GATUAN 10 chuẩn KTKN theo quy trình của sở

21 324 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GATUAN 10 chuẩn KTKN theo quy trình của sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 10 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Toán (Tiết 46) THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: 1- KT: HS biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. 2- KN: Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác). 3- T Đ: Yêu thích môn học, vận dụng được kiến thức vào thực tế. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Thước thẳng HS và thước mét - HS: Thước đo. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: Hát, sĩ số. 2. KTBC 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn HS thực hành. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Bài 1: HS dùng bút và thước vẽ được các đoạn thẳng có độ dài cho trước - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm về cách vẽ - GV gọi HS nêu cách vẽ - Vài HS nêu cách vẽ - HS nhận xét - GV nhận xét chung - GV yêu cầu HS vẽ vào vở - HS làm vào vở - 3HS lên bảng làm - GV cùng nhận xét bài bạn - GV nhận xét - ghi điểm b. Bài 2: HS biết cách đo và đọc được kết quả đo - GV gọi HS nêu yêu cầu BT - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm nêu cách làm - GV gọi HS nêu cách làm - Vài HS nêu cách đo - GV yêu cầu HS đo - HS cả lớp cùng đo - 1 vài HS đọc kết quả : - Chiều dài chiếc bút: 13 cm… - HS ghi kết quả vào vở - GV nhận xét c. Bài 3: Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác - GV gọi HS .nêu yêu cầu bài tập - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS dùng thước mét thẳng dựng thẳng đứng áp sát vào bức tường - HS quan sát, ước lượng độ cao của bức tường, bảng - HS dùng mắt ước lượng - HS nêu kết quả ước lượng của mình - GV dùng thước kiểm tra lại - GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có kết ước lượng đúng III. Củng cố dặn dò - Nêu lại nội dung bài (1HS) - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học Tập đọc kể chuyện (Tiết 28 + 29) GIỌNG QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK. HSKG trả lời được câu hỏi 5. 2. Kĩ năng: - Đọc to, rõ ràng. Giọng đọc bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. - Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 3. Thái độ: Yêu quê hương, gắn bó với quê hương, có ý thức học tập tốt để xây dựng quê hương thêm tươi đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ cho phần luyện đọc. Bảng phụ ghi nội dung các bức tranh. - HS: Đọc trước bài. III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC: GV nhận xét bài kt giữa kì I của HS. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3.1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài GV dùng tranh 3.2. Luyện đọc. a. GV đọc diễn cảm toàn bài - HS chú ý nghe - GV hướng dẫn cách đọc: - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Đọc to, rõ ràng. Giọng đọc chậm rãi, - Trả lời: 2 nhân vật:Thuyên và anh thanh niên. nhẹ nhàng, bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện: Lời của Thuyên - HS nghe b. GV hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa - Đọc nối câu - Đọc từng đoạn trước lớp. + GV hướng dẫn ngắt, nghỉ những câu văn dài. - HS phát hiện cách ngắt nghỉ, nhấn giọng - HS đọc từng đoạn trước lớp - GV gọi HS giải nghĩa từ - HS giải nghĩa từ - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo cặp. - GV theo dõi, HD học sinh đọc đúng - Đại diện các nhóm đọc nối đoạn. - Đọc toàn bài - 1,2 HS đọc toàn bài. 3.3. Tìm hiểu bài: * HS đọc thầm đoạn 1 - Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ? - Với 3 người thanh niên * HS đọc thầm Đ2 - Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Thuyên và Đồng quên tiền, 1 trong 3 người thanh niên xin trả giúp tiền ăn……. * HS đọc thầm Đ3 - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng - Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ - Những chi tiết nào nói lên tình cảm của các nhân vật đối với quê hương. - Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên và Đồng yên lặng, nhìn nhau, mắt rớm lệ - Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? GV cho HS trao đổi nhóm phát biểu. - HS nêu theo ý hiểu: Giọng quê hương rất thân thiết và gần gũi, gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc về người thân. Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê. 3.4. Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đ2 - 3 - HS chú ý nghe - 2 nhóm HS thi đọc phân vai đoạn 2 + 3 - 1 nhóm khi đọc toàn truyện theo vai - Cả lớp bình chọn - GV nhận xét - ghi điểm cho CN và nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện 3.5. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện kể toàn bộ câu chuyện. 3.6. HD học sinh kể chuyện theo tranh. - GV yêu cầu HS quan sát - HS quan sát từng tranh minh hoạ. - 1HS giỏi nêu nhanh từng sự việc trong từng tranh, ứng với từng đoạn - GV yêu cầu HS kể theo cặp - Từng cặp HS nhìn tranh tập kể một đoạn của câu chuyện - GV gọi HS kể trước lớp - 3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh. - 1HS kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét - ghi điểm - HS nhận xét. 4. Củng cố - Nêu ND chính của câu chuyện ? - 2HS nêu. 5. Dặn dò:- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. * Đánh giá tiết học Đạo đức (Tiết 10) CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết bạn bè cần chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. (HSKG biết ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn của bạn) 2. Kĩ năng: Nêu được một vài việc làm cụ thể cia sẻ vui buồn cùng bạn. 3. Quí trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh hoạ cho tình huống của HĐ1. Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng. - HS: VBT đạo đức. III. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài * Khởi động: GV bắt nhịp cho cả lớp bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết - GV giới thiệu - ghi đầu bài. 3.2 Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng - hành vi sai. * Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn. * Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS làm bài cá nhân - GV gọi HS thảo luận - HS thảo luận cả lớp về các ý kiến mình cho là đúng -> HS khác nhận xét - GV kết luận: Các việc A, B , C, D, Đ, G là việc làm đúng - HS chú ý nghe - Các việc E, H là việc làm sai 3.3. Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ. * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. * Tíên hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tự liên hệ và liên hệ - HS nhận nhiệm vụ liên hệ và tự liên hệ trong nhóm - GV gọi một số HS liên hệ trước lớp - 4- 5 HS liên hệ trước lớp - GV kết luận - HS khác nhận xét. Bạn bè tốt cần phải biết thông cảm, chia sẻ vui buồn cùng nhau. 3.4. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên. * Mục tiêu. Củng cố bài * Tiến hành : Các học sinh trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. VD: Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng nhau ? 4. Củng cố: - Hãy kể một câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng bạn …? - GV kết luận chung. Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối sử bình đẳng. 5. Dặn dò: Làm bài tập, chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp. Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 Toán (Tiết 47) THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP) I. Mục tiêu: 1- KT: Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. 2- KN: Đọc được kết quả đo. So sánh được các độ dài. 3- T Đ: Yêu thích môn học, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn. II. Đồ dùng dạy học - GV: Thước mét - HS: Thước kẻ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Làm lại BT1 (tiết 46) (1HS) - HS + GV nhận xét 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn HS thực hành. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Bài 1: Củng cố cho HS cách đọc các kết quả đo - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS nêu yêu cầu BT - GV gọi HS đọc bảng theo mẫu - Vài HS đọc - HS khác nhận xét - Nam cao một mét mười năm xăng ti mét - Hằng cao một mét hai mươi xăng ti mét - Minh cao một mét hai mươi năm xăng ti mét - GV nhận xét, sửa sai cho HS - Tú cao một mét hai mươi xăng ty mét - GV hỏi : Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam? - Nam cao: 1m 15 cm - Minh cao 1m 25 cm - Trong 5 bạn bạn nào cao nhất? - Hương cao nhất - Nam thấp nhất - GV nhận xét b. Bài 2: Củng cố về đo độ dài - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hành đo - HS thực hành đo theo tổ rồi viết kết quả vào bảng - GV gọi HS đọc kết quả đo - Vài nhóm đọc kết quả đo và nêu xem ở tổ bạn nào cao nhất , bạn nào thấp nhất. - HS khác nhận xét - GV nhận xét chung 4. Củng cố - Nêu lại ND bài (1HS) 5. Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung - Đánh giá tiết học Tập viết (Tiết 10) ÔN CHỮ HOA G (TIẾP) I. Mục tiêu: 1- KT: Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng). Viết đúng tên riêng: Ông Gióng(1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương (1 dòng) bằng cỡ chữ nhỏ. 2- KN: Rèn kĩ năng viết đẹp. 3- T Đ: Yêu thích môn học, rèn tính kiên trì II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ viết hoa: G, Ô, T. Tên riêng và câu ca dao trong bài - HS: Bảng con, vở tập viết III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV đọc: G; Gò Công (HS viết bảng con) - GV nhận xét 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Luyện viết chữ hoa - GV yêu cầu HS quan sát bài viết - HS quan sát + Hãy tìm các chữ hoa có trong bài ? - G,O,T,V,X - GV viết mẫu các chữ, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS quan sát - GV đọc các chữ hoa - HS luyện viết bảng con ( 3 lần ) - GV quan sát sửa sai b. Luyện viết từ ứng dụng - GV gọi HS đọc tên riêng - 2 HS đọc tên riêng - GV giới thiệu về tên riêng Ông Gióng - GV viết mẫu tên riêng - HS quan sát - HS luyện viết vào bảng con ( 2 lần) - GV quan sát sửa sai c. Luyện viết câu ứng dụng - GV gọi HS đọc - HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng - HS nghe + Nêu tên các chữ viết hoa trong câu ca dao ? - Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương - GV đọc từng tên riêng - HS luyện viết bảng con ( 2lần) - GV quan sát, sửa sai 3.3. Hướng dẫn viết VTV - GV nêu yêu cầu - HS chú ý nghe - Theo dõi uốn sửa cho HS - HS viết vào vở 3.4 Chấm, chữa bài - GV thu bài - chấm điểm - GV nhận xét bài viết - HS chú ý nghe 4. Củng cố - Nêu lại ND bài ? - 1 HS 5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau Chính tả (Nghe viết) (Tiết 19) QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I. Mục tiêu: 1- KT: Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài. 2- KN: Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay BT2. Viết được tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: l/n thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. 3- T Đ: Yêu thích chuyên đề: Giữ vở sạch- viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng lớp viết sẵn ND bài tập 3 - HS: bảng con III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d,gi (1 HS) - HS + GV nhận xét 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hướng dẫn HS viết chính tả Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc toàn bài 1 lượt - HS chú ý nghe - 2HS đọc lại bài chốt - GV hướng dẫn HS nắm ND bài: + Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình - Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên… - GV hướng dẫn nhận xét về chính tả - Chỉ ra những chữ viết hoa các chữ ấy? - GV hướng dẫn viết tiếng khó - GV đọc: nơi trái sai, da dẻ…. - HS luyện viết bảng con - GV sửa sai cho HS b. GV đọc bài - HS viết vào vở c. Chấm chữa bài - GV đọc lại bài - HS đổi vở soát lỗi - GV thu bài chấm điểm - GV nhận xét bài viết 3.3 HDHS làm bài tập a. Bài tập 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu - 2HS đọc yêu cầu BT - GV yêu cầu HS thi làm bài theo tổ - HS làm bài theo tổ ( ghi vào giấy nháp) - Đại diện các nhóm đọc kết quả - GV nhận xét - chốt lời giải đúng - HS nhóm khác nhận xét VD: Oai: khoai, ngoài,ngoại… Oay: xoay, loay hoay…. b. Bài tập 3 (a) - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu BT - HS từng nhóm thi đọc SGK - HS nhận xét - GV nhận xét 4. Củng cố - Nêu lại ND bài ? - 1HS 5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Đánh giá tiết học Tự nhiên xã hội (Tiết 19) CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I. Mục tiêu: 1- KT: Biết các thế hệ trong một gia đình. 2- KN: Phân biệt được các thế hệ trong gia đình. HSKG biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình. 3. T Đ: Yêu quý gia đình, kính trọng những người thuộc thế hệ trên, yêu thương những người thuộc thế hệ dưới. II. Đồ dùng dạy học - GV: Các hình trong SGK trang 38 - 39 - HS: mang ảnh chụp gia đình đến lớp. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VBT 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài 3.2 Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp * Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình * Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Bước1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp theo câu hỏi: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? - HS thảo luận theo nhóm: 1 em hỏi một em trả lời - Bước 2: GV gọi một số HS lên kể trước lớp - Vài HS lên kể trước lớp - HS nhận xét - GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có mấy người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống 3.3. Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm * Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ * Tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm - HS chia thành nhóm cử nhóm trưởng. - GV yêu cầu các nhóm 9/0 hình trong SGK sau đó đặt câu hỏi - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và hỏi đáp - GĐ bạn Minh, Lan có mấy thế hệ …. - Thế hệ thứ nhất gia đình Minh là ai? - Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS nhận xét - GV kết luận: Trong mỗi gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gđ Minh), gđ 2 thế hệ (gđ Lan), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. 3.4 Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình * Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thể hệ trong gia đình của mình bằng cách vẽ tranh * Tiến hành: - Bước 1 - GV yêu cầu HS vẽ tranh - Từng HS vẽ tranh mô tả gia đình mình - Bước 2: GV chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm - HS kể về gia đình của mình với các bạn trong nhóm Bước 3: GV gọi 1 số HS giới thiệu về gia đình mình - HSKG kể trước lớp về gia đình của mình - HS khác nhận xét * Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2,3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ. 4. Củng cố - Nêu lại ND bài ? - 1HS 5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài * Đánh giá tiết học Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 Toán (Tiết 48) LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: 1- KT: Biết nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học. Biết đổi số đo độ dài có hai Tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. 2- KN: Giải được các bài toán có liên quan. . giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông,. đều có quy n được đối sử bình đẳng. 5. Dặn dò: Làm bài tập, chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp. Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2 010 Toán

Ngày đăng: 09/10/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

- HS: Bảng con, vở tập viết - GATUAN 10 chuẩn KTKN theo quy trình của sở

Bảng con.

vở tập viết Xem tại trang 7 của tài liệu.
- GV: Bảng phụ - HS: Bảng con. - GATUAN 10 chuẩn KTKN theo quy trình của sở

Bảng ph.

ụ - HS: Bảng con Xem tại trang 11 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan