1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

72 957 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 591,46 KB

Nội dung

Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

-1- MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢNHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 1.1 Tài khoản 1.1.1 Khái niệm, ý nghóa tác dụng 1.1.2 Hình thức, kết cấu 1.1.3 Phân loại tài khoản 1.1.4 Phương trình kế toán căn bản, hệ thống kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ – Có 1.1.5 Cách ghi chép vào các loại tài khoản chủ yếu liên quan đến các yếu tố của báo cáo tài chính 1.2 Hệ thống tài khoản kế toán 1.2.1 Khái niệm, nội dung 1.2.2 Cơ sở xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp 1.2.3 Sơ lược một số hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Lược sử hình thành và phát triển của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1 Giai đoạn 1954 – 1986 2.1.2 Giai đoạn 1986 – 1995 2.1.3 Giai đoạn 1995 – nay 2.2.Thực trạng ban hành và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1 Thực trạng ban hành -2- 2.2.2 Thực trạng vận dụng 2.3.Đánh giá hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành 2.3.1 Ưu điểm 2.3.2 Nhược điểm Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN HÀNH 3.1 Quan điểm hoàn thiện 3.1.1 Quan điểm hội nhập 3.1.2 Quan điểm thống nhất 3.1.3 Quan điểm phù hợp 3.1.4 Quan điểm đơn giản, dễ vận dụng 3.2 Cơ sở và nguyên tắc hoàn thiện 3.2.1 Cơ sở hoàn thiện 3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 3.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành 3.3.1 Hoàn thiện về loại tài khoản 3.3.2 Hoàn thiện về nhóm trong từng loại tài khoản 3.3.3 Hoàn thiện các tài khoản trong từng nhóm, từng loại tài khoản 3.4 Kiến nghò 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp 3.4.2 Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp 3.4.3 Rà soát sắp xếp lại các tài khoản Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo -3- LỜI MƠÛ ĐẦU Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có ý nghóa rất lớn không những đối với công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp mà còn với các cơ quan quản lý và các cơ quan hữu quan khác (cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan thanh tra,cơ quan kiểm toán) trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành và áp dụng hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta mặc dầu đã có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chưa thực sự thống nhất về nội dung và thể thức, chưa đáp ứng được sự đổi mới của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hạn chế này trước hết gây khó khăn, lúng túng cho người làm công tác kế toándoanh nghiệp, sau nữa gây khó khăn cho các cơ quan chức năng cũng như các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo kế toán. Cùng với Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã và đang được ban hành, việc hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp (trong đó có hệ thống tài khoản) là một trong những nội dung của chiến lược đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Bộ Tài Chính thông qua trong hội nghò kế toán toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/10/2003: “Căn cứ Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và các chuẩn mực kế toán mới ban hành cần phải tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp, chế độ kế toán nhà nước… phù hợp với xu hướng đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế”. Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán cũng như các cơ quan có thẩm quyền và cơ sở đào tạo kế toán, đồng thời góp phần vào chiến lược đổi mới hệ thống kế toán đến năm 2010 của Bộ Tài Chính, thúc đẩy tiến -4- trình hội nhập kế toán với khu vực và thế giới là việc làm có tính thời sự hiện nay. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm góp phần củng cố, sửa đổi và sắp xếp lại hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam theo hướng phù hợp và đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý kế toán trong điều kiện nền kinh tế thò trường đònh hướng XHCN, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý vó mô, vi mô của Nhà nước và của các doanh nghiệp. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý luận về Tài khoản, hệ thống tài khoản kế toán, nội dung xu hướng xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của các nước, khảo sát thực trạng ban hành và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết đònh 1141 và 1177 (có sửa đổi bổ sung) nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp (trừ các ngành nghề đặc thù) đóng trên lãnh thổ Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chủ yếu sử dụng là phép biện chứng duy vật và biện chứng lòch sử về các vấn đề trong mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển, đồng thời kết hợp phương pháp logic, phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu và tổng hợp. -5- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢNHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1.1.Tài khoản 1.1.1.Khái niệm, ý nghóa tác dụng Báo cáo tài chính của đơn vò kế toán được kế toán viên lập theo đònh kỳ là phương tiện truyền đạt thông tin về tình hình tài chính, tình hình và kết qủa hoạt động kinh doanh của đơn vò kế toán cho các đối tượng sử dụng trong việc ra các quyết đònh kinh tế. Các yếu tố của báo cáo tài chính được lập bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng tính chất kinh tế. Nên, nếu xem báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra của kế toán thì nguyên liệu đầu vào chính là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nghiệp vụ kinh tế là những sự kiện ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vò kế toán; hoặc cụ thể hơn, nghiệp vụ kinh tế là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vò kế toán. Có thể có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày trong đơn vò kế toán. Với khối lượng lớn như thế, làm sao để có thể tổng hợp các nghiệp vụ có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính một cách chính xác, đầy đủ mà lại dễ dàng nhanh chóng, kòp thời phục vụ cho các đối tượng sử dụng? Sau khi thu thập dưới dạng các chứng từ hoá đơn hợp lệ hợp pháp, kế toán viên gom các nghiệp vụ kinh tế (căn cứ vào nội dung cụ thể trên các chứng từ hoá đơn) có cùng tính chất hoặc nội dung kinh tế lại với nhau và ghi vào trang sổ hay tấm thẻ. Có thể có nhiều trang sổ hay tấm thẻ được sử dụng để lưu trữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vò kế toán theo thứ tự thời gian. Sắp xếp các trang sổ hay tấm thẻ lại với nhau thành quyển sổ. Các trang sổ hay tấm thẻ này gọi là tài khoản, quyển sổ gọi là sổ Cái tài -6- khoản hay gọi tắt là sổ cái. Như vậy, tài khoản là trang sổ lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng tính chất hoặc nội dung kinh tế hay nói khác hơn, tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng nội dung kinh tế . Để dễ phân biệt, mỗi tài khoản được đặt một cái tên hay được đánh số hiệu. Thông thường, tên phải ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả được nội dung kinh tế đặc trưng của các nghiệp vụ kinh tế được lưu trữ vào tài khoản đó, số hiệu được đánh theo một trật tự nhất đònh và dễ nhận biết. Tuỳ theo quy đònh trong chế độ kế toán của từng quốc gia mà tên và số hiệu của tài khoản bắt buộc phải thống nhất theo hướng dẫn hoặc bản thân mỗi đơn vò kế toán tự đặt tên và kí hiệu theo ý riêng. 1.1.2 Hình thức, kết cấu Phép biện chứng duy vật khẳng đònh rằng, mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Nghiệp vụ kinh tế là sự kiện làm thay đổi tình hình tài chính, cụ thể là làm tăng, giảm tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vò kế toán. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trong hai khuynh hướng đối lập nhau là làm tăng hoặc làm giảm tài sản hoặc nguồn hình thành tài sản. Nên mỗi tài khoản (trang sổ) dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng nội dung cũng phải thể hiện được tính hai mặt để phản ánh hai khuynh hướng đối lập nhau của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên hình thức của tài khoản phải gồm hai bên hoặc hai phần. Mặc khác, theo qui luật âm _ dương trong triết học Trung hoa cổ đại, bản chất của mỗi sự vật hiện tượng được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức những cặp từ đối lập nhau nên hai bên của tài khoản có thể được gọi là bên trái - bên phải, hoặc bên Nợ - bên Có (tiếng Anh). -7- Thông thường người ta gọi bên trái là bên Nợ, bên phải là bên Có. Nợ, Có là thuật ngữ kế toán xuất phát từ “Debit” (viết tắt là Dr, tiếng Latinh là Debere) và “Credit“ (viết tắt là Cr, tiếng Latinh là Credere) Hình thức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3 phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải chữ T gọi là bên Có Nợ Tên tài khoản Có Bên trái Bên phải Như vậy, bất cứ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào được lưu trữ vào bên trái của tài khoản là một phát sinh Nợ hay còn gọi là bút toán ghi Nợ. Và ngược lại; bất cứ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào được lưu trữ vào bên phải của tài khoản là một phát sinh Có hay còn gọi là bút toán ghi Có. Trong thực tế, hình thức của tài khoản dưới dạng trang sổ trong sổ cái dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại như sau: TÀI KHOẢN : ……… Chứng từ Số tiền Số Ngày Diễn giải Tài khoản đối ứng Nợ Có Ghi chú Số dư đầu kỳ : Số phát sinh trong kỳ : …… …… …… Tổng số phát sinh trong kỳ : Số dư cuối kỳ : -8- Nội dung của các cột như sau: • Cột chứng từ: ghi số, ngày của chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán phải thu thập. • Cột diễn giải: Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ kế toán. • Cột tài khoản đối ứng: Tên tài khoản đối ứng còn lại có liên quan trong nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. • Cột số tiền : số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên trái (Nợ) hoặc bên phải (Có) của tài khoản này. • Số dư của tài khoản: Số dư là số chênh lệch giữa tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tài khoản, nếu tổng phát sinh Nợ lớn hơn tổng số phát sinh Có thì tài khoản có dư Nợ. Và ngược lại, nếu tổng phát sinh Có lớn hơn tổng phát sinh Nợ thì tài khoản có dư Có. Công thức xác đònh số dư của tài khoản như sau: Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng - tổng số phát sinh giảm Trong đó: - Số dư đầu kỳ: Số hiện có vào đầu kỳ trên tài khoản (bằng (=) số dư cuối kỳ trước) - Số dư cuối kỳ: Số hiện còn vào cuối kỳ trên tài khoản. - Số phát sinh tăng, số phát sinh giảm của tài khoản sẽ đề cập ở 1.1.5 – Cách ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại tài khoản. 1.1.3 Phân loại tài khoản Phân loại tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản vào từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức khác nhau. Tuỳ theo các tiêu thức mà có các cách phân loại như sau: 1.1.3.1 Theo nội dung kinh tế Các tài khoản được phân thành 03 loại: + Loại tài khoản tài sản: dùng để lưu trữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nội dung kinh tế làm tăng, giảm tài sản của đơn vò kế toán. + Loại tài khoản nguồn vốn: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nội dung kinh tế làm tăng, giảm nguồn vốn của đơn vò kế toán. + Loại tài khoản phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm doanh thu, thu nhập, chi phí, giá vốn và xác đònh kết quả kinh doanh. Việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế giúp đơn vò kế toán lựa chọn số lượng và loại tài khoản sử dụng trong công tác kế toán của đơn vò mình. 1.1.3.2 Theo công dụng Các tài khoản được chia thành 3 loại -9- + Loại tài khoản cơ bản: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực tiếp làm tăng, giảm tài sản và nguồn hình thành tài sản. + Loại tài khoản điều chỉnh: được sử dụng để tính toán lại số lượng đã được lưu trữ trên loại tài khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài chính của đơn vò kế toán tại thời điểm tính toán. + Loại tài khoản nghiệp vụ: dùng để tập hợp các số liệu cần thiết sau đó sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ để xử lý các số liệu. Loại này chia ra làm các nhóm như sau: • Nhóm tài khoản phân phối: dùng để tập hợp các số liệu sau đó phân phối cho các tài khoản có liên quan. • Nhóm tài khoản tính giá thành: dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoặc lao vụ, dòch vụ. • Nhóm tài khoản so sánh: dùng để xác đònh các chỉ tiêu cần thiết của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có của tài khoản. Việc phân loại tài khoản theo công dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán, xác đònh các chỉ tiêu cần thiết cung cấp cho hoạt động quản lý. 1.1.3.3 Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính Các tài khoản được chia thành 3 loại: + Loại tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các yếu tố tài sản, nguồn vốn để hình thành nên Bảng cân đối kế toán (là bảng phản ánh một cách khái quát tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vò kế toán tại một thời điểm). + Loại tài khoản thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các yếu tố doanh thu, thu nhập, chi phí, giá vốn, xác đònh kết quả kinh doanh để hình thành nên các chỉ tiêu trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. -10- + Loại tài khoản đặc biệt: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý của các đối tựơng sử dụng báo cáo tài chính. Việc phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo tài chính tạo thuận lợi cho việc lập, kiểm tra các báo cáo tài chính của đơn vò kế toán. 1.1.3.4 Theo mức độ phản ánh Cac ùtài khoản được chia thành 02 loại: + Loại tài khoản tổng hợp (còn gọi là tài khoản cấp 1): dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. + Loại tài khoản chi tiết (còn gọi là tài khoản cấp 2,3 .): dùng để chi tiết hoá các nghiệp vụ kinh tế đã lưu trữ trên các tài khoản tổng hợp tương ứng rồi. Việc phân loại tài khoản theo mức độ phản ánh giúp đối chiếu số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết đảm bảo tính cân đối cho số liệu kế toán. 1.1.4 Phương trình kế toán, hệ thống kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ - Có 1.1.4.1 Phương trình kế toán căn bản Để tồn tại, bất cứ đơn vò kế toán nào cũng phải có tài sản, đó là những nguồn lực do đơn vò kế toán kiểm soát và có thể thu được lơò ích kinh tế trong tương lai. Tài sản có nhiều loại và bất cứ loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn nhất đònh, gọi là nguồn vốn. Xét về mặt gía trò thì tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn. Từ đó, ta có phương trình kế toán: Tài sản = Nguồn vốn (1) Tài sản được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: một là, do người chủ tự bỏ vốn ra gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; hai là, do vay mượn trong quá trình hoạt động kinh doanh gọi là nợ phải trả. Nợ phải trả được xem là nghóa vụ hiện tại phát sinh từ các giao dòch và sự kiện trong quá khứ mà đơn vò kế toán phải thanh toán từ các nguồn lực của mình, vốn chủ sở hữu là giá trò vốn của đơn vò kế toán, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trò tài sản trừ (-) đi nợ phải trả. [...]... của kế toán viên Tiêu biểu cho xu hướng nàyhệ thống kế toán Pháp, Trung Quốc , Việt Nam -19- 1.2.3 Sơ lược một số hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng ở các quốc gia 1.2.3.1 Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ Hệ thống kế toán Mỹ không có một hệ thống tài khoản thống nhất về tên gọi và số hiệu bắt buộc sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp Thực tế, các doanh nghiệp căn cứ vào các chuẩn mực kế. .. Các tài khoản đặc biệt Trong phạm vi kế toán quản trò được sử dụng tài khoản loại 9 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào các tài khoản này theo những tiêu chuẩn riêng 1.2.3.3 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 10 loại, trong từng loại gồm nhiều nhóm, từng nhóm gồm nhiều tài khoản cấp 1, tuỳ theo yêu cầu quản lý một tài. .. phát triển tất yếu trong tương lai Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (02/09/1945) đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và hệ thống chế độ kế toán nói chung không ngừng phát triển và hoàn thiện Quá trình phát triển của hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam có thể tạm chia thành 3 giai đoạn sau: 2.1.1.Giai đoạn... bản Nội dung cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán bao gồm: - Tên gọi, số hiệu của tất cả các tài khoản được sử dụng để lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vò kế toán - Nội dung, công dụng, kết cấu và cách ghi chép trên từng tài khoản - Các quy đònh và hướng dẫn nghiệp vụ 1.2.2 Cơ sở xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán dựa trên các cơ... tài khoản cấp 1 có thể có nhiều loại tài khoản cấp 2, một số tài khoản cấp 2 thêm tài khoản cấp 3 Các ngành hoặc doanh nghiệp dựa vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vò mình có thể mở thêm các tài khoản chi tiết cấp 3,4 cho phù hợp Số hiệu tài khoản qui đònh trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất là hệ thống 3 số đối với tài khoản cấp 1, 4 số đối với tài khoản cấp 2, 5 số đối với tài khoản. .. thu nhập Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất gồm 41 tài khoản trong bảng cân đối kế toán và 8 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, các tài khoản trong bảng được chia thành các loại như sau: - Loại 1: Từ tài khoản 10 đến 11 : Tài sản cố đònh - Loại 2: Từ tài khoản 20 đến 25 : Dự trữ sản xuất, kinh doanh - Loại 3: Từ tài khoản 30 đến 38 : Chi phí - Loại 4: Từ tài khoản 40 đến 48 : Tiêu thụ và kết quả... ảnh Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty vận dụng là hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết đònh 144 Theo đó, hệ thống tài khoản của công ty cũng chia làm 9 loại trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, một loại đặc biệt ngoài bảng cân đối kế toán Tên gọi và số hiệu của các tài khoản cấp 1 và cấp 2 cũng thống nhất theo chế độ kế toán hiện. .. tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp được Bộ tài chính ban hành theo quyết đònh 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 Hệ thống tài khoản này về cơ bản hoàn toàn thống nhất với hệ thống tài khoản theo -29- quyết đònh 1141 về ký hiệu, nội dung tài khoản Tuy nhiên có một số... giá lại tài sản Quỹ dự phòng tài chính Doanh thu bán hàng và cung cấp dòch vụ Chiết khấu thương mại Các khoản giảm trừ doanh thu 521 Chi phí quản lý kinh doanh 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Số lượng tài khoản kế toán cấp 1 và cấp 2 trong hệ thống tài khoản doanh nghiệp vừa và nhỏ ít hơn so với doanh nghiệp lớn (44/78 tài khoản cấp 1 và 40/108 tài khoản cấp 2) Đa số tên gọi các tài khoản thống nhất... nhiều tài khoản tổng hợp và chi tiết căn cứ vào nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế (Xem phụ lục 1.4 và 1.5) - Tài khoản loại 1 đến loại 8: Thuộc kế toán tài chính - Tài khoản loại 9: Thuộc kế toán quản trò Trong phạm vi kế toán tài chính , được chi tiết như sau: + Tài khoản từ loại 1 đến loại 5: các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán + Tài khoản loại 6, loại 7: Các tài khoản quản lý + Tài khoản . tắc hoàn thiện 3.2.1 Cơ sở hoàn thiện 3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 3.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành 3.3.1 Hoàn thiện. khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành 2.3.1 Ưu điểm 2.3.2 Nhược điểm Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngày đăng: 04/02/2013, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2003), Chiến lược đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam 2001 – 2010, (15 năm đổi mới hệ thống kế toán kiểm toán Việt Nam),Hà Nộitháng 10/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam 2001 – 2010
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2003
2. PGS.TS Phạm Thị Quý(2002), Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS Phạm Thị Quý
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Bộ Tài chính(2004), Hệ thống Chuẩn mực kế toán (đợt 3), NXB Tài chính, Hà Nội 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống Chuẩn mực kế toán
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
10. Bộ Tài chính(2005), Quy định chế độ kế toán áp dụng tạm thời cho công ty mua bán nợ, QĐ số 233/QĐ – BTC ngày 20/01/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chế độ kế toán áp dụng tạm thời cho công ty mua bỏn nơ
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
11. Bộ Tài chính(2005), Về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt nam đợt 4, QĐ số 12/2005/QĐ – BTC ngày 15/02/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt nam đợt 4
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
13. PGS – TS Nguyễn Văn Công(2004), “Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 83, tháng 05 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản”, "Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 83
Tác giả: PGS – TS Nguyễn Văn Công
Năm: 2004
14. PGS – TS Nguyễn Văn Công(2004), “Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 81, tháng 03 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán”, "Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 81
Tác giả: PGS – TS Nguyễn Văn Công
Năm: 2004
15. Phạm Đức Cường(2004), “Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp trên thế giới”, tạp chí Kế toán số 48, tháng 06 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp trên thế giới”, "tạp chí Kế toán số 48
Tác giả: Phạm Đức Cường
Năm: 2004
16. Ths Nguyễn Ngọc Dung(2003), “Một số ý kiến về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 9 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”, "Tạp chí Phát triển kinh tế
Tác giả: Ths Nguyễn Ngọc Dung
Năm: 2003
17. Vũ Hữu Đức(2003), Hệ thống Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trên con đường hoà nhập với các thống lệ quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trên con đường hoà nhập với các thống lệ quốc te
Tác giả: Vũ Hữu Đức
Năm: 2003
18. Đào Thị Nguyệt Hằng(2004), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán Việt nam, Luận Văn Thạc Sỹ, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán Việt nam
Tác giả: Đào Thị Nguyệt Hằng
Năm: 2004
19. Trần Thị Ngọc Hân(2003), “Kế toán đầu tư, góp vốn liên doanh”, Tạp chí kế toán số 44, tháng 10 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán đầu tư, góp vốn liên doanh”, "Tạp chí kế toán số 44
Tác giả: Trần Thị Ngọc Hân
Năm: 2003
20. Ths Nguyễn Văn Hậu(2004), “Một số suy nghĩ về những tồn tại và hướng hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế Phát triển số 85, tháng 7 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về những tồn tại và hướng hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Kinh tế Phát triển số 85
Tác giả: Ths Nguyễn Văn Hậu
Năm: 2004
21. PGS-TS Đặng Thái Hùng(2004), “Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, số 7/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp”, "Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp
Tác giả: PGS-TS Đặng Thái Hùng
Năm: 2004
22. Nguyễn Thế Khải(2004), “Vấn đề đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp”, Tạp chí Kế toán số 50, tháng 10 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp”, "Tạp chí Kế toán số 50
Tác giả: Nguyễn Thế Khải
Năm: 2004
23. Ths Lê Thị Thuý Loan(2004), “Xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực Kế toán Việt nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 12 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực Kế toán Việt nam”, "Tạp chí Phát triển kinh tế
Tác giả: Ths Lê Thị Thuý Loan
Năm: 2004
24. Ngô Đức Long(2000), “Kế toán thương phiếu”, Tạp chí Kế toán số 24, tháng 06 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán thương phiếu”, "Tạp chí Kế toán số 24
Tác giả: Ngô Đức Long
Năm: 2000
25. PGS.TS Ngô Quang Minh(2001), Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước
Tác giả: PGS.TS Ngô Quang Minh
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2001
26. Võ Văn Nhị(2004), Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, Hà nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kế toán
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
27. TS Võ Văn Nhị và Ths Vũ Thu Hằng(2003), “Kế toán phát hành trái phiếu trong công ty cổ phần”, Tạp chí Kế toán số 43, tháng 08 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán phát hành trái phiếu trong công ty cổ phần”, "Tạp chí Kế toán số 43
Tác giả: TS Võ Văn Nhị và Ths Vũ Thu Hằng
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3  phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải  chữ T gọi là bên Có   - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Hình th ức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3 phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải chữ T gọi là bên Có (Trang 7)
Hình thức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và  nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3  phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải  chữ T gọi là bên Có - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Hình th ức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3 phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải chữ T gọi là bên Có (Trang 7)
1.1.5.2 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm Nợ phải trả và nguồn vốn  chủ sở hữu   - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
1.1.5.2 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (Trang 12)
Theo hình thức hai bên của tài khoản, số tăng được ghi một bên, số giảm được ghi bên còn lại thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm tài sản sẽ được ghi  bên phải _ ghi Có, và nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn  sẽ được  ghi bên trái - Ghi Nợ - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
heo hình thức hai bên của tài khoản, số tăng được ghi một bên, số giảm được ghi bên còn lại thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm tài sản sẽ được ghi bên phải _ ghi Có, và nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn sẽ được ghi bên trái - Ghi Nợ (Trang 12)
Tất cả các tài khoản theo đề nghị của tác giả xin được trình bày trong bảng hệ thống tài khoản kế toán sau đây:  - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
t cả các tài khoản theo đề nghị của tác giả xin được trình bày trong bảng hệ thống tài khoản kế toán sau đây: (Trang 52)
70 436 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định  - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
70 436 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Trang 55)
Những tài khoản kế toán có trong bảng hệ thống tài khoản hiện hành thì có nội dung và kết cấu theo các quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ tài  chính, còn các tài khoản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến  - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
h ững tài khoản kế toán có trong bảng hệ thống tài khoản hiện hành thì có nội dung và kết cấu theo các quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, còn các tài khoản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến (Trang 56)
LOẠI 7: THU NHẬP KHÁC - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
7 THU NHẬP KHÁC (Trang 56)
Sơ đồ kế toán như sau : - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Sơ đồ k ế toán như sau : (Trang 60)
20. Bất động sản vô hình 21. Bất động sản hữu hình  - Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
20. Bất động sản vô hình 21. Bất động sản hữu hình (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w