RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH Trường THCS Trần Hưng Đạo Tổ : Ngữ văn ************************** Chuyên đề: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH I- Lý do chọn chuyên đề: Trong quá trình đứng lớp, tôi nhận thấy trách nhiệm của người giáo viên dạy văn là phải làm sao để các em cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn thơ. Người dạy phải có nhiệm vụ truyền tải những điều mà nhà văn, nhà thơ muốn nói với bạn đọc đến với các em. Nhưng để làm được điều đó thì chúng ta thấy không phải là dễ. Nghĩa là khi dạy những tác phẩm văn học giáo viên phải làm sao cho các em tiếp cận tác phẩm bằng nhiều hình thức, bên cạnh đó giáo viên phải biết “ nhấn” vào những điểm hay của tác phẩm. Một bài dạy thành công là sau bài dạy phải lắng lại trong tâm hồn các em những các hay, cái đẹp của tác phẩm văn thơ. Trên thực tế, hầu như khi đứng lớp dạy những tiết giảng văn, giáo viên chỉ chú ý đến việc hướng dẫn học sinh khai thác theo qui trình từ văn đến ý và những tín hiệu nghệ thuật, còn phần diễn giải ( phần bình) là việc làm của giáo viên. Vì vậy, trong quá trình dạy, giáo viên chưa khai thác hết yếu tố tích cực- sáng tạo- chủ động của học sinh. Khi trả bài, học sinh trả lại những gì thầy cô cho ghi trên vở với một hệ thống ngắn gọn, cho nên giáo viên ít tìm đâu ra được một học sinh trả bài cho bài bản, khúc chiết. Từ thực tế trên, tôi chọn chuyên đề này để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học văn theo phương pháp đổi mới. II- Nội dung chuyên đề: 1/ Thế nào là bình văn, thơ: Bình là một thao tác mà người cảm thụ văn học cần thể hiện suy nghĩ, tư tưởng của mình về những chi tiết nghệ thuật của tác phẩm để đạt đến đọ rung động cao với cái hay, cái đẹp của văn( thơ). 2/ Nguyên tắc bình: - Trước khi thực hiện thao tác bình, người đọc phải tiếp cận văn bản, nắm được những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của hình ảnh chi tiết…phải cảm nhận sâu sắc tác phẩm, hiểu về tác phẩm đến độ biến thành rung động, cảm xúc, tình cảm của bản thân mới có khả năng truyền cảm. - Người đọc phải biết phát hiện ra những câu, chữ, hình ảnh, chi tiết… thể hiện khái quát đề tài, chủ đề của tác phẩm. - Nắm vững đặc trưng của từng thể loại mà có những phương pháp bình khác nhau. GIÁO VIÊN THỰC HIÊN: LÊ VĂN PHƯƠNG TÂM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH + Với việc bình thơ: Nếu là thơ dịch thì phải dựa trên nguyên tác( phiên âm) vì đôi khi bản dịch không sát nghĩa với nguyên bản, không đúng ý đồ của tác giả. Ví dụ: Nguyên tác câu thơ: “ Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai ?” có nghĩa là( cười hỏi: khách nói nào lại chơi ?) trong bài HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ của Hạ Tri Chương, nhưng có bản dịch là: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi” Bình thơ phải dựa vào thể loại. Ví dụ: đối với thơ Đường luật chú ý nhãn tự (cái hồn) của bài thơ. + Với việc bình văn xuôi: Khi bình văn xuôi người bình phải chú ý sức mạnh của truyện là các chi tiết nghệ thuật (đây cũng là nhãn tự- cái thần của truyên). 3/ Cách hiện thực: Trong một tiết dạy thơ (văn), trong quá trình đi tìm hiểu nội dung của văn bản: Từ văn đến ý. Sau khi tìm xong, giáo viên dừng lại một đoạn nào đó trong bài và yêu cầu học sinh trình bày sự cảm nhận của mình về các nội dung vừa khai thác. Có thể cách trình bày của học sinh chưa được hay, nhưng giáo viên cũng không nên ép cho học sinh nói đúng với ý đồ của mình, bởi vì đây là sự cảm nhận chủ quan của từng em. III- Minh hoạ chuyên đề: Cho học sinh bình trong khi dạy bài thơ ÁNH TRĂNG- Nguyễn Duy: 1/ Ở hai khổ thơ đầu: Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác hết nội dung. Giáo viên yêu cầu học sinh bình ở hai từ “tri kỉ” và “tình nghĩa” Theo trình tự của mạch cảm xúc học sinh có thể phát biểu cảm nhận của mình: “ Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh một cậu bé con được sống, được đi nhiều nơi (đồng, sông , bể) khi lớn lên trở thành người lính (ở rừng) lúc nào, ở đâu cũng có vầng trăng bên cạnh. Người và trăng đã có những tình cảm đẹp đẽ, đối xử với nhau một cách chân tình (trần trụi) hồn nhiên không hề tạo vẻ hình thức bên ngoài. Trăng và người đã thân thiết, đã là tri kỉ của nhau. Trong cảm xúc dạt dào giữa tình thương mến, người lính đã từng nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ có thể quên đi cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Mối tình giữa người và trăng trải qua những năm tháng của tuổi thơ, của đất nước còn nhiều gian lao đã trở thành quá khứ vàng son mà không phải ai cũng có được”. 2/ Học sinh tiếp tục bình khi đã tìm ra nội dung của khổ thơ cuối. “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. GIÁO VIÊN THỰC HIÊN: LÊ VĂN PHƯƠNG TÂM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH “ Dù cho có bị coi là người dưng, trăng vẫn cứ đi về đều đặn, vẫn giữ vẻ đẹp vẹn nguyên của thuở nào. Trợ từ “ cứ” cho thấy trăng là biểu hiện cho sự thuỷ chung. Trăng không hề khuyết, không hề thay đổi dẫu lòng người cùng với thời gian đã thay đổi quá nhiều. Sự im lặng của vầng trăng là lời nhắc nhở nghiêm khắc nhà thơ về thái độ thờ ơ, lãng quên của mình. Sự im lặng đó cũng đủ làm cho người lính “giật mình”, cái giật mình của ý thức, để tự nhìn thấy những khuyết điểm của chính mình, giật mình để nhận thấy rằng : Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt, giật mình để tự mình hoàn thiện mình hơn, để thấm sâu hơn bài học đạo lý ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ”. *Sau khi học sinh bình: + giáo viên nên khen ngợi nhiều hơn là chê, vì công việc này là mới. + Giáo viên cũng không nên chỉ chú ý đến học sinh khá giỏi mà gọi, mà còn phải khuyến khích cho học sinh trung bình phát biểu. IV- Kết luận : Thao tác bình trong tiết dạy văn rất quan trọng, đây cũng là công việc thú vị nhất trong quá trình dạy văn. Người dạy văn không chỉ gõ vào những cánh cửa ngôn từ trên văn bản mà còn phải biết then chốt của vấn đề là khi ta bóc cái vỏ bên ngơài của câu từ, là một thế giới lung linh bên trong được thể hiện. Giảng văn là một công việc lao động vô cùng khó khăn, thành công thì ít mà thất bại không phải là không nhiều. Làm cho học sinh hiểu được văn bản đã khó, giúp các em có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm và có thể rung động trước điều đó lại là khó hơn. Song không phải vì khó mà chúng ta không làm, hoặc là giáo viên làm hết thao tác này mà không hướng cho các em rèn luyện khả năng cảm nhận, bình trong giờ học. Với suy nghĩ của cá nhân, tôi thấy cần phải thay đổi trong quá trình dạy tác phẩm, bằng cách này học sinh có thể phát huy khả năng tích cực và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức hơn. ***&***&***&*** GIÁO VIÊN THỰC HIÊN: LÊ VĂN PHƯƠNG TÂM . RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH Trường THCS Trần Hưng Đạo Tổ : Ngữ văn ************************** Chuyên đề: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG. loại mà có những phương pháp bình khác nhau. GIÁO VIÊN THỰC HIÊN: LÊ VĂN PHƯƠNG TÂM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÌNH VĂN TRONG QUÁ TRÌNH CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH + Với việc bình thơ: Nếu là thơ dịch. chốn nào lại chơi” Bình thơ phải dựa vào thể loại. Ví dụ: đối với thơ Đường luật chú ý nhãn tự (cái hồn) của bài thơ. + Với việc bình văn xuôi: Khi bình văn xuôi người bình phải chú ý sức