RÈN LUYỆN KĨ NĂNG (ANH VĂN) Kết quả là sau khi đọc họ quên hầu như toàn bộ nội dung thông tin mới được đọc. Để tránh thói quen này, bạn đọc cần phải xác định trước mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó. Tiếp đó bạn phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi bạn không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách . Hãy chọn đọc các phần mục lục và phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Hãy chú ý đến các đề mục của từng chương có như vậy thì bạn mới nắm được nội dung của cuốn sách. 2. Đọc lướt để tìm ý chính của toàn bài Khi đọc từng chương sách, bạn hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi vì chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách. Sau khi đọc bạn phải tự hỏi mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Để trả lời được thì bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại sau đó. 3. Chia nhỏ để đọc nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động đọc Đối với những cuốn sách dày bạn nên chia nhỏ ra để đọc. Bạn nên tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang một. Điều này tưởng như thật phung phí thời gian vì bạn còn phải đọc rất nhiều nhưng trái lại hoạt động này lại vô cùng cần thiết vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học và tránh bệnh “mơ hồ” - căn bệnh mà người đọc rất hay gặp phải khi đọc nhiều thông tin cùng một lúc. 4. Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày Bạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới có thể đọc nhanh mà vẫn nắm được thông tin. Hãy chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của bạn. Để duy trì được thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày bạn cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày đọc tài liệu Tiếng Anh bạn nhé! Chúc các bạn học tập tiến bộ. Bí quyết trở thành một người học thông minh Đăng ký tham gia các lớp ngoại ngữ là cách học tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người suy nghĩ đơn giản rằng: Tôi muốn học tiếng Anh nên tôi đăng ký tham gia một khoá học ngoại ngữ. Tôi sẽ trả một khoản tiền, tới lớp học vài tiếng một tuần và khi học xong tôi sẽ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Tuy nhiên điều đó chỉ trở thành hiện thực khi bạn biết cách lựa chọn và khai thác khoá học một cách thông minh và hiệu quả. Ở Việt Nam, tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khoá. Điều này đồng nghĩa với việc người học dành khá nhiều thời gian học tiếng Anh trên lớp (ở trường cấp II, cấp III, đại học và các trung tâm tiếng Anh). Tuy nhiên, không phải bất cứ ai theo học các lớp ngoại ngữ đều có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự kém hiệu quả trên. • Nghe cách dùng tiếng Anh thiếu chuẩn xác: Không phải học viên nào trong lớp bạn cũng có cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng chuẩn xác. Bạn sẽ không thể cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình khi tiếp xúc với những học viên như vậy. • Không có nhiều cơ hội luyện giao tiếp bằng tiếng Anh: Thông thường một lớp ngoại ngữ có khoảng 10-20 học viên nên bạn sẽ có ít cơ hội nói tiếng Anh. Những lớp học như vậy không thể giúp bạn rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. • Học một quyển giáo trình khô khan và buồn tẻ: Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh đều sử dụng giáo trình có sẵn vì họ sẽ không phải soạn bài trước khi lên lớp mà chỉ cần dạy lần lượt các bài trong giáo trình. Tuy nhiên sử dụng giáo trình có sẵn một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ khiến việc học tiếng của học viên trở nên buồn tẻ và không hiệu quả. • Học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, chẳng hạn “thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói”. Tuy nhiên, có không ít học viên thuộc làu các nguyên tắc ngữ pháp nhưng không đặt nổi một câu ví dụ sử dụng các nguyên tắc ấy dù vốn từ của họ không hề hạn chế chút nào. Bạn không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên khi bạn chỉ học các nguyên tắc mà không thực hành sử dụng chúng trong thực tế. • Làm bài tập ngữ pháp quá nhiều: Sau khi học các nguyên tắc ngữ pháp, giáo viên thường giao cho bạn một số bài tập liên quan như điền vào chỗ trống hay lựa chọn phương án đúng. Những bài tập ngữ pháp như vậy chỉ có hai tác dụng chính: 1) nhắc lại lý thuyết về ngữ pháp đã học, 2) kiểm tra tiếng Anh của bạn. Tuy nhiên việc kiểm tra viết này có rất ít tác dụng với việc nâng cao khả năng nghe nói của bạn. • Bài tập về nhà chỉ tập trung vào ngữ pháp hay viết luận: Thông thường bài tập về nhà của bạn là bài tập ngữ pháp hoặc viết luận mà ít khi chú trọng đến các kỹ năng cần thiết cho việc nghe nói tiếng Anh. Chủ đề của những bài luận nhiều khi bất hợp lý nên không thể cung cấp ngữ liệu để bạn có thể nghe nói tốt hơn. Không những thế, những bài tập về nhà dạng này khiến bạn càng thêm chán nản khi học tiếng Anh. • Không phải lớp ngoại ngữ nào cũng rèn cho bạn cách phát âm chuẩn, yếu tố hết sức cần thiết để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nhiều giáo viên bỏ qua việc rèn ngữ âm cho học viên vì việc này quá mất thời gian. Một số giáo viên chữa những lỗi bạn mắc khi bạn nói nhưng rất ít người chỉ cho bạn cách tránh lặp lại lỗi tương tự. Không những thế rất ít giáo viên dạy cho học viên về các âm trong tiếng Anh cũng như cách sử dụng từ điển để học cách phát âm một từ. • Không phải giáo viên nào cũng khuyến khích bạn đọc các tài liệụ tiếng Anh, mua một quyển từ điển Anh-Anh chuẩn hay nghe tin/băng tiếng Anh. Không ít giáo viên chỉ trung thành với quyển giáo trình sẵn có và cho học viên làm những bài tập trong đó. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi những điều bất hợp lý này vì bạn là người học và tương lai là người trực tiếp sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Cụ thể: • Theo học một lớp tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ thay vì lớp ngữ pháp cơ bản. • Tham gia vào các diễn đàn mà bạn có thể trao đổi ý kiến hoặc kết bạn qua thư với người bản xứ. • Tạo môi trường tiếng bằng cách dành thời gian xem CNN, các kênh tiếng Anh hoặc nghe các bản tin tiếng Anh của đài BBC hay VOA. Bạn sẽ học được những cách sử dụng tiếng Anh chuẩn xác và tự nhiên. • Thay vì chỉ đọc giáo trình, hãy dành thời gian đọc thứ gì đó thú vị bằng tiếng Anh. Bạn có thể lướt web, đọc các bài viết tiếng Anh mà bạn quan tâm trên mạng hay những cuốn sách hay bằng tiếng Anh. • Thay vì chỉ học lý thuyết về các nguyên tắc ngữ pháp, thử đặt những ví dụ minh hoạ cho những nguyên tắc ấy. Bên cạnh đó, nghe và đọc tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn học cách sử dụng tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả. • Thay vì viết các bài luận có chủ đề cho sẵn trong giáo trình, hãy viết về những thứ bạn quan tâm. Ví dụ: bạn có thể viết thư điện tử bằng tiếng Anh cho bạn bè, những người yêu thích tiếng Anh giống bạn. Nếu có thể, hãy viết thư cho giáo viên trao đổi thông tin, cảm nhận cũng như những phản hồi về khoá học của bạn Điều này không chỉ giúp bạn luyện viết tiếng Anh mà còn giúp thầy cô có những điều chỉnh thích hợp, giúp cho các giờ học tiếng Anh trên lớp của bạn thêm phần hiệu quả và thú vị. . RÈN LUYỆN KĨ NĂNG (ANH VĂN) Kết quả là sau khi đọc họ quên hầu như toàn bộ nội dung thông tin mới được. rất hay gặp phải khi đọc nhiều thông tin cùng một lúc. 4. Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày Bạn hãy rèn luyện kĩ năng đọc tài liệu Tiếng Anh hàng ngày. Có như vậy thì bạn mới. cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mà bạn thực sự quan tâm. Luyện kĩ năng đọc Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung là cả một quá trình. Vì vậy bạn hãy dành