Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
272 KB
Nội dung
SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học SỞ GIÁO DỤC&ĐT CÀ MAU ( PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT- ĐẦM DƠI ) ĐƠN VỊ : TH TÂN TIẾN Đề tài: Một số vấn đề về việc lựa chọn bồi dưỡng ban chỉ huy Liên đội trong trường tiểu học Họ và tên người thực hiện : Lê Minh Khá Chức vụ : GV Tổng phụ trách đội Đơn Vò Công Tác : TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TIẾN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 1 SỞ GIÁO DỤC&ĐT CÀ MAU ( PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT- ĐẦM DƠI ) ĐƠN VỊ : TH TÂN TIẾN Đề tài: Một số vấn đề về việc lựa chọn bồi dưỡng ban chỉ huy Liên đội trong trường tiểu học Họ và tên người thực hiện : Lê Minh Khá Chức vụ : GV Tổng phụ trách đội Đơn Vò Công Tác : TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TIẾN Tân Tiến, ngày 03 tháng 03 năm 2010 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC LỰA CHỌN BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC A. Phần mở đầu : I. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ đã nói cán bộ là “ Cái gốc của mọi công việc”. Cách mạng muốn thắng lợi thì phải quan tâm đến “các gốc” ấy . Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Bất cứ chính sách, công tác gì, nếu cán bộ tốt thì thành công”. “ Công việc thành công hay không đều do cán bộ tốt hay kém”.Tư tưởng đó của người cho thấy rõ tầm quan trọng to lớn của cán bộ trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, phải đuợc thường xuyên chăm lo, từ việc bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo đến sử dụng, quản lý, để có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Như vậy trong bất kỳ tổ chức nào, cán bộ cũng đều có vai trò quyết định. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cũng vậy. Chất lượng tổ chức Đội tốt hay không phần lớn nhờ vào đội ngũ ban chỉ huy Liên Đội. Đọc tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương viết về cán bộ Bác đã viết “ Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”. Chính những yêu cầu của người cán bộ về phẩm chất, năng lực như thế nên việc đào tạo và bồi dưỡng Ban chỉ huy liên Đội là một việc làm rất cần thiết. Ban chỉ huy Liên Đội là một lực lượng nồng cốt và vô cùng quan trọng của tổ chức Đội. Nhờ có đội ngũ Ban chỉ huy tích cực này mà mọi kế hoạch chương trình của nhà trường, Liên Đội được truyền đạt đến Đội viên một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và được các Đội viên hăng hái nhiệt tình tham gia. Thông qua Ban chỉ huy liên Đội người tổng phụ trách nắm được tâm tư nguyện vọng của Đội viên để từ đó có những biện pháp kịp thời giải quyết Trang 2 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học những yêu cầu và nguyện vọng đó. Chính nhờ vào đội ngũ này là nồng cốt góp phần vào việc xây dựng chi Đội và liên Đội mạnh. Nếu được bồi dưỡng tốt các em sẽ trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội và mai sau có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài ba đóng góp vào việc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.Cơ sở lí luận: - Những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê Nin về vai trò của cá nhân trong lịch sử. - Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ và công tác cán bộ. 2. Cơ sở thực tiển : Mục đích của Đội TNTP Hồ Chí Minh : Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức cho thiếu niên nhi đồng học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy trở thành con ngoan trò giỏi , phấn đấu trở thành Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. *Nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh : Gồm có hai nhiệm vụ cơ bản: + Về giáo dục : Đội là một lực lượng giáo dục quan trọng trong xã hội , Đội cùng với nhà trường và xã hội giáo dục thiếu nhi. Tuy nhiên Đội giáo dục các em theo những quy tắc riêng , hình thức và nội dung giáo dục đa dạng phong phú và toàn diện . + Về tổ chức : Đội làm thế nào để tập hợp thu hút tất cả các thiếu niên, nhi đồng vào tổ chức của mình . Tóm lại: Hai nhiệm vụ trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu tổ chức tốt thì giáo dục đạt hiệu qủa cao, nếu tổ chức tốt thì tổ chức Đội trong nhà trường được cũng cố và phát triển.Vì vậy vai trò của ban chỉ huy Liên Đội đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhờ có đội ngũ này đã đề ra chương trình hành động cho Liên Đội trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng chủ điểm và trong thời gian hè. Ban chỉ huy Liên Đội là người trực tiếp tổ chức các hoạt động của Liên Đội, động viên, hướng dẫn các chi đội hoạt động. Giáo viên tổng phụ trách phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng chi Đội, Liên Đội để đề ra nhiều phương pháp hoạt động đạt kết qủa tối ưu nhất trong công tác giảng dạy. Trang 3 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học B. Phần nội dung: I. Thực trạng: 1.Tình hình thực lực: Tổng số lớp : 27 lớp Tổng số học sinh trong toàn Liên Đội : 693 / 328 nữ. Tổng số Đội viên trong toàn Liên Đội : 225 / 112 nữ. Tổng số nhi đồng trong toàn Liên Đội : 468 / 216 nữ. Tổng số ban chỉ huy Liên Đội : 9 / 4 nữ 2. Thuận lợi trong công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Công Đoàn, Chi Đoàn giáo viên, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các đồng chí Phụ trách chi Đội, Phụ trách lớp nhi đồng. Ban chỉ huy Liên Đội năng nổ nhiệt tình, học giỏi, chăm ngoan.Thích tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. 3. Khó khăn trong công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội: Cơ sở vật chất còn thiếu, sân trường không có để các em vui chơi hoạt động. Thời gian hoạt động trong nhà trưởng còn bị ảnh hưởng do phần lớn các em trong Ban chỉ huy Liên Đội học chéo buổi, nhà ở xa trường nên việc bồi dưỡng và tập huấn gặp nhiều khó khăn. 4. Thực trạng ban chỉ huy Liên Đội của trường: * Thuận lợi : Tất cả 09 em trong Ban chỉ huy Liên Đội và các em chi đội trưởng đều là học sinh khá giỏi, đạo đức tốt và có tinh thần trách nhiệm cao, hăng hái trong công việc và được thầy cô bạn bè yêu mến. Hầu hết các em đều có năng khiếu ở nhiều lãnh vực khác nhau. Trong công việc các em luôn tự chủ, công bằng, cởi mở, nhanh nhẹn, sáng tạo, chủ động trong công việc và yêu mến tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. * Khó khăn: các em đa số đều ở nhà cách xa trường học, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tập thể………. Trang 4 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học II.Các giải pháp đã thực hiện để bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội: 1. Lựa chọn Ban chỉ huy Liên Đội: * Tiêu chuẩn lựa chọn: Hàng năm sau khi khai giảng năm học mới, với công việc là một tổng phụ trách Đội tôi đã xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu về việc lựa chọn Ban chỉ huy chi Đội để các đồng chí giáo viên phụ trách chi Đội tổ chức Đại hội chi Đội bầu ra ban chỉ huy chi Đội từ đó lựa chọn những em thực sự xuất sắc ứng cử vào Ban chỉ huy Liên Đội. *Tiêu chuẩn cụ thể: Ban chỉ huy Liên Đội phải nắm vững điều lệ và thực hiện thành thạo về nguyên tắc Đội, gương mẫu về mọi mặt : Học tập, lao động, đạo đức, tác phong sinh hoạt tập thể. Có khả năng tổ chức và sinh hoạt chính trị xã hội và khả năng lôi cuốn bạn bè vào học tập và rèn luyện. Ban chỉ huy phải là những Đội viên có uy tín. Tuy nhiên chỉ huy Đội không thể là một Đội viên hoàn hảo tốt toàn diện vì vậy mỗi em đều phải thường xuyên tự phấn đấu và rèn luyện để ngày một tốt hơn. * Hình thức lựa chọn: Thông qua việc tổ chức Đại hội, các buổi sinh hoạt Đội để tìm ra các em có năng lực, có khả năng thực hiện các chương trình hành động của Đội trong năm học. Từ đó bồi dưỡng và tập huấn để phát huy năng lực, phát huy tính dân chủ sáng tạo. Trong suốt quá trình hướng dẫn tránh những tình trạng áp đặt, chủ quan theo ý của tổng phụ trách nó sẽ dẫn đến những khó khăn trong công tác lựa chọn. Chúng ta luôn luôn tôn trọng quyền dân chủ, lắng nghe ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của các em 2. Lên kế hoạch và các hình thức bồi dưỡng: a/ Bồi dưỡng tập trung theo lớp học: Sau khi khai giảng năm học mới. Tổng phụ trách phải lên kế hoạch giảng dạy công tác Đội theo từng tháng cụ thể. Thông qua đó bồi dưỡng Ban chỉ huy chi Đội tập trung theo lớp học một cách có hiệu quả nhất với hai hình thức sau: Trang 5 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học + Về lý thuyết : Tổ chức tốt các loại hình giáo dục truyền thống, giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, triển khai chương trình rèn luyện Đội viên theo từng lứa tuổi, hướng dẫn các em tập hát những bài hát truyền thống, các kỷ năng cơ bản như kỷ năng cắm trại, kỷ năng sinh hoạt tập thể…………… + Về thực hành : Kết hợp các loại hình giáo dục thông qua bốn chương trình hành động cụ thể của phong trào Đội như “Nuôi dưỡng tâm hồn thắp sáng ước mơ “, “Thân thiện đến trường”, “Vui khỏe chăm ngoan”,” Đội ta vững mạnh”. Hướng dẫn cho các em dựng lều chữ A, 07 yêu cầu đối với người Đội viên. b/ Bồi dưỡng thông qua phân công giao nhiệm vụ hoạt động thực tiễn: - Tổng phụ trách Đội phải giao nhiệm vụ cụ thể đến từng uỷ viên trong Ban chỉ huy Liên Đội.Từ đó hướng dẫn cho các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng vẫn đảm bảo tính vừa sức phù hợp với khả năng của các em. - Tổng phụ trách truyền thụ cho các em các kinh nghiệm về việc sắp xếp thời gian, lên kế hoạch hoạt động các phong trào lớn hay kế hoạch hoạt động tháng, báo cáo………. - Thường xuyên kiểm tra khả năng, cách tiến hành công việc,cách tổ chức hoạt động của Ban chỉ huy Liên Đội để kịp thời chấn chỉnh những vướng mắt mà các em gặp phải. - Bồi dưỡng thông qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách phải giúp cho các em biết vận dụng kiến thức, kỷ năng vào thực tế. Chính vì vậy giữa Ban chỉ huy Liên Đội – Chi Đội có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu qủa + Phân công Ban chỉ huy Liên Đội: - Qua tìm hiểu các giáo viên chủ nhiệm ở năm học trước tôi đã nắm rõ khả năng của từng em trong ban chi huy Chi Đội,Từ đó phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng của từng em. Tạo điều kiện phát huy năng lực đặc biệt của các em. - Phân công nhiệm vụ cụ thể: Trang 6 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học 1. Liên Đội trưởng : Phụ trách về công tác tổ chức các hoạt động Đội, Hồ sơ sổ sách của Liên Đội, xây dựng kế hoạch hoạt động, Công tác thi đua kiểm tra, khen thưởng. 2. Liên đội phó : Phụ trách công tác học tập, theo giỏi học tập của các chi Đội, phụ trách mảng công tác Rèn chữ viết, Đôi bạn cùng tiến. 3. Uỷ viên phụ trách công tác lao động vệ sinh môi trường, kế hoạch nhỏ, an toàn giao thông. 4. Ủy viên phụ trách công tác văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh sức khỏe. 5. Ủy viên phụ trách công tác nghi lễ, nghi thức Đội. 6. Ủy viên phụ trách công tác tuyên truyền măng non. 7. Ủy viên phụ trách công tác trực sao đỏ. +Việc phân công Liên Đội trưởng, Liên đội phó do tập thể Ban chỉ huy Liên Đội lựa chọn và được Tổng phụ trách thông qua. Liên đội trưởng sẽ dự kiến kế hoạch phân công các uỷ viên khác và thông báo trước toàn ban chỉ huy Liên Đội. + Riêng em Liên Đội trưởng chúng ta phải tìm hiểu kỹ về năng lực, phẩm chất đạo đức, nhiệt tình với công tác xã hội, có trình độ tổ chức, nhanh nhẹn, lôi cuốn các em vào tổ chức Đội. Trong việc phân công các ủy viên trong Ban chỉ huy Liên Đội chúng ta cần phải lựa chọn những em thực sự có uy tín, có năng lực, có kinh nghiệm. Có như thế thì phong trào Đội ngày một đi lên. 2.2.3.Bồi dưỡng thông qua các hoạt động lớn của trường – Đoàn Đội – Giao lưu đơn vị bạn: Trong một năm học Liên Đội có rất nhiều hoạt động lớn chào mừng các ngày lễ trong năm cần thực hiện và phân công Ban chỉ huy các chi Đội tham gia như : Hội thi làm lồng đèn đẹp, thi thể dục thể thao chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Thi tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Đội, Hội thi vui khỏe. Qua các hoạt động trên bản thân tôi hướng dẫn cho các em cách thức thực hiện một phong trào lớn của Liên Đội làm sao để đem lại hiệu qủa cao nhất. Như phong trào “ Cây mùa xuân cho trẻ em nghèo ăn tết” trước tiên Trang 7 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học tôi làm là tuyên truyền ý nghĩa của việc làm “Lá lành đùm lá rách”để từ đó các em trong Ban chỉ huy Liên Đội nhận thức được ý nghĩa vô cùng quý báu của phong trào này mà tuyên truyền sâu rộng đến từng đội viên trong chi Đội, Liên đội. Bản thân tôi luôn nhắc nhỡ các em hãy xem các chương trình truyền hình tổ chúc gây quỹ ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam qua đó các em thấy được sự đóng góp rất nhỏ bé của các em nhưng lại là một phần quà vô cùng to lớn đối với các bạn có hoàn cảnh thực sự đặc biệt khó khăn. Qua các hoạt động Ban chỉ huy Liên Đội được phân công nhiệm vụ thực hiện, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn mà cần phải thực hiện ở các phong trào khác. Qua từng hoạt động đều có tổng kết, rút kinh nghiệm cho từng thành viên trong ban chỉ huy Liên Đội. Bên cạnh các hoạt động lớn của trường, Liên Đội còn tổ chức giao lưu Văn nghệ – Thể dục thể thao. Qua đó giáo dục cho các em tình thân ái, tình đoàn kết, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Từ đó đưa phong trào Đội ngày một đi lên và vững mạnh. 2.3 .Tiến hành kế hoạch bồi dưỡng: Muốn cho phong trào Đội ngày một vững mạnh thì không thể thiếu đi một Ban chỉ huy Liên Đội có năng lực, hăng hái và biết cách tổ chức các hoạt động của Đội. Vậy làm sao chúng ta có được một đội ngũ ban chỉ huy như thế? Một biện pháp tối ưu giúp cho chúng ta giải quyết được vấn đề nêu trên là thường tổ chức việc bồi dưỡng Ban chỉ huy vì Ban chỉ huy là một lực lượng nồng cốt quyết định chất lượng hoạt động Đội. Vậy với vai trò là Tổng phụ trách chúng ta cần phải bồi dưỡng như thế nào? Bồi dưỡng Ban chỉ huy là phát huy những mặt mạnh sẳn có ở các em đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần trách nhiệm, phẩm chất cần có của người chỉ huy. Để đội ngũ Ban chỉ huy Liên Đội hoạt động có hiệu qủa sau khi Đại hội Liên Đội người tổng phụ trách nên lên kế hoạch tập huấn theo từng tháng. Sau đó tham mưu kế hoạch này với Chi Đoàn trường, Ban giám hiệu và Chi bộ nhà trường. Trong năm học này tôi đã tập huấn cho các em những điều cơ bản nhất của hoạt động Đội. Trang 8 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học * Nội dung bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội: Thông qua các buổi tập huấn, Tổng phụ trách tổ chức tốt các loại hình giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất… Kết hợp các loại hình giáo dục thông qua hành động như hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn “ nhân đạo từ thiện, hoạt động về nguồn, thăm di tích lịch sử cách mạng, sưu tầm địa chỉ đỏ………. Bồi dưỡng ban chỉ huy là cung cấp cho các em những hiểu biết về Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, mối quan hệ giữa Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, những hiểu biết về lịch sử và tổ chức Đội, chương trình rèn luyện Đội viên, tiêu chuẩn để đạt các chuyên hiệu do Hội đồng đội quy định. Trong chương trình bồi dưỡng ban chỉ huy tôi đã bồi dưỡng được những nội dung cơ bản sau đây: -Tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giúp cho các em nhận rõ trách nhiệm và vinh dự được đứng vào hàng ngủ của tổ chức Đội.Từ đó ý thức phấn đấu lên Đoàn. -Triển khai ý nghĩa các biểu trưng của Đội để các em hiểu được ý nghĩa các biểu trưng của Đội như : cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng đỏ…….từ đó tuyên truyền sâu rộng đến cho Đội viên trong toàn liên Đội -Giúp cho các em hiểu được 5 điều Bác Hồ dạy, lịch sử của Đội, mối quan hệ giữa tổ chức Đội và Đoàn thanh niên và ý nghĩa của các lễ trong năm từ đó các em về tuyên truyền lại cho các em trong chi Đội của mình. -Hướng dẫn cho các em cách ghi chép biên bản, các cuộc họp hàng tháng, các đợt thi đua, Tổng kết thi đua tuần…. -Hướng dẫn cho các em phương pháp xây dựng kế hoạch theo từng chủ điểm, kế hoạch tháng, các hoạt động lớn, cách tổ chức các hội thi. -Phương pháp tổ chức họp Ban chỉ huy -Bồi dưỡng kỷ năng điều hành Ban chỉ huy: Trang 9 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học + Phát huy vai trò của Chi đội trưởng về cách tập hợp, điều khiển các buổi sinh hoạt hàng tuần. + Cách hướng dẫn chi Đội hoạt động vui chơi,văn nghệ. -Cách điều khiển các buổi lễ: Lễ chào cờ, Lễ kết nạp đội, Đại hội Liên Đội….từ cách tuyên bố lý do, giới thiệu Đại biểu, chào cờ, giới thiệu chủ tịch Đoàn… -Cách điều khiển Đại hội: Viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác Đội, bầu ban chỉ huy, thông qua nghị quyết Đại hội… -Cách lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm : Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày thành lập Đảng 3/2, Ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày thành lập Đội 15/5 thông qua các hình thức như văn nghệ, thể dục thể thao, toạ đàm… -Các hoạt động tạo phong trào thi đua sôi nổi cho mỗi Đội viên rèn luyện. Tuy vậy việc bồi dưỡng ban chỉ huy Liên Đội bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Nhưng đối với bản thân tôi là một giáo viên không chuyên trách và chưa đúc kết được nhiều kinh nghiệm nên trong qúa trình bồi dưỡng tôi luôn gợi ý để các em đề xuất các hoạt động khác sáng tạo hơn. Có như vậy ban chỉ huy mới trở thành một mặt trận đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng một tập thể Đội thiếu niên tiền phong ngày càng vững mạnh. III. Kết quả: Qua qúa trình thực hiện công tác lựa chọn bồi dưỡng Ban chỉ huy tôi đã áp dụng những công việc trên cùng với sự nhiệt tình của bản thân lại được sự hổ trợ giúp đỡ của Chi bộ, Ban giám hiệu, Công Đoàn, chi Đoàn thanh niên trường. Sự đóng góp ý kiến nhiều kinh nghiệm về công tác Đoàn, Đội của các đồng nghiệp, các em trong ban chỉ huy Liên Đội tích cực, cố gắng nhiều trong hoạt động, được bồi dưỡng đầy đủ nên trong năm học qua Liên đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với các nội dung như sau : 1. Về chuyên môn: Trang 10 [...]... làm bảng ghi tên chủ đề năm học, năm điều Bác Hồ dạy, xây dựng công trình măng non + Liên đội tổ chức hội thi “Hái hoa dân chủ” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 kết quả 4A đạt giải I toàn đoàn, 5A đạt giải II toàn đoàn và 4B đạt giải III toàn đoàn.Tổ chức cho các em nhi đồng tham gia các trò chơi như kéo co,… tạo không khí giao lưu thoãi mái sau những giờ học căng thẳng + Thực hiện phong trào.. .SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học +Dưới sự chỉ đạo của Tổng phụ trách các em biết tổ chức và hoạt động một cách hợp lý Chương trình, kế hoạch công tác Đội theo năm... đồng phục đi học trị giá 120.000đồng Chính những kết quả trên đã góp phần nâng cao chất lượng phong trào Đội ngày càng vững mạnh.Trong năm học qua Liên Đội được công nhận là Liên Đội xuất sắc Trang 11 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học IV Bài học kinh nghiệm : Qua hơn bốn năm làm công tác này tôi đã rút ra cho mình một kinh nghiệm là luôn luôn thực hiện nguyên tắc... Đội viên tốt cháu ngoan Bác Hồ Trên đây là một số vấn đề về việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội trong trường tiểu học Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Bản Trang 12 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học thân tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp để tôi được học hỏi và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân . trong toàn Liên Đội : 225 / 112 nữ. Tổng số nhi đồng trong toàn Liên Đội : 46 8 / 216 nữ. Tổng số ban chỉ huy Liên Đội : 9 / 4 nữ 2. Thuận lợi trong công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội: Được sự. số đều ở nhà cách xa trường học, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tập thể………. Trang 4 SKKN: Một số vấn đề về việc bồi dưỡng BCH Liên Đội trong trường tiểu học II.Các giải pháp đã thực. thi “Hái hoa dân chủ” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 kết quả 4A đạt giải I toàn đoàn, 5A đạt giải II toàn đoàn và 4B đạt giải III toàn đoàn.Tổ chức cho các em nhi đồng tham gia các trò