúng ta giảm thải thêm một đơn vị GHG và ngược lại nếu SCC<MAC chúng ta sẽ bị thiệt nếu chúng ta giảm thải thêm một đơn vị GHG (bên trái của R W0 ). Vậy điểm R W0 là điểm giảm thải tối ưu trong giai đoạn t 0 . MAC, SCC SCC MAC Giảm GHG trong giai đoạn t o R w0 Hình 1. Mức tối ưu của giảm thải trong một giai đoạn nhất định (nguồn: Nicholas Herbert Stern. 2007) 5 Nhưng một khó khăn lớn nhất trong mô hình này là đường SCC không thể hoặc rất khó khăn để chi ra một cách chính xác trong hiện tại cũng như trong tương lai nếu chúng ta không giả định. 1.4 Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật có thể làm giảm MAC Hình 2 cho thấy rằng SCC luôn tăng theo thời gian cùng với lượng dự trữ GHG ngày càng tăng trên bầu khí quyển. Nhưng do tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho đường MAC sẽ dịch chuyển sang phải làm cho điểm tối ưu về giảm thải sẽ thay đổi. Kết luận: điều này cho thấy tầm quan trọng của việc gắn kết trong việc nghiên cứu các đặc điểm của ngoại ứng, thay đổi khí hậu với kinh tế. Bên cạnh đó các nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu cần phải quan tâm rộng hơn về các vấn đề khác liên quan như: tăng trưởng và phát triển kinh tế; công nghiệp; phát minh và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; cơ chế; kinh tế quốc tế; địa lý và các vấn đề di cư; tài chính công; thông tìn về rủi ro và không chắc chắn; công bằng; kinh tế môi trường và kinh tế công cộng. 2. Các chính sách đáp ứng cho sự thích ứng về thay đổi khí hậu Chúng ta cần phải khẳng định lại rằng, sự thay đổi khí hậu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới các nước đang phát triển do các thông tin bị hạn chế, nguồn lực nhằm khắc chế các rủi ro không có vv… SCC SCC Thời gian MAC MAC 1 MAC 2 Mức giảm thải Hình 2. Tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi chi phí giảm thải (nguồn: Nicholas Herbert Stern. 2007) 6 Các chính sách nhằm đáp ứng sự thích ứng của hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác nhau. Thích ứng đối với sự thay đổi khí hậu là nhằm tránh được những rủi ro không thể tránh trong tương lai. 2.2 Thích ứng là giải pháp có nhiều triển vọng đối với các nước nghèo 2.2.1 Giải pháp tự thích ứng Thích ứng là giải pháp tốt cho các nước đang phát triển và các nước nghèo nhằm ứng phó với sự thay đổi khí hậu, bởi vì do nguồn lực bị hạn chế, thiếu hiểu biết và thường là các nước nằm ở khu vực dễ bị tổn thương. Giải pháp tốt nhất là tự phát triển hướng tới sự thích ứng bao gồm các chính sách cụ thể như sau: + Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đồng thời đa dạng hóa các hoạt động, các ngành kinh tế; bởi vì tự phát triển tăng khả năng tự phục hồi và giảm hiện tượng dễ bị tổn thương rủi ro do thay đổi khí hậu gây ra. + Tăng cường đầu tư cho giáo dục và sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao sự hiểu biết về ảnh hưởng đa dạng và toàn diện của sự thay đổi khí hậu; + Tăng cường khắc chế các thảm họa về môi trường; + Thúc đẩy mạng lưới an toàn xã hội cho những người nghèo nhất trong xã hội; 2.2.2 Biện pháp cho sự thích ứng (Source: Adapted from Sperling (2003)) + Đảm bảo chất lượng thông tin về các ảnh hưởng của thay đổi khí hậu nhằm cảnh báo sớm, cũng như có khả năng khắc chế sớm, giảm chi phí cho xã hội và cho tương lai; + Tăng khả năng nhanh phục hồi của sinh kế và cơ sở hạ tầng của các khu vực cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực dễ bị tổn thương; + Đổi mới, hoàn thiện cơ chế khắc chế của Chính phủ bao gồm tiến trình ra quyết định và các Chính sách có thể lượng hóa và tính toán được; + Trao quyền hợp pháp cho cộng đồng nhằm tăng khả năng tham gia và tự thích ứng của cộng đồng; + Gắn kết các quy hoạch và giải pháp khắc chế ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trong cái nhìn tổng thể quốc gia, tiểu ngành và ngành; + Ủy thác cho một Bộ quan trọng và liên quan nào đó (ví dụ: Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên môi trường) lập kế hoạch và chiến lược dài hạn 7 về khả năng thích ứng cho các lĩnh vực. 2.2.3 Đầu tư cho sự thích ứng + Tăng cường đầu tư cho khoa học kỹ thuật và nghiên cứu cũng như sự hiểu biết: Chính phủ cần quan tâm, đầu tư sâu và hiệu quả hơn nữa cho công việc dự báo thời tiết; khả năng tự chống chịu của giống cây trồng, vật nuôi, hệ thống thủy nông; + Tăng cường đầu tư về nguồn vốn con người đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin tuyên truyền về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu, làm cho mọi người đều có thể hiểu biết làm thế nào và vì sao phải thích ứng. + Đầu tư cho xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng theo xu hướng có khả năng thích ứng khắc chế các thiệt hại do thay đổi khí hậu gây ra một cách tối ưu như: Xây dựng các khu nhà cao tầng hoặc các trung cư, quy hoạch sử dụng đất, quản lý sông ngòi và tăng cường khả năng chính xác kịp thời của hệ thống báo động; một vài sự đầu tư cho sự thích ứng đòi hỏi nhiều về chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng lại, các công trình chắn sóng, chống thủy triều vv. + Đầu tư vào nguồn vốn xã hội: ủng hộ cho mạng lưới xã hội, xây dựng cơ chế chính sách nhằm tăng cường khả năng và sự an toàn sinh kế cho người nghèo, người dân sống trong khu vực dễ bị tổn thương do thay đổi khí hậu. + Đầu tư vào tái tạo vốn tự nhiên: Tăng cường khả năng thích ứng của các loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt khu vực, các loại cây trồng, vật nuôi hoặc động thực vật là sinh kế cho người nghèo, những người dễ bị tổn thương do thay đổi khí hậu (ví dụ: bảo vệ trồng hệ thồng tràm chắn sóng, sói mòn cho khu vực dân chài, phát triển các loại giống cây trồng, con gia súc hoặc các giống chống chịu sự thay đổi khí hậu). 3.Thay cho lời kết Vẫn còn thời gian cho chúng ta có thể tránh được những ảnh hưởng xấu nhất của sự thay đổi khí hậu nếu chúng ta tiến hành các hoạt động hữu hiệu nhằm khắc chế nó ngay tư bây giờ. Thay đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng và phát triển. Chi phí làm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là tốn kém nhưng có thể chấp nhận, nhưng sẽ vô cùng đắt nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ Hành động khắc chế các ảnh hưởng xấu của sự biến đổi khí hậu đòi hỏi tất cả nước, khu vực, các vùng, không kể đang phát triển, hay phát triển, giàu 8 hoặc nghèo Thay đổi khí hậu đòi hỏi trách nhiệm toàn cầu chung tay chia sẻ trong dài hạn trong các lĩnh vực: + Thị trường buôn bán phát thải + Hợp tác kỹ thuật + Hành động giảm thiểu sự suy giảm tài nguyên rừng + Thích ứng Việt Nam là một nước đứng thứ 2 thế giới vì ảnh hưởng của chuyển đổi khí hậu đối với nông nghiệp và thứ nhất thế giới về ảnh hưởng tới dân số và tăng trưởng GDP. Tài liệu tham khảo Anand,S and A.K. Sen .2000. Human development and economic sustainability’, World Development, 28(12): 2029-2049 M. von Sperling .2003. Influence of the dispersion number on the estimation of coliform removal in ponds. Water Science & Technology Vol 48 No 2 pp 181–188 © IWA Publishing 2003 Nicholas Herbert Stern. 2007. Stern Review on the Economics of climate change. Great Britain. Treasury Pigou, A. C. (1912): 'Wealth and Welfare', London: Macmillan. WB. 2007. http://www.cresis.ku.edu/research/data/sea_level_rise/h_southeast-asia.html . thị trường dẫn tới sự thay đổi khí hậu (The market failures that lead to climate change) Sự thay đổi khí hậu là kết quả của hiện tượng khí nhà kính (Greenhouse. trọng của việc gắn kết trong việc nghiên cứu các đặc điểm của ngoại ứng, thay đổi khí hậu với kinh tế. Bên cạnh đó các nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 24/03/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan