SKKN lớp 1

8 518 3
SKKN lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Đề ta øi : Phương pháp dạy và học tốt môn HỌC VẦN LỚP MỘT I. HOÀN CẢNH NẢY SINH : Theo chủ trương của Bộ Giáo dục – Đàotạo là muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần đổi mới phương pháp giáo dục. Vậy ngay từ đầu cấp Tiểu học đòi hỏi người giáo viên cần có nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và hình thành cho các em năng lực tự học, năng lực đi vào thực tiễn cuộc sống xã hội. Mặt khác, sự đổi mới của xã hội dẫn đến những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dạy học trong nhà trường. Đối với việc đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài đòi hỏi phải đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn giáo dục . Vả lại, Học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lónh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Do vậy môn Học vần chiếm một vò trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Học tốt Học vần các em sẽ có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình. Đây là điều kiện để giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên . Để đạt được những điều kiện trên, tôi nhận thấy cần phải có phương pháp dạy học tốt ở Tiểu học nói chung, môn Học vần nói riêng. Trong quá trình dạy học tôi luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp dạy học khác nhau, và đây là lý do tôi chọn đề tài này. II.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Cơ sở lý luận : Nhiệm vụ quan trọng của dạy học tiếng trong nhà trường là để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Dạy tiếng phải dựa vào kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói, học sinh sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống của các em thông qua việc phân tích tổng hợp đến khái quát hoá. Dạy tiếng Việt là làm cho học sinh nắm được những giá trò của từng yếu tố ngôn ngữ, tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập, yêu cầu học sinh tìm các yếu tố khi biết một yếu tố khác và tìm quan hệ khi biết các yếu tố, là cơ sở để cung cấp từ theo chủ đề khoa học. Những hiểu biết về từ vựng học cần thiết đối với việc tổ chức dạy từ trong nhà trường, là cơ sở để xây dựng những bài tập phong phú…Cụ thể là người ta dựa vào sự phân đònh ranh giới của ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ viết để dạy nói cho học sinh lớp Một. Vậy ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng qui đònh phương pháp làm việc của thầy và trò trong giờ Tiếng Việt. Phương pháp dạy học tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục. Mục đích là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của học sinh, chẩun bò cho các em đi vào cuộc sống lao động trong xã hội mới. Phường pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm thuật ngữ của giáo dục. Nó hiện thực hoá mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục đề ra bằng phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phát triển óc thẩm mỹ, giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học : nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hoá trong dạy học. Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này theo đặc trưng riêng của mình. Phương pháp dạy học Tiếng Việt chọn ở giáo dục các hình thức tổ chức dạy học như bài học và các hình thức khác. Các phương pháp dạy học cơ bản- phương pháp dạy học bằng lời, bài tập, dạy học nêu vấn đề đếu có mặt trong giờ Tiếng Việt. Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng nhiều kết quả của tâm lý học. Đó là các qui luật tiếp thu tri thức, hình thành kó năng, kó xảo. Thầy giáo cần biết sản phẩm lời nói được sản sinh ra thế nào trong quá trình đọc, được thiết lập từ những yếu tố nào, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy, kó năng nói viết được hình thành như thế nào. Mục đích của phương pháp dạy học Tiếng Việt là tìm kiếm những kiến thức mới đáng tin cậy về bản chất của quá trình dạy học Tiếng Việt, làm rõ qui luật khách quan, những mối quan hệ giữa các động lực của nó để điều khiển quá trình này một cách có ý thức, cụ thể là để thiết kế và ứng dụng những phương pháp này, những hình thức tổ chức và ứng dụng những phương pháp, hình thức tổ chức và những phương tiện dạy học có hiệu quả, tạo điều kiện cho sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của học sinh, trang bò cho các em những kiến thức và kó năng bền vững. Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiếp nhận những biến động luôn diễn ra ở các yếu tố khách quan. Sự đổi mới của xã hội dẫn đến những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng học trong nhà trường, đối với việc đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Sự tiến bộ của khoa học kó thuật cùng với sự phát triển của ngôn ngữ nói chung và Việt ngữ nói riêng đòi hỏi phải đổi mới nội dung dạy học Tiếng Việt trong nhà trường. Bản thân những thay đổi của nhà trường, của việc dạy học, của thực tiễn giáo dục buộc phải xem trọng phương pháp dạy học Tiếng Việt. Những biến động này đòi hỏi phương pháp dạy học Tiếng Việt phải phát triển. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kó năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghóa. Chúng ta cần xác đònh mục tiêu cụ thể của môn Học Vần lớp 1 hiện nay là dạy chữ, dạy các em biết nhận mặt con chữ rồi ghép vần, ghép tiếng để biết đọc, biết viết; dạy âm, dạy cấu tạo ngữ âm tiếng Việt để thông qua đó dạy trẻ biết đọc, biết viết một cách khoa học. Học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lónh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Đó là chữ viết. Tầm quan trọng của Học vần chòu sự qui đònh bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì Học vần có một vò trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học . Cùng với Tập viết, Học vần có nhiệm vụ là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc, biết viết, các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo…. Từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình. Mục tiêu của việc dạy và học tiếng Việt ở lớp Một là đem lại cho các em kó năng viết đúng, đọc đúng. Quá trình đọc và viết đều thông qua chữ. Chữ viết của tiếng Việt là chữ ghi âm (về cơ bản đọc thế nào viết thế ấy) Muốn nắm được kó năng đọc, viết, các em phải đồng thời nắm được cả hai. Bởi vậy, về nguyên tắc không thể nói ở lớp Một dạy âm hay dạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm… dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âm để kết hợp dạy chữ . Ngoài ra, thông qua việc dạy chữ, dạy âm, học vần còn phải phát triển vốn từ ở các em ( làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn.) 2. Cơ sở thực tiễn : Từ những cơ sở lý luận trên khi áp dụng vào thực tiễn thì để phương pháp dạy và học tốt môn Học vần lớp Một cần có những điều kiện sau : Người giáo viên cần nắm chắc các đặc điểm tâm sinh lý ở các em để giúp các em học tốt hơn. Vì đây là giai đoạn học sinh chuyển từ hoạt động vui chơi (học mẫu giáo) sang hoạt động học tập (học lớp Một) Cần có chỗ ngồi riêng, có cách nói riêng, có sự đánh giá cho điểm. Tạo điều kiện cho một số em trong giờ Học vần thường rụt rè, không dám đọc to, đọc lạc cả giọng … ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học vần. Cần tạo ra mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động giúp trẻ hứng thú học tập. Giáo viên cho phép các em có khả năng tập tách từ thành tiếng, thành âm và chữ. Có thể hướng dẫn cho các em đònh hướng nét bút trên trang giấy và tập viết các chữ cái, các kiểu chữ khác nhau. Giáo viên nêu câu đố, viết lời giải để các em tự đánh vần, động viên các em đề tên dưới một bức tranh, giúp các em nối hình với chữ. Dạy vần cần cho học sinh đọc nhiều, viết nhiều, phải luôn luôn thay đổi nội dung học đọc, học viết, nếu không việc học vần sẽ bò nhàm chán, hiệu quả học vần sẽ hạn chế. Cần có biện pháp hướng dẫn các em nắm được ý nghóa của câu, chữ mình đánh vần, chữ mình tô nháp bằng hình thức đàm thoại sinh động, bằng việc kể chuyện, đọc thơ, quan sát vật thật… từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy Học vân. Ngoài các điều kiện trên, các phương pháp dạy học Tiếng Việt thường được sử dụng ở Tiểu học và nói chung là phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp luyện tập theo mẫu và phương pháp giao tiếp. * Phương pháp phân tích ngôn ngữ : Ví dụ : * Bài : on - an Từ “mẹ con” gồm mấy tiếng ? Tiếng “mẹ” gồm những âm nào ghép lại, dấu thanh nào ? * Phương pháp luyện tập theo mẫu : Ví dụ : * Đọc đánh vần tiếng “ sàn” Giáo viên đọc : sờ-an-san-huyền-sàn Học sinh quan sát giáo viên đọc rồi đọc theo Bên cạnh đó, giáo viên cần phải nắm vững nguyên tắc Học vần và phối hợp tốt các phương pháp dạy Học vần. a) Nguyên tắc học vần : Giờ học vần cần phải thay đổi linh hoạt kiểu hoạt động trí tuệ hoặc xen kẽ những khoảng giải lao vài ba phút cho các em chơi các trò chơi như : đọc thơ, quan sát tranh, sử dụng hộp chữ. Phương pháp dạy : “học mà chơi, chơi mà học” để duy trì sự hứng thú của trẻ. Giáo viên cần coi trọng nguyên tắc : “ Học sinh là chủ thể của hoạt động”giúp học sinh luyện tập nhiều khi đọc, viết, ghép vần (có xen kẽ bài tập Tiếng Việt.) Giáo viên lưu ý đúng mức đến tính vừa sức trong dạy Học vần, tránh nhồi nhét kiến thức. Vì thế ngay từ đầu giáoviên cần tìm hiểu thực trạng của lớp để chia thành các nhóm và có cách dạy phù hợp với từng nhóm. Cần phát huy tính tích cực của học sinh, cần giáo dục tư tưởng trong dạy Học vần qua SGK, tranh ảnh, giúp các em có vốn hiểu biết ban đầu về quê hương, đất nước, con người, xã hội…ngoài ra cần lồng ghép các em nên bảo vệ quê hương đất nước, giữ gìn môi trường xanh - sạch – đẹp…. b. Phương pháp dạy Học vần: Điều quan trọng là phải biết phối kết hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học khác nhau, ở môn Học vần giúp các em hứng thú và tiếp thu bài tốt. Sau đây là các phương pháp dạy học Học vần cụ thể : + Phương pháp trình bày trực quan: Cần hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh, vật thật hay mô hình gắn với nội dung từ khoá, từ ngữ ứng dụng. Cho các em nghe giọng đọc, nhìn khuôn miệng của giáo viên khi phát âm, đánh vần mẫu. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong bước giới thiệu bài mới, bước luyện tập giúp các em tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, củng cố âm, vần mới sâu sắc hơn. Giáo viên tiết kiệm được lời giảng mà giờ dạy vẫn sinh động. Ví dụ : Dạy vần: “ ăn” Giáo viên đưa cái khăn rằn thì học sinh sẽ biết ngay là cả hai tiếng đều có vần ăn” + Phương pháp phân tích tổng hợp : Phương pháp này được áp dụng khi giảng bài mới. Cho HS phân tích từ tiếng – âm – (vần) Khi các em đã nắm được âm (vần) mới tổng hợp trở lại và đọc tơn (đọc xuôi và đọc ngược) Giúp học sinh nắm chắc bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một cách chủ động, Ví dụ : + Dạy bào “on” - Phân tích : Vần “on” gồm mấy âm ? ( 2 âm : o và n ) Tiếng “con” gồm âm gì ghép với vần gì ?( âm c ghép với vần on) Từ “mẹ con” gồm mấy tiếng? Tiếng nào ? (mẹ và con) - Tổng hợp : Âm đến vần : ( o-on -> on Vần đến tiếng ( cờ-on-con  con ) Tiếng đến từ “mẹ con” ( sau đó cho học sinh đọc trơn vần, tiếng và từ ) + Phương pháp hỏi đáp : Được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi của thầy và sự trả lời của học sinh để tìm ra tri thức mới. Giáo viên cần chuẩn bò hệ thống câu hỏi của thầy và câu trả lời của học sinh để tìm ra tri thức mới. Phương pháp àny giúp học sinh tham gia vào việc tìm hiểu bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động. Nhờ đó các em thuộc bài nhanh, hào hứng học tập, lớp học sinh động. Qua đó giáo viên nắm được trình độ học tập của học sinh, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp. Ví dụ : + Dạy bài “ ong” `Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi như sau : ? – Từ dòng sông gồm mấy tiếng, đó là những tiếng nào ? ?- Tiếng sông gồm âm nào ghé[ với vần nào? Dấu gì ? ? – Vần ông gồm mấy âm ? ? - Tiếng sống có âm nào đã học ? ? – Muốn dòng sông luôn trong sạch, bản thân mỗi em và gia đình cần phải làm gì để bảo vệ dòng sông? ?- Nơi em ở có dòng sông nào không ? +Phương pháp luyện tập thực hành : Giáo viên cho các em vận dụng các giác quan khi học,đọc, viết : mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe, tay viết. Cho các em tập đọc, tập phân tích từ, tiếng, tập viết ngay sau khi học bài mới. Với những bài dạy một âm, một vần, cho học sinh tập viết ngay ở tiết 1 . Phương pháp này giúp các em khắc sâu hôn những kiến thức vừa học, góp phần hình thành các kó năng đọc và viết một cách hệ thống. Ngoài ra còn giúp các em phát triển óc quan sát, tư duy, phân tích. +.Phương pháp vui trò chơi học tập : Trò chơi có thể tiến hành sau khi học sinh học bài mới (kết hợp luyện tập) sau phần luyện tập. Tuỳ theo bài dạy và mục đích “chơi” giáo viên sử dụng linh hoạt các trò chơi. Trò chơi có thể bằng vật thật (trực quan) học sinh sử dụng thao tác tay chân, bằng biểu tượng, bằng lời….Ví dụ : chơi đố chữ, thi tìm âm- vần, vừa học (chỉ đúng, nhanh) thi ghép vần, hái hoa dân chủ … Phương pháp này giúp giờ học sinh động, duy trì được hứng thú của trẻ. Các em được học tập một cách chủ động, tích cực . Trong quá trình dạy học , cần áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vừa nêu ở trên, biết phối hợp các phương pháp trên một cách chặt chẽ, sáng tạo… giúp học sinh lónh hội kiến thức tốt, khắc sâu bài học và nhớ lâu hơn, tạo cho không khí lớp học thêm hào hứng, các em học tập một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Qua áp dụng các phương pháp trên, để biết được học sinh có nắm chắc bài học hay không, các em thích học môn Học vần hay không, tôi đã đưa ra vài câu hỏi trắc nghiệm như sau : (Hỏi miệng) Em hãy đánh dấu x vào ô vuông mà em cho là đúng : 1) Vần “ot”gồm mấy âm ghép lại :  1 âm  2 âm  3 âm 2) Âm “k” được ghép với những âm nào dưới đây ?  âm o và i  âm u, ư , ô, ơ  âm I, e, ê. 3) Âm “ng” không được ghép với những vần nào ?  vần ia, eng  vần ai, oi  vần iêng 4) Có âm “h” ghép thêm vần và dấu thanh nào để có tiếng “học”  vần oc + thanh .  vần uc + thanh  vần it + thanh 5) Em có thích học môn Học vần không ?  bình thường  không thích  rất thích . Khi nhận được bài trắc nghiệm, kết quả là đa số các em đều thích học môn Học vần và hầu hết làm đúng các đáp án trên. III.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ : Sau thời gian tích cực áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên trong năm học 2008-2009 tôi thấy kết quả học tập các em có sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá giỏi được nâng lên và tỉ lệ học sinh yếu có giảm đi. Điểm 9 - 10 7 – 8 5 - 6 Dưới 5 Giữa kì 1 Cuối kì 1 7(30%) 11(48%) 3(13%) 5(21,7%) 6(27%) 4(17,3%) 7(30%) 3(13%) Lớp 1Đ . Só số : 23 học sinh - Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên 6 em (tăng 26.7%) - Tỉ lệ học sinh yếu giảm đi 4 em ( giảm 17%) IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua thực tế giảng dạy tôi đã vận dụng các phương pháp đã nêu vào trong bài học, bản thân tôi đã rút ra các bài học kinh nghiệm như sau : - Cần bám sát học sinh, gần gũi, nói chuyện với các em - Có cách dạy mới, tạo không khí học tập vui tươi, nhẹ nhàng - Gió viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá, mở mang kiến thức - Lựa chọn đúng hình thức và phương pháp dạy học tuỳ theo nội dung bài học một cách linh hoạt - Động viên, tuyên dương ,khuyến khích học sinh khi các em có sự tiến bộ, cố gắng, sáng tạo. - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập. - Học hỏi thêm ở đồng nghiệp về phương pháp dạy học . - Nắm đặc điểm đối tượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo - Phối hợp với nhà trường và gia đình để giúp học sinh học tập tốt hơn Kiến nghò Mong lãnh đạo các cấp cung cấp dầy đủ các phương tiện dạy học để đáp ứng với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học . ngày 11 tháng 3 năm 2009 Ý KIẾN CỦA HĐKH ĐƠN VỊ Người viết …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Hiệu trưởng . yếu có giảm đi. Điểm 9 - 10 7 – 8 5 - 6 Dưới 5 Giữa kì 1 Cuối kì 1 7(30%) 11 (48%) 3 (13 %) 5( 21, 7%) 6(27%) 4 (17 ,3%) 7(30%) 3 (13 %) Lớp 1 . Só số : 23 học sinh. (Hỏi miệng) Em hãy đánh dấu x vào ô vuông mà em cho là đúng : 1) Vần “ot”gồm mấy âm ghép lại :  1 âm  2 âm  3 âm 2) Âm “k” được ghép với những âm nào dưới

Ngày đăng: 01/08/2013, 05:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan