1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GATUAN 29-CKT

19 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 500 KB

Nội dung

TUẦN :29 Thứ hai,ngày 22 tháng 3 năm 2010 MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT: 57 BÀI: MỘT VỤ ĐẮM TÀU I. Mục đích, yêu cầu: − Biết đọc diễn cảm bài văn. − Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma- ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ và thông tin khác. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ khó ; đọc trôi chảy đoạn văn, bài văn. Biết đọc diễn cảm bài văn. * Tiến hành : − GV mời 1 HS đọc hay đọc cả bài. − 1 HS đọc cả bài văn. − GV hướng dẫn chia đoạn ; luyện đọc nối tiếp từng đoạn ; kết hợp luyện phát âm các từ sai ; giải nghĩa từ mới. − HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn ; luyện phát âm các từ sai ; tập giải nghĩa từ mới. Đoạn 1 : Từ đầu … sống với họ hàng. Đoạn 2 : tiếp theo … băng cho bạn. Đoạn 3 : tiếp theo … thật hỗn loạn. Đoạn 4 : tiếp theo … tuyệt vọng. Đoạn 4 : phần còn lại − GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp. − Mời 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS đọc lại toàn bài. − GV đọc diễn cảm toàn bài. − GV chú ý theo dõi. b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Tiến hành : GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách đọc thầm đoạn văn có liên quan đến câu hỏi cần trả lời hoặc huy động kiến thức đã có. − Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma- ri-ô và. − HS đọc thầm đoạn 1 rồi trả lời. − Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi − HS đọc thầm đoạn 2 rồi trả lời. bạn bị thương ? − Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ? − HS đọc thầm đoạn 3 rồi trả lời. − Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ? − HS đọc thầm đoạn 5 rồi trả lời. − Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ? − HS sử dụng sự hiểu biết của mình để trả lời. Ví dụ : Ma-ri-ô là người có tâm hồn cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. − Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện. − HS sử dụng sự hiểu biết của mình để trả lời. − GV gợi ý HS nêu ý nghĩa bài đọc trên. − HS trình bày theo hiểu biết của mình. c) Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm * Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn. * Tiến hành : − GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài, gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. − HS chú ý GV hướng dẫn, sau đó 5 HS luyện đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn. − Hướng dẫn đọc kĩ đoạn sau : Chiếc xuồng cuối cùng được hạ xuống… “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !” + GV hướng dẫn cách đọc. + HS chú ý theo dõi + Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp. + Tổ cho HS đọc và thi đọc diễn cảm. + HS đọc và thi đọc diễn cảm. 4. Củng cố: - GV gọi HS nhắc lại nội chính bài đọc. - GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học. 5. Dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần. -Dặn HS về nhà đọc trước bài Con gái. Điều chỉnh, bổ sung. Thứ bai,ngày 23 tháng 3 năm 2010 MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT: 58 BÀI: CON GÁI I. Mục đích, yêu cầu: − Biết đọc diễn cảm toàn bộ bài văn. − Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Chuẩn bị: -Hình minh hoạ bài đọc trong SGK. -SGK, đọc trước bài III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi bài tập đọc Một vụ đắm tàu theo yêu cầu của GV. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ và thông tin có liên quan. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1 : Luyện đọc * Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ phát âm sai ; đọc lưu loát ; biết đọc diễn cảm toàn bộ bài văn. * Tiến hành : − Mời 1 HS đọc hay đọc cả bài. − 1 HS đọc cả bài văn. − Hướng dẫn chia đoạn và yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn và giải nghĩa từ mới. − Từng tốp 5 HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn và giải nghĩa từ mới. − Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. − HS luyện đọc theo cặp. − Mời 1 HS đọc lại toàn bài. − 1 HS đọc lại toàn bài. − GV đọc diễn cảm toàn bài văn. − Cả lớp lắng nghe, dò theo SGK. b) Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài * Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa : Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Tiến hành : GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách đọc thầm đọc văn có liên quan đến câu hỏi hoặc huy động kiến thức vốn có. − Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ? − HS đọc thầm đoạn 1, sau đó trả lời. − Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ? − HS đọc thầm đoạn 2, 3, 4 để chọn lựa chi tiết cần trả lời. − Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ? − HS đọc thầm đoạn 5, sau đó trả lời câu hỏi. − Sau khi đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ? − HS dựa vào toàn bộ bài đọc và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi. Ví dụ : Sinh con trai hay con gái không quan trọng. Điều quan trọng là con phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết sống tốt,… − GV hướng dẫn HS nói lên nội dung, ý nghĩa của bài đọc. − HS phát biểu, sau đó ghi vào vở. c) Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm * Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài văn. * Tiến hành : − GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng thủ thỉ, tâm tình. Chú ý lời nhân vật,… sau đó gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. − GV chú ý GV hướng dẫn, sau đó 5 HS luyện đọc nối tiếp. − Hướng dẫn đọc kĩ đoạn 5 : Từ đó…không bằng. + GV hướng dẫn và đọc mẫu. + HS chú ý theo dõi. + Cho HS luyện đọc theo cặp. + HS luyện đọc theo cặp. + Tổ chức đọc trước lớp và thi đọc. + Một số HS đọc và thi đọc diễn cảm. 4. Củng cố: - GV gọi HS nhắc lại nội chính bài đọc. - GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học. 5. Dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần. - Luyện đọc và tập tìm hiểu bài Thuần phục sư tử. Điều chỉnh, bổ sung. Thứ hai,ngày 22 tháng 3 năm 2010 MÔN: CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT) TIẾT 29 BÀI: ĐẤT NƯỚC I. Mục đích, yêu cầu: − Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. − Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. II. Chuẩn bị: − Bảng phụ có kẻ bảng phân loại để HS làm BT2. − Bảng phụ để HS làm BT3. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét tiết kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết * Mục tiêu : Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. * Tiến hành : − Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. − Một số đọc thuộc lòng. − GV hướng dẫn viết đúng các từ ngữ dễ viết sai : rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất, … ; cách trình bày bài thơ thể tự do. − HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai, HS đọc lại và chú ý các từ ngữ khó viết, cách trình bày bài thơ. − GV yêu cầu HS nhớ - viết vào vở. − HS viết vào vở. − GV hướng dẫn HS soát lỗi chính tả. − HS mở SGK và tự soát lỗi chính tả. − GV chọn chấm một số vở. b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập * Mục tiêu : Tìm được những từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. * Tiến hành : Bài tập 2/Trang 109 − GV gọi HS đọc yêu cầu, hướng dẫn làm vào vở, phát bảng phụ cho 1 HS làm, sau đó chữa. Lời giải : a) Các cụm từ : - Chỉ huân chương : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. - Chỉ danh hiệu : Anh hùng Lao động - Chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ : Mỗi cụm từ có 2 bộ phận : Huân chương/Kháng chiến Huân chương/Lao động Anh hùng/Lao động Giải thưởng/Hồ Chí Minh Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. − HS làm bài cá nhân – đọc thần bài Gắn bó với miền Nam, gạch chân các chụm từ chỉ huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, sau đó nêu nhận xét về cách viết hoa các cụm từ đó. Bài tập 3/Trang 110 − Yêu cầu HS nói tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn. − anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng. − Yêu cầu HS viết lại các danh hiệu cho đúng quy tắc viết hoa, cho HS làm sau đó sửa. − HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, sau đó trình bày. Lời giải : Anh hùng/Lực lượng vũ trang nhân dân Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng 4. Củng cố: - Sửa một số lỗi HS mắc sai nhiều. 5. Dặn dò: - Em nào viết sai trên 6 lỗi về nhà viết lại bài. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Chính tả Nghe – viết : Cô gái của tương lai. Điều chỉnh, bổ sung. Thứ bai,ngày 23 tháng 3 năm 2010 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 57 BÀI: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN) I. Mục đích, yêu cầu: - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1) ; đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2) ; sửa được dấu câu cho đúng (BT3). II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1 : Bài tập 1/Trang 110 * Mục tiêu : Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện. * Tiến hành : − GV gọi HS đọc yêu cầu, hướng dẫn làm nhẩm sau đó nêu kết quả. Lời giải : + Dấu chấm: đặt cuối câu 1 ,2, 9 dùng để kết thúc câu kể (Câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nói nhân vật). + Dấu chấm hỏi : đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc các câu hỏi. − + Dấu chấm than : đặt ở cuối câu 4, 5 dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5). − HS làm bài cá nhân, sau đó trình bày. b) Hoạt động 2 : Bài tập 2/Trang 111 * Mục tiêu : Đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm. * Tiến hành : − GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm đôi vào vở. Lời giải : 1) Thành phố … là thiên đường của phụ nữ./2) Ở đây, đàn ông … đẫy đà, mạnh mẽ./3) Trong mỗi gia đình,… tạ ơn đấng tối cao. 4) Nhưng điều đáng nói … phụ nữ./5) Trong bậc thang xã hội … đàn ông./6) Điều này thể hiện … của xã hội./7) Chẳng hạn, … còn đàn ông : 70 pê-xô./8) Nhiều chàng trai … con gái. − HS làm bài theo nhóm đôi, sau đó trình bày. c) Hoạt động 3 : Bài tập 3/Trang 111 * Mục tiêu : Sửa được dấu câu cho đúng. * Tiến hành : − GV đính bảng phụ lên bảng có viết sẵn nội dung BT3, GV hướng dẫn và yêu cầu HS tự làm vào vở. − HS chú ý GV hướng dẫn, sau đó làm bài cá nhân vào vở. − Gọi HS trình bày kết quả. Lời giải : Câu 1 : sửa thành câu hỏi (Hùng này, … được mấy điểm ?) Câu 2 : là câu kể, dấu chấm dùng đúng Câu 3 : sửa thành câu hỏi (Nghĩa là sao ?) Câu 4 : sửa thành câu kể là dấu chấm (Vẫn đang hoà không – không.) − Phần còn lại dùng đúng − HS trình bày kết quả bài làm. − GV hỏi HS về nội dung câu chuyện vui trên. − Hùng được 0 điểm cả hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết câu và tác dụng của dấu câu vừa ôn. 5. Dặn dò: -Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học. -Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than). Điều chỉnh, bổ sung. Thứ năm ,ngày 25 tháng 3 năm 2010 MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 58 BÀI: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN) I. Mục đích, yêu cầu: - Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1) ; chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2) ; đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3). II. Chuẩn bị: − Bảng phụ viết nội dung mẩu chuyện vui ở BT1, BT2. − Bảng phụ để HS làm BT3. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS điền dấu câu hoặc chữa lại các dấu câu dùng sai, giải thích vì sao chữa lại như vậy. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1 : Bài tập 1/Trang 115 * Mục tiêu : Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn. * Tiến hành : − Cho HS đọc yêu cầu và làm vào vở, phát bảng phụ cho 1 em làm. Lời giải : Tùng bảo Vinh: - Chơi cờ ca-rô đi ! - Để tớ thua à ? Cậu cao thủ lắm ! - A ! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm ! Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem. - Ảnh chụp cậu lúc lên mấy tuổi mà nom ngộ thế ? - Cậu nhằm to rồi ! Tớ đâu mà tớ ! Ông tớ đấy ! - Ông cậu ? − - Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà. − HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ sau đó trình bày. b) Hoạt động 2 : Bài tập 2/Trang 115 * Mục tiêu : Chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy. * Tiến hành : Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi. Phát bảng phụ cho 1 nhóm HS làm. HS làm việc nhóm đôi, sau đó trình bày. Lời giải: Các câu sai Sửa lại Nam : 1/ Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn đễ chị phải giặt giúp quần áo. Câu 1, 2, 3 dùng đúng dấu câu. Hùng : 2/ Thế à ? 3/ Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo. Nam : 4/ Chà. 5/ Cậu tự giặt lấy cơ à ! 6/ Giỏi thật đấy ? 4/ Chà ! 5/ Cậu tự giặt lấy cơ à ? 6/ Giỏi thật đấy ! Hùng : 7/ Không ? 8/ Tớ không có chị, đành nhờ … anh tớ giặt giúp ! 7/ Không ! 8/ Tớ không có chị, đành nhờ … anh tớ giặt giúp. Nam : !!! Dùng đúng. c) Hoạt động 3 : Bài tập 3/Trang 116 * Mục tiêu : Đặt câu và dùng dấu câu thích hợp. * Tiến hành : − Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt câu với những dấu câu nào ? − HS trả lời : a/ Đặt câu khiến, sử dụng dấu “!”. b/ Đặt câu hỏi, sử dụng dấu “?”. c/ Đặt câu cảm, sử dụng dấu “!”. d/ Đặt câu cảm, sử dụng dấu “!”. − GV yêu cầu HS đặt câu vào vở, sau đó gọi HS đọc, nhận xét, chấm điểm. − HS làm bài cá nhân - đặt một câu với yêu cầu trên. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu nhận biết câu và tác dụng của dấu câu vừa ôn. 5. Dặn dò: -Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học. -Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Nam và nữ. Điều chỉnh, bổ sung. Thứ năm ,ngày 25 tháng 3 năm 2010 MÔN: KỂ CHUYỆN TIẾT 29 BÀI: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI I. Mục đích, yêu cầu: − Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. − Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II. Chuẩn bị: Tranh phóng to minh hoạ câu chuyện. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1 HS kể câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động a) Hoạt động 1 : GV kể chuyện * Mục tiêu : HS lắng nghe GV kể, kết hợp quan sát tranh nhớ từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. * Tiến hành : − GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1. − HS lắng nghe. − GV kể lần 2, có sử dụng tranh minh hoạ. Ghi lên bảng tên nhân vật, giải nghĩa từ mới, ghi tóm ý chính từng đoạn. − HS lắng nghe và quan sát tranh. Chú ý ghi nhớ nội dung câu chuyện. b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện * Mục tiêu : Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * Tiến hành : − GV hướng dẫn HS kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện trong nhóm. GV lưu ý HS khá, giỏi có thể chọn một nhân vật để kể theo vai nhân vật đó. − HS kể chuyện trong nhóm đôi từng đoạn, toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện. − GV đính tranh lên bảng mời một số nhóm lên − HS kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện. − Tổ chức kể toàn bộ câu chuyện ; thi kể câu chuyện theo vai. − Một số HS đứng trước lớp kể toàn bộ câu chuyện ; thi kể toàn bộ câu chuyện theo vai. − GV cùng HS nhận xét, đánh giá. − Cả lớp nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: - GV mở rộng, giáo dục HS qua câu chuyện trên. 5. Dặn dò: -Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học. - Chuẩn bị câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Điều chỉnh, bổ sung. Thứ tư ,ngày 24 tháng 3 năm 2010 MÔN: TẬP LÀM VĂN TIẾT 57 BÀI: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. Mục đích, yêu cầu: - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV ; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. II. Chuẩn bị: - Một số bảng phụ để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch. - SGK, đọc trước bài. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Các hoạt động Bài tập 1 * Mục tiêu : Nhớ lại tình tiết và nắm nội dung chính truyện Một vụ đắm tàu. * Tiến hành : − Yêu cầu HS phân vai đọc lại hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK. − HS đọc theo vai. Bài tập 2 * Mục tiêu : Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV. * Tiến hành : − Gọi HS đọc nội dung BT2. − HS 1 : đọc yêu cầu. − HS 2 : đọc nội dung màn 1, màn 2.

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w